Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Câu 99: Tại sao Bồ tát Địa Tạng tay mặt cầm tích trượng và tay trái nắm hạt minh châu?

Đăng lúc: Chủ nhật - 18/12/2011 00:02
Câu 99: Tại sao Bồ tát Địa Tạng tay mặt cầm tích trượng và tay trái nắm hạt minh châu?

Câu 99: Tại sao Bồ tát Địa Tạng tay mặt cầm tích trượng và tay trái nắm hạt minh châu?

Hỏi: Kính bạch thầy, mỗi khi lạy Bồ tát Địa Tạng, nhìn thấy Ngài tay mặt cầm tích trượng còn tay trái thì nắm hạt minh châu, con không hiểu ý nghĩa nầy như thế nào? Kính xin thầy giải đáp cho con rõ.

100 Câu Hỏi Phật Pháp

Tập 1

Câu 99: Tại sao Bồ tát Địa Tạng tay mặt cầm tích trượng và tay trái nắm hạt minh châu?


Hỏi: Kính bạch thầy, mỗi khi lạy Bồ tát Địa Tạng, nhìn thấy Ngài tay mặt cầm tích trượng còn tay trái thì nắm hạt minh châu, con không hiểu ý nghĩa nầy như thế nào? Kính xin thầy giải đáp cho con rõ.


Đáp: Tích trượng là một trong những pháp khí do Phật chế ra. Thời xưa, Phật và các Thánh chúng đi khất thực thường vai mang bát và tay cầm tích trượng. Công dụng của tích trượng là để dẹp trừ những chướng ngại vật làm trở ngại bước chân của các Ngài đi. Như rắn rết v.v…

Còn trên đầu tích trượng sở dĩ có 12 khoen, đó là biểu trưng cho 12 nhân duyên. Đức Phật do giác ngộ 12 nhân duyên mà được thành tựu đạo quả. Từ đó, Ngài đem 12 nhân duyên để giáo hóa chúng sanh, vì Ngài muốn mọi người đều được giác ngộ đạo lý như Ngài. Vì thế, tay mặt của Bồ tát Địa Tạng cầm cây tích trượng trên đầu có 12 khoen là nói lên ý nghĩa tiêu biểu đó. Còn tay trái Ngài nắm hạt minh châu là tượng trưng cho trí huệ. Vì muốn phá vô minh, cần phải có trí huệ. Một khi có trí huệ chiếu sáng thì vô minh không còn. Đầu mối của 12 nhân duyên là vô minh. Nên 12 khoen là tượng trưng cho vô minh. Hạt minh châu là tượng trưng cho trí huệ. Khi trí huệ bừng sáng như hạt minh châu chiếu sáng, thì bóng tối vô minh không còn. Ngang đó, sẽ được giải thoát sanh tử chấm dứt mọi khổ đau ràng buộc. Bởi thế, nên hình ảnh của Bồ tát Địa Tạng là biểu trưng người xuất gia, khác hơn các vị Bồ tát khác tượng trưng một người cư sĩ tại gia. Tất cả đó là nói lên ý nầy.



 
Tác giả bài viết: Thích Phước Thái
Nguồn tin: Chùa Quang Minh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 158
  • Hôm nay: 11979
  • Tháng hiện tại: 212310
  • Tổng lượt truy cập: 59652327

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile