Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Đóa sen luẩn quẩn

Đăng lúc: Thứ hai - 16/11/2015 16:01 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
"Anh ơi! Mua sen dâng Phật, Bồ Tát, lễ chùa đi anh!"
Đóa sen luẩn quẩn

Đóa sen luẩn quẩn

Chạy xe qua cổng tam quan, một anh thanh niên cao ráo với nước da ngâm đen, mái tóc nhuốm màu nắng bụi, cất lời chào mời tôi:

"Anh ơi! Mua sen dâng Phật, Bồ Tát, lễ chùa đi anh!"

Đó dường như là cái ấn tượng khác lạ đầu tiên của tôi về nơi đây. 

Sau khi gửi xe và lạy Phật, tôi nép vào một góc sân trước Chánh Điện và quán sát mọi thứ đang diễn ra. Với lối bố cục theo kiểu nội công ngoại quốc-cách sắp xếp không gian khá phổ biến, thông dụng trong kiến trúc chùa chiền Việt Nam, kết hợp với những bậc thang cao dần về phía Chánh Điện, dễ tạo cho người ta cái nhìn bao quát toàn cảnh từ trên cao. Nhìn dòng người ra vào tấp nập: Người mua nhang, kẻ mua hoa, người lạy Phật, kẻ chụp hình...Một khung cảnh thường nhật mà có lẽ ai trong bất cứ quý vị cũng có thể dễ dàng bắt gặp mỗi khi đi chùa. Trông những người bán nhang, bán hoa, ngồi lặng thinh vì ế khách, tôi tự hỏi: "Một ngày không biết họ bán được bấy nhiêu? Làm sao họ có thể mưu sinh, trang trải cuộc sống với những đồng lương ít ỏi như thế?"

Bỗng, tôi nhận ra anh thanh niên lúc nãy mà tôi gặp ở cổng chùa. Lần này tôi thấy anh đang mời một người phụ nữ trung niên mua sen, người phụ nữ gật đầu rồi theo anh thanh niên đi về phía tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát phía sau chùa. Một lát sau tôi thấy người phụ nữ cùng anh thanh niên quay lại, và đóa sen trên tay anh đã biến mất, tôi biết anh đã bán được đóa sen ấy, trong lòng cũng cảm thấy vui thay cho anh. Đợi người phụ nữ ra về, anh thanh niên liền quay ra sau tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, nhặt lại đóa sen, rồi giấu tạm vào một góc sân. Anh đi về phía trước quan sát một lúc sau đó quay lại nhặt đóa sen lên tôi liền hiểu ra sự việc.

Người phụ nữ ấy ắt hẳn sẽ nổi sân khủng khiếp nếu biết được chuyện này, bởi cách hành động của anh thanh niên chẳng khác nào tước đoạt đi tấm lòng thành kính của cô, cho nên nếu đứng ở góc độ này mà nói, thì anh thanh niên ấy thật có lỗi với người phụ nữ và cả ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát nữa. Liệu kết luận như vậy có phần hơi vội vàng chăng?

Nhưng hãy đứng về phía anh thanh niên ấy xem, nếu chúng ta đặt mình vào vị trí của anh ấy, phải hành động như vậy để nuôi sống bản thân và gia đình thì sao? Ông bà ta vẫn có một câu nói quen thuộc: "Bần cùng sinh đạo tặc", nghĩa là khi con người nghèo đến mức túng quẫn quá mức, thì sự đấu tranh giữa cái thiện-cái ác, sống-chết là rất quyết liệt và dường như không có ranh giới rõ ràng. Muốn tiếp tục tồn tại thì buộc lòng họ phải trộm cắp để có cái ăn, nuôi thân-phương tiện để tiếp tục cuộc sống này, bởi nếu không như vậy họ có thể bị đói và chết? Tôi cá là 99,9% quý vị sẽ vẫn muốn tiếp tục sống chứ, vì "thân người khó được" mà! 

Còn nếu đứng ở góc độ là ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát, khi anh thanh niên lấy lại đóa sen ấy thì sao? Chúng ta hằng ngày khi có ai lấy một vật gì của mình mà không hỏi là lập tức nổi sân, chửi bới om xòm ngay. Nhưng ngài có nổi sân chăng? Ngài có một tấm lòng từ bi bao trùm tất cả, khi thấy chúng sanh đắm chìm trong si mê, lậu hoặc, gây ra nghiệp dẫn đến thọ quả khổ. Ngài nguyện xuống địa ngục, cứu vớt tất cả, với Tích trượng thập nhị nhân duyên và viên minh châu tuệ tri cảnh tỉnh chúng sanh thoát khỏi vô minh, bao giờ địa ngục hết chúng sanh lầm than, ngài mới nguyện thành Phật. Do đó mọi người luôn kính trọng, nhớ ơn ngài vô vàn.

Hay nếu xét rộng hơn, anh thanh niên không nhặt lại đóa sen thì biết đâu sẽ có một người khác nhặt đem bán tiếp,vứt đi, phá hư? Lúc ấy người đó thật đáng thương hơn đáng trách bởi có thể họ không biết mình đã làm ra việc thật tội lỗi. Và chính anh thanh niên và người phụ nữ kia gián tiếp tạo điều kiện cho họ phạm lỗi.

Cho nên qua câu chuyện tôi chia sẻ, chúng ta thấy rằng, cái đúng-sai, thiện-ác chỉ mang tính đối đãi, tương đối. Dầu cùng một sự việc nhưng với người A có thể dẫn đến một kết quả này, nhưng với người B lại có thể đưa đến một kết quả khác. Do đó khi nhìn người khác ta chớ nên vội phán xét, mà hãy đặt mình vào vị trí của họ, tự hỏi bản thân mình có muốn như vậy không? Để từ đó cảm thông,tha thứ và thương lấy họ nhiều hơn, như tấm lòng từ bi của ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát vậy. Xin quý vị hãy cùng chiêm nghiệm!
Tác giả bài viết: Quảng Thiện
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

CÁC NGÀY VÍA PHẬT

Tháng GiêngNgày mồng một, vía Đức Phật Di Lặc Tháng HaiNgày mồng tám, vía Đức Phật Thích Ca xuất giaNgày rằm,vía Đức Phật Thích Ca nhập diệtNgày 19,vía Đức Quán Thế Âm Bồ tátNgày 21,vía Đức Phổ Hiền Bồ tát Tháng BaNgày 19,vía Đức Chuẩn Đề Bồ tát Tháng TưNgày mồng bốn,vía Đức Văn Thù Bồ tátNgày...

Thống kê

  • Đang truy cập: 52
  • Khách viếng thăm: 51
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 1291
  • Tháng hiện tại: 1714875
  • Tổng lượt truy cập: 59367808

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile