Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Câu 24: Sự khác biệt Tam Thừa

Đăng lúc: Thứ ba - 13/12/2011 08:53
Câu 24: Sự khác biệt Tam Thừa

Câu 24: Sự khác biệt Tam Thừa

Hỏi: Phật Pháp thì có một, nhưng tại sao lại có ra ba thừa?

100 Câu Hỏi Phật Pháp

Tập 1

Câu 24: Sự khác biệt Tam Thừa

Hỏi: Phật Pháp thì có một, nhưng tại sao lại có ra ba thừa?


Đáp: Lý do có ra ba thừa sai khác là y cứ vào trình độ hiểu biết rộng hẹp, sâu cạn, cao thấp bất đồng của mỗi chúng sanh. Từ đó, trong Phật Pháp mới có chia ra sự sai biệt nầy. Tất cả, cũng chỉ vì nhắm thẳng mục đích làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh mà thôi. 

Trong Khế Kinh có nêu ra một thí dụ. Thí như có 3 con thú: thỏ, nai và voi đồng lội qua một con sông. Con thỏ nhỏ con lại có đôi chân ngắn, nên chỉ bơi lội 2 chân là đà trên mặt nước thôi. Con nai thì to con hơn và đôi chân lại dài hơn, nên 2 chân lội lưng chừng nước. Còn con voi thì thân thể to lớn vạm vỡ và có đôi chân bự lại dài hơn, nên đôi chân của nó lội đạp xuống tới đất. 

Con thỏ là dụ cho hàng Thanh văn thừa. (Tiểu Thừa) Thanh Văn vì trí kém, tâm hẹp, nên dụ như con thỏ vừa nhỏ con lại vừa có đôi chân ngắn chỉ bơi lội là đà trên mặt nước. Con nai là dụ cho Duyên giác thừa. (Trung Thừa) Vì trí huệ của hàng Duyên Giác  cao rộng hơn Thanh Văn, nên dụ như con nai, vì con nai lớn con và có đôi chân dài hơn con thỏ. Đến con voi là dụ cho Bồ tát thừa (Đại Thừa ). Vì trí huệ nhận thức ở nơi các pháp của hàng Bồ Tát hơn hẳn hàng Nhị Thừa (Thanh Văn và Duyên Giác) nên dụ như con voi, vì hình thể của con voi vừa to lớn mập mạp lại có thêm đôi chân bự và dài, nên lội sâu hơn 2 con kia. 

Qua thí dụ nầy chúng ta thấy, con sông thì chỉ có một, tức Phật Pháp chỉ có một, mà thú thì có ba. Ba con thú là tiêu biểu, nói lên sự sai biệt của ba thừa. Chính vì sự sai khác đó, nên trong Phật Giáo mới tạm chia ra có ba thừa. Kỳ thật chỉ có một Thừa, tức Phật Thừa mà thôi, như trong Kinh Pháp Hoa đã nói rõ.
 
 
Tác giả bài viết: Thích Phước Thái
Nguồn tin: Chùa Quang Minh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 59
  • Khách viếng thăm: 45
  • Máy chủ tìm kiếm: 14
  • Hôm nay: 18160
  • Tháng hiện tại: 1711190
  • Tổng lượt truy cập: 59364123

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile