Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Ánh sáng Phật pháp kỳ 34

Đăng lúc: Thứ hai - 25/06/2012 16:33 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Ánh sáng Phật pháp kỳ 34

Ánh sáng Phật pháp kỳ 34

Ánh sáng Phật pháp kỳ 34
Ánh sáng Phật pháp kỳ 34

Nội dung câu hỏi chương trình Ánh sáng Phật pháp kỳ 34:

Câu 1: Kính bạch quý thầy!
Gia đình con là một gia đình Phật tử, nên ngay từ nhỏ, con đã cho các cháu tham gia gia đình Phật tử. Khi nhỏ, các cháu đều tỏ ra rất thích thú với những tích truyện tiền thân đức Phật, những mẩu chuyện về sự tích Quán Thế Âm hay Phật đản sinh... Nhưng khi lớn lên, chúng không còn tin vào những câu chuyện này nữa. Chúng nói: “Đức Phật dạy con người nghệ thuật sống tích cực, mang lại hạnh phúc chân thật, đã là người Phật tử thì phải tin sâu nhân quả, ứng dụng tứ diệu đế vào cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa, thái tử Tất-đạt-đa là một người có thật ở đất nước Ấn Độ, còn những điển tích nói về ngày Thái tử đản sinh như: Chư Thiên bay xuống nâng đón và tắm rửa khi thái tử chào đời, Thái tử bước đi bảy bước và dưới mỗi bước chân nở một bông sen, Thái tử đưa tay lên trời và nói: "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn" chỉ là truyền thuyết. Kính xin quý Thầy cho biết ý nghĩa của những hình ảnh vừa nêu trên? Và ý nghĩa của ngày Phật đản sinh?

Câu 2: Kính bạch quý thầy!
Con là một sinh viên. Con có nhân duyên được tham gia chương trình Sinh viên hướng về Phật pháp. Nhờ được nghe quý thầy giảng về cuộc đời của đức Phật, đặc biệt là ý nghĩa ngày Phật đản sinh, nơi tâm con đã phát khởi một niềm tin vững chắc vào Tam Bảo. Con rất muốn tham gia hưởng ứng theo truyền thống mừng ngày Phật đản như: treo cờ, làm vườn Lâm-tỳ-ni… nhưng vì ở ký túc xá nên con không thể làm được. Nên con nghĩ rằng, mình có thể chào mừng ngày Phật đản, bằng cách tự tạo ra các mẫu thiệp trên đó có hình Phật đản sinh kèm theo những lời chúc tốt lành nhất đến mọi người vào các ngày lễ tết, nhưng bạn con lại cho rằng: “Đức Phật là bậc Đại Giác Ngộ, vì vậy không thể in hình Phật đản sinh lên các tấm thiệp, vì người nhận có thể không biết, hoặc vô tình đặt những tấm thiệp có hình Phật vào những nơi không thanh tịnh, do vậy tốt nhất là không nên làm”. Kính bạch thầy! Bạn con nói như vậy có đúng không? Ngoài những cách vừa nêu thì con nên làm những gì để chào mừng ngày Phật đản sinh? 

Câu 3: Kính bạch quý thầy!
Vợ chồng con vừa mới quy y Tam Bảo được gần một năm và đều làm trong lĩnh vực kinh doanh. Từ ngày biết và áp dụng lời Phật dạy, đời sống của chúng con trở nên an lạc và hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, cách đây một tháng, có người bạn đồng tu, tới khuyên vợ chồng con rằng: “Để chào mừng ngày Phật đản sinh, phải có những hành động thiết thực như: Học sinh nhân ngày Phật đản thì gắng học để đạt được điểm cao, thầy thuốc nhân dịp này có thể tổ chức các kỳ khám chữa bệnh miễn phí, nhà kinh doanh thì nên giảm giá các mặt hàng của mình… miễn sao đem lại lợi ích thiết thực cho đời.” Con cũng đồng ý với quan điểm này, và dự tính sẽ  in băng rôn, và làm các bảng hiệu giảm giá. Nhưng vợ con lại cho rằng điều này là không được. Vì làm như thế có khác gì là lợi dụng ngày Phật đản sinh để lôi kéo khách hàng? Vậy là đồng nghĩa với việc “buôn thần bán thánh”. Kính xin quý thầy hoan hỷ cho chúng con lời khuyên?
 
 

 
Tác giả bài viết: HT. Thích Trí Huệ
Nguồn tin: Chùa Hoằng Pháp
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 39
  • Khách viếng thăm: 38
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 6345
  • Tháng hiện tại: 1358540
  • Tổng lượt truy cập: 59011473

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile