Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Câu 99: Thọ bát quan trai có lạy bàn vong được không?

Đăng lúc: Chủ nhật - 25/12/2011 12:51
Câu 99: Thọ bát quan trai có lạy bàn vong được không?

Câu 99: Thọ bát quan trai có lạy bàn vong được không?

Hỏi: Người Phật tử đang thọ bát quan trai trong ngày, có lạy bàn thờ vong được không?

100 Câu Hỏi Phật Pháp

Tập 2

Câu 99: Thọ bát quan trai có lạy bàn vong được không?


Hỏi: Người Phật tử đang thọ bát quan trai trong ngày, có lạy bàn thờ vong được không?

Ðáp: Phật tử đến chùa thọ Bát quan trai giới, tức thọ giới luật tu theo phẩm hạnh cao đẹp của người xuất gia, dù chỉ trong một ngày đêm, thì cũng không được lạy các bàn thờ vong ở trong chùa. Ngoại trừ các bàn thờ của chư vị tôn túc xuất gia. Tại sao không được lạy? như thế có phải là người Phật tử thọ Bát quan trai giới rồi, sanh cái tâm cống cao ngã mạn khinh người lắm không? Thưa, không phải như thế đâu, chớ vội lầm hiểu. Người tu hành mà còn có cái tâm ngã mạn khinh người, thì đó là người chưa phải thực sự tu hành. Vì bệnh chấp ngã, chấp pháp, đó là điều tối kỵ trong Phật giáo. Phật giáo chủ trương phá ngã chấp, chớ không bao giờ đề cao cái ngã tướng. Người tu hành mà còn chấp ngã nặng, thì người đó đã tu sai đường lối Phật dạy rồi, cần phải chỉnh đốn chuyển đổi tâm niệm lại.
 
Chúng ta nên nhớ rằng, Phật nói công đức của người thọ trì Bát quan trai giới trong một ngày đêm, thật vô cùng lớn lao chớ không phải nhỏ. Vì trong thời gian một ngày đêm, họ gìn giữ giới luật oai nghi rất tinh nghiêm. Họ đang thật hành hạnh tu cao cả xuất trần của người xuất gia. Trong khi đó, thì những vong linh kia, là những vị chỉ thọ năm giới, hoặc có khi chưa thọ giới nào. Chúng ta thấy có nhiều người, tuy họ cũng theo đạo Phật, nhưng khi còn sống, họ không chịu quy y thọ giới, đến khi chết, gia đình thân quyến vì thương xót họ, nên mới đem linh cốt hoặc hình ảnh vào trong chùa để thờ. Như vậy, thì làm sao họ có thể để cho một người đang tu hạnh xuất thế đảnh lễ họ? Vì như thế là họ sẽ bị tổn phước rất lớn. Chính vì sợ họ bị tổn phước mà không lạy, chớ không phải những người tu hạnh xuất gia khinh khi coi thường họ mà không lạy. Ðó là căn cứ theo giới luật Phật chế mà có sự tôn trọng như thế.
 
Tóm lại, nguời Phật tử đến chùa thọ Bát quan trai giới, khi cúng vong, thì không nên lạy bàn thờ vong. Chúng ta chỉ nên thành tâm tụng niệm cầu nguyện cho các vong linh sớm được siêu thoát mà thôi. Nếu mọi người đem công đức tu trì Bát quan trai giới của mình mà cùng nhau hướng tâm thành cầu nguyện cho các vong linh kia, tất nhiên họ sẽ nhờ công đức chú nguyện của đức chúng như hải nầy, mà họ chóng được siêu sanh thoát hóa. Việc làm nầy rất hợp với lẽ đạo và cũng rất tốt cho hương linh vậy.


 
Tác giả bài viết: Thích Phước Thái
Nguồn tin: Chùa Quang Minh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Avata
Minh Thể - Đăng lúc: 08/02/2012 13:39
Đức Phật lạy đóng xương mà khóc là làm tổn phước Ông Bà Cha Mẹ ở đời trước sao! Ngược lại hạnh khiêm cung đó xứng đáng là bậc Thiên Nhân Sư.
Ép người thọ giới lạy vong, người ép tổn phước, vong không tổn phước mà được người đức độ gieo duyên lành với mình.
Nhiều vị sư trẻ giới hạnh chưa nghiêm tự xưng mình là thầy gọi Phật-Tử lớn tuổi là con, chẳng chào người khác bắc kẻ khác chào mình trước, cái nầy là bất lịch sự không chỉ tổn phước mà tổn cả đức.
ĐIỀU THỨ CHÍN PHỔ-HIỀN HẠNH NGUYỆN.
Lợi ích, an vui, tôn trọng cung kính Chúng-Sanh như Cha Mẹ, thậm chí bình đẵng như chư Phật. mới là hằng thuận Chúng-Sanh.
Phật không có trong TA, trong ta toàn bẩn thỉu, ngã mạng, cống cao. Nên tôn trọng cung kính mọi loài mọi vật vì nơi đó chúng ta sẽ liễu được Phật.
Vong linh, Cô hồn, Ma quỷ ... các vị ấy ở nhiều đời trước đã từng là Ông Bà Cha Mẹ mình. Phải hiếu với Cha Mẹ quá khứ nữa chứ. NAM-MÔ THƯỜNG-BẤT-KHINH BỒ-TÁT.

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 26
  • Khách viếng thăm: 25
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 7725
  • Tháng hiện tại: 241741
  • Tổng lượt truy cập: 59681758

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile