Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

KINH ĐẠI BẢO TÍCH - 17. Pháp Hội Phú Lâu Na

Đăng lúc: Thứ sáu - 13/09/2013 19:15 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Như vậy tôi nghe một lúc đức Phật trong Trúc Viên thành Vương Xá cùng câu hội với chư đại Tỳ Kheo và chư đại Bồ Tát số ấy đông vô lượng.


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
KINH ÐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999

XVII
PHÁP HỘI
PHÚ LÂU NA
Thứ mười bảy

Hán dịch :  Dao Tần, Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch:  Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

PHẨM BỒ TÁT HẠNH
THỨ NHỨT

    Như vậy tôi nghe một lúc đức Phật trong Trúc Viên thành Vương Xá cùng câu hội với chư đại Tỳ Kheo và chư đại Bồ Tát số ấy đông vô lượng.

    Bấy giờ Huệ Mạng Phú Lâu Na Di Ða La Ni Tử từ chỗ ngồi đứng dậy trịch y vai hữu gối hữu chấm đất chắp tay hướng Phật mà bạch rằng: "Bạch Thế Tôn! Tôi muốn hỏi ít lời mong Như Lai sót thương hứa cho".

    Ðức Phật phán: "Tuỳ ý ông hỏi, ta sẽ giải đáp cho ông  vui mừng".

    Tôn giả Phú Lâu Na bạch đức Phật : "Nay tôi vì chư đại Bồ Tát là những nguời thật hành công đức cao thượng danh tiếng cao xa thường vì chúng sanh cầu sự an vui mà có lời thỉnh hỏi ".

    Huệ mạng Phú Lâu Na nói kệ rằng:

    "Làm công đức tối thượng
    Danh tiếng rất cao xa
    Người giới tịnh ưa pháp
    Tôi hỏi sở hành ấy
    Sửa trị tâm thế nào
    Rộng bố thí thế nào
    Ðộ chúng sanh thế nào
    Hỉ tâm thường hành đạo.

    Bạch Thế Tôn! Nay tôi vì chư Ðại Sĩ mà hỏi sự như vậy .  Bồ Tát tu tập đa văn như biển cả chẳng cạn hết thế nào ? Hay chứa họp đa văn bửu tạng hay ở các pháp được nghĩa quyết định ở các ngữ ngôn giỏi rõ chương cú thế nào ?

    Bồ Tát thế nào cầu
    Ða văn như biển cả
    Nơi pháp được định nghĩa
    Hay giỏi biết Phật đạo
    Thế nào ở một lời
    Mà hiểu vô lượng nghĩa
    Hay dùng sức trí huệ
    Thông đạt tất cả pháp
    Ða văn vô cùng tận
    Gạn hỏi lòng chẳng động
    Xót thương mà thuyết pháp
    Ðể dứt chúng sanh nghi.

    Bạch Thế Tôn ! Nay tôi tùy theo trí lực của tự địa mà thỉnh hỏi đức Như Lai và chư đại Bồ Tát thế nào được chẳng thối chuyển Vô thượng Bồ đề ?

Thế nào rời lìa mạn
Ðược gặp gỡ chư Phật
Mau được tin thanh tịnh
Ðược tin vô thượng rồi
Bỏ được sự khó bỏ
Vứt bỏ tất cả rồi
Gắng tu đạo vô ngại
Thế nào ưa xuất gia
Nhàn tĩnh tu không trí
Thế nào chẳng nghịch pháp
Mong đáp đủ sự ấy.

    Bạch Thế Tôn! Chúng tôi đều biết đức Phật đã đủ cả trí huệ dã trọn tất cả Thần thông Ba la mật, ở trong tam giới là cao tôn đệ nhứt không ai sánh được, đại trí vi diệu đi không chướng ngại nơi trong các pháp, vì thế nên nay tôi thỉnh hỏi sự ấy.

       Phật đủ thượng công đức
       Ðã vượt bờ thần thông
       Ðược trí không chướng ngại
       Tôi vì Bồ Tát hỏi
       Giỏi học tất cả pháp
       Công đức rất cao thắng
       Phá tối sanh huệ sáng
       Khiến chúng đều hoan hỉ
       Oán thân không ghét thương
       Không lo không khi dối
       Ðại chiến thắng vua chết
       Dẹp phá chúng quân ma
       Chẳng cầm nơi dao gậy
       Hàng phục các oán địch
       Thường có lòng từ bi
       Bền giữ giới thanh tịnh
       Thế Tôn không siểm khúc
       Không mạn không cợt đùa
       Chứng được trí giải thoát
       Công đức rất tối thắng
       Như xưa chỗ hành đạo
       Thắng trí huệ đã được
       Mong nay vì tôi nói
       Tu thế nào được Phật".

    Bấy giờ đức Phật bảo ngài Phú Lâu Na rằng: "Lành thay tốt thay, ông có thể hỏi Phật sự như vậy.  Lắng nghe suy nghĩ kỹ, sẽ vì ông mà nói chư Bồ Tát phát tâm tu hành chứa họp vô lượng Phật pháp".

    Ðức Thế Tôn nói kệ rằng:

       "Nay ta nói Bồ Tát
       Sơ phát tâm Bồ đề
       Thường dùng sức dũng mãnh
       Ưa làm đạo Bồ Tát
       Sở hành của Bồ Tát
       Các công hạnh thâm tâm
       Nơi Phật được thọ ký
       Sự ấy sẽ lược nói
       Thâm tâm lòng ưa pháp
       Vô lượng và vô biên
       Các thứ công hạnh tu
       Chẳng do một sự thành
       Hỉ tâm đã sung mãn
       Mà thật hành bố thí
       Thí xong lòng không hối
       Trong tâm càng vui mừng
       Bồ Tát suy nghĩ rằng
       Chúng sanh thường nghèo cùng
       Không có của đa văn
       Tôi sẽ cầu cho họ
       Chúng sanh thường nghèo cùng
       Ðều do nơi giải đãi
       Tôi sẽ siêng tinh tiến
       Từ đó được Bồ đề
       Tôi sẽ vì chúng sanh
       Gia tâm tu nhẫn nhục
       Mắng nhiếc chửi đánh chém
       Nín nhận chẳng hề báo
       Sẽ nghĩ ai mắng tôi
       Kẻ mắng bất khả đắc
       Người mạ lị sân hận
       Thảy đều là không sự
       Suy nghĩ như vậy rồi
       Lòng không có giận hờn
       Thường tu hành nhẫn nhục
       Do đây thành Phật đạo
       Chúng sanh không tâm lành
       Vì họ tôi làm đèn
       Cho họ có chỗ về
       Không của cho họ của
       Chúng sanh đáng xót thương
       Ðều cùng đi đường tà
       Tôi sẽ độ thoát họ
       Khiến an trụ Niết bàn
       Chúng sanh đều nghèo cùng
       Không có của trí huệ
       Tôi được Nhứt thiết trí
       Khiến họ được sung túc
       Chư Bồ Tát như vậy
       Vì độ chúng sanh nên
       Phát tâm cầu Bồ đề
       Hành các nguyện như vậy.

    Này Phú Lâu Na !  Chư đại Bồ Tát nhiều thứ nhơn duyên thị hiện tâm mình chẳng trụ một pháp nào cả.  Tại sao vậy?  Vì chư đại Bồ Tát học tất cả pháp rồi sau đắc đạo.  Bồ Tát có bốn sự hi hữu, chẳng thấy có pháp khác hơn sự ấỵ  Những gì là bốn ?

    Bồ Tát có thể ở nơi chúng sanh giải đãi mà siêng tu hành tinh tấn, đây gọi là sự hi hữu thứ nhứt.

    Bồ Tát có thể ở giữa chúng sanh ngang ngược giận thù mà siêng tu hành nhẫn nhục, đây gọi là sự hi hữu thứ haị

    Bồ Tát thấy các chúng sanh đi đường tà mà tự mình siêng tu hành chánh đạo, đây gọi là sự hi hữu thứ ba.

    Bồ Tát vì độ chúng sanh chuyển khỏi sanh tử mà dùng thâm tâm phát Vô thượng Bồ đề, đây gọi là sự hi hữu thứ tư.

    Bốn sự trên đây gọi là bốn sự hi hữu tối đại của Bồ Tát".

    Ðức Thế Tôn nói kệ rằng :

      Thấy chúng sanh giải đãi
      Lòng siêng tu tinh tấn
      Tôi chẳng nên theo họ
      Mà làm sự phi pháp
      Chẳng bắt chước giận thù
      Phật đạo chẳng giận thù
      Thường tu tâm từ bi
      Bồ đề từ đó sanh
      Chúng sanh ưa đường tà
      Y chỉ nơi tà đạo
      Bồ Tát cầu chánh đạo
      Khiến người tu nẻo chánh
      Thấy lỗi họa sanh tử
      Nhứt tâm cầu Phật trí
      Tôi được pháp vô thượng
      Sẽ độ các chúng sanh
      Bốn sự hi hữu ấy
      Sự khác không hơn được
      Do đây nên phải biết
      Ðược rời pháp chướng ngại
      Giả như áo mặc cháy
      Ðầu cháy còn chẳng chữa
      Lòng giải đãi nếu khởi
      Liền phải mau trừ diệt.

    Này Phú Lâu Na!  Bồ Tát có bốn sự hay sanh tâm hỉ.  Những gì là bốn ?

    Một là thấy các chúng sanh ở trong sanh tử chẳng tinh tấn được.  Bồ Tát tự thấy mình ở trong Phật đạo tu hành tinh tấn bèn sanh hỉ tâm.

    Hai là thấy các chúng sanh lòng họ thường giải đãi, Bồ Tát tự thấy mình ở trong Phật pháp tu tinh tấn nên sanh hỉ tâm.

    Ba là thấy các chúng sanh sân hận tật đố, Bồ Tát tự thấy mình không sân không đố thường có lòng từ bi nên sanh hỉ tâm.

    Bốn là Bồ Tát chẳng thấy người khác siêng tu Phật pháp bằng mình nên sanh hỉ tâm”.

    Ðức Thế Tôn nói kệ rằng :

      Thấy chúng sanh giải đãi
      Tự mình tu tinh tấn
      Vì thế Bồ Tát này
      Tự sanh lòng vui sướng
      Thấy sanh tử lỗi họa
      Mà sanh lòng chán lìa
      Kinh sợ ngục tam giới
      Lòng siêng cầu bỏ lìa
      Chúng sanh ưa giận thù
      Tự mình thường từ bi
      Vì thế Bồ Tát này
      Lòng luôn khởi vui vẻ
      Các việc chúng sanh làm
      Thường là việc chẳng nên
      Vì thế Bồ Tát cầu
      Phật đạo tối vô thượng
      Ðây gọi là thiệt trí
      Ðược chư Phật khen ngợi
      Bồ Tát học trí này
      Làm chỗ về cho chúng
      Vì thế Bồ Tát này
      Thường được lòng vui mừng
      Từ hữu vi hư ngụy
      Thường sanh pháp chơn thiệt.

    Lại này Phú Lâu Na !  Bồ Tát có bốn pháp xa lìa được các nạn mà gặp chỗ không nạn, được gặp rồi không mất có thể tu hành Phật pháp.   Những gì là bốn ?

    Một là Bồ Tát khiêm tốn dịu hòa, hễ thấy người thì chào hỏi trước, hòa nhan vui vẻ cùng họ nói chuyện, lúc nói luôn mỉm cười.

    Hai là Bồ Tát nhứt tâm cầu pháp thường ưa thưa hỏi siêng cầu học hiểu không hề nhàm đủ.

    Ba là Bồ Tát thường thích rảnh rang vắng vẻ một mình.

    Bốn là tự mình an trụ đạo Vô thượng Bồ đề cũng giáo hóa chúng sanh an trụ Phật đạo.

    Bồ Tát có bốn pháp trên đây nên được khỏi các nạn gặp được chỗ không nạn, gặp rồi chẳng mất có thể tu hành Phật pháp".

      Ðức Thế Tôn nói kệ rằng :
      Trong lòng luôn hòa dịu
      Thường ưa làm từ bi
      Lúc cùng người nói chuyện
      Khiêm tốn vui mỉm cười
      Thường cầu pháp thâm diệu
      Ðược chư Phật khen ngợi
      Luôn giữ giới thanh tịnh
      Ưa tu hạnh đầu đà
      Dầu tu hạnh đầu đà
      Cũng tu trí thâm diệu
      Vì thế Bồ Tát này
      Lìa nạn không gặp nạn
      Thường ở trước chư Phật
      Thỉnh hỏi những pháp sâu
      Do đó trí huệ tăng
      Chẳng sanh vào chỗ nạn
      Thường thích ở vắng rảnh
      Thanh tịnh tu đầu đà
      Vì thế Bồ Tát này
      Lìa nạn không gặp nạn
      Những người có trí huệ
      Thân cận bốn pháp này
      Lìa được tất cả nạn
      Thường được gặp chư Phật
      Ðược gặp chư Phật rồi
      Có đủ bất hoại tín
      Hay phát thượng tinh tấn
      Ðể cầu Phật trí huệ
      Vì thế người cầu trí
      Phải nên học chánh pháp
      Nếu hay học chánh pháp
      Ðược thành Phật chẳng khó". 

XVII
PHÁP HỘI
PHÚ LÂU NA
Thứ mười bảy

Hán dịch :  Dao Tần, Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch:  Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

PHẨM ÐA VĂN
THỨ HAI

    Ðức Thế Tôn bảo Ngài Phú Lâu Na : "Bồ Tát có bốn pháp thì hay tu tập đa văn bửu tạng, hay ở nơi các pháp được nghĩa quyết định, hay ở nơi các ngữ ngôn giỏi biết chương cú, dường như đại hải chẳng cạn hết được.  Những gì là bốn ?

    Một là Bồ Tát cầu học mười hai bộ kinh, cầu học rồi đọc tụng, đọc tụng rồi ghi nhớ, ghi nhớ đúng rồi thật hành theo.

    Hai là Bồ Tát  ở trong tất cả pháp không y chỉ, dầu nhập thiền định mà không sở y chỉ, vì không sở y nên ở trong các pháp được trí bất trụ, được trí bất trụ rồi ở trong các pháp được tri kiến vô ngại, tại sao vậy, vì không có pháp bị tham làm chướng ngại vậy.

    Ba là Bồ Tát do pháp nhơn duyên mà niệm Phật và niệm Phật pháp.  Lúc niệm Phật và niệm Pháp, Bồ Tát chẳng thấy có pháp được tham ưa. Vi` chẳng tham ưa nên ở nơi tất cả pháp lòng không nắm lấy.  Vì không chấp trước tất cả pháp nên Bồ Tát ở nơi sự vấn đáp đều không chướng ngại.

    Bốn là Bồ Tát thành tựu vô sở đắc từ ở nơi việc làm đều vô ngại.  Vô sở đắc từ là chẳng nhận thọ các sự tướng, tại sao vậy, vì nếu trụ tướng này hay trụ tướng kia thì hoặc sanh tham dục hoặc sanh sân khuể hoặc sanh ngu si, trụ tướng, sự tướng, vật tướng, ấm tướng, nhập tướng, giới tướng, pháp tướng phi pháp đều hoặc sanh tham dục sân khuể ngu si.  Phàm có nhận thọ sự tướng đều gọi là tà kiến.  Bồ Tát đều diệt tất cả tướng mà tu tập từ tâm vậy.

    Vì chúng sanh bại hoại nên tướng cũng bại hoại, vì tướng bại hoại nên sự cũng bại hoại, vì sự bại hoại nên kiến cũng bại hoại.  Bấy giờ Bồ Tát hoại tất cả pháp mà tu tập tâm từ.  Từ như đây gọi là vô sở đắc từ, cũng gọi là Pháp từ và Phật từ.

     Tại sao gọi là Phật từ, vì vô tác vô hoại vậy, vì như thiệt thông đạt tất cả pháp vậy".

     Ngài Phú Lâu Na bạch : "Bạch Thế Tôn ! Thế nào gọi là như thiệt thông đạt tất cả pháp ?".

     Ðức Phật dạy : "Này Phú Lâu Na !  Chỗ được thông đạt đó chẳng nói là thị pháp, chẳng nói là phi pháp.  Tại sao vậy, vì nếu nói có pháp thì tức là phi pháp.  Nếu ở nơi pháp hữu pháp vô mà không có phi pháp thì ở trong ấy không có hí luận, nếu không hí luận thì gọi là Niết bàn.  Ông quan sát kỹ coi là cực viễn hay cực cận ?
    -Bạch Thế Tôn !  Chẳng xa chẳng gần.   Tại sao, vì nghĩa như vậy không phương không xứ không nội không ngoại.

     -Này Phú Lâu Na !  Ðúng như vậy, đức Như Lai ở nơi pháp tác số.

     -Bạch Thế Tôn !  Ở nơi pháp nào mà đức Như Lai vì nó tác số ?

     -Này Phú Lâu Na !  Như các phàm phu chấp trước các pháp, đức Như Lai chẳng được chẳng tu chẳng chứng chẳng thông đạt, pháp như vậy Như Lai vì nó tác số.

    Này Phú Lâu Na !  Các pháp số ấy chẳng để phân biệt pháp vậy.  Nay vì ông mà nói pháp tịch diệt đệ nhứt có thể nhiếp được Phật đạo.

    Này Phú Lâu Na !  Ðời sau có người ưa theo thế lợi, nếu nghe kinh này họ chẳng thích nghe nhận.

    Này Phú Lâu Na ! Bồ đề này của Phật, các ông chỉ do âm thanh chương cú mà biết chút ít thôi, còn nghĩa thú trong ấy các ông chẳng biết.  Nghĩa thú ấy sâu xa chẳng thể lấy lời mà tuyên bày được, chỉ có người trí mới có thể khế hội được thôi".

      Ðức Thế Tôn nói kệ rằng :

       "Người chẳng biết được nghĩa
       Nghe Phật pháp thì khổ
       Nếu người biết được nghĩa
       Phật làm thầy cho họ
       Người được Phật làm thầy
       Thì ưa cầu Niết bàn
       Không có lòng tránh tụng
       Hay suy gẫm chánh pháp
       Trong ấy không pháp sanh
       Cũng không có pháp diệt
       Không sanh cũng không diệt
       Là thiệt tướng các pháp
       Nếu pháp đã không sanh
       Thì không có tác khởi
       Thị phi cùng nhứt dị
       Trong pháp ấy đều không
       Ðây gọi là Niết bàn
       Trong ấy không có diệt
       Nếu nói cực viễn cận
       Hai thứ ấy đều không
       Nếu người biết được không
       Thì gọi biết Niết bàn
       Nếu người biết Niết bàn
       Thì gọi đệ tử Phật.

      Này Phú Lâu Na ! Bồ Tát có bốn pháp này thì có thể tu tập đa văn bửu tạng, có thể ở nơi các pháp được quyết định nghĩa, ở nơi ngữ ngôn giỏi biết chương cú, dường như đại hải chẳng cạn hết được".

      Ðức Thế Tôn nói kệ rằng :

       "Thường muốn cầu đa văn
       Ðược chư Phật khen ngợi
       Ðược thiệt nghĩa quyết định
       Vì thế như đại hải
       Có thể trong một chữ
       Và với nghĩa một câu
       Suốt ngàn vạn ức kiếp
       Diễn nói mãi không hết
       Thế nên cầu chánh pháp
       Cầu được rồi suy gẫm
       Chớ tham lấy pháp tướng
       Chẳng tham được Phật khen
       Tưởng nhớ chư Như Lai
       Và nhớ nơi chánh pháp
       Chẳng dùng lòng tham tranh
       Mà cầu nơi Ðạo Sư
       Thường nơi các chúng sanh
       Tu hành lòng từ mẫn
       Mà chẳng chấp chúng sanh
       Tan diệt tất cả pháp
       Bồ Tát danh tiếng lớn
       Tu tập pháp như vậy
       Mau được đà la ni
       Ða văn từ đây sanh
       Dường như tánh hư không
       Không tăng cũng không giảm
       Pháp tánh cũng như vậy
       Không tăng và không giảm
       Phật dùng sức trí huệ
       Thuyết pháp vô lượng kiếp
       Thuyết pháp vô lượng số
       Còn chẳng gọi là thuyết
       Hết các tánh chúng sanh
       Ðều khiến được thân người
       Ðều cùng tu xuất gia
       Ða văn như A Nan
       Ðà la ni Bồ Tát
       Vì tất cả người ấy
       Thuyết pháp ngàn ức kiếp
       Trí huệ vẫn chẳng hết
       Phật trí huệ vô đẳng
       Ðồng hư không vô lượng
       Hư không không sanh khởi
       Trí huệ cũng như vậy
       Như rồng chẳng lấy nước
       Mà hay mưa nhiều nước
       Nước ấy không chỗ trụ
       Mưa xuống không cùng tận
       Bồ Tát cũng như vậy
       Ðược đà la ni này
       Các pháp không chỗ trụ
       Thuyết pháp không cùng tận
       Thế nên cầu đa văn
       Cầu rồi chánh tư duy
       Dùng pháp duyên niệm Phật
       Ða văn từ đây sanh
       Lòng từ khắp chúng sanh
       Tan diệt tướng chúng sanh
       Cũng diệt các pháp tướng
       Ða văn từ đây sanh". 

XVII
PHÁP HỘI
PHÚ LÂU NA
Thứ mười bảy

Hán dịch :  Dao Tần, Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch:  Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

PHẨM BẤT THỐI
THỨ BA

    Ðức Phật bảo Ngài Phú Lâu Na : "Bồ Tát thành tựu bốn pháp có thể chẳng thối chuyển nơi Vô thượng Bồ đề.  Những gì là bốn?

    Một là Bồ Tát nghe pháp chưa nghe suy nghĩ nghĩa lý chẳng vội liền nói là sai, do đây chẳng thối chuyển Vô thượng Bồ đề.

      Nghe pháp chưa được nghe
      Lòng Bồ Tát chẳng nghịch
      Suy lường nghĩa lý ấy
      Chẳng vội nói phi pháp
      Nếu nghe nói pháp không
      Thường tìm nghĩa lý ấy
      Vì thế trí huệ tăng
      Phật pháp từ đây sanh
      Nghe pháp chưa từng nghe
      Phải tìm cầu nghĩa lý
      Chẳng thối chuyển Bồ đề
      Trí huệ được tăng trưởng
      Nghe pháp chưa từng nghe
      Chẳng sanh lòng ghét khinh
      Chẳng sanh lòng siểm khúc
      Sanh thì trái Bồ đề
      Nghe pháp chưa từng nghe
      Phải tìm hiểu nghĩa ấy
      Trước dầu chưa từng nghe
      Phải nhứt tâm suy gẫm
      Lúc người này cầu pháp
      Thì được nghe chánh pháp
      Thường được gặp chư Phật
       Chẳng thối thất Bồ đề
       Ðã được thấy Phật rồi
       Thì có thể thỉnh hỏi
       Người Thanh Văn được nghe
       Ðều lấy làm vui mừng
       Người này rất hi hữu
       Có thể hỏi như vậy
       Chúng tôi còn vô tâm
       Huống được nghe sự ấy
       Thanh Văn khen hi hữu
       Thiên thần đều vui mừng
       Chư Phật khen tên hiệu
       Ðây là quả đa văn
       Nếu có lúc thưa hỏi
       Phật đáp được lời hỏi
       Vô lượng các đại chúng
       Ðều được lợi ích lớn
       Ðược nghe nơi Bồ Tát
       Ða văn này hỏi đáp
       Vô lượng chúng đều được
       Pháp nhãn tối vô thượng.

      Này Phú Lâu Na !  Do nhơn duyên ấy phải biết Bồ Tát nghe pháp chưa nghe tin nhận chẳng trái, chánh tâm suy gẫm chẳng vội nói sai thì có thể lợi ích vô lượng chúng sanh.

      Này Phú Lâu Na ! Quá khứ xưa vô lượng vô biên bất tư nghị a tăng kỳ kiếp, bấy giờ có Phập hiệu là Nhứt Thiết Công Ðức Quang Minh Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ,  Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên

    Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, thọ tám mươi ức tuổi, hội thứ nhứt độ chúng Thanh Văn đệ tử chẳng thọ một pháp lậu tận giải thoát số đông như số cát sông Hằng chẳng tính đếm được, chúng Bồ Tát cũng đông nhiều như vậy.  Sau khi Phật ấy diệt độ, chánh pháp trụ thế sáu vạn năm, vì lúc ấy Phật sắp nhập Niết bàn có trăm ức Bồ Tát đồng hưng khởi thần lực để hộ pháp đều khắp trăm ức Diêm Phù Ðề, trong mỗi Diêm Phù Ðề đều có một Bồ Tát.

    Này Phú Lâu Na ! Sau khi Phật  Nhứt Thiết Công Ðức Quang Minh Vương nhập diệt, chúng đệ tử lần lần giải đãi, chẳng còn tụng trì kinh sâu diệu như vậy.  Kinh Chư Pháp Không  kinh Tịnh Giới Ðầu Ðà đều lần lượt diệt mất, vì chúng chẳng có thể đọc tụng diễn nói vậy.  Pháp ấy rộng lớn có tám trăm bốn vạn pháp tạng.  Mỗi pháp tạng có sáu mươi tám trăm vạn ức na do tha tu đa la.  Mỗi tu đa la có ba vạn sáu ngàn ưu đà na.  Mỗi ưu đà na có bảy trăm sáu vạn ức kệ.  Lúc tối hậu pháp sắp diệt ở trong ngần ấy pháp tạng còn dư lại chỉ có một tu đa la ưu đà na, bấy giờ có một Tì Kheo Pháp Sư tên Na La Diên ở trong Diêm Phù Ðề này được Phật ban thần lực để hộ pháp.  Pháp Sư Na La Diên ấy đa văn rộng rãi giỏi thuyết  pháp nghiêm sức văn từ nghĩa lý rõ ràng, thường ưa nói pháp chưa từng nghe.  Lúc thuyết pháp có đa số thính chúng trái nghịch huỷ báng.  Pháp Sư Na La Diên liền nghĩ rằng, nơi pháp chưa từng nghe này thính chúng đây nghe chẳng tin được, chẳng thích nghe nhận, nếu nghe mà chẳng hiểu thì lòng họ chẳng tuỳ thuận trái nghịch phá hoại mà cho là chẳng phải Phật nói, chẳng phải Ðại Sư dạy, tại sao, vì chúng nó chưa từng được nghe Sư Trưởng Hòa Thượng nói kinh như vậy, lại các hàng Trưởng Lão Tỳ Kheo cũng lại chẳng nói là được xoay vần nghe nơi Sư Trưởng Hòa Thượng, nay chư Tỳ Kheo chỉ còn dư một tu đa la ưu đà na, tại sao tôi chẳng ở riêng mình nơi rảnh rang vắng vẻ.

     Pháp Sư Na La Diên suy nghĩ như vậy rồi, một mình vào thâm sơn.

      Bấy giờ trong Diêm Phù Ðề từ kiếp sơ đến nay có sáu vạn tám ngàn thành lớn, thành dài mười hai do tuần, rộng bảy do tuần trang nghiêm đẹp,  đường sá tương đương nhân dân đông đúc an ổn giàu vui.  Sau đó nối tiếp tạo tám mươi bốn ức thành nhỏ, có thành rộng bảy do tuần, hoặc rộng sáu năm bốn ba hoặc hai do tuần, thành nhỏ nhứt rộng một do tuần.

    Lúc ấy trong Diêm Phù Ðề có một thành lớn tên là An Lạc, trong thành ấy có một Trưởng Giả tên là Xà Nặc, ông này có một con trai tên là Ma Ha Nựu Ma Ðà.  Có một thiên thần đến nói với Trưởng Giả tử Ma Ha Nựu Ma Ðà rằng :

       Ngài phải siêng cầu pháp
       Cầu rồi chánh tư duy
       Công Ðức Vương Như Lai
       Ðã ký ngài làm Phật.

      Thiên thần nói kệ xong liền ẩn mất.  Trưởng Giả tử đến thưa với cha rằng :  Tôi muốn xuất gia ở trong pháp của Phật Nhứt Thiết Công Ðức Quang Minh Vương tu phạm hạnh.

    Xà Nặc Trưởng Giả nói kệ đáp rằng :

       Nhà ta nhiều của báu
       Bạc vàng vô số lượng
       Diêm Phù Ðề không có
       Mà nhà ta có đủ
       Ta tìm cầu của báu
       Cho con hưởng dục lạc
       Sao con đi xuất gia
       Bị đời họ khinh miệt.

     Ma Ha Nựu Ma Ðà nói kệ đáp cha :

       Tôi ưa thích cầu pháp
       Cầu rồi chánh tư duy
       Chẳng thích thọ giàu sang
       Sẽ làm Phật trong đời
       Chẳng cần gia nghiệp giàu
       Tôi muốn tìm thiểu dục
       Sản xuất những pháp tài
       Nay phải đi xuất gia
       Chư Phật xuất thế khó
       Phật thuyết pháp cũng khó
       Nay tôi gặp Phật pháp
       Sao lại rời bỏ pháp.

     Trưởng Giả tử đầu mặt lạy chưn cha, rồi đi ra mà nói kệ rằng :

       Dầu có một ức cha
       Và có trăm ức mẹ
       Còn chẳng ngăn được tôi
       Lòng tôi quyết xuất gia
       Tôi bỏ thân thọ mạng
       Cha me, thân tộc, của
       Chỉ chẳng bỏ Phật pháp
       Sẽ xuất gia cầu đạo.

    Nói kệ xong Trưởng Giả tử xuất gia hành đạo, đến Pháp Sư Na La Diên cầu muốn nghe pháp.  Pháp Sư liền giảng nói kinh chưa từng nghe.

    Tỳ Kheo Ma Ha Nựu Ma Ðà nghe kinh chưa từng nghe rồi thưa hỏi Pháp Sư Na La Diên rằng kinh này từ trước chưa từng nghe, ai đọc, ai tụng, ai thọ trì, từ đâu Ngài được nghe ?

     Pháp Sư Na La Diên nói : Ta do túc mạng thiện căn và cũng nhờ thần lực của Phật Công Ðức Vương nên kinh thâm diệu ấy tự nhiên tại tâm.

    Nghe Pháp Sư nói như vậy, Tỳ Kheo Ma Ðà chuyên lòng suy gẫm liền sanh trí huệ, dùng sức phương tiện đại trí huệ gạn hỏi Pháp Sư Na La Diên. Pháp Sư ấy theo nghĩa giải đáp xong bảo Tỳ Kheo Ma Ðà rằng thời kỳ Phật Nhứt Thiết Công Ðức Quang Minh Vương có một Tỳ Kheo hỏi Phật về sự ấy như lời ông vừa hỏi và Phật cũng giải đáp như vậy.  Tỳ Kheo Ma Ðà nghe nói vui mừng lại thưa hỏi pháp sư, giải đáp xong Pháp Sư cũng bảo là xưa kia thuở Phật Công Ðức Vương có một Tỳ Kheo  hỏi như vậy và Phật cũng giải đáp như vậy.  Nghe xong Tỳ Kheo Ma Ðà vui mừng rồi lại bạch hỏi Pháp Sư, giải đáp xong Pháp Sư lại cũng bảo là thuở Phật Công Ðức Vương cũng có một Tỳ Kheo hỏi như vậy và Phật cũng giải đáp như vậy.  Nghe Pháp Sư nói Ma Ðà vui mừng bạch rằng thuở trước ngài theo Phật nghe được bao nhiêu sự vấn đáp như vậy.

    Pháp Sư Na La Diên nói thôi chớ hỏi, sự ấy khó tin, những người chưa thiệt chứng pháp tăng thượng cũng khó tin.

    Tỳ Kheo Ma Ðà lại hỏi như vậy lần thứ hai thứ ba.  Pháp Sư Na La Diên bảo thôi chớ hỏi, sự ấy khó tin.  Nay bất đắc dĩ dùng thí dụ nói cho ông.  Các người có trí do thí dụ mà được hiểu.

    Này Tỳ Kheo ! Ở chỗ Phật Nhứt Thiết Công Ðức Quang Minh Vương, ta được nghe tánh chúng sanh nhiều hơn địa chủng.  Giả sử tất cả chúng sanh trong cõi tam thiên Ðại Thiên, hoặc loài có sắc không sắc, loài có tưởng không tưởng, loài chẳng phải có tưởng chẳng phải không tưởng, đều làm cho tất cả đều được thân người đều có sức trí huệ, mỗi mỗi chúng sanh ấy trong khoảng khảy ngón tay có thể khởi hằng hà sa lời hỏi khác nhau.  Này Tỳ Kheo ! Cứ như vậy lần lượt đến vô dư thế giới mười phương, tất cả chúng sanh hoặc một kiếp hoặc hơn một kiếp phát khởi lời hỏi khác nhau.  Lại có một người, có khả năng trong thời gian khảy ngón tay phát khởi ngần ấy lời hỏi của tất cả mọi người trước.  Một người như vậy lần lượt lại hết tất cả vô dư chúng sanh hoặc một kiếp hoặc dưới một kiếp phát khởi các lời hỏi sai khác.

    Này Tỳ Kheo ! Ý ông thế nào, những lời hỏi trên ấy có nhiều chăng ?

    -Bạch Pháp Sư !  Rất nhiều, chẳng phải thí dụ mà có thể thí dụ được.

    -Này Tỳ Kheo ! Nay ta nói rõ với ông, chớ có nghi hối.  Như tất cả vô dư chúng sanh ấy phát khởi lời hỏi sai khác hoặc trong một kiếp hoặc dưới một kiếp, ta theo Phật nghe lời hỏi đáp trong một pháp môn còn nhiều hơn.  Như vậy hai môn ba môn đến muôn ngàn trăm ức môn.  Này Tỳ Kheo ! Ta sẽ lược nói tất cả bao nhiêu toán số danh tự vô lượng vô tận chẳng thể nghĩ bàn còn hơn các số này, ta đều tụng trì cả.  Này Tỳ Kheo !  Các lời đáp ấy đều ở trong một pháp môn, ta đều biết rõ.  Ðó là đức Phật Công Ðức Quang Minh Vương nói những câu đạo, câu môn, câu ấn, câu bổn sự, câu kim cương, câu trọng, câu bất khả động, câu khó thấu đáo.

    Này Tỳ Kheo ! Trong một môn nhiếp tất cả pháp, đó là môn vô tác.  Môn này là gốc của tất cả pháp tất cả câu, tất cả đều vào môn này.  Tất cả tu  đa la ưu đà na đều vào môn câu, phân biệt một chữ hay vào nhiều chữ.  Này Tỳ Kheo !  Như vậy, hay vào bảy vạn tám ngàn môn đà la ni, trong ấy có chín vạn hai ngàn các căn sai biệt.  Trong môn chúng sanh hành ấy có tám vạn ức hình sắc  nơi các loài sai khác.  Các hình sắc ấy, ta biết tên nó.  Trong mỗi mỗi sắc ta biết trăm tên hai trăm tên ba trăm tên nhẫn đến biết ngàn tên đều ở tại Diêm Phù Ðề , và lại khắp đến mười phương Phật quốc, trong ấy có những duyên những danh tự ta đều biết được cả.

    Tóm lại, bao nhiêu trí lực của Phật ở trong các pháp có những sai biệt hỏi đáp khác nhau ta đều biết được cả, đó là sức oai thần của Phật Công Ðức Quang Minh Vương gia bị cho ta  vậy.

    Bấy giờ Tỳ Kheo Ma Ðà thưa Pháp Sư Na La Diên rằng : "Ngưỡng mong Chánh Sĩ trở lại thành ấp tụ lạc để chuyển pháp luân của Phật Công Ðức Quang Minh Vương, tôi sẽ hộ vệ để được lãnh thọ giáo pháp.

    Pháp Sư Na La Diên bảo : Thôi chớ có thỉnh ta.  Ðời nay Tỳ Kheo phần nhiều giải đãi, không có ai quyết muốn chứa họp pháp lành.

    Tỳ Kheo Ma Ðà thưa từ này tôi ở nơi pháp lành quyết mong muốn chẳng dám giải đãi, mong Pháp Sư trở vào tụ lạc thuyết pháp, tôi sẽ theo hộ vệ thưa hỏi để được nghe kinh chưa từng nghe.

    Này Phú Lâu Na !  Ma Ðà Tỳ Kheo thuở ấy được phần đông đại chúng cúng dường cung kính.  Thời nhơn gọi ông  là người trì giới đa văn tối thượng công đức vô lượng.

    Bấy giờ Tỳ Kheo Ma Ðà vào thành ấp tụ lạc khen ngợi Pháp Sư Na La Diên để khiến chúng sanh vào chánh pháp, và cũng khiến Phật pháp được lưu bố khắp mọi nơi.  Ma Ðà dắt dẫn nhiều người cúng dường cung kính hộ vệ Pháp Sư Na La Diên để được nghe pháp.  Sau đó, Pháp Sư Na La Diên được Ma Ðà thủ hộ rồi vào thành ấp tụ lạc nói rộng đạo Bồ đề của Phật Nhứt Thiết Công Ðức Quang Minh Vương đã tu tập trong a tăng kỳ kiếp khiến lưu bố khắp nơi.  Tỳ Kheo Ma Ðà suốt trong một trăm năm thường theo Pháp Sư Na La Diên thưa hỏi chánh pháp thường là mới lạ chưa bao giờ nói lập lại.  Nhờ Tỳ Kheo Ma Ðà hộ trợ, Pháp Sư Na La Diên khiến vô lượng chúng sanh an trụ trong chánh pháp, vô lượng chúng sanh an trụ Phật Bồ đề.

    Này Phú Lâu Na !  Pháp Sư Na La Diên khéo giữ gìn chánh pháp khéo thuyết pháp thuở quá khứ ấy chính là Di Lặc Bồ Tát  hiện nay vậy.  Còn Tỳ Kheo Ma Ðà hộ vệ Pháp Sư tá trợ thưa hỏi, do năng lực phước đức ấy sau khi mạng chung liền sanh nước Phật Thượng Chúng tại thế giới thứ mười ở Hạ phương.  Ở trước Phật Thượng Chúng ấy, ông hỏi kinh Ðoạn Nhứt Thiết Chúng Sanh Nghi.  Phật ấy nhiều lời khen lành thay tốt thay rồi vì ông ấy mà nói kinh Ðoạn Nhứt Thiết Chúng Sanh Nghi, lúc thuyết kinh ấy khiến vô lượng chúng sanh sơ phát tâm Bồ đề liền nhập vào chánh định tụ.  Sau đó ông ấy lại gặp Phật Tu Di Sơn thưa hỏi kinh Nhiếp Xuất Nhứt Thiết Pháp Môn khiến vô lượng chúng sanh chánh định tụ đều được Vô thượng Bồ đề.  Sau đó ông ấy lại gặp Phật Sơn Vương thỉnh hỏi kinh Chư Pháp Môn khiến vô lượng chúng sanh quyết định nơi Vô thượng Bồ đề.  Sau đó ông ấy lại gặp Phật Phạm Âm Thanh thỉnh hỏi kinh Nhiếp Nhứt Thiết Pháp khiến vô lượng chúng sanh quyết định Vô thượng Bồ đề.  Lần lượt như vậy, Tỳ Kheo Ma Ðà gặp chư Phật thỉnh hỏi kinh pháp làm cho vô lượng vô số chúng sanh an trụ Vô thượng Bồ đề, nếu ta có dùng một kiếp hay hơn một kiếp để thuật nói danh hiệu chư Phật ấy và những  chúng sanh được an trụ Vô thượng Bồ đề cũng chẳng thể hết được.

    Này Phú Lâu Na ! Vì thế nên biết rằng đại Bồ Tát nghe kinh pháp chưa từng nghe mà suy gẫm nghĩa lý thì được công đức lợi ích lớn như vậy.

    Này Phú Lâu Na ! Tỳ Kheo Ma Ha Nựu Ma Ðà theo Pháp Sư Na La Diên  nghe kinh pháp chưa từng nghe tùy thuận nghĩa thú ấy nay chính là Kiều Việt Ðâu Bồ Tát vậy.

    Thuở ấy Tỳ Kheo Ma Ha Nựu Ma Ðà thủ hộ chánh pháp nghe kinh chưa từng nghe tùy thuận nghĩa thú chẳng chấp ngôn từ, do đó mà gặp vô lượng Phật được nghe vô lượng kinh thâm diệu.  Do nơi thiện căn thuở xưa ấy nên nay ở trước ta, Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng thỉnh hỏi kinh Nhiếp Nhứt Thiết PháP Ðại Hải Pháp Môn.  Lúc ta thuyết kinh ấy có vô lượng chúng sanh được lợi ích lớn".

    Ðức Thế Tôn muốn utyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:

       "Bồ Tát nghe chưa nghe
       Phải suy nghĩa lý kinh
       Chẳng nên vội nói rằng
       Từ truước tôi chưa nghe
       Nghe pháp chưa từng nghe
       Chánh niệm suy nghĩa lý
       Do đó trí huệ tăng
       Như biển nhận các dòng
       Ða văn càng tăng thượng
       Trí huệ tăng cũng vậy
       Ðược nghe các Phật sự
       Rộng lợi ích chúng sanh
       Họp đa văn như biển
       Trí huệ không cùng tận
       Giỏi biết được chương cú
       Hạng nhứt trong sai biệt
       Thế nên phải nên nghe
       Pháp chưa từng được nghe
       Cầu pháp chưa từng nghe
       Ðược quả báo vô thượng.

    Lại này Phú Lâu Na !  Hai là Bồ Tát chơn thiệt tinh tấn, Bồ Tát thành tựu pháp này thì chẳng thối chuyển Vô thượng Bồ đề.  Ðại Bồ Tát ở nơi sự cầu đa văn sanh lòng rất mong muốn, ở nơi sự rảnh rang vắng vẻ sanh lòng rất ưa thích, nhứt tâm siêng cầu Vô thượng Bồ đề, cầu rồi vì dứt sân khuể mà tu tập từ quán, vì dứt tham dục mà tu tập bất tịnh quán, vì dứt ngu si mà tu tập nhơn duyên quán.

    Này Phú Lâu Na !  Những gì là Bồ Tát tinh tấn, Bồ Tát tu tập tinh tấn thế nào ?

    Này Phú Lâu Na !  Bồ Tát hoặc trong một kiếp hoặc dưới một kiếp, hoặc đi hoặc ngồi thường phát tinh tấn.  Ðây chẳng gọi là chơn thiệt tinh tấn.

    Có Bồ Tát hoặc trong một kiếp hoặc dưới một kiếp tu hành tịnh giới khổ hạnh khó làm, đầy đủ đầu đà, tùy sở duyên sự sanh lòng nguyện cầu  sâu mà rời lìa thiệt tướng các pháp, đây chẳng gọi là chơn thiệt tinh tấn.

    -Bạch Ðức Thế Tôn !  Thế nào là Bồ Tát chơn thiệt tinh tấn được chư Phật khen, người trí thế tục chẳng chê ghét?

    -Này Phú Lâu Na ! Ở nơi kinh chưa từng nghe đúng pháp không sâu diệu không có chút tướng dạng hiệp đệ nhứt nghĩa, Bồ Tát chẳng trái chẳng nghịch biết rõ nghĩa ấy siêng phát tinh tấn lòng chẳng lui mất nghe nhận đọc tụng giải thuyết cho người.  Ðây gọi là Bồ Tát chơn thiệt tinh tấn.  Vì nghe kinh thâm diệu thông đạt nghĩa lý chẳng trái chẳng nghịch, tinh tấn như vậy được chư Phật khen ngợi người trí thế gian chẳng chê trách được.

    Thế nên Bồ Tát phát trang nghiêm như vầy :  Chỗ mà chúng sanh thế gian chẳng thể thấu đáo được thì tôi ở trong ấy sẽ thấu đáo hết, chỗ mà chúng sanh thế gian có thể bị chìm mất tôi ở trong ấy chẳng nên để bị chìm, chỗ mà chúng sanh thế gian phải kinh sợ tôi ở trong ấy chẳng nên kinh sợ.  Tại saỏ Vì tôi phát trang nghiêm chẳng hiệp với thế gian, vì rời lìa thế pháp mà tôi phát trang nghiêm chớ chẳng phải đi trong thế pháp mà tôi phát trang nghiêm, vì chẳng đi trong thế pháp mà tôi phát trang nghiêm chớ chẳng phải vì tùy theo thế pháp mà tôi phát trang nghiêm, vì chuyển thế pháp mà tôi phát trang nghiêm.

    Này Phú Lâu Na !  Ðây gọi là Bồ Tát chơn thiệt tinh tấn. Bồ Tát thành tựu pháp thứ hai này thì chẳng thối chuyển Vô thượng Bồ đề vậy".

    Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng :

       "Bồ Tát cầu thâm pháp
       Thường siêng phát tinh tấn
       Suy gẫm nghĩa lý ấy
       Chẳng theo nơi âm thanh
       Bồ Tát chẳng theo lời
       Biết nói điều hư dối
       Vì biết các pháp không
       Chỉ cầu nơi lời lành
       Nếu trong ngàn vạn ức
       Vô lượng các kiếp số
       Ngày đêm luôn đi ngồi
    Chuyên tâm tu khổ hạnh
       Mà chẳng tin thâm kinh
       Thì chẳng phải tinh tấn
       Thấu đáo nghĩa lý sâu
       Chẳng gọi là giải đãi
       Tinh tấn được như vậy
       Là chỗ khen của Phật
       Thế gian chẳng thấu đáo
       Bồ Tát thấu đáo được
       Thế gian bị sợ mất
       Bồ Tát chẳng sợ mất
       Chuyên tâm thường mong cầu
    Pháp không tịch chơn diệu
       Trong pháp không vô uý
       Cũng không có lui mất
       Vì trụ tướng ngã pháp
       Nên sanh lòng sợ mất
       Tán hoại tất cả pháp
       Ðây gọi đạo Bồ đề
       Chuyên tâm phát tinh tấn
       Mau thành biển đa văn.

    Lại này Phú Lâu Na !  Ba là Bồ Tát khéo biết ngũ ấm, khéo biết mười hai nhập, khéo biết thập bát giới, khéo biết mười hai nhơn duyên, vì khéo biết các pháp nên thành tựu trí vô y chỉ, vì được trí vô y chỉ nên ở nơi tất cả pháp chẳng niệm chẳng phân biệt, vì chẳng niệm chẳng phân biệt nên thuyết pháp cho chúng sanh phá tất cả kiến chấp khiến trừ thân kiến.

    Bồ Tát thành tựu pháp thứ ba này thì chẳng thối chuyển Vô thượng Bồ đề".

    Ðức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:

       "Bồ Tát biết ngũ ấm
       Mười hai nhập đều không
       Biết rõ thập bát giới
       Thông đạt mười hai duyên
       Chẳng tùy theo năm ấm
       Biết thân này hư dối
       Nơi các nội ngoại nhập
    Ðều biết nó tánh không
       Biết các pháp như vậy
       Biết rồi nói với người
       Vì thế nên Bồ Tát
       Trí huệ càng cao lớn.

    Lại này Phú Lâu Na !  Bốn là đại Bồ Tát như sở kiết giới như sở thuyết giới đều khéo theo học không có khuyết phạm.  Những gì là Bồ Tát học giới ?

    Học tất cả pháp là Bồ Tát học giới.  Tại sao, vì Bồ Tát học tất cả pháp nên được trí tất cả pháp, do pháp trí ấy mà được vô phân biệt huệ, do huệ vô phân biệt ấy mà biết được tất cả sự.  Biết tất cả sự thế nào ? Bồ Tát biết hết tất cả nội sự, tất cả ngoại sự tất cả nội ngoại sự.

    Cớ chi gọi là nội tên nội ?  Phàm bao nhiêu chỗ thọ có thể tham trước thì gọi là nội thân, từ mười hai nhơn duyên sanh, trong ấy chỉ có thế tục giả danh, đó là mắt này, tai này, mũi này, lưỡi này, thân này, ý này.  Ðây gọi là nội.  Vì pháp này được phàm phu tham trước nên gọi là nội, họ bảo rằng tôi sẽ được mắt như vậy, được tai mũi lưỡi thân và ý như vậy chẳng làm tai mũi lưỡi thân và ý như vậy.  Trong ấy chỉ do nghiệp duyên đã khởi mà có quả báo sanh nên gọi là nội, trong ấy sai biệt mà phàm phu tham trước gọi là mắt là tai mũi lưỡi thân ý đều gọi là nội cả.

    Này Phú Lâu Na ! Nội gọi là hai.  Sự ấy hư dối.  Những người phàm phu tham trước nhận lấy nó mà sanh tranh cãi. Nơi ấy, đức Như Lai từ trước đến nay biết nó đúng thiệt nên chẳng tham trước.  Thế nào biết rằng đức Như Lai biết nó đúng thiệt mà chẳng tham trước ?  Ðức Như Lai ở trong pháp ấy chẳng làm về nương.  Ai chẳng làm về nương ?  Ðó là ái kiết.  Mắt chẳng làm về nương, rời mắt chẳng làm về nương.  Tai mũi lưỡi thân ý chẳng làm về nương, rời tai mũi lưỡi thân ý chẳng làm về nương. Tại sao, vì nơi các pháp, đức Như Lai chẳng được nội chẳng được ngoại, thế nên trong pháp ấy đức Như Lai chẳng làm về nương.

    Ðức Như Lai là đấng nói lời chơn thiệt, bảo các Tỳ Kheo rằng mắt chẳng phải là các ông cũng chẳng phải người khác.  Tại sao, vì bổn thể nó bất khả đắc nên pháp nào là mắt, mắt ấy thuộc ai, pháp nào là tai mùi lưỡi thân ý, thuộc về ai.  Tại sao, vì bổn thể nó bất khả đắc vậy.

    Này Phú Lâu Na !  Mắt ấy, nay nên suy kiểm, tai mũi lưỡi thân và ý ấy, nay nên suy kiểm.  Nơi pháp không chỗ tham thọ được.  Tại sao, nếu có pháp nhận thọ thì sanh khổ não, vì sanh khổ não nên không có vui.  Vì thế nên nơi pháp mà có nhận thọ thì đều thọ khổ não, nếu thọ khổ não thì chẳng rời lìa khổ.  Ðây gọi là suy kiểm mắt suy kiểm tai mũi lưỡi thân và ý, không có nhập xứ, tại sao, vì nếu có chỗ nhập thì có chỗ xuất.  Thế nên đức Như Lai nói mắt là không vô ngã vô ngã sở bổn tánh nó tự như vậy, tai mũi lưỡi thân ý không vô ngã vô ngã sở bổn tánh nó tự như vậy.  Tánh ấy không có tánh, không có tánh như vậy thì không tác không hoại.  Pháp tánh như vậy, hoặc chư Phật xuất thế hay chẳng xuất thế, tánh ấy luôn thường trụ.  Ở nơi các pháp sanh, đức Như Lai biết là chẳng sanh, nên Như Lai là đấng nói lời chơn thiệt mà nói rằng hoặc có Phật hay không có Phật tánh ấy thường trụ.

    Này Phú Lâu Na ! Thế nào gọi là vô sanh, thế nào gọi là trí vô sanh ?  Này Phú Lâu Na !  Các pháp bình đẳng gọi là vô sanh, đạo gọi là trí vô sanh.  Khổ hêt gọi là vô sanh, đạo gọi là trí vô sanh.  Ðây là Như Lai nói có hai đế : thế đế và đệ nhứt nghĩa đế.

    Này Phú Lâu Na !  Như Lai nói tướng khổ tức là nói vô tướng.  Thế nào gọi là tướng khổ, đó là tướng vô vi, vô vi tức là vô tướng, người trí biết vô vi là vô tướng.
    Này Phú Lâu Na ! Người trí thế nào biết vô vi là vô tướng ?  Ðó là biết vô vi pháp không, biết là tịch diệt, biết là chỗ về, biết là lợi ích đệ nhứt, biết là không có nhiệt não.  Người trí biết vô vi là như vậy, trong trí biết ấy cũng chẳng sanh tướng.

    Này Phú Lâu Na ! Nếu người có tác thì có hoại, nếu không tác thì không hoại.  Tướng không hoại là không, tướng không hoại là vô tướng, tướng không hoại là không nguyện.

    Này Phú Lâu Na ! Không pháp không có người tác không có người hoại.  Vô tướng và vô nguyện cũng không có người tác người hoại.

    Ðây gọi là tướng bất hoại là Vô thượng Bồ đề của chư Phật.  Những gì là Vô thượng Bồ đề của chư Phật, đó là chư Phật sở bất đắc vậy.

    -Bạch Thế Tôn !  Những pháp gì là chư Phật sở bất đắc ?

    -Này Phú Lâu Na ! Tất cả pháp là chư Phật sở bất đắc.

    -Bạch Thế Tôn ! Vì lẽ ấy mà tất cả pháp là Vô thượng Bồ đề của chư Phật chăng ?

    -Này Phú Lâu Na ! Ðúng như vậy, tất cả pháp là Vô thượng Bồ đề của chư Phật đó chỉ là thế tục giả danh ngôn để nói thôi.  Người chẳng tinh tấn khó hiểu khó biết.  Tại sao, vì người chẳng tinh tấn chẳng tu tập được các pháp bình đẳng.  Nếu bất bình đẳng thì trái chống với chư Phật.

    Này Phú Lâu Na ! Người nào chẳng tu tập bình đẳng được ?

    Này Phú Lâu Na ! Tất cả thế gian hành bất bình đẳng. Trong Bồ đề của chư Phật không có đẳng cũng không có bất đẳng.  Ta do đạo ấy mà được Vô thượng Bồ đề.  Do nhơn duyên ấy mà trong kinh Phật nói tất cả pháp ở trong chánh vị đều nhập tất định, đây gọi là môn tất định nhập Bồ đề.  Vì thế nên, này Phú Lâu Na, tất cả pháp đều là Bồ đề vậy".

    Bấy giờ Huệ Mạng Phú Lâu Na bạch rằng: "Hi hữu Thế Tôn! Vô thượng Bồ đề của chư Phật cũng định cũng bất định, cũng vào văn tự cũng chẳng vào văn tự, cùng vào ngữ ngôn cũng chẳng vào ngữ ngôn.  Tại sao, bạch Thế Tôn, nay tôi theo Phật nghe nói kinh này, ở nơi các pháp tôi được quyết định quang minh.  Tôi ở trong các pháp được quyết định quang minh như vậy, tôi ở trong một sự biết tất cả sự, ở trong tất cả sự biết một sự".

    Ðức Phật khen Ngài Phú Lâu Na rằng : "Lành thay, tốt thay, này Phú Lâu Na, ông có thể mau nhập được tất cả pháp lợi của chư Phật như vậy, phải biết thuở đời quá khứ ông đã từng cúng dường chư Phật gieo trồng các căn lành, hầu gần thỉnh hỏi.  Này Phú Lâu Na !

    Ta nhớ thuở quá khứ ở trong phần hư không của cõi đất này, ông đã từng ở chỗ sáu vạn tám ngàn đức Phật được nghe nói kinh này, do vì thiện căn công đức ấy nên nay ông ở nơi các pháp được khắp quyết định quang minh.

    -Bạch Thế Tôn ! Nếu tôi đã ở nơi chư Phật ấy được nghe kinh này, tại sao tôi lại chẳng dùng một niệm phát Vô thượng Bồ đề ?

    Này Phú Lâu Na !  Ta nhớ thuở quá khứ ông đã có một kiếp phát tâm Vô thượng Bồ đề mà chẳng rời lìa các tâm khác nên lại thối thất.  Do vì phước đức ấy, nay ta nói ông ở trong các Pháp Sư là tối đệ nhứt.

    Bạch Thế Tôn !  Tôi khi trước làm tội chướng gì nên trong một kiếp phát tâm Bồ đề lại thối thất ?

    Này Phú Lâu Na!  Do vì theo y chỉ ác tri thức, lại vì chẳng có thể lưu bố rộng chánh pháp nên ông thối thất tâm Bồ đề.

    Này Phú Lâu Na ! Có bốn pháp thối thất tâm Vô thượng Bồ đề mà thành Thanh Văn thừa.  Những gì là bốn ?

    Một là vì Bồ Tát thân cận ác tri thức nên có thể ở nơi thiện căn tăng thêm ác niệm viễn ly mà nói rằng : Cần gì phát tâm Bồ đề như vậy, sanh tử dài lâu vô lượng khổ não qua lại trong năm loài được không nạn rất khó, gặp Phật càng khó mà sanh lòng tịnh tín lại khó hơn, dầu được gặp Phật nhưng xuất gia lại khó, đời nay ngươi được gặp không nạn chớ để mất, nơi chư Phật người chưa được thọ ký thiện căn chưa nhứt định, nếu chẳng được Niết bàn thì phải luân chuyển năm loài.  Người ấy nghe lời của ác tri thức nói trên đây rồi sanh lòng thối thất đạo Bồ đề giải đài chẳng an vui.  Ðây là pháp ban đầu mà do đó Bồ Tát thối thất Bồ đề thành Thanh Văn thừa.

    Hai là Bồ Tát chẳng nghe các kinh đúng với Bồ Tát, đó là các kinh Bồ Tát Tạng, kinh Phát Bồ Ðề Tâm, ,kinh Nhiếp Bồ Tát Sự, kinh đúng sáu Ba la mật, do vì chẳng nghe nên chẳng hành Bồ Tát hạnh chẳng học Bồ Tát đạo.  Người này chẳng biết Bồ Tát nên thân cận pháp gì nên xa rời pháp gì, pháp nào nên thọ pháp nào chẳng nên thọ, pháp gì là Bồ Tát pháp, pháp gì là Thanh Văn pháp.  Vì chẳng biết rõ ràng nên với pháp nên thân cận mà chẳng thân cận trở lại thân cận pháp chẳng nên thân cận, do đó nên thối thất đạo Vô thượng Bồ đề tâm giải đãi  nhàm yếu bỏ phế bổn nguyện.  Có pháp thứ hai này thì Bồ Tát thối thất Bồ đề thành Thanh Văn thừa.

    Ba là Bồ Tát chấp được các tham trước ngô ngã hành tà kiến sa vào biên kiến chìm trong ác kiến khó cứu khỏi.  Người này được nghe kinh sâu diệu đúng đệ nhứt nghĩa không có mảy tướng dạng thì trái nghịch chẳng tin chẳng thông đạt được gây tội phá pháp, do đó mà sanh tại chỗ nạn chẳng gặp được Phật chẳng được nghe pháp, vì chẳng nghe pháp nên chẳng gặp giáo pháp chư Phật nên chẳng được gặp thiện tri thức, vì chẳng gặp thiện tri thức nên mất chỗ vô nạn mà sanh tại chỗ nạn, vì sanh chỗ nạn nên rời lìa thiện tri thức gặp ác tri thức, vì cùng tùng sự với ác tri thức nên quên mất bổn niệm, vì mất bổn niệm nên bỏ tâm Bồ Tát bỏ Bồ Tát thừa mà thối chuyển mất tâm Bồ đề chỉ làm pháp sanh tử chẳng tu tập được hành pháp Ðại thừa.  Có pháp thứ ba này thì Bồ Tát thối thất Bồ đề thành Thanh Văn thừa.
    Bốn là Bồ Tát được nghe các kinh thâm diệu mà chẳng thâm tâm giáo hóa người khác, tâm niệm thối thất chỉ thích tu một mình lòng tham tiếc chẳng muốn tuyên nói, chẳng có thể dùng Chánh pháp nhiếp nhiều người, do căn bất thiện này mà mất trí niệm huệ, đã mất trí huệ niệm chẳng cùng người đọc tụng Ðại thừa kinh chẳng đem pháp Ðại thừa cùng người cộng đồng, người này chuyển thân đời khác, mất tâm Bồ Tát quên niệm Bồ Tát.  Có pháp thứ tư này thì Bồ Tát thối thất Bồ đề thành Thanh Văn thừa".

    Ðức Thế Tôn muốn tuyên rõ lại sự ấy mà nói kệ rằng :

       "Thân cận ác tri thức
       Giải đãi nơi Bồ đề
    Do vì duyên cớ ấy
       Mất tâm thượng Bồ đề
       Sâu sanh ác ngã kiến
       Sa vào biên tà kiến
       Mà gây tội phá pháp
       Sanh tại nơi nạn xứ
       Sanh nơi nạn xứ rồi
       Thì dứt tâm Bồ đề
       Quên mất bổn niệm trước
       Do đó mất Bồ đề
       Người này chẳng nghe được
       Pháp sanh Bồ đề tâm
       Tâm ấy nếu tăng trưởng
       Thì thành được Bồ đề
       Ðược pháp diệu quảng đại
       Tham lẫn chẳng muốn nói
       Do vì duyên cớ ấy
       Mà thối thất Bồ đề
       Bồ Tát cầu Ðại thừa
       Phải biết bốn pháp ấy
       Nếu biết bốn pháp ấy
       Bồ đề sẽ được sanh
       Vì thế nên xa rời
       Bốn pháp ác như vậy
       Siêng tu hành pháp không
    Ðược gần thiện tri thức
       Ðược kinh thâm diệu rồi
       Chẳng nên tham bỏn xẻn
       Lòng siêng nói dạy người
       Do đây sanh Bồ đề.
    Lại này Phú Lâu Na!  Bồ Tát thành tựu bốn pháp tùy hồi hướng Bồ đề tâm chẳng mất, tùy hồi hướng các thiện căn cũng chẳng mất.  Những gì là bốn ?

    Bồ Tát trì giới thanh tịnh, ức niệm thành tựu có niệm an huệ, tâm siêng tinh tấn mà chẳng lười bỏ, thành tựu đa văn sanh  huệ.

    Bồ Tát có bốn pháp ấy thì tùy hồi hướng tâm Bồ đề chẳng mất, tùy hồi hướng các thiện căn cũng chẳng mất".

    Ðức Thế Tôn muốn tuyên rõ lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng :

       "Bồ Tát đủ trì giới
       Chỗ ghi nhớ sâu xa
       Tâm siêng thường tinh tấn
       Ða văn trang nghiêm huệ
    Bồ Tát thường thân cận
       Bốn pháp như trên ấy
       Tùy ý muốn khởi sự
    Ðều có thể thành tựu
       Vì thế phải thường trì
       Tịnh giới siêng tinh tấn
       Chẳng dứt pháp ức niệm
       Thường siêng cầu đa văn
       Trì giới tịnh chỗ sanh
       Ức niệm tịnh đại trí
       Tinh tấn tịnh Phật pháp
       Ða văn sanh đại huệ
       Vì thế các Bồ Tát
       Phải học bốn pháp trên
       Học bốn pháp trên rồi
       Sẽ chuyển vô thương luân.

    Lại này Phú Lâu Na !  Bồ Tát có bốn pháp thì có thể lợi ích Bồ đề :  Trì giới là pháp lợi ích Bồ đề, nhẫn nhục là pháp lợi ích Bồ đề, tinh tấn là pháp lợi ích Bồ đề, đa văn là pháp lợi ích Bồ đề".

    Ðức Thế Tôn muốn tuyên rõ nghĩa mà nói kệ rằng :

       "Bồ Tát tịnh trì giới
       Lợi ích cho Bồ đề
       Nhẫn nhục và tinh tấn
       Ða văn cũng như vậy
       Người trì giới thanh tịnh
       Sở nguyện đều được thành
       Giới tịnh nhiều lợi ích
       Bồ đề được chẳng khó
       Bồ Tát tu nhẫn nhục
       Thân tướng trí huệ thành
       Nên tu hành nhẫn nhục
       Cầu Phật tướng trí huệ
       Tinh tấn cũng có thể
    Lợi ích nhiều Bồ đề
       Người luôn tu tinh tấn
    Ðược Bồ đề chẳng khó
    Ða văn cũng lợi ích
    Nghe rồi được gần pháp
    Xa rời các phi pháp
    Ðược Bồ đề chẳng khó
       Bốn pháp là chủng tử
       Từ đó sanh Bồ đề
       Thế nên chư Bồ Tát
       Phải gần bốn pháp ấy.

    Lại này Phú Lâu Na !  Ðại Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì được thân sắc đầy đủ, tài vật đầy đủ, quyến thuộc đầy đủ, mạng chung thường chẳng sanh xứ ác nạn, thường gặp chư Phật, được chư Phật khen.  Những gì là bốn :

    Một là Bồ Tát hành từ chẳng sân chẳng não tất cả chúng sanh.  Thế nào là Bồ Tát hành từ chẳng sân chẳng não tất cả chúng sanh ?  Này Phú Lâu Na ! Bồ Tát hành từ đối với chúng sanh phát khởi ý tưởng tôi thương mến cứu độ họ.  Thấy chúng sanh thân khổ tâm khổ thì nghĩ rằng tôi phải siêng tu tinh tấn độ các chúng sanh ấy khỏi khổ sanh tử ban cho họ an vui.  Bồ Tát phát tâm ấy rồi siêng tu tinh tấn, tu sáu Ba la mật : Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ.

    Này Phú Lâu Na ! Bồ Tát nhơn Bát Nhã Ba la mật mà tròn đủ sáu Ba la mật.  Những gì là Bồ Tát Bát Nhã Ba la mật, tại sao Bồ Tát do Bát Nhã Ba la mật mà siêng phát tinh tấn ?

    Bồ Tát suy gẫm : Pháp gì là ngã, pháp gì là ngã sở.  Lúc suy như vậy, Bồ Tát chẳng thấy pháp là ngã, chẳng thấy pháp là ngã sở.  Ở trong pháp ấy không ngã pháp không ngã sở pháp.  Vì rời lìa ngã, ngã sở nên Bồ Tát biết thân không, vì thân không nên chúng sanh không.  Tại sao, vì trong các pháp ngã và ngã sở còn không huống là chúng sanh.  Bồ Tát vì lìa rời ngã ngã sở như vậy nên biết chúng sanh không. Vì chúng sanh không nên biết sắc ấm không.  Vì sắc ấm không nên thọ tưởng hành thức bốn ấm cũng đều không.  Vì biết các ấm không nên biết đại chủng không, đó là địa thủy hỏa phong hư không và thức đại chủng đều không.  Ðại chủng ấy không có tác giả không có ai sai tạo tác.  Nếu không tác giả thì pháp ấy là không.  Vì biết các đại chủng tướng các đại chủng không nên Bồ Tát biết các nhập không, vì các nhập không nên tướng các nhập không.  Các nhập không tác giả không ai sai tạo tác, nếu không tác giả thì pháp ấy là không.

    Này Phú Lâu Na ! Bồ Tát quán tất cả pháp không như vậy. Lúc quán tất cả pháp không chẳng thấy bổn thể các pháp chỗ có thể sanh được sân.

    Ðây gọi là Bồ Tát đại từ, là từ biết thân không, là từ chúng sanh không, là từ ấm nhập đại chủng không.  Bồ Tát có thể hành đức từ như vậy thì gọi là hành tất cả pháp không từ. Ðây  là Bồ Tát hành nơi đại từ. Bồ Tát nầy rời  lìa tâm ngã ngã sở rất sanh lòng cầu muốn Vô thượng Bồ đề, sanh lòng đại từ đối với chúng sanh.  Nếu có chúng sanh chẳng biết được thiệt tướng như vậy nên Bồ Tát phát đại trang nghiêm.  Tôi cứu họ nên gọi là từ, tôi làm nên gọi là bi.  Bồ Tát thành tựu đại từ như vậy thì có thể ở nơi các chúng sanh có thể làm cứu độ làm chỗ về làm nhà làm chỗ ở có thể làm cứu cánh.  Thế nên Bồ Tát phải tu hành đại từ như vậy chẳng tham trước nơi chúng sanh cũng chẳng sân hận.  Ðây gọi là Bồ Tát chúng sanh không từ chẳng có sân hận.

    Này Phú Lâu Na ! Nếu Bồ Tát nhơn nơi đức từ nhơn nơi lợi ích nhơn nơi pháp không có thể vào tất cả pháp bất sanh bất diệt thì gọi là Bồ Tát thường hành đại từ.  

    Bồ Tát thông đạt các pháp như vậy thì các ma, ma dân và ma sở sử đều chẳng phá hoại được.

    Bồ Tát thành tựu pháp ban đầu này thì có thể dứt được triền phược trong tất cả công đức, do đây được Bình đẳng Ba la mật".

    Ðức Thế Tôn muốn sáng tỏ sự ấy mà nói kệ rằng:

       "Bồ Tát thường tu từ
       Mà quán không như vậy
       Biết ấm nhập giới ly
       Trong đây không có ngã
       Hai pháp ngã ngã sở
       Cũng quyết định chẳng có
       Vì chẳng được các pháp
       Mà tu hành từ tâm
       Chẳng y chỉ các pháp
       Cũng chẳng phải chẳng y
       Ðây gọi các Phật đạo
       Các pháp chẳng y chỉ
       Hay được vô thượng nhẫn
       Nhẫn thiệt tướng các pháp
       Các pháp không sanh diệt
       Hay thông đạt lý ấy
       Những người có trí lớn
       Thân cận nơi pháp ấy
       Thường được thân sắc đẹp
       Cũng được lạc thuyết biện
       Thường được gặp chư Phật
       Biết nghĩa lợi các pháp
       Vì thế Bồ Tát này
       Ðược đạo thượng vô vi.

     Lại này Phú Lâu Na !  Hai là đại Bồ Tát chuyên cần cúng dường cung kính chùa tháp chư Phật, dùng hương quí hoa đẹp thơm các chuỗi ngọc phan lọng kỹ nhạc các loại đồ cúng để cúng dường.  Bồ Tát thành tựu pháp thứ hai này thì có thể đầy đủ tất cả công đức".

     Ðức Thế Tôn muốn sáng tỏ nghĩa này mà nói kệ rằng :

    "Bồ Tát dùng hoa hương
       Và phan lọng thượng diệu
    Cúng dường chùa tháp Phật
       Ðể cầu thượng trí huệ
       Do duyên công đức này
       Báo thân thường đoan chánh
       Của nhiều châu báu đủ
       Quyến thuộc đều thành tựu
       Quyết định nơi Bồ đề
       Thường an trụ nơi pháp
       Nơi nơi chỗ thọ sanh
       Công đức càng cao thêm
       Các vua chúa đều kính
       Trời Rồng Thần thường mến
       Tất cả các chúng sanh
       Cũng đều chung cung kính
    Nếu người cúng dường Phật
       Hiện tại hoặc nhập diệt
       Sanh ra được cúng dường
       Thường ở chỗ không nạn.

    Lại này Phú Lâu Na ! Ba là đại Bồ Tát thường phải chuyên cần cúng dường chánh pháp.  Sao gọi là chánh pháp ? Thế nào gọi là cúng dường chánh pháp ?

    Ðó là Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Tứ thiền, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác ý, Bát chánh đạo, Chỉ quán, Minh giải thoát, Ba giải thoát môn, Tận trí vô sanh trí, đây gọi là chánh pháp.

    Ở trong các pháp ấy đúng như lời mà thật hành tùy thuận chẳng trái nghịch sanh dục nguyện tinh tấn đầy đủ tu tập, đây gọi là cúng dường chánh pháp.

    Lại chánh pháp là các kinh như vậy.  Cúng dường pháp là tin hiểu suy tư phân biệt tùy thuận tâm chẳng trái nghịch.

    Bồ Tát thành tựu pháp thứ ba này thì có thể được thành tựu đầy đủ tất cả công đức".

    Ðức Thế Tôn muốn sáng tỏ nghĩa này mà nói kệ rằng:

       "Thường siêng cúng dường pháp
       An trụ đúng như lời
       Nghe pháp không thâm diệu
       Tâm thuận không trái nghịch
       Do đó thân đoan chánh
       Ðược lạc thuyết  biện tài
    Như pháp được Phật khen
       Do đây càng cao thêm.

    Lại này Phú Lâu Na ! Bốn là đại Bồ Tát chuyên cần cúng dường Thánh chúng đệ tử Như Lai.  Dùng hương hoa chuỗi ngọc phan lọng y phục thức ăn uống đồ nằm y dược các vật cần dùng hoặc xây Tăng phòng, hoặc lập vườn rừng, hoặc dọn chỗ kinh hành, hoặc sắm ao tắm, hoặc là giếng suối, hoặc người giúp việc, đem các thứ như vậy cúng dường Thánh chúng.

    Bồ Tát thành tựu pháp thứ tư này thì có thể được đầy đủ tất cả công đức".

    Ðức Thế Tôn muốn sáng tỏ nghĩa này mà nói kệ rằng :

       "Ðồ cúng dường vô thượng
       Ðem cúng dường thánh chúng
       Do duyên công đức này
       Sanh ra được giàu có
       Thân sắc thường đoan chánh
       Cũng được lạc thuyết biện
       Ðầy đủ các công đức
       Trí huệ càng cao thêm
    Tâm cúng dường chánh trực
       Không có ngã ngã sở
       Do nhơn duyên trí này
       Sanh ra được cúng dường
    Ðược chư Phật khen ngợi
       Thường thân cận bốn pháp
       Sanh ra thường tôn quí
       Công đức càng cao thêm".            
 
XVII
PHÁP HỘI
PHÚ LÂU NA
Thứ mười bảy

Hán dịch :  Dao Tần, Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch:  Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

PHẨM CỤ THIỆN CĂN
THỨ TƯ

     Ðức Phật bảo Huệ Mạng Phú Lâu Na : "Ðại Bồ Tát phát tâm Ðại thừa thường phải tu tập thân cận bốn pháp thì có thể nhiếp hết tất cả pháp lành cũng có thể đầy đủ cả căn lành.  Những gì là bốn pháp ?

     Này Phú Lâu Na !  Thiện nam thiện nữ phát tâm Ðại thừa gần gũi tu tập thật  hành pháp nhẫn nhục.  Lúc tu hành pháp nhẫn nhục như vậy, do vì như tâm bình đẳng thì được Bình đẳng Ba la mật, cũng được tất cả chúng sanh Bình đẳng Ba la mật. Bồ Tát ấy được tâm Bình đẳng Ba la mật, trí Bình đẳng Ba la mật, hoặc đi hoặc đứng hoặc ngồi hoặc nằm hoặc thức hoặc ngủ, bấy giờ có người mang bình phẩn hoặc bình độc , bình nước sôi, hoặc các thứ rác rưởi, hoặc than lửa tro nóng, hoặc cứt đái đến đổ trút lên đầu lên thân, đối với sự gia hại này, Bồ Tát chẳng nên sân hận mà tâm phải tán loạn, chẳng nên tự nói tôi có tội gì, cũng chẳng dùng ác tâm nhìn họ, chỉ nên nhứt tâm cầu pháp tự lợi, ở nên sự đang tu tập chuyên tâm chẳng bỏ rời.  Phải điều phục tâm mình thế này : Người đó cớ chi mang các thứ ấy đổ trút lên đầu lên thân ta, thân ta chẳng vì các vật ấy mà phải đau khổ.  Phải quan sát các pháp nhơn duyên như vầy : Ai mang vật đến , vật ấy đổ cho ai, vật gì đổ cho người nào.  Suy gẫm như thiệt như vậy chẳng thấy có pháp nào là người mang cho, là người lãnh thọ, cái gì là vật.  Chánh niệm quan sát suy gẫm như vậy vì nhận thấy đây kia đều bất khả đắc nên tất cả pháp cũng đều bất khả đắc đều chẳng thấy có được.  Vì Bồ Tát chẳng được và chẳng thấy tất cả pháp nên chẳng sanh lòng sân hận.

     Nếu lúc suy xét như trên mà vẫn còn có niệm sân hận khởi lên thì Bồ Tát lại phải chánh niệm suy xét thế này : Do chạm xúc gì khiến thân ta đau, các thứ chạm xúc ấy nó chạm xúc chỗ nào, chạm xúc nơi thân hay chạm xúc nơi tâm.  Nếu nó chạm xúc nơi thân, thì thân như cỏ cây ngói đá bóng tượng không hay không biết chẳng phải đây chẳng phải kia.  Nếu nó chạm xúc nơi tâm, thì tâm không hình sắc niệm niệm sanh diệt chẳng tạm dừng chẳng phải đây chẳng phải kia, chỉ do hư vọng ghi nhớ phân biệt  mà nói là khổ là vui là chẳng khổ vui, nay ta chẳng nên sanh khởi ghi nhớ phân biệt hư vọng ấy, nay ta phải quán bình đẳng thiệt tướng, ta phải tu tập việc làm của hiền thánh, chẳng nên theo việc làm của phàm phu.  Những gì là việc làm của hiền thánh, đó là xa rời giải thoát đối với các pháp, ta vì xa rời mà học chớ chẳng phải vì hòa hiệp mà học.  Lòng ghi nhớ phân biệt hư vọng ấy đều là hòa hiệp.  Là ai hòa hiệp, là tham dục sân hận  ngu si hòa hiệp.  Sao gọi là tham dục sân hận ngu si hòa hiệp, do vì thân si, thân kiến si, vì tham thân kiến nên lúc thân bị khổ thì giận thù người kia đây gọi là sân hận hòa hiệp , có người vì thân kiến si vì tham thân kiến, vì chẳng vừa ý mà sân hận người kia đây gọi là ngu si hòa hiệp.  Nếu người bị ba độc trói buộc mà hoặc phát khởi những tội nghiệp như vậy thì chư Phật chẳng cứu được huống là người khác, ta phải khéo quán các pháp nhơn duyên, quán các pháp không.
     

     Bồ Tát tuỳ thuận quán các pháp nhơn duyên như vậy chẳng thấy pháp có, ai hại ai chịu dùng vật gì để hại.

     Bấy giờ Bồ Tát nên suy nghĩ rằng : Tất cả các pháp từ nhiều duyên mà sanh vốn không tự tánh quyết định bất khả đắc, tại sao ta lại ở trong pháp hư vọng vô sở đắc mà có được pháp tác nghiệp để sanh sân hận phát khởi hành nghiệp.  Nay ta phải sanh lòng không sân hận mà tu hành pháp vô tác vô khởi vô sanh, ta phải quán pháp không, chẳng chìu theo tâm ý chấp kiến.  Nay ta phải quán pháp bất tác bất khởi vô sanh, chẳng nên y chỉ pháp tác khởi.  Ta phải suy gẫm các pháp đúng như thiệt.  Nay ta chẳng nên ở trong hư vọng vô sở hữu này mà cưỡng khởi tác, gì là cưỡng khởi tác, đó là sân hận.  Tại sao, vì y chỉ nơi pháp thì có sân hận, nay ở trong các pháp thiệt tướng cứu cánh không, không có pháp bổn thể để có y chỉ được.

     Bồ Tát  suy gẫm các pháp như vậy thì tâm vắng bặt chẳng khởi sân hận.

     Lại nữa, lúc Bồ Tát đi đứng nằm ngồi, hoặc lúc thức lúc ngủ, bấy giờ có người đến mang hương hoa thơm đẹp rải lên thân, hoặc đem những vòng hoa chuỗi ngọc phủ lên thân, hoặc đem y phục mịn đẹp trùm lên thân, hoặc đem phan lọng che lên trên, hoặc đem hương hoa châu báu cõi trời đắp lên thân, hoặc đem dưng các đồ uống ăn ngon ngọt, Bồ Tát đối với các sự cúng dường ấy chẳng nên ưa thích mà sanh lòng tham trước, chẳng vì sự việc ấy mà thân phụ người kia tùy thuận ý họ qua lại thăm viếng, chẳng nên thiên vị mà sanh ái trước.  Bồ Tát đối với sự việc ấy nên dùng tâm bình đẳng thông đạt các pháp bình đẳng.  Phải suy nghĩ rằng:  Ðối với các chúng sanh ta chẳng nên sân hận, chẳng nên thương nhớ, tại sao, vì ghét thương hai thứ đều là phiền não. Nay ở đây ta chẳng nên sanh lòng thương yêu, ta phải khéo thông đạt các pháp đúng thiệt.  Ở trong các phiền não, chỗ hòa hiệp của ái duyên là tối trọng, phiền não này sâu đến xương tủy, nghĩa là ở trong pháp hay sanh kiết sử tâm ái nhiễm trước, đối với sự ái trước nếu chẳng vừa ý thì sanh sân hận.  Mọi người đều tự có lòng dục nhiễm ái trước thân mình, có ai đến xâm não thì sanh sân hận.  Do đây mà biết sân hận là quả của ái nhiễm, còn tham ái là quả của người si.  Nay ta phải xa rời tâm ác ái nhiễm, đối với các pháp không hề tham trước.

     Ta chẳng vì tham dục mà học, chẳng vì sân hận mà học, chẳng vì ngu si mà học.  Ta phải rộng học các pháp chơn thiệt.  Ðối với các pháp tướng thì quan sát đúng như thiệt, theo đúng như lời mà tu hành như thiệt.  Chỉ nên y chỉ nghiệp báo, đối với các sự bị hại và cúng dường đều phải biết đó là duyên lành của nghiệp nhơn thuở trước, vì thế nên ở trong sự tùy thuận chẳng sanh mừng thích, trong sự trái nghịch chẳng sanh sân hận, chỉ giữ lòng thanh tịnh không hề thương ghét chẳng để tâm mình theo các pháp ác tham sân si.

     Bồ Tát thành tựu các pháp ban đầu này thì có thể được đầy đủ tất cả công đức".

     Ðức Thế Tôn muốn sáng tỏ nghĩa ấy mà nói kệ rằng :

       "Phật thường khen trí huệ
       Cũng khen người trì giới
       Ðề cao tu nhẫn nhục
       Cũng luôn ngợi đa văn
       Phật khen làm pháp lành
       Người từ tâm ái ngữ
       Vì lợi ích chúng sanh
       Tùy nghi khen công đức
       Phật thường quở ngũ dục
       Người sân hận ngu si
       Ganh ghét kiêu dua vạy
       Trược loạn hại chúng sanh
       Lòng lười nhác giải đãi
       Ngang ngỗ khó cùng nói
       Bội ơn không đền đáp
       Việc nhỏ giận hờn to
       Kẻ tham cầu lợi dưỡng
       Muốn mình được tài lợi
       Chẳng muốn người khác được
       Hạng này Phật chẳng khen
       Nơi lợi dưỡng ít trí
       Tự muốn ganh người được
       Khổ sầu thấy người được
       Hạng này Phật chẳng khen
       Vì cầu được lợi dưỡng
       Chuyển đổi các oai nghi
       Cách sống ấy chẳng sạch
       Rời rất xa Phật pháp
       Người chẳng chuyên hành đạo
       Có các lỗi lầm ấy
       Những ác nghiệp đạo ấy
       Không một việc đáng khen
       Chẳng dứt ác ngã kiến
       Tâm tham ái thì nhiều
       Vì tâm nhiều tham ái
       Nên siêng cầu lợi dưỡng
       Bồ Tát tự nghĩ rằng
       Nhẫn nhục lợi chúng sanh
       Xô dẹp tâm cương cường
       Mau được thành Phật đạo
       Tôi phải tu tâm từ
       Nhẫn nhục thương chúng sanh
       Mà biết các pháp không
       Do duyên sanh vô ngã
       Cớ sao có các pháp
       Pháp ấy khởi nơi tâm
       Vọng tưởng sanh sân hận
       Chẳng nhớ nó liền không
       Vọng tưởng sanh tam giới
       Thân nối nhau chẳng tuyệt
       Chẳng vọng tưởng phân biệt
       Thì không có lỗi ấy
       Thường suy xét các pháp
       Biết nó từ duyên sanh
       Thường quán các pháp không
       Mà hay độ mọi loài
       Chúng sanh phá giới khổ
       Bị kiêu mạn làm hại
       Dạy họ pháp diệt khổ
       Có nhiều lợi ích lớn
       Nếu có kẻ phương Ðông
       Nam Tây Bắc bốn hướng
       Tay cầm bình cứt đái
       Ðổ trút lên đầu tôi
       Tôi chẳng sanh lòng giận
       Ai hại ai chịu lấy
       Cái gì gọi là ta
       Siêng tinh tấn quan sát
       Chẳng giận hờn nhìn họ
        Tội gì mà hại tôi
        Chỉ sanh lòng chánh niệm
        Biết là nghiệp thuở trước
       Từ tâm thương xót họ
       Biết là nghiệp thuở trước
       Nay nhận quả báo này
       Trả xong chẳng gây nữa
       An trụ trong Phật đạo
       Người khác không có sự
       Khinh hủy làm khổ não
       Ðây tất là ác nghiệp
       Dầu lâu mà chẳng mất
       Chúng sanh tại thế gian
       Luôn tạo nghiệp thiện ác
       Nay tôi chịu khổ này
       Nên biết do nghiệp trước
       Nếu giận mắng hại họ
       Sau lại thọ quả khổ
       Ðâu nên đem khổ hại
       Mà hại lại người kia
       Phải cầu pháp vô thượng
       Cầu rồi dạy lại người
       Ðộ thoát tất cả loài
       Ra khỏi tất cả khổ
       Nếu người đem hương hoa
       Châu báu cúng dường tôi
       Chẳng nên sanh lòng tham
       Phải tập quán bình đẳng
       Ghét thương thì trái đạo
       Phải thường tu tâm xả
       Nên chánh quán các pháp
       Ai làm ai chịu lấy
       Tất cả pháp đều không
       Nội không ngoại cũng không
       Không chẳng có làm chịu
       Tất cả đều vô ngã
       Không chẳng có tham sân
       Không chẳng có phiền não
       Cũng không có thanh tịnh
       Rời cấu tịnh là không
       Trong không chẳng phân biệt
       Không chẳng có các tánh
       Không thường không vô tướng
       Ðây là đạo thanh tịnh
       Giả sử có người đến
       Chặt đứt rời thân tôi
       Trọn chẳng sanh lòng giận
       Biết do nghiệp thuở trước
       Chúng sanh gây thiện ác
       Theo nghiệp tự thọ quả
       Chắc đời trước tôi ác
       Nay phải chịu báo khổ
       Nay chịu lấy khổ báo
       Quán thân như bóng tượng
       Bọt nước ảo hóa mộng
       Là không tất cánh không
       Nếu có người thành tâm
       Giúp đỡ nuôi dưỡng tôi
       Phải nhớ báo ơn họ
       Mà chẳng sanh lòng mừng
       Cúng dường chẳng vui mừng
       Mắng hại chẳng giận hờn
       Mừng giận đều chướng ngại
       Chẳng phải đạo chơn chánh
       Phải xa rời tất cả
       Lòng tham ái sân hận
       Thường phải tu không tịch
       Dứt hết các chướng ngại
       Nhẫn nhục gốc thập lực
       Chư Phật thần thông nguyện
       Trí vô ngại đại bi
       Ðều do nhẫn làm gốc
       Tứ đế niệm chánh cần
       Căn lực giác đạo  phần
       Ðều dùng nhẫn làm gốc
       Người trí nên tu nhẫn
       Phật tại Ba La Nại
       Chuyển pháp luân vô thượng
       Cũng lấy nhẫn làm gốc
       Chư Phật thường khen nhẫn
       Các ông cũng phải tu
       Không nhẫn vô sanh diệt
       Các pháp tướng thường không
       Thì được Phật công đức.

     Lại này Phú Lâu Na ! Ðại Bồ Tát có thể rời lìa ngũ dục, thường thích xuất gia tâm thuận xuất gia xu hướng xuất gia chẳng ham ngũ dục.  Ðược xuất gia rồi rời chốn ồn ào náo ở xa nơi núi rừng chẳng mất pháp lành.   Bồ Tát thành tựu pháp thứ hai này thì hay đầy đủ tất cả công đức".

     Ðức Thế Tôn muốn sáng tỏ nghĩa này mà nói kệ rằng:

       Lòng thường thích xuất gia
       Mà hay thường xuất gia
       Thường thích ở núi rừng
       Chỗ tăng ích công đức
       Ở tại chỗ rảnh vắng
       Thì lìa năm dục lạc
       Nơi ấy không ồn náo
       Không mất duyên pháp lành
       Không phải bận chuyện trò
       Ðến lui thăm viếng nhau
       Ưa rảnh rang vắng vẻ
       Ðược chư Phật khen ngợi
       Vì thế chư Bồ Tát
       Phải thường ở rảnh vắng
       Chớ tham ưa thành thị
       Chỗ sanh tâm lợi dưỡng
       Nếu được lợi thì mừng
       Nếu mất sanh lo buồn
       Người này dầu cúng Phật
       Chẳng gọi là cúng dường
       Muốn trừ các lỗi này
       Phải thường lìa lợi dưỡng
       Xa lìa ở rảnh vắng
       Tu tập các pháp không.

     Lại này Phú Lâu Na !  Bồ Tát thường học cầu pháp.  Cầu được rồi đọc tụng.   Ðó là cầu tịnh giới các pháp đầu đà tế hạnh, chẳng cầu những pháp đa dục không chán đủ.  Cầu pháp diệt tham dục, chẳng cầu thêm tham dục.  Cầu pháp phá sân chẳng thêm sân.  Cầu dứt ngu si chẳng thêm ngu si. Cầu trừ kiêu mạn chẳng thêm kiêu mạn.  Cầu phá ngã mạn chẳng thêm ngã mạn.  Cầu hết ngã ngã sở chẳng thêm ngã ngã sở.  Cầu pháp vô ngã chẳng y chỉ ngã nhơn chúng sanh thọ mạng.  Thường cầu pháp hay được trí huệ lớn chẳng cầu pháp thối thất đại trí huệ.  Thường cầu pháp để được trí huệ vô thượng chẳng cầu pháp để được trí huệ nhỏ.  Cầu pháp được tất cả công đức chẳng cầu pháp chẳng đủ công đức.

     Cầu các pháp như vậy, được rồi tư duy cháng quán làm đúng theo lời đem dạy lại người, chẳng cầu thế lợi danh tiếng khen ngợi, siêng dạy các chúng sanh  cho họ an trụ trong pháp ấy.

     Bồ Tát thành tựu pháp thứ ba này thì có thể được đầy đủ tất cả công đức".

     Ðức Thế Tôn nói kệ rằng :
    "Bồ Tát thích xuất gia
    Trì giới hạnh đầu đà
    Do đó sanh trí huệ
    Mưa trí thêm các dòng
    Ðược pháp thâm tịnh rồi
    Chánh niệm suy ý nghĩa
    Ở trong các pháp ấy
    Làm được đúng như lời
    Thường dùng tâm thanh tịnh
    Giảng rộng lại cho người
    Lợi ích các chúng sanh
    Lòng không chút hy vọng
    Ðược mùi vị công đức
    Tụ ở trong pháp ấy
    Cũng khiến người được ở
    Do đây tăng Phật pháp
    Nếu trong vô lượng kiếp
    Tập họp các công đức
    Ðều khiến hiện ra trước
    Nhiếp vào Bồ Tát đạo
    Nên phải cầu thâm pháp
    Ðược chư Phật khen ngợi
    Thường nói cho chúng sanh
    Do đây sanh công đức.

     Này Phú Lâu Na ! Ðại Bồ Tát an trụ trong pháp trì giới đầu đà thì có thể đầy đủ thiện căn công đức.

     Này Phú Lâu Na ! Quá khứ lâu xa vô lượng vô biên số kiếp, có Phật hiệu Di Lâu Kiện Ðà Như Lai Ứng Cúng Chánh Ðẳng Chánh Giác thọ sáu ngàn tuổi, một hội thuyết pháp có tám mươi ức Tỳ Kheo đắc quả A La Hán, sau khi Phật nhập diệt, pháp trụ năm trăm năm.  Phật ấy nhập niết bàn rồi, trong bảy ngày, các đại đệ tử cũng đều nhập diệt theo Phật.

     Này Phú Lâu Na ! Ðức Phật Di Lâu Kiện Ðà xuất thế cũng đủ năm thứ trược như ta hiện nay vậy.  Sau khi chư đại A La Hán đệ tử Phật diệt độ, có nhiều chúng sanh nghĩ rằng : Trong pháp Sa Môn an ổn khoái lạc sao ta chẳng cùng xuất gia.  Họ nghĩ như vậy rồi đều cạo bỏ râu tóc mặc pháp phục xuất gia.  Sau khi xuất gia họ chỉ làm ba việc : Một là thường qua lại nhà bạch y, hai chỉ tham cầu lợi dưỡng  để sinh sống, ba là chuyên lo mập béo mà không tu phước huệ.  Họ chỉ làm ba việc ấy mà chẳng tu hạnh gì khác.  Sau đó trăm năm, chư đại đệ tử đã diệt độ cả, các Tỳ Kheo ấy phần đông cùng hòa hiệp với người bạch y, đa số phế bỏ các kinh thâm diệu trì giới đầu đà các tế hạnh của Phật dạy, họ chẳng còn đọc tụng nữa.  Lúc bấy giờ chúng Tỳ Kheo thích ngũ dục ham ăn uống.

     Quốc Vương thuở ấy chỉ có một Thái Tử tên Ðà Ma Thi Lợi rất được vua quí trọng.  Lúc ở thanh vắng, Thái Tử nghĩ rằng : Ðức Phật Di Lâu Kiện Ðà đắc pháp gì thành Phật, sao nay các đệ tử đều phóng dật làm giống các bạch y.  Lúc suy tư và nghĩ vậy, có Thiên Thần đến ẩn thân mà bảo Thái Tử rằng :  Ðức Phật Di Lâu Kiện Ðà đắc pháp thâm diệu thanh tịnh quyết định.

     Nghe Thiên Thần nói, Thái Tử liền hỏi : Ðức Phật Di Lâu Kiện Ðà đắc pháp thâm diệu thanh tịnh quyết định, pháp ấy thế nào ?

     Thiên Thần đáp :  Pháp ấy không sắc, không thọ tưởng hành thức, không ấm giới nhật, không có ngũ dục cũng không có dục tâm.  Phật đắc pháp ấy và dạy chúng sanh pháp ấy.

     Thái Tử lại hỏi : Tôi có được nghe pháp ấy để được hiểu biết thật hành chăng ?

     Thiên Thần bảo : Ngài siêng tu tinh tấn thì được đó không khó.

     Này Phú Lâu Na !  Thái Tử tự nghĩ nay Thiên Thần khai ngộ cho ta, ta nên xuất gia để cầu pháp thâm diệu ấy.  Thái tử đến trước cha mẹ cúi lạy thưa xin được xuất gia tu hành trong pháp của đức Phật Di Lâu Kiện Ðà.

     Cha mẹ bảo : Nay con cần gì bỏ chúng ta mà xuất gia, vì hiện tại các người xuất gia đều không khác gì hàng bạch y cả.

     Cha mẹ nói kệ bảo Thái Tử :

    Nay các chúng Tỳ Kheo
    Phóng dật thọ ngũ dục
    Canh tác đi buôn bán
    Chẳng khác hàng bạch y
    Hạng nghèo cùng khổ não
    Chẳng lấy gì để sống
    Các hạng người như vậy
    Cầu sống nên xuất gia
    Nay con sanh nhà vua
    Giàu sang đủ ngũ dục
    Châu báu có rất nhiều
    Cần xuất gia làm gì.

     Thái Tử Ðà Ma Thi Lợi nói kệ thưa cha mẹ :

       Con chẳng cầu ngôi sang
       Nếu được cũng lìa bỏ
       Nay con chỉ muốn cầu
       Phật pháp giới thanh tịnh
       Có Thiên Thần khai ngộ
       Khuyên con đi xuất gia
       Thâm pháp của Phật dạy
       Con mong được nghe biết
       Con nghe Thiên Thần dạy
       Lòng con rất vui mừng
       Phật pháp nay muốn diệt
       Con muốn giúp hộ trì.

     Cha mẹ nói kệ bảo Thái Tử :

       Thâm kinh đã diệt hết
       Không có người tụng trì
       Nay con sẽ từ đâu
       Ðược nghe kinh thâm diệu
       Nếu ở trong tứ chúng
       Có người tụng thâm kinh
       Con trước theo họ học
       Rồi sau hãy xuất gia.
     Thái Tử nói kệ thưa cha mẹ :
       Nay con siêng tinh tấn
       Trì giới hạnh đầu đà
    Ở xa trong núi rừng
       Cầu Phật pháp thâm tịnh.

     Này Phú Lâu Na !  Nói kệ xong, Thái Tử Ðà Ma Thi Lợi cúi lạy cha mẹ từ biệt đi xuất gia, cha mẹ lăng yên chẳng ngăn cản được.

     Thái Tử đến chỗ chư Tỳ Kheo cạo bỏ râu tóc mặc cà sa thọ giới rồi hết lòng cung kính bạch chư Tỳ Kheo cầu được nghe pháp của Phật Di Lâu Kiện Ðà đã truyền dạy để tu hành theo.

     Chư Tỳ Kheo bảo rằng : Chúng tôi chẳng nghe pháp của Phật dạy mà chỉ làm theo các ông Hòa Thượng và chư Sư thôi.  Nay ông cũng nên làm theo như vậy.
     Tỳ Kheo Ðà Ma Thi Lợi bảo chư Tỳ Kheo rằng : Các Thầy tất từ nghèo hèn mà xuất gia nên chỉ biết quý trọng cơm áo, những việc của các Thầy làm chẳng khác hàng bạch y.  Các Thầy nên cùng tôi cầu tìm pháp thâm diệu của Phật.

     Chư Tỳ Kheo nói kệ đáp rằng :

       Việc làm của chúng tôi
       Ðều đã được lợi tốt
       Cơm áo rất đầy đủ
       Khỏi phải việc vua quan
       An ổn rất khoái lạc
       Không ai dám khinh mạn
       Nay đều không còn có
       Khổ não như bạch y
       Chính đây là Niết bàn
       Khoái an lạc đệ nhứt
       Ngoài công việc này ra
       Chúng ta không còn cần
       Chúng ta có nhiều y bát
       Thuốc men vật dụng nhiều
       Thí chủ thường cung cấp
       Nhà đàn việt cũng đông.

     Nghe lời đáp của chư Tỳ Kheo, Ðà Ma Thi Lợi buồn rầu rơi lệ đến xin các tinh xá khác  bạch thưa cũng đều được chư Tăng đáp như trên, liền bỏ chư Tỳ Kheo một mình vào núi sâu, chỗ rừng rậm xa vắng, nhứt tâm chí thành cầu pháp thâm diệu của Phật.

     Trước đó, trong hàng đại đệ tử của Phật có một đại A La Hán đủ tam minh lục thông bát giải thoát tên là Kiên Lao, như Ma Ha Ca Diếp hiện nay.  Kiên Lao A La Hán ấy ở thâm sơn khắc lời kệ lên vách đá :

       Sanh tử chẳng dứt được
       Là do nơi tham dục
       Nuôi thù vào gò mả
       Luống phải chịu đau khổ
       Thân thúi như tử thi
       Chín lỗ chảy bất tịnh
       Ngu si tham luyến thân
       Chẳng khác giòi tham phẩn
       Nhớ tưởng vọng phân biệt
       Là gốc sanh ngũ dục
       Người trí chẳng phân biệt
       Thì ngũ dục đoạn diệt
       Tà niệm sanh tham trước
       Tham trước sanh phiền não
       Chánh niệm không tham trước
       Phiền não khác cũng hết.

     Tỳ Kheo Ðà Ma Thi Lợi vào hang núi thấy bốn bài kệ khắc trên vách đá liền đọc tụng và suy gẫm ý nghĩa, không bao lâu được ngũ thần thông.  Sau đó Tỳ Kheo Ðà Ma Thi Lợi đến chỗ trước kia trà tì Phật Di Lâu Kiện Ðà đảnh lễ hữu nhiễu ba vòng rồi ngồi kiết già phát thệ rằng :  Nếu tôi không thấy Phật và chẳng nghe các pháp khác thì chẳng dậy rời khỏi chỗ ngồi này.

     Này Phú Lâu Na ! Thiên Ðế Thích Ðề Hoàn Nhơn tụng trì kinh Bát Bá Thiên Môn Của Phật Di Lâu Kiện Ðà truyền.  Thiên Ðế biết Ðà Ma Thi Lợi rất mến chánh pháp, liền từ trời Ðao Lợi xuống trước Ðà Ma Thi Lợi tuyên đọc kinh Bát Bá Thiên Môn, lại truyền cho các kinh Tứ Ða Văn Bổn Cú, Thất Chủng Trọng Cú, Thập Tứ Môn Cú.  Nghe xong, Ðà Ma Thi Lợi tụng trì, ở trong các pháp được trí huệ sáng suốt, tự nhiên thông thuộc các kinh thâm diệu thanh tịnh nghĩa không nghĩa ly của Phật Di Lâu Kiện Ðà.  Ðức Phật ấy cũng hiện thân cho Ðà Ma Thi Lợi thấy và hiện chúng Tỳ Kheo cả tinh xá phóng giường đại hội tứ chúng Thiên Long Bát Bộ đều khiến được thấy cả.

     Tỳ Kheo Ðà Ma Thi Lợi ở trong các pháp được trí huệ nhãn, rời chỗ ngồi đi du hành lần về đến bổn quốc, vì cha mẹ và quyến thuộc giảng nói các kinh thâm diệu thanh tịnh nghĩa không nghĩa ly, ca ngợi công đức Tam bảo Phật Pháp Tăng.

     Nghe pháp ấy xong, Vương phụ Vương mẫu các cung nhơn các quan thuộc sanh lòng tin cung kính thưa với Tỳ Kheo Ðà Ma Thi Lợi xin được xuất gia trong pháp Phật Di Lâu Kiện Ðà.

     Bấy giờ có đến tám vạn bốn ngàn người đồng xuất gia theo Quốc Vương và Phu Nhơn và đồng lấy hiệu là Ðà Ma Thi Lợi.

    Tỳ Kheo Ðà Ma Thi Lợi làm cho pháp của Phật Di Lâu Kiện Ðà trở lại thạnh hành, rất nhiều chúng sanh được an trụ trong ấy. Ðó là do tâm đại từ bi nguyện hộ Phật pháp từ đời trước của Tỳ Kheo ấy.  Ðà Ma Thi Lợi đi khắp nơi, từ tụ lạc này đến tụ lạc khác, từ thành này đến thành khác, từ nước này đến nước khác, tuyên nói giảng giải các kinh pháp thâm diệu thanh tịnh nghĩa không nghĩa ly của Phật Di Lâu Kiện Ðà và xưng dương ca ngợi công đức của Tam bảo Phật Pháp Tăng.  Tỳ Kheo ấy rất được mọi người cung kính tôn trọng cúng dường danh tiếng khắp nơi.

     Làm lợi ích cho rất nhiều người rồi, Ðà Ma Thi Lợi mạng chung theo bổn nguyện sanh trở lại nhà vương gia cõi này tên là Ðắc Niệm xuất gia trong pháp của Phật Di Lâu Kiện Ðà, bấy giờ cách đức Phật ấy diệt độ ba trăm năm.  Do bổn nguyện túc mạng trí nên Tỳ Kheo Ðắc Niệm tự nhiên lại được các môn cú các đà la ni cũ.  Do sức của đà la ni nên các kinh chưa từng nghe mà có thể tuyên nói giảng rộng cho chúng sanh, chẳng giảng nói các kinh pháp đã được nói nơi tiền thân lúc còn là Tỳ Kheo Ðà Ma Thi Lợi.

     Này Phú Lâu Na !  Lúc ấy trong chúng Tỳ Kheo Ðà Ma Thi Lợi, những người thiện căn sâu dầy trí huệ sáng suốt, nghe kinh pháp của Ðắc Niệm nói đều tùy hỷ tin nhận cung kính cúng dường thủ hộ.  Những người ngu tối thiện căn mỏng cạn thì chẳng tin trái nghịch bảo rằng :  Các kinh ấy chúng tôi chưa nghe Hòa Thượng các Thầy giảng dạy, cũng chẳng nghe Ðại Sư Ðà Ma Thi Lợi nói.

     Này Phú Lâu Na !  Các người có trí huệ sâu y chỉ nơi ý nghĩa mà chẳng theo ngữ ngôn.  Và y chỉ nơi ý nghĩa nên chẳng trái nghịch.  Vì chẳng trái nghịch nên hộ trì pháp của Phật Di Lâu Kiện Ðà và cung kính thủ hộ Tỳ Kheo Ðắc Niệm, số này có đến tám mươi na do tha người gồm đủ tứ chúng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di.  Bấy giờ chia làm hai bộ chúng : Một tên chúng Tỳ Kheo Ðà Ma Thi Lợi, hai tên chúng Tỳ Kheo Ðắc Niệm.

     Tỳ Kheo Ðắc Niệm chẳng nói chính mình là Tỳ Kheo Ðà Ma Thi Lợi.  Tại sao, vì mọi người đều cho Ðà Ma Thi Lợi chứng quả A La Hán chẳng phải Bồ Tát, còn Tỳ Kheo Ðắc Niệm thì mọi người đều gọi là Bồ Tát, nếu tự nói ra sợ mọi người nghi hoặc.

     Lợi ích chúng sanh xong, Ðắc Niệm Tỳ Kheo mạng chung theo bổn nguyện sanh lại cõi này nơi nhà Trưởng giả tên là Gia Xá, do bổn nguyện nên nhớ biết túc mạng mới bảy tuổi đã xuất gia tu hành được các đà la ni, bấy giờ là thời kỳ bốn trăm năm sau đức Phật Di Lâu Kiện Ðà diệt độ.

     Này Phú Lâu Na ! Do sức đà la ni nên Gia Xá có thể vì mọi người giảng thuyết các kinh trước chưa từng nghe.  Torng chúng Ðà Ma Thi Lợi và chúng Ðắc Niệm, những người thiện căn sâu dày nghe pháp của Gia Xá nói đều rất vui mừng được pháp lạc.  Những người này y nghĩa chẳng y lời nghe Gia Xá thuyết pháp thâm diệu hiệp đệ nhứt nghĩa liền tin nhận thọ trì đọc tụng y theo tu hành.  Còn những Tỳ Kheo ám độn thiện căn mỏng cạn thì chẳng tin mà bảo rằng :  Pháp của Gia Xá nói, chúng tôi chưa từng nghe Hòa Thượng các Thầy nói, cũng chẳng nghe Ðại Sư Ðắc Niệm Bồ Tát dạy.

     Này Phú Lâu Na !  Các Tỳ Kheo tin thọ theo pháp của Gia Xá đều bị các Tỳ Kheo chẳng tin thọ trong hai chúng Ðà Ma Thi Lợi và Ðắc Niệm ganh ghét xa lánh, họ hủy báng là chẳng phải pháp Phật nói, chẳng phải lời Ðại Sư dạy.

     Gia Xá Tỳ Kheo rộng truyền pháp của Phật Di Lâu Kiện Ðà từ một tụ lạc đến một tụ lạc, từ một thành đến một thành, từ một nước đến một nước, sau đó mạng chung theo bổn nguyện lại sanh vào cung vua cõi này, lúc sanh chư Thiên ở hư không xướng rằng :  Vương Tử này sẽ lợi ích lớn cho chúng sanh, do theo lời xướng ấy mà đặt tên cho Vương tử mới sanh là Ðạo Sư.  Ðến năm mười bốn tuổi Vương Tử Ðạo Sư xuất gia, bấy giờ là thời kỳ năm trăm năm sau đức Phật Di Lâu Kiện Ðà diệt độ.  Tỳ Kheo Ðạo Sư ấy hiểu biết rộng thông thuộc nhiều kinh sách văn từ thanh biện thuyết pháp rất khéo giỏi.  Từ một tụ lạc đến một tụ lạc, từ một thành đến một thành, từ một nước đến một nước, Tỳ Kheo Ðạo Sư lưu truyền pháp của Phật Di Lâu Kiện Ðà đem lợi ích lớn lại cho nhiều chúng sanh.

     Lúc ấy các chúng Tỳ Kheo Ðà Ma Thi Lợi, Ðắc Niệm và Gia Xá tụ họp đến chỗ Tỳ Kheo Ðạo Sư để huỷ phá.

     Tỳ Kheo Ðạo Sư hỏi chúng Tỳ Kheo rằng Chư Tỳ Kheo các Ngài vấn nạn sự gì, dùng sự gì để hỏi, tại sao mà hỏi ?

     Chư Tỳ Kheo nghe lời ấy đều ưu sầu chẳng vui nín lặng chẳng đáp được, chẳng làm chướng ngại Ðạo Sư được.

     Này Phú Lâu Na !  Tùy theo thọ mạng của Bồ Tát Ðạo Sư tại thế thì Phật pháp xí thạnh, nếu mạng chung thì Phật pháp diệt.  Ðạo Sư giáo hóa tám trăm vạn người phát tâm Vô thượng Bồ đề đều được sanh lên các cõi trời.

     Này Phú Lâu Na ! Tỳ Kheo Ðạo Sư đêm nay mạng chung thì đêm mai pháp diệt.  VÌ pháp của Phật Di Lâu Kiện Ðà diệt nên kinh pháp thâm diệu nghĩa không nghĩa ly thanh tịnh đều diệt hết.

     Này Phú Lâu Na !  Ðại Bồ Tát dùng kinh thâm diệu để thủ hộ Phật pháp có thể tự đầy đủ thiện căn công đức.

     Bồ Tát Ðạo Sư sau khi mạng chung liền sanh về Phật độ ở thế giới thứ mười tại thượng phương hiện có Phật hiệu Thiện Nhãn Như Lai Ðẳng Chánh Giác, liền xuất gia, do thiện căn phước đức đời trước nên trí huệ sáng lẹ, biện tài vô tận vô ngại tu Phật pháp suốt tám vạn bốn ngàn năm, sau khi mạng chung lại sanh gặp đức Phật thứ hai hiệu Nhựt Tăng Kiên Như Lai Ðẳng Chánh Giác cũng xuất gia tu các thiện căn cầu Vô thượng Bồ đề, sau khi mạng chung sanh trở lại cõi ấy gặp đức Phật sau rốt hiệu Bất Không Hành Như Lai Ðẳng Chánh Giác cũng xuất gia lấy tên là Thủ La trong bảy vạn năm siêng tu thiện căn cầu Vô thượng Bồ đề.

     Ðức Phật Bất Không Hành thọ ký rằng :  Sau khi ta diệt độ, Tỳ Kheo Thủ La đây sẽ làm Phật hiệu Vô Ngại Nhãn Như Lai Ðẳng Chánh Giác.

     Này Phú Lâu Na ! Bồ Tát thành tựu pháp thứ ba này thì có thể đầy đủ tất cả công đức ".

     Ðức Thế Tôn muốn sáng tỏ nghĩa ấy mà nói kệ rằng :

       "Bồ Tát nghe pháp sâu
       Thanh tịnh diệu quyết định
       Tự mình hay an trụ
       Cũng nói dạy mọi người
       Thế gian chẳng thấu đáo
       Bồ Tát thường thông suốt
       An trụ trong tịnh giới
       Rộng lợi ích chúng sanh
       Bổn sự và thí dụ
       Ðem Phật đạo dạy người
       Lời chư Phật nói tuyên
       Ðều là pháp quyết định
       Bồ Tát hay tư lợi
       Cũng lợi ích chúng sanh
       Thủ hộ pháp chư Phật
       Dạy Bồ đề cho người
       Việc đúng pháp của người
       Bồ Tát vì họ làm
       Ðem Phật đạo dạy người
       Ðây thì gần chánh giác
       Hộ trì đạo chư Phật
       Rộng lợi ích chúng sanh
       Chư Thiên Long Quỉ Thần
       Trời Người đều tôn kính
       Thế nên được nghe pháp
       Không thâm tịnh thâm diệu
       Phải nhứt tâm suy tìm
       Thì tăng trưởng trí huệ.

     Lại này Phú Lâu Na !  Ðại Bồ Tát đầy đủ công hạnh, do công hạnh đầy đủ nên có thể đầy đủ thiện căn phước đức.  Những gì là công hạnh ?  Ðó là Bồ Tát gần gũi thiện tri thức tu hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định trí huệ phương tiện.  Những ai là thiện tri thức của Bồ Tát ? Ðó là chư Phật, chư A La Hán và chư Bồ Tát có thâm tâm cầu Phật đạo mà từ đó Bồ Tát  này được nghe các kinh pháp thâm diệu và phương tiện giáo hoá.  Các bực ấy đều gọi là thiện tri thức của Bồ Tát.

     Bồ Tát thành tựu pháp thứ tư này thì có thể đầy đủ tất cả công đức ".

     Ðức Thế Tôn nói kệ rằng :

       "Phật nói chư Bồ Tát
       Pháp mà họ phải hành
       Bố thí rồi vui mừng
       Không hề có hối hận
       Vui mừng như thế nào
       Là vui khắp cả thân
       Thường dùng lòng vui ấy
       Mà hành đạo Bồ Tát
       Bồ Tát làm bố thí
       Hồi hướng đạo Bồ đề
       Lợi ích các chúng sanh
       Tự lợi vô biên lượng
       Nếu thấy có người xin
       Lòng tưởng họ như Phật
       Quan niệm người ấy đến
       Ban Phật đạo cho tôi
       Tôi nhơn nơi người ấy
       Thanh tịnh được Phật độ
       Người ấy chỉ bày Phật
       Dạy Phật đạo cho tôi
       Nay tôi gặp người ấy
       Rất được các lợi lớn
       Vui mừng khắp toàn thân
       Chẳng còn vui gì khác
       Nếu có ai đến tôi
       Xa thấy tôi chưa hỏi
       Ngài có cần dùng gì
       Tôi sẽ xin cung cấp
       Nếu họ nói không cần
       Bồ Tát cũng vui mừng
       Vì muốn giáo hoá tôi
       Nên họ nói không cần
       Người ấy đem sở đắc
       Pháp thiểu dục tri túc
       Nay đến khai ngộ tôi
       Khiến được duyên Bồ đề
       Nay tôi nhơn người này
       Lại được dạy pháp lành
       Ngài nói không cần dùng
       Lời ấy tốt lắm vậy
       Nếu họ nói cần dùng
       Vật ấy cấp cho tôi
       Nếu Bồ Tát mà có
       Vui mừng mang trao cho
       Khi đem bố thí rồi
       Sau đó không hề hối
       Do thường niệm Phật đạo
       Nên tâm thường vui mừng
       Bố thí rồi hồi hướng
       Chúng sanh đều có phần
       Khiến đều không chỗ thiếu
       Cho họ được tri túc
       Nếu hành đạo Bồ Tát
       Chúng sanh nghe danh tôi
       Tự nhiên biết thôi đủ
       Chẳng sanh lòng xan tham
       Nay chúng sanh nước tôi
       Thuận đạo đều tri túc
       Bỏ lìa ham ngũ dục
       Ðều thích đi xuất gia
       Vô lượng hạnh như vậy
       Bố thí mà hồi hướng
       Nguyện thường làm bố thí
       Chúng sanh bắt chước tôi
       Bồ Tát làm bố thí
       Dùng từ che chở người
       Tất cả các thế gian
       Không có vui như vậy
       Như Trưởng giả giàu lớn
       Nhiều của tiền trân bửu
       Mà chỉ có một con
       Nhiều năm bỏ đi xa
       Trưởng giả nghe con về
       Vui mừng khắp toàn thân
       Cách xa mà nay về
       Cầm bằng sống trở lại
       Bồ Tát thấy người xin
       Trong lòng rất vui mừng
       Còn hơn Trưởng giả mừng
       Cả mười sáu lần hơn
       Nếu làm được bố thí
       Trong lòng rất vui mừng
       Tâm từ sanh vui ấy
       Vui ấy không gì sánh
       Như vua trị người tội
       Truyền chặt gãy tay chân
       Ðao phủ đem đi giết
       Cất dao sắp chặt xuống
       Vua tha ban chức cao
       Người tội rất mừng vui
       Vẫn chẳng bằng Bồ Tát
       Bố thí được vui mừng
       Lúc Bồ Tát hành đạo
       Chẳng mong cầu phước điền
       Có ai xin liền cho
       Nên được vui vẻ lớn
       Bồ Tát nếu gặp Phật
       A La Hán Duyên Giác
       Cung kính biết khó gặp
       Nên đến siêng cúng dường
       Bồ Tát có oai đức
       Lòng sáng suốt điều thuận
       Thích công đức cầu đạo
       Cúng dường Phật và chúng
       Chẳng đem lòng cung kính
       Phụng sự các thiên thần
       Chỉ kính cúng chư Phật
       Và chư Phật đệ tử
       Nếu có Bích Chi Phật
       Tự nhiên đắc Niết bàn
       Cũng đến kính cúng dường
       Có những công đức ấy
       Bồ Tát cũng biết được
       Phước điền thiện bất thiện
       Những người trí thế gian
       Chẳng kính ngoại đạo ác
       An trụ giữa giới phẩm
       Từ tâm giúp chúng sanh
       Tinh tấn không ai bằng
       Nhẫn trí đa văn rộng
       Làm các công đức ấy
       Bực cao tôn thế gian
       Hay chứng Phật Bồ đề
       Chuyển pháp luân vô thượng
       Bồ Tát hay tu hành
       Ðủ bốn pháp như trên
       Tất cả các thiện căn
       Thảy đều được đầy đủ
       Vô lượng ức số kiếp
       Ðã tu các công đức
       Ðều nhiếp vào đây cả
       Là đạo Bồ Tát tu
       Thế nên chư Bồ Tát
       Phải thường tu tâm từ
       Xuất gia ở núi rừng
       Thích ở chỗ rảnh vắng
       Thường cầu pháp thanh tịnh
       Thậm thâm diệu quyết định
       Bồ Tát hạnh đầy đủ
       Do đây được tăng trưởng". 

XVII
PHÁP HỘI
PHÚ LÂU NA
Thứ mười bảy

Hán dịch :  Dao Tần, Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch:  Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

PHẨM THẦN THÔNG LỰC
THỨ NĂM

     Bấy giờ Ðức Thế Tôn dùng sức thần thông, từ mỗi mỗi lỗ lông trên thân đều phóng ra trăm ngàn vạn ức tia sáng, từ mỗi lỗ lông lại đều phát ra ngọn lửa mạnh lớn như núi Tu Di, từ mỗi lỗ lông lại đều xuất hiện hằng sa chư Phật thuyết pháp.  Toàn hội đại chúng đều thấy khắp cả thần thông lực rộng lớn ấy.

     Hiện thần lực xong, Ðức Thế Tôn nhiếp lại như cũ bảo Huệ Mạng Phú Lâu Na rằng : "Ông có thấy đức Như Lai từ các lỗ lông xuất hiện thần lực như vậy chăng ?".

     -Bạch Ðức Thế Tôn ! Ðã được thấy.

     -Này Phú Lâu Na !  Ðức Như Lai thường có thần lực như vậy không lúc nào thôi bỏ.  Khiến các đệ tử chỉ thấy biết đức Như Lai ở tại đây thuyết pháp.  Mà Như Lai thiệt thường làm Phật sự ở hằng sa thế giới mười phương.  Không lúc nào thôi bỏ, cùng thường thuyết pháp ở các thế giới mười phương.

     Này Phú Lâu Na ! Nếu có người nói lời chơn thiệt : Ai là Vô đẳng dẳng là người vô tỷ tròn đủ phước trí là phước điền vô thượng, rất sâu khó lường, công hạnh vô biên, cất một bước chân tất cả chúng sanh chẳng biết được, chẳng suy lường được tâm gì hạnh gì dở chưn hạ chưn ?  Nên nói chính là đức Phật đây vậy.

     Này Phú Lâu Na !  Tất cả chúng sanh chẳng thể suy lường được đức Như Lai do nghĩ gì tâm gì làm gì mà dở chưn hạ chưn.

     Ðức Thế Tôn muốn sáng tỏ nghĩa ấy mà nói kệ rằng :

       "Ðức Phật do nghĩ gì
       Làm gì dở hạ chưn
       Chúng sanh động bất động
       Ðều chẳng thể biết được
       Thần thông lực vô lượng
       Chỗ làm cũng vô lượng
       Vì công đức vô lượng
       Nên cao tôn đệ nhứt
       Trí huệ lớn vô lượng
       Không ai biết hết được
       Giả sử tất cả người
       Trí huệ thần thông lực
       Ðều như Xá Lợi Phất
       Và giống Ðại Mục Liên
       Cũng chẳng biết được Phật
       Dở chưn và hạ chưn
       Dầu cho tất cả người
       Ðều làm Bích Chi Phật
       Chẳng hiểu Phật một bước
       Huống là thâm pháp khác
       Giả sử vô lượng nhựt
       Hiệp làm một mặt nhựt
       Sáng chẳng bằng tia sáng
       Một lỗ lông của Phật
       Giả sử bảy vạn ức
       Na do tha thế giới
       Mặt nhựt ngang rộng bằng
       Chiếu sáng vô lượng cõi
       Các mặt nhựt lớn ấy
       Số nhiều như hằng sa
       Hiệp làm một mặt nhựt
       Tia sáng bằng Tu Di
    Các mặt nhựt lớn ấy
    Thường chiếu mười phương cõi
    Ðem sánh ánh sáng Phật
    Luốt mất như than đen
    Áng sáng các mặt nhựt
    Chẳng thấu qua lá cây
    Núi sông và vách đá
    Ðều có thể chướng ngại
    Tia sáng của Như Lai
    Tất cả núi Tu Di
    Núi Thiết Vi Kim Cương
    Chiếu thấu qua không chướng
    Quang minh thần thông lực
    Oai đức đều vô lượng
    Ai thấy chẳng phát tâm
    Chỉ trừ kẻ bất tín
    Chúng sanh thấy quang minh
    Thần thông lực của Phật
    Nhiều phát tâm vô thượng
    Nguyện tôi cũng sẽ được
    Bấy giờ Phật mỉm cười
    An Nan liền quỳ thưa
    Thế Tôn cớ sao cười
    Xin xót thương giải đáp
    Ðức Phật bảo An Nan
    Nay chúng sanh thấy Phật
    Hiện thần thông lực lớn
    Phát tâm nguyện làm Phật
    Có đến ba vạn người
    Nguyện hộ trì Phật pháp
    Sau khi Phật diệt độ
    Chúng tôi tụng kinh này
    Những người ấy đời sau
    Ðược nghe kinh pháp này
    Thời giữa và thời sau
    Nghe rồi làm đúng pháp
    Người phát đạo tâm khó
    Sâu ưa Phật pháp khó
    Ðời sau hay tụng trì
    Các kinh này càng khó
    Ngàn vạn ức số kiếp
    Phật xuất thế rất khó
    Trong đời mạt sau này
    Nói kinh này khó hơn".

     Ðức Phật bảo ngài A Nan: "Phật đem kinh này giao phó cho ông lần nữa.  Tại sao, vì trong Diêm Phù Ðề tùy theo chỗ nào có kinh Bồ Tát Tạng như vậy thì chỗ ấy có Phật pháp.

     Này A Nan !  Vì các kinh thâm diệu như vậy nên pháp như thuyết hành cũng diệt.  Vì pháp như thuyết hành diệt nên Phật pháp diệt.

     Này A Nan !  Nay ông nên đem đồ cúng dường đệ nhứt dâng cúng lên Phật.

     Thế nào là hàng đệ tử đem đồ cúng dường đệ nhứt dâng cúng lên Phật ?  Ông chớ cho là những hoa đẹp hương tốt phan lọng chuỗi ngọc y phục kỷ nhạc ca tụng Như Lai là đệ nhứt cúng dường lên Phật.

     Nếu có người được nghe kinh pháp thâm diệu như vậy thọ trì đọc tụng làm đúng như lời thì gọi là đem đồ cúng dường đệ nhứt dâng cúng cung kính tôn trọng ca tụng đức Phật.

     Tại sao ? Vì chư Phật đều cùng cúng dường cung kính tôn trọng nơi pháp mà chẳng quí đồ cúng dường thế gian.

     Này A Nan !  Thế nên nay đức Phật đem kinh pháp này trịnh trọng ân cần giao phó cho ông.

     Này A Nan ! Ðức Phật do học các kinh như vậy mà nay được Vô thượng Bồ đề chuyển pháp luân vô thượng.

     Chư Phật quá khứ, lúc hành Bồ Tát đạo cũng học các kinh như vậy mà được Vô thượng Bồ đề chuyển pháp luân vô thượng.

     Vị lai chư Phật cũng học các kinh như vậy mà được Vô thượng Bồ đề chuyển pháp luân vô thượng

     Hiện tại chư Phật ở mười phương thế giới thuở tu Bồ Tát đạo cũng học các kinh pháp như vậy mà được Vô thượng Bồ đề hiện nay chuyển pháp luân vô thượng.
     Này A Nan ! Vì lẽ ấy nên kinh Bồ Tát Tạng này gọi là kinh chuyển pháp luân, phải nên phụng trì.

     Này A Nan ! Ngày trước ở nước Ba La Nại núi Lê Sư trong Lộc Viên, Phật chuyển pháp luân cho hàng Thanh Văn đệ tử.  Nay ở tại Trúc Viên này, Phật chuyển kinh Bồ Tát Tạng pháp luân bất thối chuyển dứt nghi cho tất cả chúng sanh.

     Này A Nan ! Quá khứ chư Phật cũng đều ở tại địa phận hư không này mà nói kinh Bồ Tát Tạng này.

     Vị lai chư Phật cũng sẽ đều ở tại địa phận hư không này nói kinh Bồ Tát Tạng này.

     Nay đức Phật Vô thượng Bồ đề cũng ở tại địa phận hư không này nói kinh Bồ Tát Tạng này.

     Vì thế nên biết chỗ địa phận này là tháp lớn của Phật, là chỗ cúng dường của Trời Người.

     Này A Nan ! Chỗ địa phận này riêng có công đức bất cộng, đó là quá khứ chư Phật nói kinh thâm diệu tại đây.

     Này A Nan ! Bao nhiêu chúng sanh tham dục sân hận ngu si khi vào Trúc Viên này thì chẳng phát sanh tham sân si.  Ðức Như Lai dâù cũng có ở các tinh xá khác mà những nơi ấy không có công đức như vậy.  Tại sao ? Này A Nan ! Nay các rừng trúc Ca Lan Ðà này, súc sanh nào vào đây thì chẳng phát dâm dục, các chim vào đây chẳng kêu hót phi thời.

     Ðại Vương Bình Sa nước Ma Kiệt ngày xưa lúc đăng vị cùng các thể nữ vào trong vườn này để cùng vui, lúc vào rồi nhà vua tự cảm thấy lòng mình không có ý dục chẳng thích các sự vui đùa, chúng thể nữ cũng đều tự cảm thấy không lòng tham dục vui đùa.

     Bấy giờ nhà vua vui mừng luôn thầm nguyện rằng : Cầu mong thế gian có Phật xuất thế tại nước tôi, tôi sẽ được thấy, thấy rồi kính tin, tin rồi cúng dường.  Tôi sẽ đem vườn trúc này dâng lên Phật.  Phật sẽ ở trong đó, tôi sẽ được nghe pháp.  Tại sao ?  Vì chỉ có bực đáng cúng dường mới nên ở tại vườn này, chẳng phải người ngũ dục nên ở.

     Này A Nan ! Vua BÌnh Sa vào vườn này phát tâm nguyện lành như vậy đều do quá khứ chư Phật ở trong vườn này nói kinh Bồ Tát Tạng.  Vì thế nên công đức của vườn này chẳng cùng hàng với các nơi khác.  Vườn này tất cả Trời Người Bát Bộ đều nên lễ kính.

     Này A Nan ! Vườn này không có ruồi muỗi độc trùng rắn rít đốt cắn.  Nếu nó có ở nơi đây thì chẳng còn tâm độc.  Ðây cũng là công đức bất cộng của Trúc Viên.
     Dầu cả trăm năm, đức Phật khen nói công đức của Trúc Viên cũng không hết.  Nay Trúc Viên này thành tựu vô lượng công đức, nơi khác không có".

     Ngài A Nan bạch rằng : "Bạch Ðức Thế Tôn !  Tôi vốn chẳng biết Trúc Viên này có công đức như vậy.

     Bạch Thế Tôn !  Trước kia tôi chẳng  muốn làm thị giả Phật, nay tôi sám tạ tội lỗi ấy".

     Ðức Phật bảo A Nan : "Lúc ông mới được pháp nhãn thanh tịnh ở các pháp thì đã trừ dứt tội ấy rồi". 

XVII
PHÁP HỘI
PHÚ LÂU NA
Thứ mười bảy

Hán dịch :  Dao Tần, Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch:  Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

PHẨM ÐẠI BI
THỨ SÁU

     Bấy giờ Ngài Ðại Mục Kiền Liên suy nghĩ rằng : Ðức Thế Tôn hi hữu.  Ðức Thế Tôn thành tựu đại bi như vậy hay khéo giải thuyết sự việc của chư Bồ Tát.  Tại sao ?  Bởi Chư Bồ Tát đầy đủ tu tập Phật pháp vì vô sanh diệt mà khai thị giác ngộ các chúng sanh.

     Ðức Phật biết chỗ suy nghĩ của Ðại Mục Kiền Liên nên bảo Ngài rằng : "Ðúng như vậy, này Ðại Mục Kiền Liên!  Chư Phật thành tựu tâm đại bi, nếu hàng đệ tử của ta nghe nói đầy đủ nghĩa đại bi ấy thì chắc chắn tâm sẽ mê loạn không còn vui thích gì nữa.  Này Ðại Mục Kiền Liên!  Ðừng nói đại bi của Như Lai, nếu Phật tự thuật đại bi được có lúc Phật làm Bồ Tát, ông nghe cũng sẽ mê muộn không còn vui thích gì nữa".

     Ngài Ðại Mục Kiền Liên bạch rằng : "Lành thay Ðức Thế Tôn !  Xin nói chút ít phần đại bi thuở đức Phật làm đạo Bồ Tát".

     Ðức Phật bảo Ngài Ðại Mục Kiền Liên : "Nay ông lắng nghe, khéo nhớ và thọ trì sẽ vì ông mà nói chút ít phần đại bi lúc làm đạo Bồ Tát.  Sẽ dùng thí dụ để giải thuyết nghĩa ấy.  Thuở trước lúc tu Bồ Tát đạo thật hành đại bi nói chẳng hết được.  Mà đại bi ấy y chỉ nơi bốn sự.  Những gì là bốn ?

     Ðại bi ấy của Bồ Tát, theo chỗ an trụ nơi đại bi Bồ Tát  hay tu tập Phật pháp, gọi là đại bi.

     Trước kia Phật có đại bi như vậy, có đại nguyện như vầy : Bao nhiêu chúng sanh bị khổ não nơi a tì địa ngục, nơi hỏa nhiệt đại địa ngục, nơi hàn băng đại địa ngục, tôi thường thay thế các chúng sanh ấy mà chịu khổ trong các đại địa ngục, cho đến lúc tội xong hết chịu các sự khổ, lòng tôi không hề hối hận.

     Này Ðại Mục Kiền Liên !  Nếu có các chúng sanh do nhơn duyên ấy mà đắc độ, ta có thể thay thế tất cả khiến các chúng sanh ra khỏi đại địa ngục, ta thay thế họ chịu khổ, một lần vào địa ngục làm mãn hết tội nghiệp của các chúng sanh trong ấy, lúc bấy giờ lòng ta không hề lo buồn ăn năn.

     Thuở ấy, ta phát đại nguyện tinh tấn như vậy rồi tìm hỏi các bực trí huệ, đó là chư Phật  và hàng đệ tử Phật có được đạo lý nhơn duyên thay thế chúng sanh chịu khổ như vậy mà làm cho các chúng sanh ra khỏi địa ngục chăng ?

     Các bực trí huệ nghe ta hỏi, đều vì ta mà tán thán nói về đa văn sâu phát tâm Bồ đề Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, khen nói sự gần gũi thiện tri thức.

     Ðược nghe lời khen dạy ấy, ta phát đại tinh tấn.  Vì cầu Phật pháp nên ta phát đại nguyện cầu được thành tựu pháp lớn của chư Phật, siêng tu tinh tấn đầy đủ các Ba la mật, thật hành sâu về hạnh nhẫn nhục.

     Này Ðại Mục Kiền Liên !  Thuở trước ta thật hành sâu về hạnh nhẫn nhục thế nào ?  Lúc làm Bồ Tát ta phát tâm như vầy :  Bao nhiêu chúng sanh ở mười phương, hoặc có sắc hay không sắc, hoặc có tưởng hay không tưởng, hoặc phi hữu tưởng phi vô tưởng, giả sử các chúng sanh ấy đều được thân người đều đến chỗ ta mà nói rằng : Ông phát tâm Vô thượng Bồ đề, chúng ta phần đông thiếu thốn ngũ dục lạc, thiếu những đồ cần để sống, nếu ông chẳng cung cấp đủ cả cho tất cả chúng tôi thì ông chẳng được Vô thượng Bồ đề.

     Vì chẳng được vừa ý nên các chúng sanh ấy đều ác khẩu mắng nhiếc chửi rủa và dùng dao gậy ngói đá gia hại thân ta, lúc ấy ta chẳng nên giận hờn, chẳng nên hối hận.  Ta phải tự điều phục tâm mình như vầy :  Các chúng sanh ấy ngu si chẳng biết sanh khởi nghiệp ngu si.  Nếu đối  với các chúng sanh ngu si ấy mà ta khởi giận hờn thì có khác gì họ là chẳng nhập đạo.

    Nay ta nhập đạo lành nơi các chúng sanh ấy lãnh nhận sự khổ chẳng khởi sân nghiệp, lòng ta phải như mặt đất bình đẳng hứng chịu các thứ tốt xấu.

     Thuở trước ta sâu thật hành nhẫn nhục như vậy.

     Lại này Ðại Mục Kiền Liên !  Từ lâu ta thường xem tất cả chúng sanh như con một.

     Như trưởng giả giàu lớn tu trăm hạnh trai giới cầu sanh được một con trai rất cưng yêu không biết chán đủ.  Trưởng giả ấy đối với con trai thường cầu sự tốt, thường cho sự tốt, thường ban lợi ích, chẳng để suy não.

     Cũng vậy, này Ðại Mục Kiền Liên !  Từ lâu ta đối với các chúng sanh thường xem như con một, thường vì các chúng sanh mà cầu sự tốt để lợi ích cho họ chẳng để suy não.

     Với các chúng sanh thất đạo, các chúng sanh tà đạo, ta chỉ dạy họ chánh đạo khiến họ an trụ trong chánh đạo.

     Do cớ ấy nên biết rằng đức Như Lai từ lâu đối với các chúng sanh rất thương nhớ họ xem họ như con một.

     Này Ðại Mục Kiền Liên !  Thuở quá khứ có đoàn người đi buôn ban đêm lạc đường, vì đêm tối nên chẳng biết phải đi hướng nào đều nói rằng : Chúng ta lạc đường không ai cứu không chỗ về không nơi y chỉ, có ai hoặc Trời hoặc Rồng hoặc Thần hoặc Nhơn, Phi Nhơn dẫn dắt chúng tôi giữa đêm tối đến đường chánh, ai có thể thương xót làm lợi ích chúng tôi, làm ánh sáng cho chúng tôi giữa đêm tối tăm nơi đường hiểm này.

     Này Ðại Mục Kiền Liên ! Bấy giờ trong rừng vắng có tiên nhơn ở thảo am giữa đêm nghe đoàn người buôn kêu than ai oán tự nghĩ rằng :  Giữa đêm tối nới rừng vắng này đoàn người bị lạc đường nếu ta chẳng cứu họ thì chẳng phải.  Hoặc họ sẽ bị các ác thú giết hại.  Nghĩ xong tiên nhơn kêu to bảo các người buôn rằng : Các người chớ sợ, tôi sẽ cứu các người, tôi sẽ làm ánh sáng chỉ con đường chánh.

     Kêu gọi an ủi đoàn người buôn xong, tiên nhơn ấy lấy áo lông bó quấn hai tay nhúng đầy dầu rồi châm lửa đốt làm đuốc sáng chỉ đường cho đoàn người buôn.  Mọi người thấy vậy đều nghĩ rằng :  Nay tiên nhơn này thật hi hữu vì cứu chúng ta mà chẳng tiếc thân mạng.

     Lúc tiên nhơn dùng ánh sáng nơi hai cánh tay chỉ đường cho đoàn người buôn xong, đối với các chúng sanh lòng từ bi càng tăng thêm nguyện rằng : Lúc tôi được Vô thượng Bồ đề, với chúng sanh tà đạo, tôi sẽ làm ánh sáng pháp dạy họ chánh đạo.

     Này Ðại Mục Kiền Liên !  Thuở quá khứ ấy dầu đốt hai tay mà thân tâm ta chẳng biến đổi. Tại sao ? Vì thâm tâm của Bồ Tát ở nơi sự lợi ích cho người chẳng tham tiếc thân mạng, do nhơn duyên dùng tâm thanh tịnh bố thí nên hai cánh tay bình phục như cũ chẳng có thương tích.  Ðoàn người buôn được đường chánh đến sáng thấy hai cánh tay tiên nhơn không bị thương tích liền sanh ý tưởng hi hữu : Nay tiên nhơn này có đại thần lực, suốt đêm đốt hai cánh tay soi sáng cho chúng ta được con đường chánh mà cả hai tay đều không bị thương tích, chắc chắn đã nên hạnh lớn, chắc chắn có đức lớn.  Họ thưa tiên nhơn rằng : Lành thay đại tiên, có thể làm khổ hạnh khó làm đệ nhứt, nay dùng công hạnh này Ngài muốn nguyện điều chi ?

     Tiên nhơn nói với đoàn người buôn :  Do sự việc này ta nguyện khi được Vô thượng Bồ đề rồi sẽ độ các người ra khỏi khổ s? sanh tử, với chúng sanh tà đạo sẽ vì họ mà nói chánh đạo.

     Ðoàn người buôn đều rất vui mừng thưa rằng : Chúng tôi nên dùng gì để báo đáp ơn đức của Ngài ?

     Tiên nhơn bảo : Các người nên chuyên làm điều lành chớ có phóng dật.

     Ðoàn người buôn đồng thưa :  Kính nghe lời dạy.  Họ đều vui mừng cung kính từ biệt mà đi.

     Này Ðại Mục Kiền Liên !  Thuở quá khứ ấy, tiên nhơn đốt hai cánh tay làm đuốc sáng soi đường chính là thân ta, còn đoàn người buôn này là ngàn hai trăm năm mươi đại Tỳ Kheo vậy.

     Từ lâu đức Như Lai đối với chúng sanh sợ hãi thì bố thí vô uý cho họ.  Ðối với chúng sanh tà đạo thì chỉ con đường chánh.  Với chúng sanh không mắt sáng thì khiến họ được mắt thanh tịnh.  Với chúng sanh bệnh nặng thì chữa trị cho lành.  Do duyên cớ ấy nên phải biết rằng Như Lai từ lâu thường đối với các chúng sanh rất có lòng đại bi.

     Lại này Ðại Mục Kiền Liên !  Quá khứ xa xưa, trong Diêm Phù Ðề này đến kiếp bịnh tật lớn, khắp  nơi chúng sanh bị bịnh lớn làm khổ.  Bấy giờ vua Diêm Phù Ðề tên Ma Ha Tu Na có tám vạn bốn ngàn đại thành, vua có oai thế tự tại.  Phu nhân lớn nhất mang thai, nếu lấy tay chạm đến ai thì người ấy liền lành bệnh.  Ðầy tháng sanh con trai.  Vừa sanh xong hoàng nam ấy liền cất tiếng nói :  Tôi có thể chữa trị các người bịnh.  Lại lúc sanh, trong Diêm Phù Ðề chư Thiên quỉ thần đều xướng lời rằng : Hoàng nam được sanh đây là nhơn dược.  Vì âm thanh ấy vang khắp nơi, mọi người đều nghe nên đặt tên là Nhơn Dược.

     Người thời ấy đều tuần tự mang bịnh nhơn đến cho Vương Tử điều trị.  Khi bịnh nhơn đến, Vương Tử hoặc tay chạm thân đụng thì bịnh liền lành an ổn khoái lạc.
     Trong ngàn năm Vương Tử Nhơn Dược trị bịnh cho mọi người, sau đó mạng chung.  Các người bịnh đến hay tin Vương Tử đã chết đều buồn rầu khóc than : Ai là người cứu khổ chúng tôi.  Họ tìm đến chỗ thiêu thi hài lấy tro xương tán mịn thoa lên thân tất cả bịnh liền lành.  Họ đồng xướng to rằng tro tàn của thi hài Vương Tử Nhơn Dược còn có thể trị lành bệnh.  Khi đã dùng hết tro xương, mọi người lấy đất chỗ thiêu thi hài thoa lên thân bịnh cũng được lành.

     Này Ðại Mục Kiền Liên ! Vương Tử Nhơn Dược thuở xưa  dùng phương tiện trị bịnh cho người ở kiếp đại bịnh ấy chính là thân ta vậy.

     Ðối với các chúng sanh bịnh tật không ai cứu không chỗ y tựa, ta cứu trị cho họ.  Nay ta được Vô thượng Bồ đề cũng dùng thuốc đại trí huệ chữa trị cho các chúng sanh cứu cánh hết khổ.  Ta vì chúng sanh mà thọ thân, tùy theo sự gì có thể lợi ích cho họ thì làm lợi ích.

     Lại này Ðại Mục Kiền Liên ! Quá khứ xa xưa ta từng di một mình, có ác thú đến muốn ăn thịt.  Lúc sắp chết lòng ta phát nguyện rằng : Sau khi chết tôi sẽ sanh trong rừng vắng này làm thân thú lớn, sẽ làm cho các ác thú sát hại tôi đều được no đủ.  Tại sao, vì các ác thú thường bắt giết các thú nhỏ ăn mà chẳng được no đủ.
     Sau khi chết ta liền sanh làm thân thú to lớn ở tại rừng hoang vắng ấy cho các ác thú uống máu ăn thịt, tất cả đều được no đủ.  Như vậy lần lượt đến trăm ngàn vạn ức na do tha đời ấy ta cố ý thọ thân để làm lợi ích các chúng sanh.

     Này Ðại Mục Kiền Liên ! Nếu ta tự nói lúc hành đạo Bồ Tát đem thịt máu nơi thân mà bố thí cho chúng sanh được no đủ, dầu nói đến cả một kiếp hay dưới một kiếp cũng chẳng hết.

     Với các chúng sanh khổ não ta sanh lòng đại bi làm lợi ích cho họ như vậy.

     Lại này Ðại Mục Kiền Liên ! Quá khứ xa xưa ta nhớ thân trước của ta thấy các chúng sanh khổ não nên nghĩ rằng : Nay tôi chẳng nên bỏ họ mà chẳng cứu.  Liền đến chỗ họ mà hỏi họ có sự khổ gì có cần muốn gì ?  Họ đáp : Chúng tôi rất đói khát. Hỏi : cần thứ gì để ăn uống ? Họ đáp : Nay chúng tôi chỉ muốn uống máu ăn thịt. Nếu có thể đem thân máu thịt cho chúng tôi ăn uống thì chúng tôi rất sung sướng không còn đau khổ nữa.  Lúc ấy ta hứa cho và liền cắt thịt hứng máu cho họ ăn uống.  Lòng ta chẳng hề hối hận chẳng sầu chẳng mê, chỉ suy nghĩ rằng : Nay tôi cắt thịt cũng sứt được phần khổ sanh tử cho họ.  Tôi sẽ mãi mãi vui thích bố thí như vậy.  Bố thí như vậy rồi ta rất vui sướng.

     Do duyên cớ ấy mà biết rằng Như Lai đối với các chúng sanh có lòng đại bi rất sâu vậy.

     Lại này Ðại Mục Kiền Liên ! Ta nhớ thuở quá khứ có Quốc Vương tên Ðại Lực có đức lớn thiện căn  dầy.  Nhà vua ấy nghĩ rằng : Nay ta sao chẳng lập hội đại thí tha hồ kẻ đến cầu xin : cần ăn cho thức ăn, cần uống cho thức uống, cần y phục cho y phục, cần ngọa cụ cho ngọa cụ, cần thuốc men cho thuốc men, cần vàng bạc thất bửu của cải đều cấp cho cả, đến tôi trai tớ gái xe cộ voi ngựa bò dê ruộng đất sản nghiệp hương hoa phan lọng lục vải cũng đều cung cấp đủ.

     Bấy giờ Thiên Ðế Thích nghĩ rằng : Sao ta chẳng làm sự chướng ngại cho vua ấy chẳng trọn bố thí.  Liền hóa làm Bà La Môn đến hỏi vua Ðại Lực rằng nay hội thí này bố thí thứ chi ?  Vua đáp :  Tôi có thứ gì đều bố thí cả chẳng hối tiếc.  Bà La Môn hỏi : Chí nguyện của nhà vua như vậy, nay tôi có chỗ muốn cầu xin, có cho được chăng ?  Vua đáp :  Tôi đã nói có gì đều cho cả.  Bà La Môn nói : Nhà vua đã bảo như vậy, nay tôi cần từng phần thân của vua.  Ðại Lực Vương nghĩ rằng :  Bà La Môn này chẳng cần của tiền đồ vật mà muốn phá sự đại thí này.  Nếu ta chẳng đem thân phần của ta để cho ông ấy thì chính ta tự phá hội đại thí.  Suy nghĩ xong, vua bảo Bà La Môn : Tôi cho người thân phần của tôi, người cứ chặt lấy mang đi.  Bà La Môn hỏi : Nhà vua nói như vậy mà chẳng hối hận ư ?  Vua nói : Lòng tôi chẳng hối tiếc.  Chỉ vì hôm nay có nhiều người từ bốn phương đến xin tôi đều phải cung cấp cho họ được đầy đủ.  Bà La Môn nói : Nay một mình tôi còn chẳng đầy đủ luận chi đến người khác.  Bấy giờ vua Ðại Lực cầm dao bén tự chặt đứt cánh tay cho Bà La Môn nói rằng : Người nên lấy một cánh tay này.

    Lúc chặt cánh tay, vua Ðại Lực không động tâm không hối hận, vì nhứt tâm bố thí và vì hay xả bỏ tất cả nên cánh tay vua bình phục như cũ.  Thiên Ðế Thích do duyên cớ ấy mà mất hết phước trời lòng nóng đốt khổ não kêu la, hiện thân sa vào đại địa ngục A Tỳ.

    Này Đại Mục Kiền Liên !  Thuở xưa ấy vua Đại Lực đem thân mình bố thí chính là thân ta.  Còn Thiên Đế Thích muốn chướng ngại hội đại thí là thân trước của Điều Đạt vậy.

    Thuở xưa ấy, Điều Đạt si nhơn lòng ganh tị muốn phá hội đại thí của ta mà chẳng phá được rồi bị đọa địa ngục A Tỳ.  Ngày nay ta được Vô thượng Bồ đề lập đại pháp thí, Điều Đạt si nhơn vẫn còn ganh tị tham lợi dưỡng cùng người hiệp mưu muốn giết ta.  Trong lúc ta kinh hành dưới núi Kỳ Xà Quật, Điều Đạt trèo lên núi dùng cơ quan xeo lăn đá khối tự phá căn lành của mình sanh lòng ác đối với ta mà phải mất lợi dưỡng thế lực tôn quí đọa vào đại địa ngục A Tỳ.

    Này Đại Mục Kiền Liên !  Đối với Điều Đạt si nhơn từ nào ta không có thân khẩu ý ác, mà ông ấy mãi oán thù ta, đời đời muốn chướng ngại sự tu tập hạnh lành của ta, nhưng vẫn chẳng chướng ngại được.  Ta thường lấy đức từ bi ban bố mà vẫn chẳng khiến được ông ấy có tình thân với ta.  Điều Đạt đời đời chẳng biết ơn ta, cũng chẳng biết ơn Trời Người thế gian.  Người như vậy thì nhập vào hạng tà định
    .
    Này Đại Mục Kiền Liên !  Sau này lúc sắp vào địa ngục A Tỳ, đối với ta mới sanh lòng tốt sâu chắc, đó cũng lá do sức oai thần của Như Lai.

    Lúc sắp sa vào địa ngục A Tỳ, Điều Đạt si nhơn chẳng biết ơn ấy nghe có tiếng gọi to rằng : Điều Đạt si nhơn giận thù đức Phật, nơi đấng chẳng thể giết hại được mà muốn ngang khởi nhơn duyên giết hại, do tội ấy nên nay sa vào đại địa ngục A Tỳ.

    Nghe lời xướng to ấy, Điều Đạt rất đỗi kinh sợ, lòng liền điều phục mà nói rằng : Nay tôi đem cả cốt tủy nhứt tâm quy mạng nơi Phật.  Kêu lớn như vậy xong, lòng Điều Đạt liền được an vui kính tin nơi Phật, liền sa vào địa ngục A Tỳ.  Do duyên lành ấy, sau này khi ra khỏi địa ngục được sanh trong loài người xuất gia tu hành thành Bích Chi Phật hiệu là Cốt Tủy. 

    Này Đại Mục Kiền Liên !  Nay Phật thọ ký cho Điều Đạt được làm Bích Chi Phật rồi thì đã thoát khổ sanh tử.  Ta độ cho Điều Đạt như bổn nguyện của ta.  Đời trước ta muốn độ Điều Đạt mà bảo rằng : Ta sẽ độ ngươi mà không độ ai khác.
    Này Đại Mục Kiền Liên !  Điều Đạt chỉ ở chỗ ta mà gieo nhơn duyên Niết bàn chớ chẳng gieo chỗ khác.  Từ đây về sau Điều Đạt cũng chẳng ở chỗ khác trồng căn lành mà chỉ ở chỗ ta phát lòng tin thanh tịnh nói rằng quy mạng Phật.  Do nhơn duyên căn lành này nên ngày sau sẽ được đạo Bích Chi Phật.

    Này Đại Mục Kiền Liên !  Ta thường từ lâu thương nhớ chúng sanh như cha mẹ thương nhớ con một, thương họ côi cút nghèo cùng không có tài vật, qua lại sanh tử ác đạo hiểm nạn ngu si vô trí mù lòa không con mắt, ai dắt đường họ, ai hay cứu họ, chỉ có một mình Phật phải dắt cứu họ.

    Này Đại Mục Kiền Liên !   Ta nghĩ tưởng như vậy rồi, nếu có chúng sanh ác khẩu mắng ta ta chẳng mắng lại, trách chửi ta ta chẳng chửi lại, giận thù ta ta trọn chẳng giận lại.  Tại sao ?  Vì đối với tất cả chúng sanh ta phải thường ban cho an vui trọn vẹn, phải thường trừ dứt tất cả khổ não suy loạn mà chẳng nên làm khổ làm não họ.  Đối với các chúng sanh ấy, ai có thể nhẫn nhịn, chỉ có ta hay nhẫn nhịn.  Nay ta phải học pháp chúng sanh nhẫn, pháp thiện tịch diệt, pháp nhu hòa thuận, phải như voi chúa điều phục chớ chẳng như voi chẳng điều phục. Ví như voi chúa điều phục lúc vào chiến trận lòng chẳng thối khuất có thể chịu được tiếng trống tiếng loa tiếng sừng tiếng hô to, nghe các thứ tiếng ghê rợn ấy chẳng kinh chẳng sợ, có thể chịu đựng được lạnh nóng muỗi mòng độc trùng gió mưa đói khát, có thể chịu được vết thương vì đao kiếm cung nỏ roi gậy mà xông thẳng vào trận chiến chẳng lui chẳng khuất.  Voi lớn điều phục ấy chẳng có ý nghĩ ta chẳng xông vào được trận giặc mà nó chỉ nghĩ ta sẽ thắng giặc.

    Này Đại Mục Kiền Liên !  Lúc ta hành đạo Bồ Tát phát tâm nguyện lớn cũng như vậy, đối  với các chúng sanh ta điều phục tâm mình.  Nếu có ai ác khẩu chửi mắng ta chẳng mắng lại, họ giận thù đánh giết tranh giành ta đều chẳng báo oán.  Ta luôn chẳng thối chuyển nơi Vô thượng Bồ đề cũng chẳng phân biệt sự này chịu được sự kia chẳng chịu được, đây nên thân cận, kia chẳng nên thân cận.  Trong tất cả sự không lo sầu không hối hận không giận hờn.  Lòng không hề chán rời sự Bồ Tát, chẳng bao giờ có ý nghĩ ta chẳng vào được trận giặc lớn ma chướng phiền não, mà chỉ nghĩ rằng ta có thể phá tan trận giặc ác to lớn để được  Vô thượng Bồ đề hầu cứu độ vô lượng chúng sanh trong tam giói sanh tử khổ.  Này Đại Mục Kiền Liên !  Thuở ta làm đạo Bồ Tát trước kia, ta tu hành nhẫn nhục, bao nhiêu sự từ bi đối với chúng sanh, nếu dùng lời để nói thì không thể hết được.

    Lại này Đại Mục Kiền Liên !  Quá khứ xa xưa có ngoại đạo tên Nhẫn Lực thọ pháp như vầy : Với các chúng sanh tôi chẳng sanh lòng giận hờn.

    Bây giờ có ma tên Ác Ý nghĩ rằng nay ta sẽ đến chỗ tiên nhơn phá hoại pháp nhẫn nhục khiến sanh sân hận hư mất tâm nhẫn nhục.  Ma liền sai ngàn người mắng chửi giỏi đến vây quanh tiên nhơn buông lời ác chửi mắng, lúc đi cũng mắng, vào tụ lạc cũng mắng, lúc ăn cũng mắng, ăn xong cũng mắng, đứng dậy cũng mắng, ra khỏi tụ lạc cũng mắng, về đến rừng cây chỗ cư ngụ cũng mắng, lúc đứng lúc ngồi nằm lúc kinh hành đều mắng chửi, cho đến thở ra thở vào cũng mắng, luôn theo mắng chửi không lúc nào nghỉ.  Ngàn ngưòi do ma sai khiến ấy mắng chửi suốt tám muôn bốn ngàn năm, còn ma Ác Ý lúc tiên nhơn vào tụ lạc nó tự lấy cứt đái đổ lên đầu lên bát lên y lên thân của tiên nhơn.

    Tiên nhơn Nhẫn Lực dấu bị mắng nhục cả tám vạn bốn ngàn năm mà lòng chẳng hề giận hờn, chẳng hề có quan niệm lui bỏ hạnh tu, chẳng tự nói tôi có tội lỗi gì, cũng chẳng dùng ác nhãn nhìn ngó kẻ ác.

    Sau tám vạn bốn ngàn năm vây quanh mắng chửi tiên nhơn Nhẫn Lực, ngàn người giỏi mắng ấy biết chẳng phá hoại được nên sanh lòng tin thanh tịnh sám hối trừ tội và thưa rằng : Ngài tu tập cầu được pháp gì chúng tôi cũng nguyện được pháp ấy.  Họ cung kính cúng dường tôn trọng khen tặng tiên nhơn.  Được cung kính cúng dường, Nhẫn Lực cũng chẳng sanh lòng tham ái.

    Này Đại Mục Kiền Liên ! Tiên nhơn Nhẫn Lực thuở xưa chính là thân ta.  Thuở ấy ta tu pháp nhẫn nhục, ma Ác Ý sai sai ngàn người mắng chửi làm nhục suốt tám vạn bốn ngàn năm cũng chẳng khiến lòng ta đổi khác được.  Ngàn người giỏi mắng sau khi hối hận sanh lòng tin sám hối tội lỗi theo học tiên nhơn phát tâm Vô thượng Bồ đề, an trụ  trong Phật pháp.  Ngàn người ấy đầy đủ sáu Ba la mật thứ đệ thành Phật đều đã nhập vô dư Niết bàn rồi.  Còn ma Ác Ý ấy chính là Điều Đạt vậy.

    Lại này Đại Mục Kiền Liên !  Ta nhớ đời quá khứ tự đem thân bố thí cho chúng sanh vì người đời mà làm nô bộc.  Thuở ấy mọi người sai sử ta.  Có người sai ta đổ rửa phân tiểu, có người sai ta đổ đất, dọn cỏ, lấy thóc gạo sữa bơ dầu mật, có người sai ta lấy củi than nước lửa, bao nhiêu thứ dịch vụ như vậy đều sai ta làm.

    Này Đại Mục Kiền Liên !  Thuở ấy ta chẳng hề sanh tâm niệm rằng có người sai khiến ta làm việc dơ dáy mà không tùy theo, còn sai bảo lấy hoa hương châu báu vật thực dưa trái thì liền tuân lời, ta cũng chẳng hề ham sự vụ tốt mà chê sự vụ cực, ta cũng chẳng hề có quan niệm giai cấp theo Sát Lợi chẳng theo Bà La Môn, theo Bà La Môn chẳng theo Sát Lợi. theo Tỳ Xá chẳng theo Thủ Đà, theo Thủ Đà chẳng theo Tỳ Xá, ta chẳng hề phân biệt người lớn người nhỏ, theo kẻ này chẳng theo kẻ kia, hễ ai kêu ta trước thì ta liền vui vẻ theo làm.

    Này Đại Mục Kiền Liên !  Thuở ta tu đạo Bồ Tát, ta chẳng nhớ có ai sai ta làm sự việc đúng pháp mà ta chẳng làm dầu ta trọn không có sức, không bao giờ làm việc gì mà không cứu cánh, không bao giờ làm việc lành mà việc lành ấy chẳng trọn vẹn.

    Nói tóm lại, thuở ta tu đạo Bồ Tát, ta chưa hề tham thân huống là tài vật.  Ở trong tài vật, ta chẳng có ý tưởng là tài vật của mình, chỉ do nghiệp nhơn quả báo trước mà ta có tài vật, ở nơi tài vật ấy ta quan niệm tài vật ấy nên cùng chúng sanh dùng chung, ta có phần trong ấy thì chúng sanh cũng có phần.

    Này Đại Mục Kiền Liên !  Ta tu đạo Bồ Tát được gần Phật pháp thì ở trong ấy, vui chẳng tham trước chẳng nhiếp cũng lấy, vui rời xa các pháp, chẳng ưa nhận lấy các pháp, vui tất cả pháp không, chẳng ưa tất cả pháp có, vui tất cả pháp tịch diệt, chẳng ưa tất cả pháp sự tướng, vui bổn tánh vô sở hữu, chẳng ưa bổn tánh có sở hữu.

    Này Đại Mục Kiền Liên !  Ta nhớ thuở ta tu đạo Bồ Tát vô lượng trăm ngàn vạn đời, trong đêm tối tăm ta tự đốt thân mình để soi sáng dắt đường cho người đi lạc, tự cắt thịt thân mình bố thí cho loài chúng sanh ăn thịt bị đói, tự chích lấy máu mình thí cho loài chúng sanh uống máu khiến chúng đều được no đủ vui sướng.

    Nói tóm lại, ở trong thế gian tất cả tài vật đồ dùng sanh sống cho đến thân thể, đối với các chúng sanh ta trọn chẳng tham tiếc, chẳng não chẳng hại chúng sanh, được ngưòi trí bằng lòng, được hiền thánh khen ngợi, trong đêm trường ta thường thật hành lòng bi sâu xa đối với các chúng sanh.

    Lại này Đại Mục Kiền Liên !  Ta nhớ thuở quá khứ làm chủ đoàn buôn tên là Cát Lợi vào đại hải lấy được nhiều châu báu an ổn ra khỏi biển trở lại bổn quốc vào thành về đến trước cổng nhà.  Hay tin, có nhiều kẻ ăn xin đến vây quanh nói rằng : Lành thay đại thí chủ Cát Lợi, chúng tôi có chỗ muốn xin, nếu ngài vui lòng chúng tôi sẽ cầu xin.  Cát Lợi nói :  Mọi người cứ xin, nếu tôi có thể cho được thì không hề tham tiếc.  Chúng ăn xin nói : Ngài Cát Lợi vào đại hải được bao nhiêu vật báu quí xin cho hết chúng tôi, được vậy chúng tôi đều được lợi tốt.  Cát Lợi liền đem tất cả trân bửu cho chúng ăn xin có đến tám mươi ức châu ma ni, mỗi châu ma ni đều giá trị trăm ức lượng vàng.  Bố thí xong, Cát Lợi chẳng vào nhà mình mà trở lại vào biển tìm lấy trân bửu.  Sau khi vào đại hải được châu báu gấp bội, hơn tám mươi năm mới về đến bổn quốc.  Lúc muốn vào thành thấy người phạm tội bị trói mang đi đến chỗ giết.  Kẻ tử tội xa thấy Cát Lợi liền kêu to : Xin chủ đoàn buôn ban cho tôi sự vô úy cứu tôi khỏi tội chết ban tôi mạng sống.  Ngài là đại thí chủ người tốt hiền lành.  Cát Lợi nói với tử tội : Vâng, tôi sẽ cứu người khỏi tội chết ban cho người sự vô úy.  Cát Lợi liền đến chỗ ban giám sát tặng mỗi người một châu ma ni giá trị một ức lượng vàng để yêu cầu tạm đình án lịnh chờ Cát Lợi vào tâu Quốc Vương.  Cát Lợi liền gấp rút vào thành tâu với Quốc Vương xin đem trân bửu tốt mua mạng sống người ấy. Quốc Vương nói : Tội người ấy chẳng tha thứ được, chẳng thể mua được.  Nếu quyết muốn mua thì có bao nhiêu tài vật ông phải nộp hết cho ta và ông phải chịu chết mới tha người ấy được.  Cát Lợi nghe lời phán của Quốc Vương lòng rất vui mừng mà nói rằng tôi được lợi lớn được sở mãn nguyện, cứu được người ấy rất vừa ý tôi.  Cát Lợi liền đem tất cả tài sản và tất cả châu báu lấy được ở đại hải kể có vô lượng ngàn ức vàng bạc châu báu nộp cho Quốc Vương mà tâu rằng : Xin tha người ấy, tất cả sở hữu của tôi đều hiện ở đây. Quốc Vương nhận tài vật xong truyền đem Cát Lợi đi chém, tay cầm đao bén đưa lên mà chém xuống chẳng được.  Thị thấn cả kinh đem Cát Lợi về triều tâu sự việc ấy lên Quốc Vương.  Nghe tâu, Quốc Vương liền tự cầm đao lên muốn chém xuống, cả hai cánh tay vua liền rơi rụng xuống đất, quá đau tức, vua kêu to lên mà chết.

    Này Đại Mục Kiền Liên !  Chủ đoàn buôn thuở ấy chính là thân ta.  Còn Quốc Vương kia là Điều Đạt người ngu si vậy.

    Thuở xa xưa ấy Điều Đạt muốn giết ta mà chẳng giết được.  Đến đời nay ta được Vô thượng Bồ đề, Điều Đạt cũng muốn giết ta mà cũng chẳng được.  Tại sao, vì với Như Lai, tất cả thế gian Trời, Người, A Tu La không ai có thể hại được, huống là người ngu si Điều Đạt. Nay Điều Đạt mưu mô tập họp những kẻ ác đến muốn giết ta, ông ấy cũng tự phương tiện muốn giết cho được ta, do đó ông ấy phải mất lợi dưỡng danh tiếng thế lực, thân sống sa thẳng vào địa ngục A Tỳ.

    Này Đại Mục Kiền Liên !  Lúc thật hành đạo Bồ Tát ta chẳng thấy làm lợi ích cho ai bằng làm lợi ích cho Điều Đạt, mà ông ấy chẳng biết ơn nghĩa.

    Lúc tu đạo Bồ Tát, ta đối với chúng sanh như cha mẹ, do đó mà biết rằng tâm từ của Như Lai luôn luôn sâu đậm đối với chúng sanh.

    Lại này Đại Mục Kiền Liên !  Thuở quá khứ xa xưa ở bên núi Tuyết có bầy voi năm trăm con, trong đó có voi chúa lớn thân hình khả ái sức mạnh có trí.  Chỗ ở của bầy voi rất hiểm trở chỉ có một con đường để đi ra.  Bấy giờ có thợ săn rình thấy bầy voi liền suốt đêm đào hố sâu rộng giữa đường hiểm rồi xua đuổi bầy voi đến bên hố, bầy voi không thể vượt qua hố được.  Voi chúa liền nằm ngang miệng hố làm cầu cho bầy voi chạy qua.  Bầy voi qua hết rồi voi chúa vọt mình qua khỏi hố.

    Lúc ấy sơn thần nói kệ rằng:

      Kẻ ác đào hố sâu
      Bầy voi có voi chúa
      Độ chúng cũng độ mình
      Uổng công đào hố sâu. 

    Này Đại Mục Kiền Liên !  Thuở xưa voi chúa ấy chính là thân ta, bầy voi năm trăm con ấy nay là năm trăm Tỳ Kheo bị Điều Đạt khuyến dụ đó, thợ săn thuở ấy nay là bọn ông Điều Đạt như Tỳ Kheo Kiển Đà Đạt Đa, Tỳ Kheo Ca Lâu La Đề Xá, Tỳ Kheo Tam Văn Đà Đạt, Tỳ Kheo Câu La Lê Bà Đạt Đa.

            Này Đại Mục Kiền Liên ! Từ lâu xa, thấy chúng sanh bị bố úy, ta ban cho họ sự vô úy, thấy chúng sanh khổ não, ta ban cho họ sự an vui, thấy chúng sanh nghèo cùng, ta ban cho họ tài vật, thấy chúng sanh tà đạo, ta chỉ cho họ chánh đạo, thấy chúng sanh bịnh khổ, ta trừ bịnh cho họ, thấy chúng sanh đói khát, ta cho họ ăn uống, đem cả thân thể mình cho các chúng sanh ăn thịt uống máu.

    Này Đại Mục Kiền Liên !  Khi ta phát nguyện gì, ta đều làm đúng và trọn vẹn, khi ta đã hứa điều chi với chúng sanh thì không bao giờ ta biếng trễ.

    Này Đại Mục Kiền Liên !  Từ lúc ta phát tâm Vô thượng Bồ đề đến nay thành bực Vô thượng Chánh Đẳng Giác, trong thời gian giữa, lời nói ra đều thành thiệt không hề đổi khác, việc làm đều tinh tiến không hề giải đãi thôi bỏ.  Bao giờ ta cũng làm đúng như lời nói và lời nói đều đúng như việc làm”.
(Hết Phẩm Đại Bi) 

XVII
PHÁP HỘI
PHÚ LÂU NA
Thứ mười bảy

Hán dịch :  Dao Tần, Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch:  Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

PHẨM ÐÁP NẠN
THỨ BẢY

    Bấy giờ trong pháp hội có một Tỳ Kheo tên Tượng Thủ rời chỗ ngồi trịch y vai hữu gối hữu chấm đất chắp tay bạch đức Phật : “Bạch Đức Thế Tôn ! Tôi nghe đức Phật nói sự khó như vậy cả mình rởn ốc, nước mắt nước mũi chảy tuôn.  Nay tôi muốn hỏi một việc.  Đức Thế Tôn tự nói lúc tu hạnh Bồ Tát việc làm đúng như lời và lời nói đúng như việc làm.  Lúc ban sơ đức Thế Tôn nguyện độ tất cả chúng sanh.  Nếu đã nguyện như vậy mà hiện nay chúng sanh được độ chưa hết đức Thế Tôn lại sẽ nhập Niết bàn.  Sau khi đức Thế Tôn diệt độ, hoặc có người đến chất vấn các Tỳ Kheo rằng Đại Sư của các Thầy bổn nguyện sẽ độ tất cả chúng sanh.  Chúng sanh chưa hết mà đã tự diệt độ. Nếu họ hỏi như vậy thì phải đáp thế nào?”

    Đức Phật bảo Tỳ Kheo Tượng Thủ : “Nếu có người chất vấn như vậy thì nên hỏi lại họ : Ngài lấy pháp gì làm chúng sanh ?  Nếu họ đáp là ấm nhập giới là chúng sanh thì lại hỏi họ là ấm nhập giới hoà hiệp là chúng sanh hay ấm nhập giới ly tán là chúng sanh ? Nếu họ nói ho hiệp là chúng sanh thì lại nên bảo họ rằng Ngài đã tự trả lời rồi.  Tại sao ?  Vì hoà hiệp là chúng sanh, ấm nhập giới chẳng phải chúng sanh.  Pháp của Phật nói là để vì ly tán chớ chẳng phải để vì hoà hiệp.  Đức Phật thích hạnh ly tán mà chẳng thích hoà hiệp.  Trong hoà hiệp không có chúng sanh. 

    Nếu họ lại nói chỉ ấm nhập giới là chúng sanh thì nên hỏi lại họ rằng nếu như vậy thì tất cả cỏ cây ngói đá đều là chúng sanh cả vì trong ấy cũng có ấm nhập giới.  Nếu họ nói trong các thứ ấy không có tâm, không có tâm sở nên chẳng phải là chúng sanh , thì nên hỏi lại họ rằng nếu như vậy thì tất cả chúng sanh lẽ ra là một chúng sanh.  Tại sao ?  Vì đức Phật chẳng nói ấm nhập giới có khác.  Nếu họ lại nói trong kinh Phật nói có chúng sanh vì vậy nên có chúng sanh, thì nên bảo lại họ rằng Ngài đã tự đáp rồi.  Tại sao ?  Vì trong kinh đức Phật nói ly hữu ly vô.  Nếu họ nói rằng như thế thì không có đạo quả, thì nên hỏi lại họ Ngài lấy gì làm quả ?  Nếu họ nói là lấy quyết định đệ nhất nghĩa làm đạo quả thì nên hỏi lại họ trong quyết định đệ nhứt nghĩa không có âm thanh ngữ ngôn.  Trong không có âm thanh ngữ ngôn chẳng được nói quyết định có không có.  Ngài nói quyết định đệ nhứt nghĩa là quả, trong quyết định đệ nhứt nghĩa ấy không có chúng sanh không có danh tự chúng sanh.  Thế nên Ngài nói có chúng sanh thì lời nói ấy tự phá rồi.

    Lại này Tượng Thủ !  Trong kinh cuả Phật nói trong các pháp không có cái gì diệt chỉ dứt diệt khổ não thôi.  Phật thông đạt thiệt tướng các pháp như vậy.  Theo pháp của mình được mà đem dạy chúng sanh.  Pháp của Phật nói là để vì không tham lấy, vì viễn ly, vì không hí luận, vì không tác khởi.

    Này Tượng Thủ !  Nếu người nào biết pháp nghĩa của Phật như vậy thì có thể chẳng bị sự có không có mà khởi sanh hành nghiệp.  Nếu người đã chẳng vì có không có mà khởi hành nghiệp thì người ấy đâu còn thấy có chúng sanh thấy không có chúng sanh.

    Này Tượng Thủ !  Đây gọi là thường an trụ thiệt tướng các pháp.  Trong ấy không có ức tưởng phân biệt không cấu không tịnh không lai không khứ không đạo không đạo không đạo quả không trường không đoản không tròn không vuông không hình không sắc.  Thế nên nói các pháp nhứt ngôn đó là định môn vậy.

    Này Tượng Thủ ! Đây gọi là kiến pháp môn.  Nhập vào kiến pháp môn này thì có thể gọi là thấy Phậy vậy.

    Này Tượng Thủ ! Ý ông thế nào, tuỳ theo dùng pháp nào thấy Phật, pháp ấy có phải là tướng diệt đã diệt nay diệt sẽ diệt chăng?

    -Bạch Thế Tôn, không. 

    -Này Tượng Thủ ! Ý ông thế nào, tuỳ theo dùng pháp nào thấy Phật, pháp ấy có tướng sanh đã sanh nay sanh sẽ sanh chăng?

    -Bạch Thế Tôn, không.
    -Này Tượng Thủ ! Nếu vậy thì Phật chẳng gọi là diệt độ.
    -Bạch Thế Tôn, Đúng như vậy.

    Này Tượng Thủ ! Nếu người ấy lại nói rằng tôi chỉ căn cứ nơi thân tướng mà nói Phật diệt độ.  Phật nhập Niết bàn rồi không còn trở lại.  Chỉ thấy thân tướng chẳng cón trở lại mà tôi nói Phật diệt độ.  Nếu họ nói như vậy thì nên hỏi họ rằng Ngài nói thân tướng thành tựu là Phật chăng ?  Nếu họ nói phải thì nên bảo họ rằng trong kinh Phật chẳng nói thân tướng gọi là Như Lai.  Nếu nói thân tướng là Phật thì tất cả ngói đá núi sông cỏ cây đều là Phật cả.  Nếu họ lại nói tất cả thứ ấy không có đủ ba mươi hai tướng đại nhơn nên chẳng được gọi là Như Lai, thì nên bảo họ rằng Ngài nói có đủ ba mươi hai tướng nên gọi là Phật, như vậy Chuyển Luân Thánh Vương là Phật rồi.  Tại sao, vì thân Chuyển Luân Thánh Vương có ba mươi hai tướng.

    - Nếu họ lại nói rằng cứ theo tướng pháp, Bà La Môn biết tướng pháp nói sẽ làm Phật, sự ấy là thiệt.  Nên bảo họ rằng nếu có đủ ba mươi hai tướng chính là Phật, sao ngài lại tự nói rằng tướng sư thấy có ba mươi hai tướng thì ghi nhận sẽ được làm Phật.  Nay Ngài nên nói tướng cuả Phật.  Nếu họ nói rằng tôi nói, Phật thập lực, Tứ vô uý, Thập bát bất cộng pháp, Vô lậu, Căn lực, Giác đạo, Thiền định, Giải thoát tam muội v.v… là tướng của Phật, thì nên bảo họ rằng Ngài nói Thập lực v.v… là tướng của Phật nay nên nói Phật thể tánh thì phải hơn. Nếu họ nói rằng Phật cùng với tướng ấy khác nhau chăng ?  Thì nên bảo họ rằng Ngài tự nói là tướng của Phật.  Tướng của Phật chẳng phải Phật.  Nếu họ lại nói rằng còn có pháp không hình không sắc là tướng của Phật Thập lực v.v… chăng ?  Thì nên bảo họ rằng pháp không hình không sắc sao lại dùng pháp có hình có sắc làm tướng ?  Nếu Ngài lại nói pháp không hình không sắc gọi là Phật thì các pháp không hình không sắc khác cũng đều có thể là Phật cả.  Nếu các pháp ấy cũng là Phật thì Thập lực, Tứ vô uý, Thập bát bất cộng pháp, Vô lậu, Căn lực, Giác đạo, Thiền định, Giải thoát tam muội v.v … cũng lẽ ra cùng tương ưng với nó. 

    -Nầy Tượng Thủ ! Bổn nguyện của ta được Vô thượng Bồ đề độ thoát tất cả chúng sanh.  Ta ngồi đạo tràng được Vô thượng Bồ đề rồi chẳng được chúng sanh chẳng được danh tự chúng sanh.  Ta ngồi đạo tràng chỉ thông đạt pháp mười hai nhân duyên : Vì sự này có nên có sự này, vì sự này không nên không sự này, vì sự nào có nên có sự nào, vì sự nào không nên không sự nào.  Đó là do vô minh nhơn duyên nên có các hành, do các hành nhơn duyên nên có thức, do thức nhơn duyên nên có danh sắc, do danh sắc nhơn duyên nên có lục nhập, do lục nhập nhơn duyên nên có xúc, do xúc nhơn duyên nên có thọ, do thọ nhơn duyên nên có aí, do aí nhơn duyên nên có thủ, do thủ nhơn duyên nên có hữu, do hữu nhơn duyên nên có sanh, do sang nhơn duyên nên có lão tử ưu bi khổ não, xoay vần như vậy chỉ là khối đại khổ tập hợp.

    -Vì vô minh diệt nên các hành diệt, vì các hành diệt nên thức diệt, vì thức diệt nên danh sắc diệt, vì danh sắc diệt nên lục nhập diệt, vì lục nhập diệt nên xúc diệt, vì xúc diệt nên thọ diệt, vì thọ diệt nên ái diệt, vì ái diệt nên thủ diệt, vì thủ diệt nên hữu diệt, vì hữu diệt nên sanh diệt, vì sanh diệt nên lão tử ưu bi khổ não diệt, trong ấy chỉ là khối đại khổ diệt.  Trong ấy ta phát sanh mắt trí huệ thấy rõ thông đạt giải thoát không trung không hậu không hoại.  Vì Phật thông đạt giải thoát ấy nên chẳng được pháp nào khác, mà chỉ được pháp các nhơn duyên sanh.

    -Này Tượng Thủ ! Đức Như Lai là bực thông đạt các pháp, theo đó mà giảng nói cho chúng sanh.

    -Này Tượng Thủ !  Hoặc chư Phật xuất hiện hay chẳng xuất hiện, tánh tướng các pháp luôn thường trụ bất hoại.  Nghĩa là danh sắc chẳng mất chẳng chống trái nhau chẳng sanh chẳng khởi.  Phật thường thuyết pháp như vậy, các ông cũng phải hiểu biết theo ý của Phật.  Phật vì các ông mà nói pháp như vậy, các ông chỉ nên siêng năng tu hành như vậy.

    -Này Tượng Thủ ! Các sự việc mà bực Đại Sư phải làm cho đệ tử thì ta đã làm xong.  Các ông theo lời dạy mà thật hành, ở trong các pháp sẽ được trí huệ sáng suốt”.

    -Tượng Thủ lại bạch đức Phật: “Bạch Thế Tôn!  Nếu có người nói vì chánh pháp của đức Như Lai nói diệt thì ai sẽ chỉ dạy. Vì không ai chỉ dạy nên gọi là chánh pháp diệt.  Vì chánh pháp diệt nên nói là Như Lai diệt.  Như  vậy cũng gọi là chẳng độ tất cả chúng sanh”.

    -Đức Phật dạy: “Này Tượng Thủ ! Nếu có người chất vấn như vậy thì nên đáp thế này:

    -Đức Phật là người Nhứt thiết trí biết hết thấy hết, thường chờ thời tiết chúng sanh có thể được độ.  Dầu nhập Niết bàn mà vẫn còn lợi ích.  Lại nay Phật thọ ký Phật đời vị lai thì Phật chủng nối nhau chẳng tuyệt, tất cả Phật pháp là một Phật pháp, thế nên gọi là Như Lai pháp.  Như Lai pháp là Phật pháp.  Do đó nên biết đức Như Lai lúc hành Bồ Tát đạo việc làm đúng như lời, lời nói đúng như việc làm vậy”.

    -Tượng Thủ Tỳ Kheo nói: “Hi hữu Thế Tôn ! Đức Như Lai khéo có thể thông đạt suy cầu tất cả các pháp.  Vì khéo có thể thông đạt tất cả các pháp nên thân khẩu và ý được trí huệ dẫn đầu đều theo tr1i huệ.  Đức Như Lai lúc hành Bồ Tát đạo việc làm đúng như lời, lời nói đúng như việc làm”.

    -Đức Phật phán : “Đúng như vậy! Đúng như lời ôg nói, lúc hành Bồ Tát đạo, ta làm đúng như lời, lời nói đúng như việc làm.

    -Này Tượng Thủ !  Nếu có người thành thiệt nói ai chẳng sai lầm xuất hiện thế gian lợi ích chúng sanh an lạc Trời Người, tất cả Đại Sư dạy nói chánh đạo chánh trí giải thoát không có hí luận đến bỉ ngạn, độ kẻ chưa độ Đấng Như Lai Thế Tôn thì nên nói chính là ta vậy.  Đó là người nói thành thiệt.

    -Này Tượng Thủ !  Nếu người thành thiệt nói ai là người chẳng dối phỉnh là người biết báo ơn ?  Thì nên nói chính là ta đây vậy.  Đó là lời nói thành thiệt.  Này Tượng Thủ !  Nếu có chúng sanh nào phụng sự ta chút ít thì sự ấy chẳng mất.

    -Này Tượng Thủ !  Từ lúc ta bắt đầu phát tâm Vô thượng Bồ đề đến nay, chẳng hề có lúc nào tâm ta thối chuyển, ta cũng chẳng nhớ có tham ưa Thanh Văn thừa hay Bích Chi Phật thừa cùng mong được pháp ấy.  Chỉ có một lần ta muốn dạy đệ tử cầu Bích Chi Phật.

    -Này Tượng Thủ !  Thuở quá khứ xa xưa, lúc ấy ta làm ngoại đạo tiên trí huệ sáng lẹ học rộng biện tài được thông pháp nhẫn.  Bấy giờ có năm trăm Bà La Môn tuổi trẻ thấy lỗi họa ngũ dục tại gia và thấy sự lợi ích xuất gia nên đồng xuất gia học đạo đến chỗ ta nghe pháp được đạo quả Bích Chi Phật đủ lực thần thông tâm được tự tại thành tựu như ý túc, thường dùng thần lực bay vào thành ấp tụ lạc khất thực cúng dường ta.  Bấy giờ ta tự nghĩ rằng chư thánh nhơn đại trí thanh tịnh ấy ta chẳng nên thọ sự cúng dường của họ.  Ta giáo hoá họ mà họ được đạo quả ấy còn ta thì chẳng được.

    -Này Tượng Thủ !  Vì muốn chứng đạo pháp Bích Chi Phật ấy ta nên siêng tu tinh tiến. Trời Tịnh Cư liền hiện đến bảo ta rằng chớ tham quả Bích Chi Phật, Ngài nên được quả Vô thượng Bồ đề, Ngài phải độ vô lượng vô biên chúng sanh.  Ta nghe lời trời Tịnh Cư dạy rồi chẳng tiếp tục hành đạo ấy, trong tâm được sự hoan hỉ khoái lạc đệ nhứt, tịnh tọa suốt nửa tháng khoái lạc khắp toàn thân.

    -Này Tượng Thủ ! Bồ Tát thành tựu bốn pháp chư Thiên khai ngộ thì được tâm hoan hỷ tự biết mình sẽ được Vô thượng Bồ Đề.

    -Những gì là bốn pháp ?

    -Một là Bồ Tát tự thâm phát tâm Vô thượng Bồ đề và cũng dạy người thâm phát tâm Vô thượng Bồ đề.

    -Hai là thấy người thâm phát tâm Đại thừa, Bồ Tát chẳng có lòng ganh ghét chẳng quan niệm chỉ riêng mình được Vô thượng Bồ đề.

    -Ba là Bồ Tát theo sở hành của chúng sanh mà tùy thời giảng dạy, có ý tốt cùng chuyện trò giúp gìn căn lành của họ.

    -Bốn là siêng cầu những chánh pháp rộng rãi vì người mà chỉ dạy chẳng bao giờ lẫn tiếc.

    -Thành tựu bốn pháp này, được chư Thiên khai ngộ, Bồ Tát tự biết sẽ thành Phật”.
    -Đức Thế Tôn muốn thuyết minh sự ấy mà nói kệ rằng :

    Bồ Tát lòng vững chắc                                                                 
    An trụ Vô thượng thừa                        
    Hay giáo hoá chúng sanh
    Khiến an trụ thừa ấy
    Lúc hành đạo Bồ Tát
    Không có lòng tật đố
    Siêbg tu phát tinh tiến
    Lòng hoan hỉ càng thêm
    Thấy các chúng sanh ác
    Theo thời mà khuyên dạy
    Thường dùng lòng từ bi
    Không hề có hờn giận
    Thường siêng tu cầu pháp
    Lưu bố cho chúng sanh
    Đem pháp đầy cho tất cả
    Như mưa chảy ướt khắp
    Người tu bốn pháp này
    Được chư Thiên khai ngộ
    Ngài sẽ được làm Phật
    Chớ sanh lòng nghi hoặc
    Bồ Tát nghe lời này
    Dũng mãnh thêm tinh tiến
    Việc ấy quyết phải đúng
    Tôi chắc sẽ làm Phật
    Chư Bồ Tát như vậy
    Dùng tinh tiến và nguyện
    Chánh niệm tri và huệ
    Tự mình càng cao đại
    Nếu có chư Như Lai
    Xuất hiện tại thế gian
    Thì chư Bồ Tát này
    Có công đức như vầy
    Trời người đều cung kính
    Vua chúa và quan dân
    Đều sanh lòng hoan hỉ
    Biết là người có đạo
    Kinh sách chương cú nghĩa
    Văn kệ môn toán số
    Thảy đều giỏi thông đạt
    Bực tối thượng trong người
    Thông suốt có trí huệ
    Làm việc chẳng tốn sức
    Chỉ dùng những mưu sách
    Mà thành công cả thảy
    Dẹp tan các trận chiến
    Chẳng dùng sức chân tay
    Chỉ dùng sức trí huệ
    Tự nhiên giặc hàng phục
    Vua chúa và quan dân
    Đều khen rất hi hữu
    Vì thương xót chúng sanh
    Mà sanh ở thế gian
    Mọi người đều biết rõ 
    Bảo chuyện trò với Trời
    Cớ sao lại sáng suốt
    Biết rõ tâm của tôi
    Bồ Tất này thường được
    Gần gặp gỡ chư Phật
    Hầu kề thưa thỉnh pháp
    Lợi ích lớn cho người
    Thưa học nơi Phật rồi
    Dứt hết những nghi lầm
    Hay lợi ích chúng sanh
    Làm mọi người vui mừng
    Phật hiện sức thần thông
    Thọ ký sẽ làm Phật
    Do đó Bồ Tát nầy
    Lòng rất là hoan hỉ
    Những của vật quí trọng
    Trong ngoài đều không tiếc
    Do đó rất hoan hỉ
    Tự biết sẽ thành Phật
    Từ bi che trùm khắp
    Không hề có sân hận
    Do đó rất hoan hỉ
    Tự biết sẽ thành Phật
    Được chư Phật ngợi khen
    Đã được trí thâm diệu
    Do đó rất hoan hỉ
    Tự biết sẽ thành Phật
    Chẳng y chỉ các pháp
    Biết pháp chẳng y được
    Được trí huệ như trên
    Thân có thể bay lên
    Tâm ấy chẳng ở trong
    Cũng chẳng ở tại ngoài
    Ra khỏi các tưởng niệm
    Nên được nhẫn vô thượng
    Đêm trường dùng từ bi
    Nhớ thương khắp chúng sanh
    Do nơi phước đức này
    Được thấy vô lượng Phật
    Tất cả thân Bồ Tát
    Cùng thân Phật không khác
    Được trí nhẫn như vậy
    Dùng pháp tự tăng trưởng
    Người phát tâm Bồ đề
    Ai chẳng theo để học
    Ở bền nơi chánh pháp
    Được công đức như vậy
    Vì thế người cầu pháp
    Dùng pháp cầu tự lợi
    Thì thêm lớn Bồ đề”.
                
    Hết Phẩm Đáp Nạn 
 
XVII
PHÁP HỘI
PHÚ LÂU NA
Thứ mười bảy

Hán dịch :  Dao Tần, Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch:  Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

PHẨM PHÚ LÂU NA
THỨ TÁM

    Bấy giờ Tôn giả Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử bạch rằng : “Hi hữu Thế Tôn ! Thuở quá khứ lúc hành đạo Bồ Tát, đức Thế Tôn khéo an trụ vững các pháp lành”.
                
    Đức Phật phán: “Đúng như vậy, nầy Phú Lâu Na !  Đêm trường thuở hành   đạo Bồ Tát ta an trụ vững chắc nơi pháp lành”.

    Đức Thế Tôn muốn sáng tỏ sự ấy mà nói kệ rằng :

       “Cầu pháp hay đắc pháp
       Gọi là gốc Phật đạo
       Thường siêng tu thiện pháp
       Rời xa các phi pháp
       Thường đi trên chánh đạo
       Rời xa các tà đạo
       Thường tu tập đạo pháp
       Mà chư Phật thân cận
       Đây thì lìa xa nạn
       Được chỗ không nạn chướng
       Được chỗ không nạn rồi
       Tâm tinh tiến chẳng luống
       Ở hai túc tôn quí
       Trên hết trong hình sắc
       Quyến thuộc thành tựu đủ
       Hơn hết trong tất cả
       Tâm thường an trụ vững
       Nơi giới phẩm nhẫn phẩm
       Cũng trụ vững tinh tiến
       Tăng trưởng thiền và trí
       Thường hay làm thượng thủ
       Trong các loài chúng sanh
       Tối thắng trong công đức
       Rõ nghĩa được vô úy”.

    Ngài Phú Lâu Na bạch rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Pháp vi diệu như vậy ai sẽ  chẳng học.  Chỉ nhớ lại thuở trước chúng tôi giải đãi chẳng mong được Phật trí, chẳng tự tin mình có thể được Phật huệ như vậy, nên dùng thừa Thanh Văn để tự độ.

    Bạch đức Thế Tôn ! Từ nay tôi chỉ dạy chư Bồ Tát cho họ an trụ Phật thừa.  Tại sao ?  Vì chư Phật Thế Tôn là người làm sự khó làm.  Thuở xưa lúc làm hạnh Bồ Tát, đức Thế Tôn là người làm sự rất khó khăn lớn lao như vậy.  Sự khó khăn lớn lao như vậy.  Sự khó và lớn ấy, tất cả A La Hán và Bích Chi Phật còn không có huống là các chúng sanh khác.

    Bạch đức Thế Tôn ! Sự lớn lao khó khăn như vậy, chỉ có chư đại Bồ Tát vì thương xót các chúng sanh mà làm lợi ích. Do đây nên hành đạo Bồ Tát có vô lượng vô biên vô số sự lớn khó như vậy.

     Bạch đức Thế Tôn !  Chư Bồ Tát làm sự rất khó khăn lớn lao như vậy được Vô thượng Bồ đề rồi hay chuyển pháp luân độ thoát chúng sanh khổ não”.

     Đức Phật nói : “Đúng như vậy, nầy Phú Lâu Na !  Chư đại Bồ Tát thâm phát tâm Vô thượng Bồ đề  vì tất cả chúng sanh mà cầu lợi ích an lạc, với tất cả chúng sanh có đại từ bi, nên lúc vì chúng sanh mà hành đạo Bồ Tát có vô lượng vô biên vô số đại nguyện đại sự thậm thâm như vậy”.

    Đức Phật nói kinh rồi, Huệ Mạng Phú Lâu Na và tứ chúng trong hội Trời, Người, Long, Thần, Bát Bộ đều rất vui mừng tin nhận lời Phật dạy.

PHÁP HỘI PHÚ LÂU NA
THỨ MƯỜI BẢY

HẾ
T

MỤC LỤC


Tác giả bài viết: HT. Thích Trí Tịnh
Nguồn tin: Thư Viện Hoa Sen
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Giới thiệu về Thiền Lâm

LỜI NGỎ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni ! Kính thưa quý Phật tử và quý Thiện hữu tri thức ! Trong cuộc sống hiện đại, con người luôn bị thôi thúc, cuốn hút bởi rất nhiều thông tin từ mọi hướng nhưng không ai trong chúng ta lại không nhìn nhận rằng, công nghệ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 114
  • Khách viếng thăm: 110
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 13276
  • Tháng hiện tại: 326166
  • Tổng lượt truy cập: 59766183

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile