Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Định nghĩa yêu thương

Đăng lúc: Thứ hai - 14/05/2012 11:37 - Người đăng bài viết: Thiền Lâm
Tình thương chân thật là một tình thương luôn luôn có sự cảm thông và sự hiểu biết. Chất liệu hiểu biết sẽ đem lại cho chúng ta một nguồn an lạc. Không có hiểu hẳn nhiên sẽ không có thương, vì hiểu biết và thương yêu thường luôn song hành vào nhau. Giống như cái ly và nước uống, không thể thiếu một trong hai thứ đó.
Thương yêu là không phân biệt - Ảnh minh họa

Thương yêu là không phân biệt - Ảnh minh họa

Tình thương đích thực chính là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn. Cuộc sống vốn dĩ bần hàn quạnh quẽ, nhưng khi chúng ta biết cách chọn lựa và tiếp nhận thì tự thân sẽ tạo ra một không gian ngay chính giữa nội tâm của mình. Trên con đường thực nghiệm tâm linh, ta dừng chân lại để thấy được tất cả trời xanh, mây trắng. Đó là những giây phút xảy ra trong đời dù chỉ thoáng qua một lần.

“Chim hót thông reo hoa nở
Trời xanh mây trắng là đây
Ánh mắt thương yêu sáng tỏ
Nụ cười ý thức đong đầy”

Chúng ta có may mắn lớn được học hỏi, lắng nghe pháp mầu đó là một nhân duyên để ngày càng thăng hoa trên mỗi sự sống con người và thiên nhiên.

“Chỉ mỗi thoáng tâm này
Sao chim hót đến hay
Sao cỏ xanh đến mượt
Hạt sương mướt như vầy”

Bình minh lên hé sáng trên vách núi, từng áng mây trôi thong dong. Đây là giây phút ta có thể mỉm cười để cảm nhận sự sống bắt đầu vào ngày mới. Từng con đường sờ sờ trước mắt, biết bao giọt nắng miên viễn đều khiến tôi thu mình nơi chốn vắng. Nắng vàng cũng là khoảnh khắc đẹp nhất. Hoa lá cỏ cây hay viên sỏi đều chứa đựng sự mầu nhiệm tuyệt vời trong ấy.

Với tôi mọi thứ không thể thiếu đi những người bạn tâm giao chí cốt chân tình. Bạn có thể ngồi xuống trong giây lát để nhìn mây bay, sương buông hay nắng sớm về trong chén trà. Mỗi khi mệt nhoài, chúng ta tập ngồi cho thật bình yên rồi trở về hơi thở ý thức. Khổ đau và Hạnh phúc luôn hiện hữu ở nơi mỗi người, chỉ cần ta nhận diện khổ đau và biết chuyển hóa nỗi buồn phiền thành nguồn an lạc có ích vì đau khổ vốn là chất liệu của hạnh phúc, của thương yêu.

Nói về mẹ là cả tiếng nói thiêng liêng, là nguồn sống trải dài trên mỗi bước chân. Tình yêu của mẹ là cả bầu trời đầy ánh sao. Nếu ai vẫn còn bên mẹ là một may mắn lớn trong đời, cả cuộc đời mẹ luôn lặn lội hao mòn để tìm ra ánh nắng mùa xuân và hãy nhìn lại mẹ thật kỹ để biết rằng mình đang diễm phúc trên vòng tay che chở ấy. Có lần tôi đã nhắc thầm, giây phút đẹp nhất là mẹ vẫn đang hiện hữu như cánh sen thơm giữa đồng nội quê nhà.

Yêu thương là một nghệ thuật sống đầy đủ của một con người. Nếu ta chú tâm vào lớp vỏ ngoài của thân cây, thì ta dễ nhận ra một điều là cái vỏ đó đang nhiệm vụ bảo vệ cho toàn thân cây không bị ký sinh trùng gây hại. Cũng như khi ai đó đã làm chúng ta tức giận buồn phiền thì ta hãy nhìn đối tượng ấy như một cơ hội thực tập soi sáng nội tâm mình. 

Trở về với hơi thở nhiệm mầu để chăm sóc cơn giận là lúc ta có mặt đầu tiên của giây phút hiện tại, biểu hiện ra sự tươi mát bình thản và im lặng, từ đó cánh cửa bình an sẽ mở dần, niềm vui mà ta từng mơ ước sẽ bắt đầu một cuộc sống hiền hòa. 

Hằng ngày chúng ta nên trân trọng thời gian cho nhau. Và ta cần phải nuôi dưỡng chiều sâu tâm hồn cho tình thương luôn có mặt. Thức dậy ta nên làm mới thân tâm, chế tác hạnh phúc để con đường thương yêu thêm rộng lớn. “Lắng lòng nghe lắng lòng nghe, tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm”. Nghe chuông trong ý thức đó bạn sẽ cảm thấy cuộc sống bao la như mây trời thảnh thơi, không một chút buộc ràng. Đó cũng là một cách để thương, thương mình và người!

Tác giả bài viết: Kinh Tâm
Nguồn tin: Giác ngộ Online
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 59
  • Khách viếng thăm: 54
  • Máy chủ tìm kiếm: 5
  • Hôm nay: 16764
  • Tháng hiện tại: 1709794
  • Tổng lượt truy cập: 59362727

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile