Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 12 Quyển 283 - Hội thứ nhất

Đăng lúc: Chủ nhật - 25/12/2011 08:59 - Người đăng bài viết: Tịnh Cường
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 12 Quyển 283 - Hội thứ nhất

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 12 Quyển 283 - Hội thứ nhất

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu Sàigòn - 1998

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập) 

--- o0o ---

Tập 12

QUYỂN THỨ 283
HỘI THỨ NHẤT

Phẩm
KHÓ TIN HIỂU

Thứ 34 – 102  

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên bốn tĩnh lự thanh tịnh, bốn tĩnh lự thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc bốn tĩnh lự thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên bốn vô lượng, bốn vô sắc định thanh tịnh; bốn vô lượng, bốn vô sắc định thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc bốn vô lượng, bốn vô sắc định thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tám giải thoát thanh tịnh, tám giải thoát thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tám giải thoát thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tám thắng xứ, chín thứ định đệ, mười biến xứ thanh tịnh; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tám thắng xứ, chín thứ định đệ, mười biến xứ thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! nhất thiết trí trí thanh tịnh nên bốn niệm trụ thanh tịnh, bốn niệm trụ thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc bốn niệm trụ thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi thanh tịnh; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên không giải thoát môn thanh tịnh, không giải thoát môn thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc không giải thoát môn thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thanh tịnh; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên Bồ tát thập địa thanh tịnh, Bồ tát thập địa thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc Bồ tát thập địa thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên năm nhãn thanh tịnh, năm nhãn thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc năm nhãn thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên sáu thần thông thanh tịnh, sáu thần thông thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên Phật mười lực thanh tịnh, Phật mười lực thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc Phật mười lực thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh; bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên pháp vô vong thất thanh tịnh, pháp vô vong thất thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc pháp vô vong thất thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tánh hằng trụ xả thanh tịnh, tánh hằng trụ xả thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tánh hằng trụ xả thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên nhất thiết trí thanh tịnh, nhất thiết trí thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tất cả đà la ni môn thanh tịnh, tất cả đà la ni môn thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tất cả đà la ni môn thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tất cả tam ma địa môn thanh tịnh, tất cả tam ma địa môn thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tất cả tam ma địa môn thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên quả Dự lưu thanh tịnh, quả Dự lưu thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc quả Dự lưu thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên quả Nhất lai, A la hán thanh tịnh; quả Nhất lai, A la hán thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc quả Nhất lai, A la hán thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên Ðộc giác Bồ đề thanh tịnh, Ðộc giác Bồ đề thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc Ðộc giác Bồ đề thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát thanh tịnh, tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc tất cả hạnh Bồ tát thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thanh tịnh, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thanh tịnh nên quả Bất hoàn thanh tịnh. Vì cớ sao? hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thanh tịnh, hoặc quả Bất hoàn thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.    

 

--- o0o ---

Tác giả bài viết: HT Thích Trí Nghiêm
Nguồn tin: Trang nhà Quảng Đức
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

CÁC NGÀY VÍA PHẬT

Tháng GiêngNgày mồng một, vía Đức Phật Di Lặc Tháng HaiNgày mồng tám, vía Đức Phật Thích Ca xuất giaNgày rằm,vía Đức Phật Thích Ca nhập diệtNgày 19,vía Đức Quán Thế Âm Bồ tátNgày 21,vía Đức Phổ Hiền Bồ tát Tháng BaNgày 19,vía Đức Chuẩn Đề Bồ tát Tháng TưNgày mồng bốn,vía Đức Văn Thù Bồ tátNgày...

Thống kê

  • Đang truy cập: 133
  • Hôm nay: 21816
  • Tháng hiện tại: 1735400
  • Tổng lượt truy cập: 59388333

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile