---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tông Cảnh Lục
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Của Thiền Sư Vĩnh Minh Diên Thọ
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 宗 鏡 錄. Còn gọi: Tông Giám Lục, Tâm Cảnh Lục. Luận nghị, 100 quyển do Diên Thọ sống vào đời Ngũ Đại soạn, được xếp vào Đại chính Tạng tập 48, trang 415. Tác giả triệu tập các học giả của 3 tông: Pháp Tướng, Thiên Thai, Hoa Nghiêm để gạn hỏi những điều nghi. Sau cùng Diên Thọ lấy thiền lý làm chuẩn thêm vào lời phẩm bình, biên thành sách này. Mục đích sửa lại (cho đúng) khuynh hướng xem thường Kinh sách Phật Tổ của giới tu thiền. Trong quyển 43, tác giả chỉ ra “Sự truyền thừa cho nhau vào thời gần đây chẳng noi theo lời dạy xưa, chỉ tự ý mình, chẳng hợp với ý chỉ viên dung”. Lập luận của toàn sách đặt nặng nơi vấn đề đốn ngộ viên tu, đem thuyết “Đốn ngộ” của Thiền Tông Nam Tông đề xướng kết hợp với thuyết “Viên tu” của kinh Hoa Nghiêm đề xướng, nghĩa là về thiền thì suy tôn Tổ Đạt Ma, về giáo thì suy tôn Tổ Hiền Thủ, lấy đây làm tư tưởng trung tâm của toàn sách. Việc làm này hoàn toàn phù hợp với việc xem trọng lý luận trong kinh Hoa Nghiêm của Tổ tông Pháp Nhãn là thiền sư Văn Ích. Tông Cảnh Lục dẫn lý luận kinh Hoa Nghiêm để làm căn cứ, mục đích chứng thật nghĩa lý của Thiền Tông là sâu xa viên diệu, chính là mượn giáo để làm sáng tỏ thiền mà chẳng lẫn lộn giữa thiền và giáo. Nội dung chia làm 3 chương:
1. Tiêu tông chương (Nửa phần đầu của quyển 1) Ghi rõ tôn chỉ của toàn sách, chỉ ra ý nghĩa của tên bộ sách, đấy chính là “Nêu nhất tâm làm TÔNG, nhất tâm này chiếu soi vạn pháp như CảNH (gương)”, gom chép lời dạy của Phật tổ, trình bày và giải thích chính tông của Thiền môn.
2. Vấn đáp chương (nửa phần sau của quyển 1 đến quyển 93) là phần chính của toàn sách, dùng hình thức vấn đáp để thảo luận về TÂM có những điểm đồng dị thế nào với cách nhìn giữa thiền và giáo.
3. Dẫn chứng chương (từ quyển 94 đến 100): Dẫn hơn 300 điều pháp ngữ của Phật Tổ Thánh Hiền để làm căn cứ ấn chứng và nhấn mạnh đến những điều đã kể ở phần hai. Sách này chứa đựng một số tư liệu văn hiến quý báu, có giá trị sử liệu khá cao. Diên Thọ đề xướng người tham thiền nghiên cứu giáo điển, một mặt khiến thiền tăng nhờ vào sách này mà khỏi rơi vào chỗ ngu dốt, mặt khác cũng khó tránh khỏi là khiến thiền tăng rơi vào nghĩa lý tri kiến, khó có được tinh thần sáng tạo, khó phát minh tâm tính. Sau khi hoàn thành, sách này chưa được phổ biến ngay, mãi đến khoảng niên hiệu Nguyên Phong (1078-1085) mới có khắc bản lưu truyền. Sau đó lại xuất hiện bản cải đính. Cuối đời Minh, khi khắc bản in “Gia Hưng Tạng”, ngài Trí Húc san định lại bản cải đính. Vua Ung Chính đời Thanh từng rút gọn sách này thành “Tông Cảnh Đại Cương” để truyền bá rộng rãi. Sau khi “Tông Cảnh Lục” thành sách, đã được truyền đến Cao Ly và có ảnh hưởng nhất định đối với Phật giáo nước ngoài.
MUỐN THA THỨ HÃY BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG THIỆN NIỆM     Hòa Thượng Tuệ Tạng – Thích Tâm Thi (1889-1959)     GIẢ TIẾNG UYÊN ƯƠNG     Người Rừng Gieo Lúa     Bún Xào Củ Su & Thịt Sợi Chay     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 3 ) – Cái Đương Thể     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 1 ) – The Treasure     Hòa Thượng Giới Nghiêm (1921-1984)     Phương Thuốc Chóng Lớn     Thoải Mái Tâm Linh     




















































Pháp Ngữ
Thiên thời bất như địa lợi
Địa lợi bất như nhân hòa.
(Thiên thời kém địa lợi xa
Địa lợi lại kém nhân hoà xa hơn.)


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,168,466