Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 15 Quyển 364 - Hội thứ nhất

Đăng lúc: Thứ tư - 28/12/2011 05:29 - Người đăng bài viết: Tịnh Cường
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 15 Quyển 364 - Hội thứ nhất

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 15 Quyển 364 - Hội thứ nhất

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu Sàigòn - 1998

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập) 

--- o0o ---

Quyển thứ  364

HỘI THỨ NHẤT  

 Phẩm

NÓI THẬT

Thứ  62 – 1

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa phật rằng: bạch Thế Tôn! Bát nhã ba la mật đa như thế rất là thằm sâu. Bạch Thế Tôn! Các bồ tát ma ha tát chẳng được hữu tình, cũng lại chẳng được thi thiết hữu tình, mà vì hữu tình cầu tới vô thượng chánh đẳng bồ đề là việc rất khó.

Bạch Thế Tôn! Ví như có người muốn trồng cây trong hư không nương dựa, kia rất khaó. Các bồ tát ma ha tát cũng lạinhư thế, chẳng được hữu tình cũng lại chẳng được thi thiết hữu tình, mà vì hữu tình cầu tới vô thượng chánh đẳng bồ đề là việc rất khó!

Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như người vừa nói. Bát nhã ba la mật đa như thế rất là thẳm sâu. Các bồ tát ma ha tát chẳng được hữu tình cũng lại chẳng được thi thiết hữu tình, mà vì hữu tình cầu tới vô thượng chánh đẳng bồ đề là việc rất khó. Thiện Hiện! Các bồ tát ma ha tát dù chẳng thấy có hữu tình chơn thật  và thi thiết kia, mà các hữu tình ngu si điên đảo chấp là thật có, lộn quanh sanh tử chịu khổ vô cùng. Vì độ kia nên cầu tói vô thượng chánh đẳng bồ đề, đã  được bồ đề dứt ngã chấp kia và  khiến giải thoát sanh tử nhiều khổ.

Thiện Hiện!  Ví như có người trồng cây mộng tất. Người này dù là chẳng thấy kẻ thọ dụng quả hoa lá nhánh cọng gốc cây này, mà đã trồng rồi, tùy thòi tưới rưới, siêng giữ gìn nó. Thời gian qua, cây này lần lữa được sanh trưởng, nhánh lá hoa quả thảy đều mậu thịnh, nhiều người thọ dụng lành tột được yên vui.

Thiện Hiện! Các bồ tát ma ha tát cũng lại như thế dù chẳng thấy hữu tình nơi phật qủa, mà vì hữu tình cầu tới vô thượng chánh đẳng bồ đề. Lần lữa tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã ba la mật đa. đã viên mãn rồi chứng được vô thượng chánh đẳng bồ đề, khiến các hữu tình thọ dụng các lá hoa quả nơi cây phật, đều được nhiều ích. Thiện Hiện phải biết: lá nhiêu ích ấy là các hữu tình nhờ cây phật đây thoát khổ ác thú. Hoa nhiêu ích ấy là các hữu tình nhờ cây phật đây hoặc sanh đại tộc sát đế lợi, hoặc sanh đại tộc bà la môn, hoặc sanh đại tộc trưởng giả, hoặc sanh đại tộc cư sĩ, hoặc sanh trời bốn đại vương chúng hoặc sanh trời ba mươi ba, hoặc sanh trời dạ ma hoặc sanh trời đổ sử đa, hoặc sanh trời lạc biến hóa, hoặc sanh trời tha hóa tự tại, hoặc sanh trời phạm chúng, hoặc sanh trời phạm phụ, hoặc sanh trời phạmm hội, hoặc sanh tròi đại phạm, hoặc sanh trời quang, hoặc sanh tròi thiểu quang, hoặc sanh trời vô lượng quang, hoặc sanh trời cực quang tịnh, hoặc sanh trời tịnh, hoặc sanh trời thiểu tịnh,  hoặc sanh trời vô lượng tịnh, hoặc sanh tròi biến tịnh, hoặc sanh tròi quảng, hoặc sanh trời thiểu quảng, hoặc sanh trời vô lượng quảng, hoặc sanh trời quảng quả, hoặc snh trời vô phiền, hoặc sanh trời vô nhiệt, hoặc sanh tròi Thiện Hiện, hoặc sanh trời thiện kiến, hoặc sanh trời sắc cứu cánh,  hoặc sanh trời không vô biên xứ, hoặc sanh trời thức vô biên xứ, hoặc sanh trời vô sở hữu xứ, hoặc sanh tời phi tưởng phi phi tưởng xứ. Quả nhiêu ích ấy là các hữu tình nhờ cây phật đây, hoặc trụ quả dự lưu, hoặc trụ quả nhất lai, hoặc trụ quả bất hoàn, hoặc trụ quả a la hán, hoặc trụ độc giác bồ đề, hoặc trụ vô thượng chánh đẳng bồ đề. Các hữu tình này được thành phật rồi lại dùng nhánh lá hoa quả cây phật, nhiêu ích hữu tình khiến các hữu tình thoát khổ ác thú được vui người trời, lần lữa an lập khiến vào tam thừa cõi bát niết bàn: nghĩa là cõi thanh văn thừa bát niết bàn; hoặc cõi độc giác thừa niết bàn; hoặc cõi vô thượng thừa bát niết bàn.

Thiện Hiện! Bồ tát ma ha tát này dù làm việc nhiêu ích  lớn lao như thế, mà đều chẳng thấy hữu tình chon thật được niết bàn ấy, chỉ thấy vọng tưởng các khổ tịch diệt. Như vậy, Thiện Hiện! Các bồ tát ma ha tát tu hành bát nhã ba la mật đa chẳng được hữu tình và thi thiết kia. Nhưng vì trừ ngã chấp  điên đảo kia cầu tới vô thượng chánh đẳng bồ đề. Do nhânn duyên đây là việc rất khó.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa phật rằng: bạch Thế Tôn! Phải biết bồ tát ma ha tát tức là như lai ứng chánh đẳng giác. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Nhân các bồ tát mới năng dứt hẳn tất cả địa ngục, cũng năng dứt hẳn tất cả bàng sanh,  cũng năng dứt hẳn tất cả quỷ giới, cũng năng dứt hẳn tất  cả vô gián ngục, cũng năng dứt hẳn tất  cả bần cùng, cũng năng dứt hẳn tất  cả chí hướng liệt, cũng năng dứt hẳn tất cả cõi dục, cõi sắc, vô sắc.

Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi vừa nói. Phải biết bồ tát ma ha tát tức là như lai ứng chánh đẳng giác. Thiện Hiện! Nếu không có bồ tát ma ha tát pháp  tới vô thượng chánh đẳng bồ đề, thời thế gian không có các phật quá khứ vị lai hiện tại chứng được vô thượng chánh đẳng bồ đề. Cũng không độc giác xuất hiện ra đời, cũng không a la hán xuất hiện ra đời, cũng không bất hoàn xuất hiện ra đời, cũng không nhất lai xuất hiện ra đời, cũng không dự  lưu xuất hiện ra đời; cũng không có năng dứt hẳn địa ngục, cũng không có năng dứt hẳn bàng sanh, cũng không có năng dứt hẳn quỷ giới, cũng không có năng dứt hẳn vô gián ngục, cũng không  có năng dứt  hẳn bần cùng, cũng không có năng dứt hẳn chí hướng liệt, cũng không có năng dứt hẳn cõi dục, cõi sắc, vô sắc. Vậy nên, Thiện Hiện! Như ngươi vừa nói. Phải biết bồ tát ma ha tát tức là như lai ứng chánh đẳng giác ấy! Như vậy, như vậy. Phải biết bồ tát ma ha tát tức là như lai ứng chánh đẳng giác. Vì có sao?

Thiện Hiện! Nếu do chơn như đây  thi thiếg như lai, tức do chơn như đây thi thiết độc giác. Nếu do chơn như đây thi thiết độc giác, tức do chơn như đây thi thiết thanh văn. Nếu do chơn như đây thi thiết thanh văn, tức do chơn như đây thi thiết  tất cả hiền thánh. Nếu do chơn như đây thi thiết  tất cả hiền thánh, tức do chơn như đây thi thiết sắc. Nếu do chơn như đây thi thiết sắc, tức do chơn như đây thi thiết  thọ tưởng hành thức. Nếu do chơn như đây thi thiết thọ tưởng hành thức, tức do chơn như đây thi thiết nhãn xứ. Nếu do chơn như đây thi thiết nhãn xứ, tức do chơn như đây thi thiết nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Nếu do chơn như đây thi thiết nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, tức do chon như đây thi thiết sắc xứ. Nếu do chơn như đây thi thiết  sắc xứ, tức do chơn như đây thi thiết thanh hương vị xúc pháp xứ. Nếu do chơn như đây thi thiết thanh hương vị xúc pháp xứ, tức do chơn như đây thi thiết nhãn giới. Nếu do chơn như đây thi thiết nhãn giới, tức do chơn như đây thi thiết nhĩ tỷ thiệt thân ý  giới. Nếu do chơn như đây thi thiết nhĩ tỷ thiệt thân ý giới, tức do chon như đây thi thiết sắc giới. Nếu do chơn như đây thi thiết  sắc giới, tức do chơn như đây thi thiết thanh hương vị xúc pháp giới. Nếu do chơn như đây thi thiết thanh hương vị xúc pháp giới, tức do chơn như đây thi thiết nhãn thức giới. Nếu do chơn như đây thi thiết nhãn thức giới, tức do chơn như đây thi thiết nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới. Nếu do chơn như đây thi thiết nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới, tức do chơn như đây thi thiết nhãn xúc. Nếu do chơn như đây thi thiết nhãn xúc, tức do chơn như đây thi thiết nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Nếu do chơn như đây thi thiết nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc, tức do chơn như đây thi thiết nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ. Nếu do chơn như đây thi thiết nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, tức do chơn như đây thi thiết nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Nếu do chơn như đây thi thiết nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, tức do chơn như đây thi thiết địa giới.

Phẩm
NÓI THẬT
Thứ   62 – 2

Nếu do chơn như đây thi thiết địa giới, tức do chơn như đây thi thiết thủy hỏa phong không thức giới. Nếu do chơn như đây thi thiết thủy hỏa phong không thức giới, tức do chơn như đây thi thiết vô minh. Nếu do chơn như đây thi thiết vô minh, tức do chơn như đây thi thiết hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não. Nếu do chơn như đây thi thiết hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não, tức do chơn như đây thi thiết  bố thí ba la mật đa. nếu do chơn như đây thi thiết bố thí ba la mật đa, tức do chơn như  đây thi thiết tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã ba la mật đa. nếu do chơn như đây thi thiết tịnh giới cho đến bát nhã ba la mật đa, tức do chơn như đây thi thiết nội không. Nếu do chơn như đây thi thiết ngoại không, nội ngoại không, không không đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không,  cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự gánh không. Nếu do chơn như đây thi thiết ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không, tức do chơn như đây thi thiết bốn niệm  trụ. Nếu do chơn như đây thi thiết bốn niệm trụ, tức do chơn như đây thi thiết  bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Nếu do chơn như đây thi thiết bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi, tức do chơn như đây thi thiết khổ thánh đế. Nếu do chơn như đây thi tiết khổ thánh đế, tức do chơn như đây thi tiết t65p diệt đạo thánh đế. Nếu do chơn như đây thi thiết tập diệt đạo thánh đế, tức do chơn như đây thi thiết  bốn tĩnh lự. Nếu do chơn như đây thi thiết bốn tĩnhlự, tức do chơn như đây thi tiết bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Nếu do chơn như đây thi thiết bốn vô lượng, bốn vô sắc định, tức do chơn như đây thi thiết tám giải thoát. Nếu do chơn như đây thi thiết tám giải thoát, tức do chơn như đây thi thiết tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Nếu do chơn như đây thi thiết tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, tức do chơn như đây thi thiết tất  cả tam ma địa môn. Nếu do chơn như đây thi thiết tất cả tam ma địa môn, tức do chơn như đây thi thiết tất cả đà la ni môn. Nếu do chơn như đây thi thiết tất cả đà la ni môn, tức do chơn như đây thi thiết không giải thoát môn. Nếu do chon như  đây thi thiết không giải thoát môn, tức do chơn như đây thi thiết vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Nếu do chơn như đây thi thiết  vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, tức do chơn như đây thi thiết năm nhãn. Nếu do chơn như đây thi thiết năm nhãn, tức do chơn như đây thi thiết sáu thần thông. Nếu do  chơn như đây thi thiết sáu thần thông, tức do chơn như đây thi thiết phật mười lực. Nêu do chơn như đây thi thiết phật mười lực, tức do chơn như đây thi thiết bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp phật bất cộng. Nếu do chơn như đây thi thiết  bốn vô sở úy cho đến mười tamùm pháp phật bất cộng, tức do chơn như đây thi thiết pháp vô vong thất. Nếu do chơn như đây thi thiết pháp vô vong thất, tức do chơn như đây thi thiết tánh hằng trụ xả. Nếu  do chơn như đây thi thiết tánh hằng trụ xả, tức do chơn như đây thi thiết nhất thiết trí. Nêu do chơn như đây thi thiết trí, tức do chơn như đây thi thiết đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Nếu do chơn như đây thi thiết đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí tức do chơn như đây thi thiết tất cả hạnh bồ t1t ma ha tát. Nếu do chơn như đây thi thiết tất cả hạnh bồ tát ma ha tát, tức do chơn như đây thi thiết chư phật vô thượng chánh đẳng bồ đề. Nêu do chơn như đây thi thiết chư phật vô thượng chánh đẳng bồ đề, tức do chơn như đây thi thiết hữu vi giới. Nếu do chơn như đây thi thiết hữu vi giới, tức do chơn như đây thi thiết  vô vi giới. Nếu do chơn như đây thi tiết vô vi giới, tức do chơn như dây thi thiết tất cả như lai ứng chánh đẳng giác. Nêu do chơn như đây thi thiết  tất cả như lai ứng chanùnh đẳng giác, tức do chơn như đây thi thiết tất cả bồ tát ma ha tát. Nếu do chơn như đây thi thiết tất cả bồ tát ma ha tát, tức do chơn như đây thi thiết tất cả hữu tình. Néu do chơn như đây thi thiết tất  cả hữu tình, tức do chơn như đây thi thiết tất cả pháp.

Như vậy, Thiện Hiện! Tất cả pháp chơn như, tất cả hữu tình chơn như, tất cả như lai ứng chánh đẳng giác chơn như, tất cả bồ tát ma ha tát chơn như, thật đều không khác. Bởi không khác nên gọi tên chơn như. Các bồ tát ma ha tát đối chơn như này tu học viên mãn, chứng được vô thượng chánh đẳng bồ đề nên tên như lai ứng chánh đẳng giác. Vậy nên, Thiện Hiện! Phải biết bồ tát ma ha tát tức là nhưlai ứng chánh đẳng giác, vì tất cả pháp, tất  cả hữu tình đều lấy chơn như làm định lượng vậy. Vậy nên, Thiện Hiện! Bồ táet ma ha tát nên học bát nhã ba la mật đa thẳm sâu chơn như.

Thiện Hiện! Các bồ tát ma ha tát nếu học bát nhã ba la mật đa thẳm sâu chơn như, thời năng học tất cả pháp chơn như. Nếu năng học tất cả pháp chơn như thời năng viên mãn tất  cả pháp chơn như. Nếu năng viên mãn tất  cả pháp chơn như, thời đối tất cả pháp chơn như được trụ tự tại. Nếu đối tất cả pháp chơn như được trụ tự tại, thời năng khéo biết tất cả hữu tình căn tánh thắng liệt. Nếu năng khéo biết tất cả hữu tình căn tánh thắng liệt, thời năng đủ  biết tất cả hữu tình thắng giải sai khác. Nếu năng đủ biết tất cả hữu tình thắng giải sai khác, thời biết hữu tình tụ nghiệp chịu quả. Nếu biết hữu tình tự nghiệp chịu quả, thời năng đầy đủ nguyện trí. Nếu năng đầy đủ  nguyện trí, thời năng tịnh tu diệu trí ba đời. Nếu năng tịnh tu diệu trú ba đời, thời năng hành hạnh bồ tát không đảo nguợc, thời năng như thật thành thục hữu tình. Nấu năng như thật thành thục hữu tình, thời năng như thật nghiêm tịnh cõi phật. Nếu năng như thật nghiêm tịnh cõi phật, thời năng chứng được nhất thiết trí trí. Nếu năng chứng được nhất thiết trí trí, thời năng quay xe diệu pháp. Eáu năng quay xe diệu pháp, thời năng an lập hữu tình nơi đạo tamm thừa. Nếu năng an lập hữu tình nơi đạo tam thừa thời khiến hữu tình vào cõi vô dư y niết bàn. Thiện Hiện! Các bồ tát ma ha tát nhận thấy tất cả công đức tự lợi tha như thế thảy, nên phát tâm vô thượng chánh đẳng giác, dũng mãnh tinh tiến tu hành bát nhã ba la mật đa bền chắc không lui.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa phật rằng: bạch Thế Tôn! Nếu bồ tát ma ha tát năng pháp tâm vô thượng chánh đẳng giác, như thuyết tu hành bát nhã ba la mật đa thẳm sâu, thế gian  trời, người, a tố lạc thảy đều nên cúi đầu cung kính cúng dường. Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như lời ngươi vừa nói. Nếu bồ tấ ma ha tát năng pháp tâm vô thượng chánh đẳng giác, như thuyết tu hành bát nhã ba la mật đa thẳm sâu, thế gian trời, người, a tố lạc thảy đều nên cúi đầu cung kính cúng dường.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa phật rằng: bạch Thế Tôn! Nếu bồ tát ma ha tắt khắp vì độ thoát các hữu tình nên sơ phát tâm vô thượng chánh đẳng giác, được bao nhiêu phước? Phật nói: Thiện Hiện! Nếu bồ tát ma ha tát khắp vì độ thoát  cát hữu tình nên so phát tâm vô thượng chan1h đẳng giác, kia chỗ được phước vô lượng vô biên, toán số thí dụ chẳng thể kịp được.

Thiện Hiện! Giả sử tất cả hữu tình đầy nhẫy tiểu thiên thế giới đều tới thanh văn hoặc bậc độc giác. Nơi ý hiểu sao? Các hữu tình này phước  ấy nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: bạch thế  tôn! Nhiều lắm. Bạch thiện thệ! Nhiều lắm. Kia chỗ được phước vô lượng vô biên. Phật nói: Thiện Hiện! Kia chỗ được phước đối một bồ tát ma ha tát vì độ thoát tất cả hữu tình  so phát tâm vô thượng chánh đẳng giác chỗ được nhóm phước, trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn phần chẳng kịp một, trăm ức phần chẳng kịp một, trăm trăm ức phần kịp một, ngàn trăm ức phần chẳng kịp một, trăm ngàn trăm ức muôn ức phần  cũng chẳng kịp một. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Vì thanh văn, độc giác đều nhờ bồ tát ma ha tát mà có, bồ tát ma ha tát chẳng nhờ các thanh văn, độc giác mà có.

Thiện Hiện! Thôi tất cả hữu tình tiểu thiên thế giới đều tới thanh văn hoặc bậc độc giác chỗ được nhóm phước. Giả sử tất cả hữu tình đầy nhẫy trung thiện thế giới đều tới thanh văn hoặc bậc độc giác. Nơi ý hiểu sao? Các hữu tình này phước ấy nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: bạch Thế Tôn! Nhiều lắm. Bạch thiện thệ! Nhiều lắm. Kia chỗ được phước cô lược vô biên. Phật nói: Thiện Hiện! Kia chỗ được phước đối một bồ tát ma ha tát vì độ thoát tất  cả hữu tình so phát tâm  vô thượng chánh đẳng giác chỗ được nhóm phước, trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn phầnn chẳng kịp một, trăm ức phần chẳng kịp một, trăm trăm ức phần chẳng kịp một, ngànn trăm ức phần chẳng kịp một, trăm ngàn trăm ức muôn ức phần cũng chẳng kịp một.

Thiện Hiện! Thôi tất cả hữu tình trung thiện thế giới đều tới thanh văn hoặc bậc độc giác giả sử tất cả hữu tình đầy nhẫy tam thiên đại thiên thế giới đều tới thanh văn hoặc bậc  độc giác. Nơi ý hiểu sao? Các hữu tình này phước ấy nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng:  bạch Thế Tôn! Nhiều lắm. Bạch thiện thệ! Nhiều lắm. Kia chỗ được phước vô lượng vô biên. Phật nói: Thiện Hiện! Kia chỗ được phước đối một bồ tát ma ha tát  vì độ thoát tất cả hữu tình  sơ phát tâm vô thượng chánh đẳng giác, trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn phần chẳng kịp một, trăm ức phần chẳng kịp một, trăm trăm ức phần chẳng kịp một, ngàn trăm ức phần chẳng kịp một, trăm ngàn trăm ức muôn ức phần cũng chẳng kịp một.

Thiện Hiện! Thôi  tất cả hữu tình đại thiên thế giới đều tới thanh văn hoặc bậc độc giác chỗ được nhóm phước. Giả sử tất cả hữu tình đầy nhẫy tam thiên đại thiên thế giới đều trụ tịnh quán địa. Nơi ý hiểu sao? Các hữu tình này phước ấy hiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: bạch Thế Tôn! Nhiều lắm. Bạch thiện thệ! Nhiều lắm. Kia chỗ được phước   vô llượng vô biên. Phật nói: Thiện Hiện! Kia chỗ được phước đối một bồ tát ma ha tát vì độ thoát tất cả hữu tình so phát tâm vô thượng chánh đẳng giác chỗ được nhóm phước, trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn phần chẳng kịp một, trăm ức phầnn chẳng kịp một, trăm trăm ức phần chẳng kịp một, ngàn trăm ức phần chẳng kịp một, trăm ngànn trăm ức muôn úc phần cũng chẳng kịp một.

Thiện Hiện! Thôi tất cả hữu tình đại thiện thế giới đều trụ tịnh quán địa chỗ được nhóm phước. Giả sử tất  cả hữu tình đầy nhẫy tam thiên đại thiên thế giới đều trụ chủng tánh địa. Nơi ý hiểu sao? Các hữu tình này phước ấy nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng? Bạch Thế Tôn! Nhiều lắm. Bạch thiện thệ! Nhiều lắm. Kia chỗ được phước vô lượng vô biên. Phật nói: Thiện Hiện! Kia chỗ được phước đối một bồ tát ma ha tát vì độ thoát tất cả hữu tình so phát tâm vô thượng chánh đẳng giác chỗ được nhómm phước, trăm phần chẳng kịp một, ngànn phần chẳng kịp một, trăm ngànn phần chẳng kịp một, trăm ức phần chẳng kịp một, trăm trăm ức phầnn chẳng kịp một, ngàn tăm ức phần chẳng kịp một, trăm ngàn trăm ức muôn ức phần cũng chẳng kịp một.

Thiện Hiện! Thôi tất  cả hữu tình đại thiên thế  giới đều trụ chủng tánh địa chỗ được nhóm phước. Giả sử tất cả hữu tình đầy nhẫy tam thiên đại thiên thế giới đều trụ đệ địa. Nơi ý hiểu sao? Các hữu tình này phước ấy nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: bạch Thế Tôn! Nhiều lắm. Bạch thiện  thệ! Nhiều lắm. Kia chỗ được phước vô lượng vô  biênn. Phật nói: Thiện Hiện! Kia chỗ được phước đối một bồ tát ma ha tát vì độ thoát tất cả hữu tình sơ phát tâmm vô thượng chánh đẳng giác, chỗ được nhóm phước trăm phầnn chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn phần chẳng kịp một, trăm ức phầnn chẳng kịp một, trăm trăm ức phần chẳng kịp một, ngàn trăm ức phần chẳng kịp một, trăm ngàn trăm ức muôn ức phần cũng chẳng kịp một.

Thiện Hiện! Thôi tất  cả hữu tình đại thiện thế giới đều trụ đệ bát địa chỗ được nhóm phước. Giả sử tất cả hữu tình đầy nhẫy tam thiên đại thiên thế giới đều trụ kiến địa. Nơi ý hiểu sao? Các hữu tình này phước ấy nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: bạch Thế Tôn! Nhiều lắm. Bạch thiện thệ! Nhiầu lắm. Kia chỗ được phước  vô lượng vô biên. Phật nói: Thiện Hiện! Kia chỗ dược đối một bồ tát ma ha tát vì độ thoát tất cả hữu tình so phát tâm vô thượng chánh đẳng giác chỗ được nhóm phước, trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn phần chẳng kịp một, trăm ức phần chẳng kịp một, trăm trăm ức phần kịp một, ngàn trăm ức phần chẳng kịp một, trăm ngàn trăm ức muôn ức phần cũng chẳng kịp một.

Thiện Hiện! Thôi tất cả hữu tình đại thiên thế giới đều trụ kiến địa chỗ được nhóm phước. Giả sử tất cả hữu tình đầy nhẫy tam thiên đại thiên thế giới đều trụ bạc địa. Nơi ý hiểu sao? Các hữu tình này phước ấy nhiều chăng? Thiện Hiện đáp  tằng: bạch Thế Tôn! Nhiều lắm. Bạch thiện thệ! Nhiều lắm. Kia chỗ phước vô lượng vô biên. Phật nói: Thiện Hiện! Kia chỗ được phước đối một bồ tát ma ha tát vì độ thoát tat1t cả hữu tình so phát tâm vô thượng chánh đẳng giác  chỗ được nhóm phước, trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn phần chẳng kịp một, trăm ức phần chẳng kịp một, trăm trăm ức phần chẳng kịp một, ngàn trăm ức phần chẳng kịp một, trăm ngàn trăm ức muôn ức phần cũng chẳng kịp một.

Thiện Hiện! Thôi tất cả hữu tình đại thiện thế giới đều trụ  bạc địa chỗ được nhóm phước. Giả sử tất cả hữu tình đầy nhẫy tam thiên đại thiên thế giới đều trụ ly dục địa. Nơi ý hiểu sao? Các hữu tình này phước ấy nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: bạch Thế Tôn! Nhiều lắm. Bạch thiện thệ! Nhiều lắm. Kia chỗ được phước  vô lượng vô biên. Phật nói: Thiện Hiện! Kia chỗ được phước đối một  bồ tát ma ha tát vì độ thoát tất cả hữu tình sơ pháp  tâm vô thượng chánh đẳng giác chỗ được nhóm phước, trăm phầnn chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn phần chẳng kịp một trăm ức phần chẳng kịp một, trăm trăm ức phần  chẳng kịp một ngàn trăm ức phầnn chẳng kịp một, trăm ngànn trăm ức muôn ức phần chẳng kịp một, trăm ngànn trăm ức muôn ức phần cũng chẳng kịp một.

Thiện Hiện! Thôi tất cả hữu tình đại thiên thế giới đều trụ ly dục địa chỗ được nhóm phước. Giả sử tất cả hữu tình đầy nhẫy tam thiên đại thiên thế giới đều trụ dĩ biện địa. Nơi ý hiểu sao? Các hữu tình này phước ấy nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: bạch Thế Tôn! Nhiều lắm. Bạch thiện thệ! Nhiều lắm. Kia chỗ được phước vô lượng vô biên. Phật nói: Thiện Hiện! Kia chỗ được phước đối một bồ tát ma ha tát vì độ thoát tất  cả hữu tình so phát tâm vô thượng chánh đẳng giác chỗ được nhóm phước, trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn phần chẳng kịp một, trăm ức phầnn chẳng kịp một, trăm trăm ức phầnn chẳng kịp một, ngàn trăm ức phần chẳng kịp một, trăm ngàn trăm ức muôn ức phần cũng chẳng kịp một.

Thiện Hiện! Thôi tất cả hữu tình đại thiên thế giới đều trụ dĩ biện địa chỗ được nhóm phước. Giả sử tất  cả hữu tình đầy nhẫy tam thiên đại thiên thế giới đều trụ độc giác địa. Nơi ý hiểu sao? Các hữu tình này phước ấy nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: bạch Thế Tôn! Nhiều lắm. Bạch thei65n thệ! Nhiều lắm. Kia chỗ được phước cô lượng vô biên. Phật nói: Thiện Hiện! Kia chỗ được phước đối một bồ tát ma ha tát vì độ thoát tất  cả hữu tình sơ phát tâm vô thượng chánh đẳng giác chỗ được nhóm phước, trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn chẳng kịp một, trăm ức phần chẳng kịp một, trăm trăm ức phần chẳng kịp một, ngàn trăm ức phần chẳng kịp một, trăm ngànn trăm ức muôn ức phần cũng chẳng kịp một.

Thiện Hiện! Giả sử tất cả hữu tình đầy nhẫy tam thiên đại thiên thế giới đều vì độ thoát các hữu tình so phát tâm vô thượng chánh đẳng giác. Các bồ tát ma ha tát này chỗ được nhóm phước đốimột  bồ tát ma ha tát vào bồ tát chánh tánh ly sanh chỗ được nhóm phước, trăm phầnn chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn phần chẳng kịp một, trăm ức phần chẳng kịp một, trăm trăm ức phần chẳng kịp một, ngàn trăm ức phần chẳng kịp một, trăm ngàn trăm ức muôn ức phầnn cũng chẳng kịp một.

Thiện Hiện! Giả sử tất cả hữu tình đầy nhẫy tam thiên đại thiên  thế giới đều vào bồ tát chánh tánh ly sanh. Các bồ tát ma ha tát này chỗ được nhóm phước đối một bồ tát ma ha tát hành hướng bồ đề chỗ được nhóm phước, trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn phần chẳng kịp một, trăm  ức phần chẳng kịp một, trăm trăm ức phần chẳng kịp một, ngàn trăm ức phần chẳng kịp một, trăm ngàn trăm ức muôn ức phần cũng chẳng kịp một.

Thiện Hiện! Giả sử tất cả hữu tình đầy nhẫy tam thiên đại thế giới đều hành hướng bồ đề. Các bồ tát ma ha tát này chỗ được nhóm phước đối một như lai ứng chánh đẳng giác chỗ được nhóm phước, trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn phần chẳng kịp một, trăm ức phần chẳng kịp một, trăm trăm ức phầnn chẳng kịp một, ngàn trăm ức phần chẳng kịp một, trăm ngàn trăm ức muôn ức phần cũng chẳng kịp một.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa phật rằng: bạch Thế Tôn! Bồ tát ma ha tát sơ phát tâm vô thượng chánh đẳng giác suy nghĩ điều gì? Phật nói: Thiện Hiện! Bồ tát ma ha tát sơ  phát tâm vô thượng chánh đẳng giác, hằng chánh suy nghĩ nhất thiết tướng trí.

Cụ ghọ ghiện hiện lại thưa phật rằng: bạch Thế Tôn! Nhất thiết tướng trí có tánh nào? Nhất thiết tướng trí duyên chỗ nào, tăng thượng nào, hành tướng nào, có tướng nào? Phật nói: Thiện Hiện! Nhất thiết tướng trí vô tánh làm tánh, vô tướng vô nhân, vô sở cảnh giác, vô sanh vô hiện. Lại ngươi đã hỏi nhất thiết tướng trí duyên chỗ nào, tăng thượng nào, hành tướng nào, có tướng nào ấy? Thiện Hiện! Nhất thiết tướng trí vô tánh làm chỗ duyên, chánh niệm làm tăng thượng, vắng lặng làm hành tướng, vô tướng làm tướng. Thiện Hiện! Nhất thiết tướng trí chỗ duyên như thế, tăng thượng như thế, hành tướng như thế, tướng như thế.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa phật rằng: bạch Thế Tôn! Vì chỉ nhất thiết tướng trí vô tánh làm tánh, hay là sắc thọ tưởng hành thức  cũng vô tánh làm tánh? Hay nhãn xứ, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng vô tánh làm tánh? Hay sắc xứ, thanh hương vị xúc pháp xứ cũng vô tánh làm tánh?

Hay nhãn giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới cũng vô tánh làm tánh? Hay sắc giới, thanh hương vị xúc pháp giới cũng vô tánh làm tánh? Hay nhãn thức giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới cũng vô tánh làm tánh? Hay nhãn xúc, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc cũng vô tánh làm tánh? Hay nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng vô tánh làm tánh?

Hay địa giới, thủy hỏa phong không thức giới cũng vô tánh làm tánh? Hay vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não cũng vô tánh làm tánh?

Hay nội pháp, ngoại pháp cũng vô tánh làm tánh? Hay bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng vô tánh làm tánh? Hay bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng vô tánh làm tánh? Hay không giải thoát môn, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng vô tánh làm tánh? Hay tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng vô tánh làm tánh?

Hay bố thí ba la mật đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã ba la mật đa cũng vô tánh làm tánh? Hay nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không cũng vô tánh làm tánh? Hay khổ thánh đế, tập diệt đạo thánh đế cũng vô tánh làm tánh? Hay tất cả tam ma địa môn, tất cả đà la ni môn cũng vô tánh làm tánh?

Hay phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp phật bất cộng cũng vô tánh làm tánh? Hay pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả cũng vô tánh làm tánh? Hay nhất thiết trí, đạo tướng trí cũng vô tánh làm tánh? Hay sơ nhãn, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ, đệ ngũ nhãn cũng vô tánh làm tánh? Hay sơ thần thông, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ, đệ ngũ, đệ lục thần thông cũng vô tánh làm tánh? Hay hữu vi giới vô vi giới cũng vô tánh làm tánh?

Phật nói: Thiện Hiện! Chẳng những nhất thiết tướng trí vô tánh làm tánh, mà sắc thọ tưởng hành thức cũng vô tánh làm tánh. Nhãn xứ, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng vô tánh làm tánh. Sắc xứ, thanh hương vị xúc pháp xứ cũng vô tánh làm tánh.

Nhãn giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới cũng vô tánh làm tánh. Sắc giới, thanh hương vị xúc pháp giới cũng vô tánh làm tánh. Nhãn thức giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới cũng vô tánh làm tánh. Nhãn xúc, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc cũng vô tánh làm tánh. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng vô tánh làm tánh. Ðịa giới, thủy hỏa phong không thức giới cũng vô tánh làm tánh.

Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não cũng vô tánh làm tánh. Nội pháp, ngoại pháp cũng vô tánh làm tánh. Bốn tĩnhlự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng vô tánh làm tánh. Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần tức, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng vô tánh làm tánh.

Không giải thoát môn, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng vô tánh làm tánh. Tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng vô tánh làm tánh. Bố thí ba la mật đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã ba la mật đa cũng vô tánh làm tánh.

Nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không cũng vô tánh làm tánh. Khổ thánh đế, tập diệt đạo thánh đế cũng vô tánh làm tánh. Tất cả tam ma địa môn, tất cả đà la ni môn cũng vô tánh làm tánh.

Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp phật bất cộng cũng vô tánh làm tánh. Ðại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả cũng vô tánh làm tánh. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả cũng vô tánh làm tánh. Hất thiết trí, đạo tướng trí cũng vô tánh làm tánh. Sơ nhãn, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ, đệ ngũ nhãn cũng vô tánh làm tánh. Sơ thần thông, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ, đệ ngũ, đệ lục thần thông cũng vô tánh làm tánh. Hữu vi giới, vô vi giới cũng vô tánh làm tánh.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa phật rằng: bạch Thế Tôn! Duyên nào nhất thiết tướng trí  vô tánh làm tánh? Duyên nào sắc thọ tưởng hành thức cũng vô tánh làm tánh? Duyên nào nhãn xứ, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng vô tánh làm tánh? Duyên nào sắc xứ, thanh hương vị xúc pháp xứ cũng vô tánh làm tánh?

Duyên nào nhãn giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới cũng vô tánh làm tánh? Duyên nào sắc giới, thanh hương vị xúc pháp giới cũng vô tánh làm tánh? Duyên nào nhãn thức giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới cũng vô tánh làm tánh? Duyên nào nhãn xúc, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc cũng vô tánh làm tánh? Duyên nào nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng vô tánh làm tánh?

Duyên nào địa giới, thủy hỏa phong không thức giới cũng vô tánh làm tánh? Duyên nào vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não cũng vô tánh làm tánh? Duyên nào nội pháp, ngoại pháp cũng vô tánh làm tánh.

Duyên nào bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng vô tánh làm tánh? Duyên nào bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng vô tánh làm tánh?

Duyên nào không giải thoát môn, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng vô tánh làm tánh? Duyên nào tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng vô tánh làm tánh? Duyên nào bố thí ba la mật đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã ba la mật đa cũng vô tánh làm tánh?

Duyên nào nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không cũng vô tánh làm tánh?

Duyên nào khổ thánh đế, tập diệt đạo thánh đế cũng vô tánh làm tánh? Duyên nào tất cả tam ma địa môn, tất cả đà la ni môn cũng vô tánh làm tánh? Duyên nào phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp phật bất cộng cũng vô tánh làm tánh? Duyên nào đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả cũng vô tánh làm tánh? Duyên nào pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả cũng vô tánh làm tánh? Duyên nào nhất thiết trí, đạo tướng trí cũng vô tánh làm tánh?

Duyên nào sơ nhãn, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ, đệ ngũ nhãn cũng cô tánh làm tánh? Duyên nào sơ thần thông, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ, đệ ngũ, đệ lục thần thông cũng vô tánh làm tánh? Duyên nào hữu vi giới, vô vi giới cũng vô tánh làm tánh?

Phật nói: Thiện Hiện! Nhất thiết tướng trí tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp này vô tánh làm tánh. Sắc thọ tưởng hành thức tự tánh vô vậy;nếu pháp tự tánh vô, pháp này vô tánh làm tánh. Nhãn xứ, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp này vô tánh làm tánh. Sắc xứ, thanh hương vị xúc pháp xứ tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp này vô tánh làm tánh.

Nhãn giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp này  vô tánh làm tánh. Sắc giới, thanh hương vị xúc pháp giới tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp này vô tánh làm tánh. Nhãn thức giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp này vô tánh làm tánh. Nhãn xúc, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp này vô tánh làm tánh. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, thĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tự tánh vô vậy; nếu pháp  tự tánh vô, pháp này vô tánh làm tánh.

Ðịa giới, thủy hỏa phong không thức giới tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô pháp này vô tánh làm tánh. Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp này vô tánh làm tánh. Nội pháp, ngoại pháp tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp  này vô tánh làm tánh.

Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp này vô tánh làm tánh. Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp này vô tánh làm tánh. Không giải thoát môn, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp này  vô tánh làm tánh.

Tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp này vô tánh làm tánh.  Bố thí ba la mật đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã ba la mật đa tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp  này vô tánh làm tánh.

Nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh  vô, pháp này vô tánh làm tánh.

Khổ thánh đế, tập diệt đạo thánh đế tự tánh vô bậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp này  vô tánh làm tánh. Tất cả tam ma địa môn, tất cả đà la ni môn tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp này vô tánh làm tánh.

Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp phật bất cộng tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp vô tánh làm tánh. Ðại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp này vô tánh làm tánh. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp này vô tánh làm tánh. Nhất thiết trí, đạo tướng trí tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp này vô tánh làm tánh.

Sơ nhãn, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ, đệ ngũ nhãn tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp này vô tánh làm tánh. So thần thông, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ, đệ ngũ, đệ lục thần thông tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp này vô tánh làm tánh. Hữu vi giới, vô vi giới tự tánh vô vậy; nếu pháp tự tánh vô, pháp này vô tánh làm tánh.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa phật rằng: bạch Thế Tôn! Duyên nào nhất thiết tướng trí tự tánh vô? Phật nói: Thiện Hiện! Nhất thiết tướng trí không tự tánh  hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào sắc thọ tưởng hành thức tự tánh vô? Thiện Hiện! Sắc thọ tưởng hành thức không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào nhãn xứ, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tự tánh vô? Thiện Hiện! Nhãn xứ, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào sắc xứ, thanh hương vị xúc pháp xứ tự tánh vô? Thiện Hiện! Sắc xứ, thanh hương vị xúc pháp xứ không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào nhãn giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới tự tánh vô? Thiện Hiện! Nhãn giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự ánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào sắc giới, thanh hương vị xúc pháp giới tự tánh vô? Thiện Hiện! Sắc giới, thanh hương vị xúc pháp giới không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào nhãn thức giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới tự tánh vô? Thiện Hiện! Nhãn thức giới, nhĩ ỷ thiệt thân ý thức giới không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch thế  tôn! Duyên nào nhãn xúc, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc tự tánh vô? Thiện Hiện! Nhãn xúc, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tự tánh vô? Thiện Hiện! Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào địa giới, thủy hỏa phong không thức giới tự tánh vô? Thiện Hiện! Ðịa giới, thủy hỏa phong không thức giới không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não tự tánh vô? Thiện Hiện! Vô minh cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào nội pháp, ngoại pháp tự tánh vô? Thiện Hiện! Nội pháp, ngoại pháp không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định tự tánh vô? Thiện Hiện! Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bôén vô sắc định không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi tự tánh vô? Thiện Hiện! Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào không giải thoát môn, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn tự tánh vô? Thiện Hiện! Không giải thoát môn, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ tự tánh vô? Thiện Hiện! Tám giải thoát cho đến mười biến xứ không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào bố thí ba la mật đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã ba la mật đa tự tánh vô? Thiện Hiện! Bố thí ba la mật đa cho đến bát nhã ba la mật đa không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi khôg, vô vi không, tất cánh không, vô tế khon6g, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp khon6g, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không tự tánh vô? Thiện Hiện! Nội không cho đến vô tánh tự tánh không không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào khổ thánh đế, tập diệt đạo thánh đế tự tánh vô? Thiệnhiện! Khổ thánh đế, tập diệt đạo thánh đế không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào tất cả tam ma địa môn, tất cả đà la ni môn, tất cả đà la ni môn không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngãi giải, mười tám pháp phật bất cộng tự tánh vô? Thiện Hiện! Phật mười lực cho đến mười tám pháp phật bất cộng không tự tánh hòa hợp vậy. nếu pháp không tư tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả tự tánh vô? Thiện Hiện! Ðại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thòi pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả tự tánh vô? Thiện Hiện! Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy  vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào nhất thiết trí, đạo tướng trí tự tánh vô? Thiện Hiện! Nhất thiết trí, đạo tướng trí không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào sơ nhãn, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ, đệ ngũ nhãn tự tánh vô? Thiện Hiện! Sơ nhãn, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ, đệ ngũ nhãn không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào sơ thần thôg, đệ nhị, đệ tam, đệ  tứ, đệ ngũ, đệ lục thần thông tự tánh vô? Thiện Hiện! Sơ thần thông, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ, đệ ngũ, đệ lục thần thông không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Bạch Thế Tôn! Duyên nào hữu vi giới, vô vi giới tự tánh vô? Thiện Hiện! Hữu vi giới, vô vi giới không tự tánh hòa hợp vậy. Nếu pháp không tự tánh hòa hợp, thời pháp này lấy vô tánh làm tánh.

Thiện Hiện! Do nhân duyên này, các bồ tát ma ha tát nên biết tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh nơi mình.

--- o0o ---

Tác giả bài viết: HT Thích Trí Nghiêm
Nguồn tin: Trang nhà Quảng Đức
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 117
  • Khách viếng thăm: 108
  • Máy chủ tìm kiếm: 9
  • Hôm nay: 17843
  • Tháng hiện tại: 1710873
  • Tổng lượt truy cập: 59363806

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile