Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 15 Quyển 363 - Hội thứ nhất

Đăng lúc: Thứ tư - 28/12/2011 05:27 - Người đăng bài viết: Tịnh Cường
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 15 Quyển 363 - Hội thứ nhất

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 15 Quyển 363 - Hội thứ nhất

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu Sàigòn - 1998

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập) 

--- o0o ---
Quyển thứ  363

Phẩm

HỎI NHIỀU CHẲNG HAI

Thứ 61 - 13

Cụ thọ thiện hiện lại thưa phật rằng: bạch thế tôn! Vì trụ thắng nghĩa chứng được vô thượng chánh đẳng bồ đề ư ? chẳng phải, thiện hiện. Bạch tế t ôn! Vì trụ điên đảo chứng được vô thượng chánh đẳng bồ đề ư? Chẳng phải, thiện hiện.

Bạch thế tôn! Nếu chẳg trụ thắng nghĩa chứng được vô thượng chánh đẳng bồ đề, cũng chẳng trụ điên đảo chứng được vô thượng chánh đẳng bồ đề ấy, lẽ không có thế tôn chẳng chứng vô thượng chánh đẳng bồ đề ư? Chẳng phải, thiện hiện! Ta dù chứng được vô thượng chánh đẳng bồ đề, nhưng chẳng trụ hữu vigiới, cũng chẳng trụ vô vi giới.

Thiện hiện! Nhu kẻ được các như lai biến hóa dù chẳng trụ hữu vi giới, cũng chẳng trụ vô vi giới, nhưng vẫn co đi lại ngồi đứng các việc.

Thiện hiện! Kẻ sở hóa này, hoặc hành bố thí ba la mật đa; cũng hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã ba la mật đa.

Kẻ sở hóanày hoặc trụ nọâi không; cũng trụ ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hũu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô bìến dị không, bổn tánh không, tự tưóng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đác không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.

Kẻ sở hóa nàyhoặc trụ chơn như; cũng trụ pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp đinh, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bấ tư nghì giới.

Kẻ sở hóa này hoặc tu bốn niệm trụ; cũng tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Kẻ sở hóa này hoặc trụ khổ thánh đế, cũng trụ tập diệt đạo thánh đế. Kẻ sở hóa này hoặc tu bốn tĩnh lự; cũng tu bốn vô lượng, bốn vô sắc định.

Kẻ sở hóa này hoặc tu tám giải thoát; cũng tu tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Kẻ sở hóa này hoặc tu tất cả tam ma địa môn, cũng tu tất cả đà la ni môn. Kẻ sở hóa này hoặc tu không giải thoát môn; cũng tu vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.  Ke sở hóa này hoặc tu năm nhãn, cũng tu sáu thần thông.

Kẻ sở hóa này hoặc tu phật mười lực; cũng tu bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp phật bất cộng. Kẻ sở hóa này hoặc tu pháp vô vong thất, cũng tu tánh hằng trụ xả. Kẻ sở hóa này hoặc tu nhất thiết trí; cũng tu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Kẻ sở hóa này hoặc chứng vô thượng chánh đẳng bồ đề, quay xe diệu pháp làm các phật sự. Kẻ sỏ hóa này lại chuyển hóa làm vô lượng hữu tình, với trong ấy kiến lập ba nhóm chánh tánh định thảy sai khác.

Thiện hiện! Nơi ý người hiểu sao? Kẻ được các như lai biến hóa này là thật có đi lại, cho đến hằng trụ tu chứng vô thượng chánh đẳng bồ đề quay xe diệu pháp, làm các phật sự, an lập ba nhóm có sai khác chăng? Thiện hiện thưa rằng: bạch thế tôn! Chẳng thật có. Bạch thiện thệ!chẳng thật có. Phật nói: thiện hiện! Như lai cũng vậy, biết tất cả pháp đều như biến hóa, thuyết tất cả pháp đều như biến hóa; dù có sở tác mà không chơn thật, dù độ hữu tình mà không sở độ, như kẻ sở hóa độ hữu tình. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát tu hành bát nhã ba la mật đa, nên biết là kẻ sở biến hóa của chư phật, tuy có sở vi mà không chấp đắm.

Cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng: bạch thế tôn! Nếu tất cả pháp đều như biến hóa, nhưlai cũng vậy. Phật cùng hóa nhân có sai khác chi? Phật nói: thiện hiện! Phật cùng hóa nhân và tất cả pháp ngang không sai khác. Vì cớ sao? Thiện hiện! Phật sở tác sự nghiệp người do phật hóa cũng năng tác được vậy. Thiện hiện thưa rằng: nếu không có phật, người do phật hóa năng tác được sự chăng? Phật nói: năng tác được.

Thiện hiện thưa rằng: việc ấy thế nào? Phật nói: thiện hiện! Như đời quá khứ có một như lai ứng chánh đẳng giác quý danh thiện tịch huệ, kẻ tự đáng độ đều đã độ xong. Bấy giờ không có bồ tát kham nhận phật ký, bèn hóa làm một phật, khiến trụ thế gian, tự vào cõi vô dư y đại niết bàn. Khi hóa phật ở trong nửa kiếp làm các phật sự. Qua nửa kiếp rồi trao ký cho một bồ tát ma ha tát, hiện vào niết bàn. Bấy giờ trời, người, a tố lạc thảy, đều bảo phật kia nay vào niết bàn, nhưng thân hóa phật thật không khởi diệt. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát tu hành bát nhã ba la mật đa nên tin các pháp đều như biến hóa.

Cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng: bạch thế tôn! Nếu thân như lai cùng hóa không khác, làm sao năng tác chơn tịnh phước điền. Nếu các hữu tình vì giải thoát ở chỗ như lai cung kính cúng dường, phước ấy vô tận. Cho đến rốt sao vào cõi vô dư  y niết bàn. Như vậy, nếu có vì giải thoát nên cúng dường hóa phật, chỗ được nhóm phước cũng sẽ vô tận. Cho đến rốt sau vào cõi vô dư y niết bàn.

Phật nói: thiện hiện! Như thân như lai do pháp tánh nên năng làm tịnh phước điền cho trời, người, a tố lạc thảy; hóa phật cũng vậy, do pháp tánh nên năng làm tịnh như lai thọ người cúng dường, khiến thí chủ kia hết ng82n sanh tử, phước ấy vô tận. Như vậy, hóa phật thọ người cúng dường cũng khiến thí chủ hết ngằn sanh tử, phước ấy vô tận.

Thiện hiện! Vả thôi cúng dường như lai và cùng hóa phật, chỗ được nhóm phước.  Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân ở chỗ như lai khởi lòng từ kính, suy nghĩ nhớ niệm. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này căn lành vô tận, cho đến rốt sau làm ngằn mé khổ.

Thiện hiện! Lại thôi đem lòng từ kính nhớ nghĩ như lai chỗ được nhóm phước. Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân vì cúng dường phật, tối thiểu một hoa dùng rải hư không. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này căn lành vô tận cho đến rốt sau làm ngằn mé khổ.

Thiện hiện! Lại thôi cúng dường phật tối thiểu một hoa dùng rải hư không, chỗ được nhóm phước. Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân tối thiểu một xxưng nam vô phật đà. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này căn lành vô tận, cho đến rốt sau làm ngằn mé khổ. Như vậy, thiện hiện! Ơû chỗ như lai cung kính cúng dường được đại công đức lợi như thế thảy, lượng ấy khó lường.

Vậy nên, thiện hiện! Phải biết thân như lai cùng hóa phật ngang không sai khác, pháp tánh các pháp làm đinh lượng  vậy. Vậy nên, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát nên đemm pháp tánh các pháp mà làm định lượng, tu  hành bát  nhã  ba  la  mật  đa,  phưongtiện khéoléo  vào pháp  tánh  các  pháp rồi, mà  đối các pháp chẳng hoại pháp tánh.  Nghĩa là chẳng phân biệt đây là bát nhã ba la mật đa, đây là pháp  tánh bat nhã   ba  la mật đa. đây là tĩnh lự,tinhtiến, an nhẫn, tịnh giói, bố thí ba la mật đa; đây là pháp tánh  tĩnh lự cho đến  bố thí ba lam ật đa.

Dây là nôi không, đây là pháp tánh nội không. Ðây là nngoại không, nội  ngoại không, không không, đai không, thắng nghĩa không,  hũuvikhông,vôvikhông, tấtcánh không, vô tế không, tán không, vô  biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không,  vô  tánh tự tánh không; đây là pháp tánh ngoại  không cho đến vô tánh  tu tánh không.

Ðây là chơn nhu, đây là pháp tánh chơn như. Ðây là pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh,bất biến  dị  tánh,  bình đảng  tánh, lysanh ánh,pháp định, pháptrụ, thật tế,hư  khônggiới,  bất tư  nghì giới; đây  là  pháp tánh  pháp giới  cho    đến bất tư nghì giới.

Ðây là bốn niệm trụ, đậy là pháp tánh bốn niệm trụ. Ðây là bốn chánh đoạn, bốn thần  túc, nam  can, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi; đây là pháp tánh bốn chánh đoạn cho   đến tám thánh đao chi.

Ðây là khổ thánh đế, đây là pháp  tánh  khổ thánh  đế. Ðây là tập diệt đạo thánh đế, đây là pháp tánh tập diệt đạo thánh đế.

Ðây là bốn tĩnh lự, đây là pháp tánh bốn tĩnh lự.  Ðây làbốnvôlượng, bốn vô sắc định; đây là pháp tánh bốn vô lượng, bbốn vô sắc định.

Ðây là támm giải thoát, đây là pháp tánh tám giải thoát. Ðây là tám thắng xứ, chín thư ùđe âđịnh, muời biến xứ; đây là pháp tánh thắng xứ, chín thứ đệ định, mmười iến xứ.

Ðây là tất cả tam ma địa môn, đây là pháp tánh tất cả tam ma địa môn. Ðây là tất cả đà la ni môn, đây là pháp tánh tấtcảđà la  ni môn.

Ðâylàkhông giải thoát môn đây  là  pháp tánh không giải thoát môn. Ðây là vô tướng, vô nguyện  giải thoát môn; đây  làpháp tánhvô tướng, vô nguyện giải thoát môn.

Ðây là năm nhãn, đây là pháp tánh năm nhãn. Ðây là sáu thần thông, đây là pháp tánh sáu thần thông.

Ðây là phật mười lực, đây là pháp tánh phật mười lực. Ðây là bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp phật bất cộng; đây là pháp tánh bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp phậg bất  cộng.

Ðây là pháp vô vong thất, đây là pháp tánh pháp vô vong thất. Ðây là tánh hằng trụ xả, đây là pháp tánh tánh hằng trụ xả.

Ðây là nhất thiết trí, đây là pháp tánh nhất thiết trí. Ðây là đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí; đây là pháp tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Ðây là quả dự lưu, đây là pháp tánh quả dự lưu. Ðây là quả nhất lai, bất hoàn, a la hán; đây là độc giác bồ đề, đây là pháp tánh độc giác bồ đề.

Ðây là tất cả hạnh bồ tát ma ha tát, đây là pháp tánh tất cả hạnh bồ tát. Ðây là chư phật vô thượng chánh đẳng bồ đề, đây là pháp tánh chư phật vô thượng chánh đẳng bồ đề.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát tu hành bát nhã ba la mật đa chẳng nên phân biệt pháp tánh các pháp sai biệt như thế mà hoại phát tánh.

Cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng: bạch thế tôn! Nếu bồ tát ma ha tát chẳng nênn hoại pháp tánh các pháp, vì sao như lai tự hoại pháp tánh các pháp? Nghĩa là phật thường thuyết đây là sắc, đây là thọ tưởng hành thức. Ðây là nhãn xứ, đây là nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Ðây là sắc xứ, đây là thanh hương vị xúc pháp xứ. Ðây là nhãn giới, đây là nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Ðây là sắc giới, đây là thanh hương vị xúc pháp giới. Ðây là nhãn thức giới, đây là nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới. Ðây là nhãn xúc, đây là nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Ðây là nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, đây là nhĩ tỷ tiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Ðây là địa giới, đây là thủy hỏa phong không thức giới. Ðây là vô minh; đây là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não, đây là nội pháp, đây là ngoại pháp. Ðây là pháp thiện, đây là pháp phi thiện. Ðây là pháp hữu lậư, đây là pháp vô lậu. Ðây là pháp thế  gian, đây là pháp xuất thế gian. Ðây là pháp cộng, đây là pháp bất cộng. Ðây là pháp hữu tránh, đây là pháp vô tránh. Ðây là pháp hữu vi, đây là pháp vô vi. Phật đã từng thuyết các pháp như thế thảy, đây không tự hoại pháp tánh các pháp?

Phật nói: thiện hiện! Ta chẳng tự  hoại  pháp tánh các pháp. Chỉ đem danh tướng phương tiện mượn thuyết pháp tánh các pháp, khiến các hữu tình nhờ được ngộ  vào  pháp tánh các pháp lý không sai khác. Vậy nên, thiện hiện! Ta từng chằng hoại pháp tánh các pháp.

Cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng: bạch thế tôn! Nếu phật chỉ đem danh tướng tuyên nói pháp tánh các pháp khiếnn các hữu tình nhờ được ngộ vào. Vì sao phật đối pháp vô danh vô tướng, đem danh tướng mà thuyết khiến người ngộ vào  ư?

Phật nói: thiện hiện! Ta tùy thế tục giả  lập danh tướng phương tiện tuyên nói pháp tánh  các pháp mà không chấp trước. Thiện hiện! Như các ngu phu nghe thuyết khổ thảy chấp trước danh tướng, chẳng biết giả nói. Chó chẳng phải các như lai và đệ tử phật nghe thuyết khổ thảy chấp trước danh tướng. Nhưng như thật biết tùy thế tục mà nói, khhông có chơn thật các pháp danh tướng. Thiện hiện! Nếu các thánh giả đối danh trước danh, đối tướng trước tướng. Như vậy, cũng nên đối không trước không, đối vô tướng trước vô tướng, đối vô nguyện trước  vô nguyện. Ðối chơn như trước chơn như, đốì thật  tế trước thật  tế, đối pháp giới trước pháp giới, đối vô  vi  trước vô vi. Thiện hiện! Tất  cả pháp này chỉ có giả danh, chỉ có giả tướng mà không chơn thật. Thánh giả đối trong ấy cũng chẳng trụ trước, chỉ có giả tướng. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát trụ tất  cả pháp chỉ giả danh tướng, nên hành bát nhã ba la mật đa, mà đối trong ấy chẳng nên trụ trước.

Cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng:  bạch thế tôn! Nếu tất cả pháp chỉ có danh tướng. Bồ tát ma ha tát vì  việc nào nên phát tâm bồ đề. Ðã pháp tâm rồi, chịu các siêng khổ hành  hạnhh bồ tát: tu hành bố thí ba la mật đa; tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã ba la mật đa. an trụ nội không; an trụ ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu  vi không, vô  vi không, tất cánh không, vô tế không, tán  không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, an trụ chon như; an trụ pháp  giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật  tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Tu hành bốn niệm trụ; tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. An trụ khổ thánh đế, an trụ tập diệt đạo thánh đế. Tu hành bốn tĩnh lự; tu hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Tu hành tám giải thoát; tu hành tám thắng xứ, chín thứ đệ  định, mười biến xứ. Tu hành tất  cả tam ma địa  môn; tu hành tất  cả đà la ni môn. Tu hành không hiải thoát môn; tu hành  vô  tướng, vô nguyện  giải thoát môn. Tu hành  năm nhãnn, tu hành sáu thần  thông. Tu hành phật mười lực; tu hành bốn  vô  sỏ úy, bốn vô nngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp phật  bất  cộng. Tu hành pháp vô  vong thất, tu hành tánh hằng trụ xả. Tu hành nhất thiết  trí; tu hành đạo tướng  trí, nhất thiết tướng  trí đều  khiến viên mãn?

Phật nói: thiện hiện! Như người đã  thuyết. Nếu  tất cả pháp chỉ có danh tướng, bồ tát ma ha tát  vì việc nào nên phát tâmm  bồ đề, hành hạnh  bồ tát ấy.

Thiện hiện!  Vì tất  cả pháp chỉ có danh tướng. Danh tướng như thế  chỉ  giả  thi tiết, tánh danh tướng không.  Các loại  hữu tình điên đảo chấp trước, trôi lăn sanh tử chẳng được giải thoát. Vậy nên, bồ tát ma ha tát pháp tâm bồ đề, hành hạnh bồ tát, lầnn lữa chứng được nhất thiết tướng  trí, quay xe  chánh pháp, đem pháp tam thừa độ thoát hữu tình khiến ra sanh tử, vào cõi  vô dư y niết  bàn, mà  các danh tướng không sanh không  diệt, cũng  không trụ khác thi thiết khá được.

Bấy giờ, cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng: bạch thế  tôn! Phật thuyết nhất thiết tướng trí vì nhất thiết tướng  trí ư? Phật nói: thiện hiện! Ta thuyết nhất thiết tướng trí nhất thiết tướng trí.

Cụ  thọ thiện hiện lại thưa phật rằng:  bạch thế tôn! Như lai thường thuyết nhất thiết  trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Ba trí như thế, tướng ấy thế nào, có sai khác gì không? Phật nói: thiện hiện! Nhất thiết trí  ấy là  cộng trí thánh  văn và độc giác. Ðạo tướng  trí  ấy là  cộng trí bồ  tát ma ha tát. Nhất thiết tướng  trí  ấy là diệu   trí  bất cộng của các như lai ứng chánh đẳng giác.

Cụ ghọ thiện hiện  lại thưa phật rằng: bạch thế tôn! Duênn nào nhất thiết trí là  cộng trí thanh  vân  và độc giác? Phật  nói: thiện hiện! Nhất thiết  trí  ấy nghĩa là năm uẩn, mười hai xứ, mười  tám giới thảy; thanh văn, độc giác cũng năng rõ biết, mà chẳng năng biết tất cả đạo tướng  vvà tất  cả pháp,  tất  cả chủng  tướng.

Cụ thọ thiện hiệnn lại thưa phật rằng: bạch thế  tôn! Duyên nào  đạo  tướng trí là  cộng trí bồ tát ma ha tát? Phật nói: thiện hiện! Các bồ tát ma ha tát nên  học biết khắp tất cả đạo tướng. Nghĩa là đạo tướng thanh văn, đạo tướng độc giác, đạo tướng bồ  tát, đạo tướng như lai. Bồ  tát ma ha tát đối các đạo tướng này thường nên tu học khiến mau viên mãn. Tuy khiến đạo này làm việc đáng làm, mà chẳng cho kia chứng nơi thật tế.

Cụ thọ thiện hiện lại thưa phật rằng:  bạch thế tôn! Bồ  tát ma ha tát tu đạo như lai, được  viên mãn rồi, đâu  đối thật  tế chẳng tác chứng ư? Phật nói: thiện hiện! Các  bồ  tát ma ha tát, nếu chưa viên mãn nghìêm tịnh cõi phật, thành thục  hữu tình, tu các đại nguyện, vẫn đối thật tế chưa nên  tác  chứng. Nếu đã viên mãn nghiêm tịnh cõi phật, thành thục hữu tình, tu  các đại nguyện, đối thật tế kia mới nên tác chứng.

Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát vì trụ nơi đạo chứng thật tế ư? Chẳng trụ, thiện hiện!

Bạch thế  tôn! Bồ  tát ma ha tát vì trụ phi đạo chứng thật tế ư?/ chẳng trụ, thiện hiện!

Bạch thế  tôn! Bồ tát ma ha tát vì trụ  đạo phi đạo  chứng thật tế ư? Chẳng trụ, thiện hiện!

Bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát  vì trụ phi đạo phi phi đạo chứng thật tế ư? Chẳng trụ, thiện hiện!

Cụ thọ  thiện hiện thưa phật rằng: bạch thế  tôn! Nếu  vậy, bồ  tát ma ha tát phải trụ chỗ nào mà chứng thật tế?

Phật bảo: thiện hiện! Nơi ý hiểu sao? Người vì  trụ đạo được hết các lậu, tâm giải thoát ư? Bạch thế tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện hiện! Người vì trụ phi đạo, được hết các lậu, tâm giải  thoát ư? Bạch thế  tôn! Chẳng phảì vậy.

Thiện hiện! Người vì trụ đạo phi đạo, được hết các lậu, tâm giải thoát ư? Bạch thế tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện hiện! Người vì trụ phi đạo phi phi đạo, được hết các lậu, tâm giải thoát ư? Bạch thế thôn! Chẳng phải vậy. Chẳng phải tôi có trụ, được hết các lậu, tâm giải thoát hẳn. Nhưng tôi hết lậu, tâm được giải thoát đều vô sỏ trụ.

Phật  nói: thiện hiện! Bồ tát ma ha tát cũng lại như vậy, tu hành bát nhã ba la mật đa đều vô sỏ trụ mà chứng thật  tế.

Cụ thọ thiện hiện lại thưa phật rằng: bạch thế  tôn! Duyên nào nhất thiết tướng  trí tên nhất thiết tướng  trí ư? Phật nói: thiện hiện! Biết tất cả pháp đều đồng một tướng nhĩa là tướng tịch diệt. Vậy nên, tên là nhất thiết tướng  trí. Lại nữa, thiện hiện! Các hành trạnh tướng năng  làm tiêu biểu các pháp. Như lai như năng khắp giác  biết, vậy nên gọi tên nhất thiết tướng  trí.

Cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng:  bạch thế  tôn! Hoặc nhất thiết trí, hoặc đạo  tướng  trí, hoặc nhất thiết tướng  trí. Ba trí như thế dứt các phiền não có sai khác chăng? Có dứt có thừa dư, dứt không thừa dư chăng?

Phật nói: thiện hiện! Chẳng  phải dứt các phiền não có  sai khác. Nhưng các như lai ứng chánh đẳng giác, tất cả tập khí nối nhau phiền não đều đã dứt hẳn. Thanh văn, độc giác  tập khí nối nhau hãy chưa dứt hẳn.

Bạch thế tôn! Dứt các phiền nnão được  vô vi chăng? Như vậy, thiện hiện! Bạch thế tôn! Thanh vân, độc giác chẳng được  vô  vi phiền não dứt chăng? Chẳng dứt, thiện hiện.

Bạch thế tôn! Trong pháp vô  vi có sai khác ch8ng? Chẳng khác, thiện hiện. Bạch thế  tôn!nếu pháp vô  vi không sai khác ấy. Cớ sao phật nói tất cả như lai ứng ch1nh đẳng giác  tập khí nối nhau đều đã dứt hẳn; thanh văn, độc giác hãy chưa dứt hẳn? Thiện hiện! Tập khí nối nhau thật chẳng phải phiền não. Nhưng các thanh vân và độc giác phiền não đã dứt, mà còn có chút phần giống như tham sân si, thân ngữ ý chuyển, túc nói đấy là tập khí nối nhau. Nối nhau đây ở tại ngu phu dị sanh năng dẫn vô nghĩa, chớ chẳng phải nối nhau  tại thanh văn, độc giác năng dẫn vô nghĩa. Như vậy, tất cả tập khí nối nhau chư phật hẳn không  có.

Bấy giờ, cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng: bạch thế tôn! Ðạo cùng niết bàn đều vô tự tánh, cớ sao phật nói: đây là dự lưu, đây là nhất lai, đây là bất hoàn, đây là l la hán, đây là độc giác, đây là  bồ tát ma ha tát, đây là như lai ứng chánh đẳng giác? Phật nói: thiện hiện! Hoặc dự lưu, hoặc nhất lai, hoặc bất hoàn, hoặc a la hán, hoặc độc giác, hoặc  bồ tát ma ha tát, hoặc các như lai ứng chánh đẳng  giác. Tất cả như thế do vô  vi hiển ra. Bạch thế  tôn! Trong pháp vô  vi thật  có nghĩa sai khác dự lưu cho đến như lai ứng chánh đẳng giác chăng? Chẳng có, thiện hiện. Bạch thế tôn! Nếu  vậy, cớ sao phậ nói dự lưu cho  đến như lai ứng chánh đẳng giác  tất cả đều là  vô  vi hiển ra? Thiện hiện! Ta y thế tục nói lời hiền  ra, chẳng y thắng nghĩa. Chẳng phải trong thắng nghĩa có được hiển ra. Vì cớ sao? Thiện hiện! Chẳng phải trong thắng nghĩa có đường ngôn ngữ, hoẵc huệ phân biệt, hoặc lại hai thứ. Nhưng dứt ngằn kia kia, lập mé sau kia kia.

Cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng:  bạch thế tôn!  Tất  cả pháp tự tướng đã đều không, ngằn trước hãy không huống có mé sau, làm sao lập được có mé sau ư? Phật nói: thiện hiện! Như  vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Các pháp sỏ hữu tự tướng đều không, ngằn trước hãy không huống có mé sau, lập có mé sau  quyết định không có lẽ ấy. Nhưng các hữu tình chẳng năng hiểu rõ các pháp sở hữu tự tướng đều không. Vì nhiêu ích kia, phương tiện vì nói: đây là ngằn trước, đây là mé sau. Nhưng trong  tất  cả pháp tự tướng không, ngằn trước mé sau đều chẳng khá được. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát đạt được tất cả pháp tự tướng không rồi, nên hành bát nhã ba la mật đa. thiện hiện! Nếu bồ tát ma ha tát đạt  tất  cả pháp tự tướng đều không, tu hành bát nhã ba la mật đa, đối trong các pháp không  sỏ chấp trước. Nghĩa là chẳng chấp trước gội pháp  ngoại pháp, thiện pháp phi thiện pháp, thế gian pháp xuất thế  gian pháp, hữu lậu pháp vô lậu pháp, hữu vi pháp vô vi pháp, hoặc thanh văn pháp, hoặc độc giác pháp, hoặc bồ tát pháp, hoặc như lai pháp. Tất  cả như thế đều chẳng chấp trước.

Cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng: bạch thế tôn! Như lai thường nói bát nhã ba la mật đa. bát nhã ba la mật đa lấy nghĩa nào nên tên là bát nhã ba la mật đa?

Phật nói: thiện hiện! Bát nhã ba la mật đa như thế đến tất  cả pháp  bờ kia rốt ráo, nên tên bát nhã ba la mậ đa.

Lại nữa, thiện hiện! Do bát nhã ba la mật đa đây, tất  cả thanh văn, độc giác, bồ tát và các như lai ứng chánh đẳng giác năng đến được bờ kia, nên tên  bát nhã ba la mật đa.

Lai nữa, thiện hiện! Tất cả như lai ứng chánh đẳng giác và các chúng bồ tát ma ha tát, dùng bát nhã ba la mật đa này y theo lý thắng nghĩa, chia chẻ các pháp, như chẻ  các  sắc đến lượng cực vi, hãy  chẳng thấy  có chút thật khá được, nên tên bát nhã ba la mật đa.

Lại nữa, thiện hiện! Ơû bát nhã ba  la mật đa này, bao trùm  chơn như, thật tế, pháp giới, nên tên bát nhã ba la mật đa.

Lại nữa, thiện hiện! Chẳng phải bát nhã  ba la mật đa đây có pháp chút phần hoặc hợp hoặc  tan, hoặc hữu  sắc hoặc vô sắc, hoặc hữu kiến hoặc vô kiến, hoặc hữu đối hoặc  vô  đối, hoặc hữu lậu hoặc  vô lậu, hoặc hữu vi hoặc  vô  vi. Sỏ  vì sao? Thiện hiện! Bát nhã ba la mật đa như thế vô sắc, vô kiến, vô  đối, nhất tướng, chỗ gọi  vô tướng, nên tên bát nhã ba la mật đa.

Lại nữa, thiện hiện! Bát nhã ba la mật đa như thế năng sanh tất  cả pháp lành  thù thắng, năng pháp tất  cả trí huệ biện tài,  năng dẫn tất cả vui thế gian, xuất thế gian, nên tên bát nhã ba la mật đa.

Lại nữa, thiện hiện! Bát nhã ba la mật đa như thế, thẳm sâu bền chắc chẳng động hoại được. Nếu bồ  tát ma ha tát hành bát nhã ba la mật đa này, tất  cả ác ma và  quyến thuộc chúng, thanh văn, độc giác, ngoại đạo  phạm chí, bạn ác, oán tù đều chẳng năng hoạì được. Vì cớ sao? Thiện hiện! Do  bát nhã ba la mật đa đây làm cho tất cả pháp tự tướng đều không, các  ác ma thảy đều chẳng khá được, nên tên bát nhã ba la mật đa. thiện hiện! Các bồ tát ma ha tát nên như hành bát nhã ba la mật đa nghĩa thú thẳm sâu như thế.

Lại nữa, thiện hiện! Nếu bồ  tát ma ha tát muốn hành bát nhã  ba la mật đa  nghĩa thú thẳng sâu nên hành nghĩa vô thường, nghĩa khổ, nghĩa không, nghĩa vô ngã. Nên hành nghĩa khổ trí, nghĩa tập trí, nghĩa diệt  trí, nghĩa đạo trí. Nên hành nghĩa pháp trí, nghĩa lại trí, nghĩa thế tục trí, nghĩa  tha tâm trí. Nên hành nghĩa tận trí, nghĩa  vô sanh tí, nghĩa hư thuyết trí. Thiện hiện! Các bồ  tát ma ha tát vì hành bát hã ba la mật đa nghĩa thú thẳm sâu, nênn mới hành bát nhã ba la mật đa.

Cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng: bạch thế  tôn!  Trong bát nhã ba la mật đa thẳm sâu đ6y nghĩa cùng phi nghĩa  đều chẳng khá được. Bồ  tát ma ha tát làm sao vì hành bát nhã  ba la mật đa nghĩa thú thẳm sâu nên hành bát nhã ba la mật đa?

Phật nói: thiện hiện! Bồ  tát ma ha tát vì hành  bát nhã ba la mật đa nghĩa thú thẳm sâu nên khởi nghĩ này: ta chẳng nên hành tham dục nghĩa phi nghĩa. Ta chẳng nên hành giận dữ nghĩa phi nghĩa. Ta chẳng nên hành ngu si nghĩa phi nghĩa. Ta chẳng nên hành  tà kiến nghĩa phi nghĩa. Ta chẳng nên hành  các ác kiến thú nghĩa phi nghĩa. Sở  dĩ vì sao? Thiện hiện! Tham dục, giận dữ, ngu si, tà kiến, tà định, kiến thú, chơn như, thật  tế chẳng cùng  các pháp làm nghĩa phi nghĩa.

Lại nữa, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát  vì hành bát  nhã ba la mật đa nghĩa thú thẳm sâu, nên khởi  nghĩ này: ta chẳng nênn hành hắc nghĩa phi nghĩa, ta chẳng nên hành thọ tưởng  hành thức nghĩa phi nghĩa. Ta chẳng nên hành nhãnn xứ nghĩa phi nghĩa, ta chẳng nên hành nhĩ tỷ thệt thân ý xứ nghĩa phi nghĩa. Ta chẳng nênn hành sắc xứ nghĩa phi nghĩa, ta chẳng nênn hành thanh hương vị xúc pháp xứ nghĩa phi nghĩa.

Ta chẳng nên hành nhãn giới nghĩa phi nghĩa, ta chẳng nên hành nhĩ 6ỷ thiệt thân ý giới nghĩa phi nghĩa. Ta chẳng nênn hành sắc giói nghĩa phi ghĩa, ta chẳng nên hành thanh hương vị xúc pháp giới nghĩa phi nghĩa. Ta chẳng nên hành nhãn thức giới  nghĩa phi nghĩa, ta chẳng nên hành nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới nghĩa phi nghĩa. Ta chẳng nên hành nhãn xúc nghĩa phi nghĩa, ta chẳng nên hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc nnghĩa phi nghĩa. Ta chẳng nên hành nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ nghĩa phi nghĩa, ta chẳng nên  hành nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các  thọ nghĩa phi nghĩa.

Ta chẳng nên hành địa giới nghịa phi nghĩa, ta chẳng nên hành thủy hỏa phong không thức giới nghĩa phi nghĩa. Ta chẳng nên hành vô minh nghĩa phi nghĩa; ta chẳng nên hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh. Lão tử sầu thán khồ ưu não nghĩa phi nghĩa.

Ta chẳng nên hành bố thí  ba la mật đa nghĩa phi  nghĩa;  ta chẳng nên hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã ba la mật đa nghịa phi nghĩa.

Ta chẳng nên hành nội không nghĩa phi nghĩa;  ta chẳng nên hành ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô  tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết ph1p không, bất khả  đắc không, vô  tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không nghĩa phi nghĩa.

Ta chẳng nên hành chon như nghĩa phi nghĩa; ta chẳng nên hành pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị  tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới nghĩa phi nghĩa.

Ta chẳng nên hành bốn niệm trụ nghĩa phi nghĩa; ta chẳng nên hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo  chi nghĩa phi  nghĩa. Ta chẳng nên hành khổ thánh đế nghĩa phi nghĩa, ta chẳng nên hành tập diệt đạo thánh đế nghĩa phi nghĩa.

Ta chẳng nên hành bốn tĩnh lự nghĩa phi  nghĩa; ta chẳng nên hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định nghĩa phi nghĩa. Ta chẳng nên hành tám giải thoát nghĩa phi nghĩa; ta chẳng nên hành tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ nghĩa phi nghĩa.

Ta chẳng nên hành tất  cả tam ma địa môn nghịa phi nghĩa; ta chẳng nên hành không giãi thoát môn nghĩa phi nghĩa; ta chẳng nên hành vô tướng, vô nguyện giải thoát môn nghĩa phi nghĩa. Ta chẳng nên hành năm nhãn nghĩa phi nghĩa; ta chẳng nên hành sáu thần thông nghĩa ph  nghĩa.

Ta chẳng nên hành phật mười lực ghĩa phi nghĩa; ta chẳng nên hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại  xả, mười tám pháp  phật bất cộng nghĩa phi nghĩa.

Ta chẳng nên hành pháp vô vong thất nghĩa phi nghĩa. Ta chẳng nên hành đạo tướng  trí, nhất thiết tướng trí nghĩa phi nghĩa.

Ta chẳng nên hành quả dự lưu nghĩa phi nghĩa; ta chẳng nên hành quả nhất lai, bất hoàn, a la hán nghĩa phi nghĩa. Ta chẳng nên hành độc  giác  bồ đề nghĩa phi nghĩa.

Ta chẳng nên hành tất cả hãnh bồ tát ma ha tát nghĩa phi nghĩa. Ta chẳng nên hành chư phật vô thượng chánh đẳng bồ đề nghĩa phi nghĩa.

Sở dĩ vì sao? Thiện hiện! Khi như lai được vô thượng chánh đẳng bồ đề  chẳng thấy có pháp năng cùng chút pháp làm nghĩa phi nghĩa. Thiện hiện! Như lai ra đời, hoặc chẳng ra đời, các pháp pháp tánh, pháp trụ,  pháp định, lẽ vậy thường trú, không có pháp đối với pháp  làm nghĩa phi  nghĩa. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát nên lìa nghĩa phi nghĩa, thường hành nghĩa thú  bát nhã ba la mật đa thẳn sâu.

Cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng:  bạch thế  tôn! Cớ  sao bát nhã ba la mật đa chẳng cùng các pháp làm nghĩa phi nghĩa?

Phật nói: thiện hiện! Bát nhã ba la mật đa thẳm sâu đối pháp hữu vi và pháp vô vi đều vô  sở tác, chẳng ơn chẳng oán, không ích không tổn. Vậy nên, bát nhã ba la mật đa chẳng cùng các pháp làm nghĩa phi nghĩa.

Cụ thọ thiện hiện lai thưa phật rằng: bạch thế tôn! Các đức phật và  đệ tử phật, tất cả thánh hiền, đâu chẳng đều đem vô vi làm đệ  nhất nghĩa? phật nói: thiện hiện! Như vậy. Như người vừa nói. Phật và đệ tử, tất cả thánh hiền đều đem pháp vô vi làm đệ nhất nghĩa. Nhưng pháp  vô vi chẳng cùng các pháp làm ích làm tổn. Thiện hiện! Ví như hư không chơn như chẳng cùng các pháp làm ích làm tồn. Bồ tát ma ha tát, bát nhã ba la mật đa thẳm sâu cũng lại như vậy, chẳng cùng các pháp làm ích làm tổn. Vậy nên, bát nhã ba la mật đa chẳng cùng các pháp làm nghĩa phi nghĩa.

Cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng: bạch thế  tôn! Bồ  tát ma ha tát đâu chẳng cần học bát nhã ba la mật đa thẳm sâu  vô vi, mới năng chứng được nhất thiết trí trí? Phật nói: thiện hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi vừa nói. Bồ  tát ma ha tát cần học bát nhã ba la mật đa thẳm sâu  vô vi, mới năng chứng được nhất thiết  trí trí. Chẳng đem hai pháp mà làm phương tiện. Bạch thế tôn! Vì đem chẳng hai pháp, được chẳng hai pháp ư? Chẳng được. Thiện hiện! Bạch thế tôn! Vì đem hai pháp được chẳng hai pháp ư? Chẳng được. Thiện hiện! Bạch thế  tôn! Nếu không hai pháp, chẳng đem hai pháp, chẳng hai pháp được, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ được nhất thiết trí  trí? Phật nói: thiện hiện! Hai chẳng hai pháp đều chẳng khá được. Vậy nên, sở đắc nhất thiết trí trí. Chứ chẳng phải hữu sở đắc nên đắc, cũng chẳng phải vô sở đắc nên đắc. Vì pháp hữu sở đắc,  pháp vô sở đắc, chẳng khá được vậy. Nếu biết như thế mới năng chứng được nhất thiết trí trí.

--- o0o ---

Tác giả bài viết: HT Thích Trí Nghiêm
Nguồn tin: Trang nhà Quảng Đức
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

CÁC NGÀY VÍA PHẬT

Tháng GiêngNgày mồng một, vía Đức Phật Di Lặc Tháng HaiNgày mồng tám, vía Đức Phật Thích Ca xuất giaNgày rằm,vía Đức Phật Thích Ca nhập diệtNgày 19,vía Đức Quán Thế Âm Bồ tátNgày 21,vía Đức Phổ Hiền Bồ tát Tháng BaNgày 19,vía Đức Chuẩn Đề Bồ tát Tháng TưNgày mồng bốn,vía Đức Văn Thù Bồ tátNgày...

Thống kê

  • Đang truy cập: 50
  • Hôm nay: 5043
  • Tháng hiện tại: 1357238
  • Tổng lượt truy cập: 59010171

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile