Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Phẩm Tỳ Kheo: 3.-Thầy Tỳ Kheo Không Giữ Gìn Mồm Miệng

Đăng lúc: Thứ năm - 04/12/2014 13:12 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Tỳ-kheo chế ngự miệng...
Phẩm Tỳ Kheo: 3.-Thầy Tỳ Kheo Không Giữ Gìn Mồm Miệng

Phẩm Tỳ Kheo: 3.-Thầy Tỳ Kheo Không Giữ Gìn Mồm Miệng

Ðức Thế Tôn dạy những lời này khi Ngài đang trú tại Kỳ Viên, liên quan đến Kokàlika. Trong bài kinh Kokàlika, câu chuyện bắt đầu với dòng chữ: "Lúc bấy giờ thầy Tỳ-kheo Kokãlika đến gần đức Ðạo Sư", ý nghĩa câu chuyện được giải thích trong tập chú giải liên quan đến bài kinh.

Thuở Phật còn ở Kỳ Viên, có thầy Tỳ-kheo tên Kokàlika vì đã phỉ báng hai đại đệ tử Phật là Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả Mục-kiền-liên nên bị đọa địa ngục. Câu chuyện bắt đầu khi các vị Tỳ-kheo tụ họp ở Pháp đường, bàn tán:

 - Trời ơi! Thầy Tỳ-kheo Kokàlika bị trầm luân vĩnh kiếp vì đã không giữ gìn miệng mồm. Ngay khi thầy chửi rủa hai vị Tôn giả lãnh chúng, đã bị đất chôn xuống địa ngục.

Lúc ấy đức Phật đến và hỏi:

- Các ông tụ họp ở đây bàn tán chuyện gì?

 Khi các thầy thuật lại, Phật bảo:

 Không phải lần đầu Kokàlika bị đọa vì không giữ gìn khẩu nghiệp. Trong quá khứ cũng đã xảy ra chuyện ấy.

 Các Tỳ-kheo muốn nghe Phật thuật lại câu chuyện. Phật kể:

 Chuyện quá khứ:

 3A. Con Rùa Ham Nói

 Hồi xưa, có con rùa kia ở tại cái hồ nước trên vùng núi Hy Mã. Một ngày nọ có đôi ngỗng đi lang thang tìm thức ăn, gặp rùa ta và vài ngày sau chúng kết tình thân hữu. Có lần ngỗng khoe với rùa:

 - Bác ạ, chúng tôi ở trên ngọn Cittakuta, trong một động vàng. Thật là một nơi ở thích thú. Bác có muốn đi với chúng tôi không ?

 - Làm sao tôi có thể đi đến đó ?

 - Nếu bác chịu ngậm miệng trong lúc chúng tôi đưa đi, thì bác sẽ đến nơi.

 - Ðược rồi, tôi sẽ ngậm chắc miệng mồm. Hãy mang tôi đi với.

 - Tốt lắm.

 Ðôi ngỗng bảo bác rùa ngậm một cây gậy, và hai con tha hai đầu gậy, bay lên không trung.

 Vài đứa bé ở thôn xóm dưới đất thấy rùa bay qua với ngỗng, bèn la lên:

 - Bây ơi, ra xem hai con ngỗng mang con rùa trên cây gậy.

 Rùa nghĩ thầm: Tụi nhóc con du đãng này, bạn ta tha ta đi đâu thì có dính dánh gì tới tụi bây mà phải la lối!

Ngay khi nó vừa mở miệng định nói ra ý nghĩ ấy, vì cặp ngỗng bay mau, nó liền rơi xuống đất và bể làm hai mảnh ngay trong sân của một hoàng cung ở Ba-la-nại.

Rùa tự hại vì ham nói chuyện,
Gậy ngậm rồi miệng vẫn thày lay,
Rớt liền xuống đất tan thây,
Người khôn ngoan thấy gương đây giữ mình.
Lựa lời nói đúng lúc đúng chỗ,
Xem gương rùa chịu khổ thiệt thâ
n.

Ðức Phật kết luận:

 - Này các Tỳ-kheo, một Tỳ-kheo phải kiểm soát lời nói, sống lặng thinh, không tự kiêu và thoát khỏi phiền não.

 Phật nói kệ:

 (363) Tỳ-kheo chế ngự miệng,
        Vừa lời, không cống cao.
        Khi trình bày pháp nghĩa,
        Lời lẽ dịu ngọt ngào
.


Nguồn tin: thuongchieu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 53
  • Khách viếng thăm: 50
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 20780
  • Tháng hiện tại: 280712
  • Tổng lượt truy cập: 59720729

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile