Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Xuất Gia là đại hiếu

Đăng lúc: Thứ ba - 14/05/2013 15:08 - Người đăng bài viết: Thiền Lâm
Trước hết ta tìm hiểu hai chữ “xuất gia”, sau sẽ suy gẫm “hiếu” là như thế nào? Xuất gia, theo nghĩa chữ là “ra khỏi nhà”. “Nhà” ở đây không đơn giản là một nơi để ở. “Nhà” trong “xuất gia” hàm ý là nơi trói buộc, nghĩa, ơn…, sống với những tình cảm thế tục mãi vay trả, trả vay đời đời không dứt, tử sanh sanh tử luân hồi...
Xuất Gia là đại hiếu

Xuất Gia là đại hiếu

Một trong năm đức của Sa di hay nói chung là của tất cả người xuất gia đó là “Cắt ái từ thân, vô thích mạc cố”. Điều này có nghĩa là: “Cắt ái lìa tất cả tình thân ...quyến thuộc, không phân biệt thân sơ”, mà tình thân sâu đậm nhất của con người là cha và mẹ. Đạo nghĩa lớn nhất của con người là đạo hiếu. Như vậy, khi xuất gia là lìa bỏ gia đình, lìa bỏ cha mẹ… Người đời thường “Kết án” người xuất gia là vậy. Nhưng xuất gia có phải là bất hiếu hay không? Chúng ta là kẻ đã xuất gia, cần phải hiểu vấn đề này, để lòng tin của mình thêm vững chắc mà tiến tu.

Trước hết ta tìm hiểu hai chữ “xuất gia”, sau sẽ suy gẫm “hiếu” là như thế nào? Xuất gia, theo nghĩa chữ là “ra khỏi nhà”. “Nhà” ở đây không đơn giản là một nơi để ở. “Nhà” trong “xuất gia” hàm ý là nơi trói buộc, nghĩa, ơn…, sống với những tình cảm thế tục mãi vay trả, trả vay đời đời không dứt, tử sanh sanh tử luân hồi. Thoát khỏi những ràng buộc hệ lụy thế gian đó là “xuất thế tục gia”. Cõi này ta đang sống đây còn gọi là cõi ta bà, là nơi uế độ, có nghĩa là con người sống là sống chìm đắm trong khổ đau phiền não đầy nước mắt. Phật bảo: “Nước mắt của chúng sanh còn nhiều hơn nước bốn bể”. Xuất gia là để mưu cầu thoát ly cả ba cõi Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, tức là “xuất tam giới gia”. Nói chung thì con người xuất gia là lìa bỏ những hệ lụy nhân sinh để mưu cầu sự giải thoát khỏi khổ đau sanh tử luân hồi.

Đến đây, chúng ta xem xét về chữ hiếu hay còn gọi là “Đạo hiếu”. Ở đời, hiếu là đạo hiếu rất cao trọng của con người. Có thể nói “Người mà bất hiếu là người bỏ đi”. Cha mẹ sinh con ra đời phải chịu biết bao khổ nhọc. Công ơn cha mẹ cao như núi, sâu như biển không có thể lấy chi đền đáp “Tam niên nhũ bộ, chín tháng hoài thai” đó chỉ là giai đoạn đầu đời của con. Đến khi con khôn lớn, cha mẹ còn lo cho con ăn học, sau cho con thành nhân chi mỹ. Theo quy luật đời người, cha mẹ rồi sẽ già, đó là lúc con cái sẽ làm chỗ nương tựa đỡ đần, chăm sóc nuôi dưỡng để đền đáp công ơn cao cả của cha mẹ. “Tích cóc phòng cơ, dưỡng nhi đãi lão” phần nào nói lên cái quy luật của cuộc đời.

Một trong ý nghĩa trả hiếu cho cha mẹ, theo đạo Khổng ngày xưa, đó là phải có con cái để duy trì dòng tộc. Do vậy, con cái mà không lấy vợ, lấy chồng sinh con đẻ cái là một cái tội bất hiếu lớn. “Bất hiếu hữu tam, vô hậu chi đại” do theo ý nghĩa này, hiển nhiên người xuất gia, từ bỏ cha mẹ, không con cái nối dõi là tội vô cùng bất hiếu.

Nhưng, Phật là đấng giác ngộ cao cả, chỉ bày cho nhân loại sự giác ngộ cùng tột, không lẽ đạo của Ngài dạy con người bất hiếu? Chúng ta cần phải hiểu, chữ “hiếu” theo đời, chỉ là sự đền đáp công ơn cha mẹ trong một đời kiếp ngắn ngủi, sự cứu giúp cho cha mẹ giác ngộ được đạo mầu, dứt trừ nghiệp dữ để tái sanh vào cõi lành hay hơn nữa là chấm dứt sự luân hồi sanh tử, đó mới là sự báo hiếu rốt ráo cao đẹp. Rõ ràng như chúng ta đã thấy, Ngài đã từ bỏ cha mẹ, vợ con, ngôi báu để đi tu. Cuối cùng, Ngài giác ngộ trở về độ cha mẹ ở cõi trời Đao Lợi, giúp cho gia quyến dòng họ Thích biết bao người xuất gia, giải thoát. Đệ tử của Phật, ngài Xá Lợi Phất cuối đời cũng độ cho mẹ quay về nương tựa Tam bảo, Mục Kiền Liên Tôn giả cứu được mẹ là bà Thanh Đề thoát khỏi địa ngục. Ngoài ra, chúng ta không thể kể hết công đức của Phật, của các hàng Bồ tát… tu hành đắc đạo đã cứu giúp chúng sanh bao đời. Thậm chí, chưa phải là đệ tử tu theo Phật, có trường hợp những con người bình thường hung ác, hay ngọai đạo, cũng có khi chỉ nhờ nghe được giáo lý cao mầu của Phật mà hồi tâm tỉnh ngộ hoàn lương, sau đó mới quy y với Phật, như chàng Vô Não, A Xà Thế…

Nói tóm lại, như trên đã trình bày chúng ta thấy rằng câu nói “xuất gia là bất hiếu” là một sự phê phán phiếm diện, căn cứ trên đạo lý nhân gian. Hiểu sâu xa ý nghĩa của “Đạo hiếu” theo đạo giải thoát của Phật thì chúng ta phải khẳng định rằng: Chính xuất gia tu học là sự báo hiếu xuất thế gian, là sự trả hiếu cho cha mẹ đúng đắn và cùng tột nhất. Bởi vì, chấm dứt sanh tử luân hồi mới là ý nghĩa đích thực của cuộc đời. Xuất gia là trước để tự độ, sau độ tha; nghĩa là cứu độ cho cha mẹ. Nếu con không xuất gia thì làm sao có thể cứu độ cho cha mẹ thoát khỏi sự luân hồi miên viễn của kiếp nhân sinh?

Tác giả bài viết: (Sa Di Ni Huệ Nhẫn)
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 42
  • Hôm nay: 3009
  • Tháng hiện tại: 1716593
  • Tổng lượt truy cập: 59369526

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile