Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Câu 32: Nuôi cá kiểng trong nhà có mang tội hay không?

Đăng lúc: Thứ ba - 20/12/2011 22:08
Câu 32: Nuôi cá kiểng trong nhà có mang tội hay không?

Câu 32: Nuôi cá kiểng trong nhà có mang tội hay không?

Hỏi: Kính bạch thầy, con gái của con có nuôi cá kiểng ở trong nhà để giải trí, mỗi khi đầu óc của cháu bị căng thẳng vì học thi. Nuôi như vậy con không biết cháu có bị mang tội hay không? Khi xưa, con chưa hiểu đạo thì không nói chi, bây giờ hiểu rồi con rất sợ tội. Kính mong thầy hoan hỷ cho con lời khuyên giải.

100 Câu Hỏi Phật Pháp

Tập 2

Câu 32: Nuôi cá kiểng trong nhà có mang tội hay không?


Hỏi: Kính bạch thầy, con gái của con có nuôi cá kiểng ở trong nhà để giải trí, mỗi khi đầu óc của cháu bị căng thẳng vì học thi. Nuôi như vậy con không biết cháu có bị mang tội hay không? Khi xưa, con chưa hiểu đạo thì không nói chi, bây giờ hiểu rồi con rất sợ tội. Kính mong thầy hoan hỷ cho con lời khuyên giải.

Ðáp: Tội phát xuất từ nơi tâm. Tùy chỗ dụng tâm mà có ra thành tội hay không thành tội. Nếu dụng tâm ác rồi thúc đẩy thân hành động ác, miệng nói lời thô ác, thì đó là mang trọng tội. Ngược lại, nếu dụng tâm lành, thân làm điều lành, miệng nói điều lành, kết quả, tất nhiên sẽ hưởng quả báo lành. Do đó, luận về tội hay không tội, là gốc ở nơi tâm. Một hành động, được kết hợp chặt chẽ bởi ba nghiệp: thân, ngữ, ý, thì mới kết thành tội được.
Dựa theo luận cứ căn bản nầy, thì việc con gái của Phật tử nuôi cá kiểng chưa hẳn đánh giá kết luận là tội được. Tại sao? Bởi vì chỗ dụng tâm của em không mang tính độc ác. Vì em chỉ nghĩ đến việc nuôi cá như là một niềm vui giải trí, khi cho cá ăn hoặc khi nhìn thấy sự bơi lội đùa giỡn tung tăng của cá. Hơn thế nữa, mục đích là để cho đầu óc của em được thư giãn thoải mái thanh thản, khi bị căng thẳng, vì việc học hành thi cử. Thay vì, không nuôi cá, thì các em lại nuôi những con vật khác, như chó, mèo, chim chóc v.v… Như vậy, chả lẽ nuôi mấy con vật đó đều mang tội hết hay sao? Nếu như mang tội, thì tại sao ở trong chùa lại có những chùa nuôi những con vật nầy? Có nhiều chùa vẫn có xây hồ để nuôi cá, hoặc là nuôi chó, mèo v.v…
Theo tôi, có tội hay không là khi chúng ta nuôi mà bỏ bê chúng nó. Chúng ta không chăm sóc chúng nó kỹ lưỡng và thường bỏ đói chúng nó. Nếu nuôi như thế, thì mới là có tội. Tội là vì bỏ đói chúng nó. Thay vì, nếu chúng ta không nuôi chúng nó, thì chúng nó cũng vẫn biết tự đi tìm kiếm thức ăn. Ðằng nầy, nuôi mà bỏ đói chúng nó, hoặc cho chúng nó ăn thất thường bữa đói bữa no, như thế thì thật là có tội.
Tóm lại, Phật tử yên tâm đừng có lo lắng và đứa con gái của Phật tử cũng không có tội tình gì. Vì mục đích là tốt chớ không phải là xấu. Ðiều quan trọng là nên chăm sóc nó cẩn thận, đừng bỏ đói chúng nó là được. Tuổi trẻ ở xứ nầy, đa số phải thành thật mà nói, chúng nó rất quý mến thương yêu các loài sinh vật. Sự thương yêu nuông chiều loài vật của các em, thật không thua sút gì thương yêu loài người. Thậm chí có khi còn hơn thế nữa. Ðó là một sự thật, không ai có thể phủ nhận được.
 
Tác giả bài viết: Thích Phước Thái
Nguồn tin: Chùa Quang Minh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 38
  • Khách viếng thăm: 35
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 19645
  • Tháng hiện tại: 1712675
  • Tổng lượt truy cập: 59365608

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile