Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 16

Đăng lúc: Thứ hai - 11/08/2014 17:33 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 16

Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 16

Phật Tử hỏi:
Kính bạch Hòa Thượng con là 1 Phật tử mới vào đạo, kính xin Hòa Thượng giải đáp cho con những thắc mắc sau:
1. Con thường nghe nói “nhất nhân cử đạo cửu huyền thăng” câu này có đúng với Phật pháp không? Vì theo con hiểu “ai ăn người ấy no”.

2. Trước khi ngồi thiền có nên hay không nên trì chú? Nếu trì chú thì trì những chú nào và trì mỗi chú bao nhiêu lần? Ngoài ra nếu trì chú tay bắt ấn theo chú đó hay không? Hay chỉ chắp tay niệm Phật thường thôi.

3. Trong “Tử Thư Tây Tạng” và nhiều sách Phật khác con thấy có nói phải để ít nhất 8 giờ sau khi chết mới lên thay đồ tắm rửa. Nếu không người chết vẫn còn bị đau đớn và họ sẽ phát sanh về cảnh giới xấu, điều này có đúng không? Và nếu không đúng thì để người chết khoảng bao lâu mới được đụng tới? Sau đó nên hay không nên coi giờ tẩm liệm và chôn cất.

4. Việc phá địa ngục như trong 1 số kinh sách và ngoài đời thường xảy ra hằng năm ở vùng núi Thị Vải với sự tham dự hàng mấy trăm Tăng Ni việc này có đúng với chánh pháp không? Vì con hiểu Phật có tái sanh cũng không cứu đươc nghiệp của chúng sanh, làm sao có việc dám phá địa ngục với thiết tâm mong cầu chánh pháp con cuối xin Hòa Thượng chỉ dạy giùm con những thắc mắc trên.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


Sư Ông đáp: 
1. Một người thành đạo cửu quyền thăng thì có trái với nhân quả “ ai ăn nấy no” không? Nó không có trái tí nào hết đó.

Tại sao vậy? Bấy giờ tôi nói cho quý Phật tử thấy tôi chưa thành đạo mà bà con tôi cũng thăng bộn rồi. Bởi vì mình một lần tu là có những người thân thuộc phát tâm theo, rồi mình tu đến khi thành Phật thì bà con mình thành Bồ Tát thành A La Hán thiếu gì. Thì thăng thôi chứ có gì đâu lo chỉ là mình chưa chịu thành đạo, không phải mình thành đạo mọi người đó cũng bỗng thành theo. Nhờ mình đi tu thân quyến mình phát tâm tu theo, nhờ vậy 1 đời mình tu có 5- 10 người bà con tu theo, đời tu thứ 2 có 20-30 người tu theo đến khi mình thành Phật rồi bà con mình cũng thành Phật thiếu gì. Cho nên 1 người thành đạo thì nhiều người thăng, đừng hiểu theo nghĩa 1 người tu rồi tất cả được đi theo về cực lạc hết, không có nghĩa ăn theo như vậy.

2. Trước khi ngồi thiền có nên hay không nên trì chú? Nếu trì chú thì trì những chú nào và trì mỗi chú bao nhiêu lần? Ngoài ra nếu trì chú tay bắt ấn theo chú đó hay không? Hay chỉ chắp tay niệm Phật thường thôi.

Điều này tôi xin thưa rõ ngồi thiền thì không trì chú, mà trì chú thì không phải ngồi thiền. Trì chú là tu theo Mật Tông mà ngồi thiền là tu theo Thiền Tông, mà lâu nay chúng ta có cái lỗi cứ sợ ngồi thiền không trì chú thì ma đến phá ngồi không thiền không được, điều này thật là hiểu lầm. 

Tôi hỏi quý Phật tử khi đọc lịch sử Đức Phật lúc Ngài đến cội Bồ Đề ngồi Ngài trì chú gì? Có trì không? Không có nghe Ngài trì gì hết, rồi khi ma tới thì Ngài lấy gì để dẹp ma? Ngài làm sao dẹp? Chăng qua Ngài giác ngộ rồi Ngài thấy bọn ma nó tới giả hình này hình kia phá Ngài nói “Bọn giả dối..đi đi..” Người tu thiền cốt là định tâm, trong kinh phật thường nói Phật dùng cung thiền định, kiếm trí tuệ mà phá quân ma chớ không có thần chú nào hết đó. Như mình bây giờ yếu cứ sợ nghe nhát ma sợ quá muốn trì chú trước để ngừa, thì do mình không hiểu rõ. 

Ngồi thiền là định tâm, định tâm thì ma đâu có phá được. ngồi thiền nghĩ bậy nghị bạ mới phá chớ. Như vậy thì khỏi cần trì chú và không nói chú nào.

3. Trong “Tử Thư Tây Tạng” và nhiều sách Phật khác con thấy có nói phải để ít nhất 8 giờ sau khi chết mới lên thay đồ tắm rửa….

Lau chùi thì làm cho cái thân đau thì điều này tôi chưa có kinh nghiệm kỹ nhưng mà theo tôi kết luận của câu hỏi này nói trước 8 tiếng mà mình đi chôn cất người đó sẽ đọa khổ thì điều đó không đúng. Thật ra quý Phật tử chắc cũng dư biết người chết sau khi cả cơ thể lạnh rồi thì lúc đó hết cảm giác, cảm giác khi lúc còn ấm và lạnh rồi thì cảm giác đâu còn. Không còn cảm giác thì sao biết đau? Cái gì biết đau? Và nếu nói tinh thần đã ra khỏi xác rồi thì sao tinh thần đau được? Lau cái xác làm sao tinh thần đau?

Bao nhiêu đó có thể thấy khi cơ thể lạnh hết cả rồi mình có thể liệm được, còn ấm thì khoang. Chỉ nói vậy thôi chứ đừng nói giờ, có nhiều người rất nhiều giờ mà họ không lạnh, có người vài 3 tiếng là họ lạnh hết rồi. Cái đó tùy theo cơ thể của mỗi người, khi đã lạnh hết rồi thì mình không còn gì phải sợ nữa đồng thời nếu nói rằng mình chôn cất trước rồi sẽ đi đường ác hay đọa đường dữ điều đó không đúng. Đi đường ác đọa đường dữ là khi nghiệp ác nghiệp dữ người ta có, chứ người đó làm ngập việc thiện mà chỉ vì lau chùi đau chút rồi sân đọa đường dữ không hợp lý không đúng tinh thần nhân quả của đạo Phật.

4. Việc phá địa ngục câu này thì hơi đụng chạm quá tôi cũng không muốn nói nhưng tôi chỉ nói hơi khơi khơi tí thôi. Tôi nói rằng trong nhà Phật tất cả những kinh điển từ kinh điển Nguyên Thủy như 4 bộ A Hàm tới kinh điển Đại Thừa tôi đọc không thấy có chỗ nào nói chuyện phá địa ngục. Nếu có thì chắc sau này bày ra làm cho Phật tử an lòng thôi chớ không phải trong kinh dạy , nhiêu đây đủ rồi nói nhiều mích lòng.

Nói thật với quý Phật tử nhiều khi tôi có cái buồn là Phật tử đi tới chùa cúng mà nhất là mùa Vu Lan nhờ quý thầy cầu nguyện cho thân nhân được siêu sanh về cõi Phật thì quý thầy rãnh tụng chứ quý thầy cũng không biết tụng được đi về bển chưa nữa. Bởi vì mình tụng thì cứ tụng cầu thì cứ cầu chớ mình không có dẫn đi, mình còn ngồi đây chớ có biết đi được hay không? Thành ra chuyện đó cũng là chuyện làm cầu may đó là tôi nói thiệt vậy, tỷ dụ bây giờ tôi đi Trung Quốc quý Phật tử đi Trung Quốc tôi dẫn đi thì tôi biết tôi dẫn đi tới đâu tới đâu tôi biết, còn tôi ở đây đưa người ta đi về bên kia thiệt là tôi chưa biết mà chưa biết làm thì là việc cầu may chớ không phải là bảo đảm nhớ như vậy. Còn cái bảo đảm nhất là quý Phật tử tu bỏ được nghiệp ác bảo đảm sẽ bớt khổ điều đó tôi bào đảm còn cầu nguyện về cực lạc tôi chưa dám bảo đảm, thật thà là như vậy. Huống nữa phá địa ngục đứng trên này mà phá ở đâu thì tôi cũng không dám tin điều đó.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

 
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

CÁC NGÀY VÍA PHẬT

Tháng GiêngNgày mồng một, vía Đức Phật Di Lặc Tháng HaiNgày mồng tám, vía Đức Phật Thích Ca xuất giaNgày rằm,vía Đức Phật Thích Ca nhập diệtNgày 19,vía Đức Quán Thế Âm Bồ tátNgày 21,vía Đức Phổ Hiền Bồ tát Tháng BaNgày 19,vía Đức Chuẩn Đề Bồ tát Tháng TưNgày mồng bốn,vía Đức Văn Thù Bồ tátNgày...

Thống kê

  • Đang truy cập: 82
  • Khách viếng thăm: 43
  • Máy chủ tìm kiếm: 39
  • Hôm nay: 5902
  • Tháng hiện tại: 1719486
  • Tổng lượt truy cập: 59372419

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile