Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 32

Đăng lúc: Thứ bảy - 01/11/2014 21:37 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Còn có nghiệp thức thì còn bị luân hồi, còn nếu mà nghiệp mình giải rồi thì hết luân hồi, hết sanh tử.
Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 32

Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 32

Phật Tử hỏi:

1. Kính bạch thầy mong thầy giải thích và phân tích sự khác biệt giữa Giác tánh, Phật tánh và linh hồn, tâm hồn, tâm thức.

2. Học thuyết Phật giáo có phủ nhận linh hồn không?

3. Nếu phủ nhận không có linh hồn thì cái gì đi đầu thai, tái sanh, luân hồi khi thân tứ đại tan rã?

4. Nếu không có linh hồn thí có giác linh không?


Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Sư Ông đáp:

1. Giác tánh và Phật tánh là không có khác nhau, tại sao? Chữ Giác và chữ Phật quý vị thấy 2 hay 1?. Chữ Phật là nói âm tiếng Ấn Độ, ông Bụt đó, nghĩa là Giác. Gọi là Giác tánh hay Phật tánh cũng 1 từ thôi bên nói âm Ấn Độ bên nói âm Trung Quốc, Giác hay là Phật cũng vậy thôi.

Linh hồn, tâm hồn, tâm thức khác nhau không? Thì ở đây nó có khác. Tâm hồn là 1 lối nói thôi ở đây mình có Linh hồn và tâm thức. Linh hồn là từ ngữ xưa nay ở nhà Nho hay thói quen tổ tiên hay dùng, tâm thức chữ thức là trong nhà Phật.
Theo quan niệm ông bà mình xưa nay nói rằng con người có linh hồn. Chữ linh là gì? Là sáng tức là có 1 cái hồn sáng suốt, mà cái linh hồn sáng suốt đó có mất không? Có đổi thay không? Linh hồn sáng suốt mình là mình, A khi thân này hoại thì linh hồn cũng là A mãi mãi là A chớ không thể đổi linh hồn đó thành cái gì được. Bởi đó trong nhà Phật không chấp nhận chữ linh hồn mà nói là thức “tâm thức”
Linh hồn cũng lá cái biết sáng, tâm thức là biết chữ thức là phân biệt hiểu biết. Nhưng chữ thức và chữ linh hồn khác nhau cái điểm linh hồn là cái sáng suốt và không đổi thay còn thức là cái phân biệt đổi thay. Bây giờ quý vị thử kiểm điểm lại mình coi, những hiểu biết mình đổi thay hay là thủy chung duy nhất? hồi nhỏ cái nghĩ hiểu của mình khác, lớn lên hiểu khác nếu đi học lại hiểu khác, không học hiểu khác, như vậy là luôn luôn đổi thay. Mà nói linh hồn không đổi thay từ nhỏ đến lớn già chỉ 1, linh hồn là 1 không đổi thay thì trúng hay trật?

Thực tế tâm thức của mình nó trăm ngàn thứ mà đổi thay luôn luôn. Nếu linh hồn là cái nguyên vẹn thì nó tốt là tốt trọn vẹn, nó xấu thì xấu trọn vẹn phải không? Vì nó là nguyên mà luôn là 1. Mà nếu linh hồn nguyên vẹn vậy có tu được không? Có cần tu không? Nó là như vậy thì tu cũng là thừa. Đó là cái hiểu sai lầm làm cho người ta không có nghĩ đến cái tu hành chuyển biến tâm niệm của mình.

Còn tâm thức thì nó có nhiều thứ, bởi nhiều thứ nên có cái xấu có cái tốt, có cái hay có cái dở, có những tâm thức ác tâm thức thiện, ngu muội, sáng suốt. Ngay mình có khi mình nghĩ hiền lành như bồ tát, có lúc mình nghĩ hung dữ như cọp như sói. Có cái dữ, cái hiền thì là 1 hay nhiều mà cái tinh thần hiểu biết đó nó đổi thay, gặp duyên biết khéo sửa đổi theo chiều hướng tốt thì lần lần nó tốt, gặp duyên theo chiều hướng xấu thì lần lần nó xấu. Thì như vậy nó là cái vòng chuyển biến, cho nên mình muốn cho nó chuyển biến theo chiều hướng tốt thì phải tu. Như vậy chấp linh hồn là cái sai lầm và đồng thời không cho người ta cái ý niệm tu hành để chuyển biến.

2. Cho nên nhà Phật không chấp nhận linh hồn là vậy. Tức là tôi đã trà lời câu thứ 2 rồi học thuyết Phật giáo có phủ nhận linh hồn không?

3. Cái gì đầu thai? Thì cái đó người ta luôn thắc mắc. Nếu như linh hồn đi đầu thai thì con người ra đời tài và sung sướng hết bởi vì mình có linh là sáng cái hồn sáng suốt, tức là đi đầu thai sẽ vào tốt, dại gì chui vào chỗ xấu. Nhưng mà lại có người chỗ khổ, người chổ vui sướng, người đẹp người xấu ….

Nếu phủ nhận không có linh hồn thì cái gì đi đầu thai, tái sanh? Bây giờ tôi dẫn trong Kinh để quý vị hiểu thêm, bởi vì ngày xưa Đức Phật tại thế rồi sau này nhiều vị cũng thắc mắc vấn đề này. Thì nhà Phật nói “Nghiệp thức” dẫn đi tái sanh, tại sao vậy? Nghiệp là thói quen, thức là phân biệt. Mình huân tập thói quen hay hoặc dở, nếu huân tập thói quen dở thì nó dẫn mình đi chỗ xấu, huân tập thói quen hay thì nó dẫn mình đi chỗ tốt. Bây giờ tôi nói rất là gần ví dụ như: quý Phật tử thấy ở thế gian có người hồi nhỏ 5 -10 tuổi không có ghiền gì hết, lớn lên họ gần những người uống rượu, họ tập uống rược rồi từ từ ghiền rượu rồi họ muốn đi đâu? ờ vào quán rượu. Như vậy ghiền rượu thì phải tìm đến quán rượu. Còn nếu hồi nhỏ không có ghiền gì, gặp nơi bà con lối xóm đánh bài, nó bắt chước đánh bài sau đó thời gian ít lâu nó đến thì nó tìm đến sòng bài.

Còn những người hồi nhỏ cũng không biết biết ghiền gì hết lớn lên gặp những người hiền lành dạy đi chùa lạy Phật làm những điều phước thiện này kia, rồi đi đến nơi nào tỉnh nào đó, nó thường tìm cái gi? Chùa. Như vậy thói quen nào thì nó dẫn đi chỗ nấy phải không? Dẫn đi theo cái hiểu biết nghiệp của nó.

Như vậy cái huân tập thành cái sức mạnh bởi vậy nói đến chỗ này tôi nói rõ cho quý vị thấy, trong nhà Phật dạy nếu muốn dứt sanh tử thì khi nhắm mắt phải không có 1 niệm. Vì khởi nghĩ là nghĩ theo nghiệp. Khởi nghĩ là nghĩ cái gì? Nghĩ thói quen thích cái gì nghĩ cái nấy, nghĩ cái giận, buồn, thương, ghét nhiều ý niệm trong đó. Cho nên khi mà mình mất bắt mình phải ráng niệm Phật, thì nghĩ Phật để tái sanh trong cõi Phật còn không phải không còn 1 niệm thì đó là tự do giải thoát. Còn nếu chưa được vậy thì ít ra cũng nghĩ điều lành chớ đừng có nghĩ những điều ác do đó những người Phật tử lâm trung ở nhà chùa hoặc là tụng kinh hay niệm Phật để khuyên người đó niệm theo hoặc giải cho người đó hiểu để buông xả hết những cái niệm không có chạy theo. Thì đó mới nghe bài kinh và nhớ lời Phật dạy thì họ cũng có thể tái sanh nơi có Phật pháp còn nếu thường xuyên niệm Phật thì sanh về cõi Phật, nếu tâm mình thanh tịnh thì khỏi bị lôi kéo.

Đó là 1 ý nghĩa nhà Phật nói rất là rõ như vậy chính cái tâm thức hay cái nghiệp thức đó nó dẫn mình đi luân hồi chớ không phải linh hồn. Bởi vậy còn có nghiệp thức thì còn bị luân hồi, còn nếu mà nghiệp mình giải rồi thì hết luân hồi, hết sanh tử.

4. Nghiệp thức sạch rồi thì không còn luân hồi nữa. Thì còn gì? Thì hết mê thì đến giác. Chỉ sợ không giác mà mê không à.
 

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 35
  • Hôm nay: 8700
  • Tháng hiện tại: 1360895
  • Tổng lượt truy cập: 59013828

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile