Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Thực hành lời Phật dạy

Đăng lúc: Thứ bảy - 09/03/2013 18:03 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Nếu ai thực hành đúng bốn điều Phật dạy về cách làm giàu: giữ chữ tín, tiết kiệm, siêng năng và bố thí, tôi tin chắc rằng kết quả sẽ như ý muốn.
Thực hành lời Phật dạy

Thực hành lời Phật dạy

Đi buôn bán nhỏ, tôi quen với gia đình anh Giang, năm nay anh đã 49 tuổi, hai vợ chồng anh làm nghề bán áo quần. Tôi biết ngày anh chị mới đi bán, hai vợ chồng đi bằng chiếc xe máy cũ kỹ, áo quần thì bỏ vào bao, đi chợ này đến chợ khác, trải bạt, thuê dù che nắng che mưa. Vậy mà 4 năm sau, anh chị đã mua được một lô chung cư, mở đại lý áo quần bán sỉ và lẻ. Quan sát cách anh chị bán hàng, tôi thấy anh chị không bao giờ thách giá, dù khách hàng lạ hay quen, hàng loại nào bán theo giá tiền loại đó. Khách hàng mua về không vừa ý, đem trả lại, anh chị sẵn sàng vui vẻ nhận hàng và trả tiền lại. Tiếng lành đồn xa, khách hàng đến ngày càng đông, họ nói “vào đây mua là an tâm”. Siêng năng, tiết kiệm nhưng ai có hoàn cảnh khó khăn, anh chị luôn sẵn sàng giúp đỡ. Anh chị hay ủng hộ tiền cho các chùa nuôi trẻ mồ côi.

Có một lần, tình cờ tôi nghe anh nói chuyện với một người họ hàng đang làm trưởng phòng ở một công ty xây dựng để gửi gắm con trai vừa tốt nghiệp trường Cao đẳng Xây dựng. Khi nghe người họ hàng nói “được rồi, để em đá thằng nhân viên mới vô để đón thằng cháu em vào”. Nghe vậy, anh liền thẳng thắn trả lời “Con anh sẽ không bao giờ nhẫn tâm đi giành miếng cơm người khác đang ăn, em đừng bao giờ làm vậy, cháu em sẽ kiếm được việc làm và bằng con đường chân chính”. Anh trưởng phòng không nói được lời nào, lặng lẽ ra đi nhưng tôi tin rằng những lời nói ấy của anh Giang sẽ làm anh trưởng phòng suy ngẫm. Làm giàu phải bằng con đường chân chính, bằng đôi tay khối óc của mình, không thể thành công nếu ta đi đường tắt, bất chấp thủ đoạn, sống không có nhân nghĩa. Chỉ có lao động chân chính, đồng tiền mới tồn tại lâu bền bên mình và cuộc sống mới an lạc, hạnh phúc. Xã hội nếu có nhiều người bán hàng như anh Giang thì người mua hàng tiêu dùng sẽ không còn phập phồng lo sợ, sợ bị nhầm hàng, nhầm giá… để nhiều người đang sống khổ cực, quanh năm tay lấm, chân bùn, chống chọi với nắng mưa, thời tiết khắc nghiệt, bớt đi gánh nặng cơm áo.

Xã hội có nhiều người dù không trình độ, không địa vị, nhưng việc làm thì rất cao cả. Như chị bán vé số dạo ở Sài Gòn, bán vé số chịu cho anh xe ôm. Dù anh xe ôm chưa nhận vé, chưa trả tiền nhưng vé trúng thưởng, chị vẫn gọi anh đến để nhận vé đi lãnh thưởng. Nếu chị không báo thì không ai nói gì. Nhưng chị không đánh mất mình dù chị rất nghèo khổ. Chị mang đến niềm vui, hạnh phúc cho người khác chắc chắn chị là người rất hạnh phúc. Một tấm gương cho người đời học tập.

Cho nên, chúng ta sống rất cần chữ tín, siêng năng, tiết kiệm và bố thí, để cuộc đời được an vui, tốt đẹp hơn.


Tác giả bài viết: Ngọc Tâm
Nguồn tin: Chùa Hoằng Pháp
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Giới thiệu về Thiền Lâm

LỜI NGỎ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni ! Kính thưa quý Phật tử và quý Thiện hữu tri thức ! Trong cuộc sống hiện đại, con người luôn bị thôi thúc, cuốn hút bởi rất nhiều thông tin từ mọi hướng nhưng không ai trong chúng ta lại không nhìn nhận rằng, công nghệ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 59
  • Hôm nay: 4632
  • Tháng hiện tại: 1718216
  • Tổng lượt truy cập: 59371149

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile