Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Câu chuyện Thiền: Chân lý

Đăng lúc: Thứ tư - 01/10/2014 16:58 - Người đăng bài viết: Phạm
Chân lý tương đối hay tuyệt đối?
Câu chuyện Thiền: Chân lý

Câu chuyện Thiền: Chân lý

Lối sống thuận nghịch dễ sinh ra tâm trạng bất an, còn biết đủ nó là trạng thái sáng tạo nó thâm sâu, vì nó biết rõ thực có trong cái đang làm đời sống của chúng ta thành sống động, và tình cảm mở ra rộng rãi không vướng mắc so đo. Cái tham làm tâm trạng của chúng ta bị giam hãm trong căn phòng của bản ngã, của ý muốn chiếm hữu...

Chân lý? tương đối hay tuyệt đối, tuyệt đối là cái bất động như cái biết mãi mãi trong sự sống, không hư hoại, không sinh diệt, nhưng con người thì luôn ghi nhớ, bao nhiêu kỷ niệm, và ghi vào lòng biết bao hình ảnh mà nó tiếp xúc, của cải mà nó tích lũy, đức hạnh mà nó tự hào có được, để rồi tự mình cho là Chân lý nhưng vẫn là tương đối không thể toại nguyện theo ý muốn của họ được. Còn Chân lý tuyệt đối thì nhiệm mầu và phi thường, nó khám phá ra từng hành động, từng suy nghĩ của chúng ta từng cảm xúc, từ từ thoáng qua.

Chân lý đó phải được trãi nghiệm từng khắc ngắn ngủi của ngày sống. Nó lắng nghe tiếng nói của bạn, của người thân, của bằng hữu, của tất cả những người chung quanh, và cả ý niệm đúng sai của chúng ta, và khi ta thật thấu hiểu nó thì nó là Chân lý, chính cái hiểu thấu đáo là cực kỳ diệu dụng trước khi ý niệm phát ra.... nó làm bạn thoát ngục tù giới hạn của nó, và kết quả làm tâm trạng của bạn nghỉ ngơi tuyệt đỉnh, là nguồn an lạc vô tận.

Chân lý là vật không thể ươm nhặt, tích trữ, hay giữ gìn, và sử dụng như là kim chỉ nam, mà nó nắm bắt bên ngoài, và bên trong từng cái tiếp xúc, vượt ra khỏi không gian và thời gian danh sắc cả cái thường và vô thường.

Chân lý là ông chủ của ý thức nó không thuận nghịch mà là trọn vẹn và toàn bộ ví như con số không (0) của dãy số... số không tự nó không có gì, nhưng chúng ta không thể bỏ ra dãy số thì nó không còn sống động, nó đi vào đời sống và làm chủ nhân của sinh mạng, dù ở thế giới một chiều, hai, ba, bốn, năm nó cũng không thể giải bày bằng bất cứ hình thức nào của thế gian, nó là chính nó, và cái biết mất kẻ biết....
 

Tác giả bài viết: Trần Văn Phạm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 7 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 92
  • Khách viếng thăm: 47
  • Máy chủ tìm kiếm: 45
  • Hôm nay: 14648
  • Tháng hiện tại: 1707678
  • Tổng lượt truy cập: 59360611

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile