Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Soi tâm !

Đăng lúc: Chủ nhật - 18/10/2015 11:27 - Người đăng bài viết: Phạm
Soi tâm !

Soi tâm !

Hành trình huân tập là để nhận ra Tâm, muốn thế chúng ta phải biết rõ bản chất Tâm của mình, và mọi nghi vấn về nó tan biến, và làm hiểu rõ Tâm của người khác vì ai cũng có Tâm như nhau. Chúng ta kiên trì từ từ chúng ta phải hiểu rõ sự ham muốn, vì nếu không có ham muốn thì khó mà nhận biết và huân tập Tâm mình. Nhưng cái hiểu phải rõ ví như muốn uống nước dừa thì phải chấp nhận nguyên trái và khi uống bỏ đi vỏ dừa, như muốn qua sông phải nhờ thuyền khi qua rồi bỏ thuyền, như nấu cơm cần nồi, cần bếp, củi lửa khi chín thì cái ăn là cơm để no còn các thứ khác bỏ lại, cái gốc là ham muốn chỉ là phương tiện mà thôi.

Huân tập để nhân Tâm phải thật kiên định, Thiền trong cả bốn tư thế đi đứng nằm ngồi, và lúc nào cũng tỉnh giác còn hình thức chỉ là đổi tư thế thôi! Đạo là Tâm hiện diện ở khắp mọi nơi, Đạo thì hoàn mỹ còn Tâm chúng ta chưa được hoàn mỹ ví như nhìn rõ sợi tóc, và khi hiểu thì sợi tóc mọi người cũng vậy thôi. Biết là vậy nhưng cái trở ngại lớn nhấ vẫn là sự ham muốn... bất cứ đi tới đi lui... hễ sống thì đều đụng chạm vào ham muốn! cái gì cũng muốn có mau thành công ngay... và chính cái ham muốn làm Tâm trạng trở nên rối rắm, và bất an và dễ sinh ra chán nãn. Cái hiểu phải thật sự trãi nghiệm qua thực hành, vì mọi thứ dù là Kinh Pháp điều được viết ra bắng quy ước của ngôn ngữ, phải hiểu bằng cái thực từ trãi nghiệm bản chất của nó vì cái hiểu này đúng là hiểu Đạo.

Cái gì cũng vậy từ từ kiên định cho dù thích hay không thích, tập trung Tâm ý với sự xã bỏ, chứ không buộc chặc thêm cho mình. Lúc nào cũng giữ trong lòng ý niệm tốt lành của Phật Pháp, và biết rõ hạnh phúc, hay đau khổ và tập tách ra và trụ vào chổ hoàn toàn tách rời hai thứ này.... bao nhiêu lần chán nãn? bao nhiêu lần phấn chấn? và kiểm soát cảm xúc này... và buông bỏ nó bằng cái trí biết. Sự thiện lành luôn có trong lòng, dù có ai chỉ trích hay che khen, thì bạn vẫn vậy thôi! và khi đó chẳng ai dời đổi sự bình an của mình được. Khi mọi ý niệm phát sinh mọi cảm xúc xuất hiện nhìn chúng và nói không chắc chắn chút nào cả, không tin bạn nhìn thấy nó biến lần đi nè... giá trị của chúng là gì cũng khác nào miếng giẻ rác.

Vì cảm xúc là việc của thế gian, ai chìm vào nó là bị nó đánh lừa là vướng mắc khó thoát ra với nó. Mọi thứ phát sinh trong Tâm ý thành hình ảnh, linh động, lúc ghét, lúc thương, lúc yêu lúc muốn, lúc đẹp lúc xấu, muốn nó như thế này, như thế kia, rồi so sánh rồii nói ra công bằng, rồi cho nó bất công, rồi căm hận, rồi ngày xưa, rồi hôm nay chúng như thứ trò đùa thật sự của cảm thọ. Và con người chúng ta mắc vào nó như dính vào dầu hắc khó mà lau chùi. Rồi chúng sinh ra khởi lại, chúng điều tạm bợ một lúc hiện ra và biến mất chỉ bấy nhiêu thôi, chúng ở ngoài và không có tự ngã. Chánh niệm và sự nhận biết rõ đúng sai tỉnh giác. Chỉ thế thôi, cũng làm chúng ta luôn cảm nhận bất cứ hoàn cảnh nào cũng hài lòng rồi. Hãy huân tập bỏ lần tự ngã và cái siêu việt hiện lên và làm bạn bình an và hạnh phúc.
 

Tác giả bài viết: Trần Văn Phạm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 35 trong 11 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 187
  • Khách viếng thăm: 146
  • Máy chủ tìm kiếm: 41
  • Hôm nay: 14426
  • Tháng hiện tại: 1728010
  • Tổng lượt truy cập: 59380943

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile