Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG - Quyển Mở Đầu

Đăng lúc: Thứ ba - 15/05/2012 01:09 - Người đăng bài viết: minhdat
ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM KINH TÔNG THÔNG.
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG - Quyển Mở Đầu

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG - Quyển Mở Đầu

TÂY TẠNG TỰ - BÌNH DƯƠNG

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG

Người dịch : THUBTEN OSALL LAMA - NHẪN TẾ THIỀN SƯ

THÀNH HỘI PHẬT GIÁO TP. HỒ CHÍ MINH - Phật lịch : 2541 - 1997 - Nhà xuất bản Tôn Giáo Hà Nội 2002

 

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN

TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT

VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM KINH TÔNG THÔNG

Đời Đường:Ngài Bát Lạt Mật Đế, Sa Môn xứ Thiên Trúc dịch.

Ngài Di Già Thích Ca, Sa Môn xứ Ô Trường dịch ngữ.

Trần Chánh Nghị Đại Phu Phòng Dung, Bồ Tát Giới Đệ Tử chép.

Đời Minh: Bồ Tát Giới Đệ Tử Tiền Phụng Huấn Đại Phu, Lễ Bộ Từ Tế Thanh Sử Tư Viên Ngoại Lang, Nam Nhạc Tăng Phụng Nghi tông thông.

Việt dịch : Thubten Osall Lama - Nhẫn Tế thiền sư 1994-1950

Biên tập : Chúng đệ tử Đời Thứ Ba Tây Tạng Tự

ẤN BẢN LẦN THỨ NHẤT 1997


 

MỤC LỤC CHI TIẾT

 

Lời Nói Đầu

Tiểu sử Ngài Thubten Osall Lama (Nhẫn Tế Thiền Sư)

PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN TỰA

Duyên khởi của Kinh Lăng Nghiêm Tông Thông

QUYỂN I

Đại Phật Đảnh, Như Lai Mật Nhân, Tu Chứng Liễu Nghĩa, Chư Bồ Tát Vạn Hạnh, Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông.

Tựa chung

Duyên khởi của Kinh 

PHẦN THỨ HAI: PHẦN CHÁNH TÔNG

CHƯƠNG I : CHI BÀY CHÂN TÂM

Mục Một : Gạn Hỏi Cái Tâm:

Nguyên do của thường trụ và lưu chuyển.

Chấp tâm ở trong thân

Chấp tâm ở ngoài thân

Chấp tâm núp sau con mắt

Chấp nhắm mắt thấy tối là thấy bên trong thân

Chấp tâm hợp với chỗ nào thì liền có ở chỗ ấy

Chấp tâm ở chặng giữa

Chấp tâm không dính dáng vào đâu tất cả

Mục Hai : Chỉ Rõ Tánh Thấy

Cầu đi đến chỗ chân thật

Phóng quang nêu ra tánh thấy viên mãn sáng suốt

Hai thứ căn bản

Nương cái thấy, gạn hỏi cái tâm

Chỉ rõ tính thấy không phải là con mắt

Ý nghĩa chủ và khách

QUYỂN II

Chỉ tánh thấy không sanh diệt

Chỉ chỗ điên đảo

Lựa bỏ tâm phan duyên để chỉ tánh thấy khôngthể trả về đâu

Lựa riêng trần cảnh để nêu ra tánh thấy

Mục Ba : Phật Nêu Ra Tánh Thấy Ngoài Các Nghĩa "Phải" Và "Chẳng Phải":

Nghi tánh thấy hiện ở trước mắt

Chỉ ra không có cái gì tức là cái thấy

Ngài Văn Thù kính xin Phật phát minh hai thứ

Tánh thấy không có phải hay chẳng phải

Mục Bốn : Phá Những Thuyết Nhân Duyên, Tự Nhiên:

Nghi Tâm Tính Tự Nhiên Như Thần Ngã

Chỉ ra không phải là tự nhiên

Nghi là nhân duyên

Tánh thấy không phải là nhân duyên, rời các danh, tướng

Bác nhân duyên, tự nhiên

Chỉ thẳng tánh thấy

Mục Năm : Chỉ Ra Cái Vọng Thấy

Xin chỉ dạy tánh thấy chẳng do thấy

Chỉ ra hai thứ vọng thấy

Mục Sáu: Chỉ Rõ Ý Nghĩa Tánh Thấy Không Phải Là Cái Thấy, Viên Mãn Bồ Đề.

Mục Bảy : Tóm Thu Về Như Lai Tạng

A. Thu sắc ấm

B. Thu thọ ấm

C. Thu tưởng ấm

D. Thu hành ấm

E. Thu thức ấm

QUYỂN III

Thu sáu nhập

Thu mười hai xứ

Thu mười tám giới

Thu bảy đại

Đốn ngộ Pháp thân và phát nguyện

QUYỂN IV

Mục Tám : Chỉ Rõ Căn Nguyên Hư Vọng Và Tánh Giác Toàn Vẹn:

Ông Mãn Từ trình bày chỗ nghi

Vô minh đầu tiên

Nguyên nhân vọng thấy có thế giới

Chỉ rõ giác chẳng sanh mê

Chỉ các đại có thể tương dung

Chỉ tánh Diệu Minh là Như Lai Tạng, rời cả hai nghĩa "Phi" và "Tức"

Chỉ mê vọng không có nhân, hết mê là bồ đề

Lại phá xích nhân duyên, tự nhiên (A). Xưa nay không vọng (B). Đưa vào bồ đề 

Mục Chín : Chỉ Nghĩa Quyết Định

Các phép tu hành sau khi đốn ngộ, phát bồ đề tâm

Tâm nhân địa

A. Xét rõ gốc rễ phiền não

B. Đánh chuông để thể hiện tính thường

1. Nghi căn tánh không có tự thể

2. Chỉ bày tánh nghe là thường trụ

QUYỂN V

CHƯƠNG II : NƯƠNG CHỖ NGỘ MÀ TU

Mục Một : Nêu Ra Cái Căn Để Chỉ Chỗ Mê

Xin khai thị cách cởi nút

Mười phương Như Lai đồng một lời chỉ thị.

Sáu căn là đầu nút sanh tử và niết bàn

Thấy rõ tánh của mối nút để tức thời giải thoát

Kệ tụng

Mục Hai : Cột Khăn Để Chỉ Mối Nút Và Cách Mở Nút

Cột nút

Cách mở nút

Mục Ba : Hỏi Đại Chúng Về Viên Thông

Viên thông về thanh trần

Viên thông về sắc trần 

Viên thông về hương trần

Viên thông về vị trần

Viên thông về pháp trần

Viên thông về nhãn căn

Viên thông về tỷ căn

Viên thông về thiệt căn

Viên thông về thân căn

Viên thông về ý căn

Viên thông về nhãn thức

Viên thông về nhĩ thức

Viên thông về tỷ thức

Viên thông về thiệt thức

Viên thông về thân thức

Viên thông về ý thức

Viên thông về hỏa đại

Viên thông về địa đại

Viên thông về thủy đại

Viên thông về phong đại

Viên thông về không đại

Viên thông về thức đại

Viên thông về kiến đại

QUYỂN VI

Mục Bốn : Viên thông về nhĩ căn

Diệu lực vô tác thành tựu ba mươi hai ứng thân

Bốn công đức vô uý

Mục Năm : Chỉ Pháp Viên Tu. Phóng hào quang, hiện điềm lành

Phật bảo Ngài Văn Thù chọn căn viên thông

Lựa ra những căn không viên

Nhĩ căn viên thông hơn hết

Phụ Lục

QUYỂN VII

CHƯƠNG III : PHẬT KHAI THỊ VỀ MẬT GIÁO

Khai thị đạo tràng tu chứng

Tuyên thuyết thần chú

Khai thị đây là tâm chú của mười phương Như Lai

Sức của thần chú làm tiêu nghiệp chướng

Chú là phước đức như ý cho mình và cho cả nước, bảo hộ cho người sơ học

Các thần hộ pháp phát nguyện bảo hộ rộng rãi

Lăng Nghiêm Thần Chú

CHƯƠNG IV : KHAI THỊ CÁC ĐỊA VỊ TU CHỨNG

Mục Một : Khai Thị Hai Cái Nhân Điên Đảo Và Ba Món Tiệm Thứ

I. Ông Anan xin khai thị những danh mục, Thứ bậc tu hành

II. Khai thị hai cái nhân điên đảo

QUYỂN VIII

Khai thị ba tiệm thứ tu tập

Mục Hai : An Lập Các Thánh Vị-Càn tuệ địa

Thập tín

Thập trụ

Thập hạnh

Thập hồi hướng

Tứ gia hạnh

Thập địa

Đẳng giác và diệu giác

Mục Ba : Chỉ Dạy Tên Kinh

Hỏi về sự sanh khởi và nhân quả của lục đạo

Khai thị về phận trong, phận ngoài của chúng sanh

Chỉ ra mười tập nhân và sáu giao báo

Không tu theo chánh giác : thành các thứ tiên

Các cõi trời

QUYỂN IX

Các cõi trời

A. Sắc giới

B. Vô sắc giới

C. Bốn giống A Tu La

Khai thị sự hư vọng của bảy loài để khuyên tu chân chánh

Phân biệt các ấm ma

Phạm vi của sắc ấm

Phạm vi của thọ ấm

Phạm vi của tưởng ấm

QUYỂN X

Phạm vi của hành ấm

Phạm vi của thức ấm

Sanh tử là vọng tưởng năm ấm mà có,lý tuy đốn ngộ, sự phải tiệm trừ

QUYỂN XI

PHẦN THỨ BA : PHẦN LƯU THÔNG

Được phước, tiêu tội hơn cả

Trừ ma hơn cả

Lưu thông chung

 

Lời Nói Đầu

 

Bộ kinh Lăng Nghiêm Tông Thông này được Ngài Thubten Osall Lama, tức Nhẫn Tế thiền sư, Đức Sơ Tổ Tây Tạng Tự, dịch và chú thích thêm từ bản Hán văn sang Việt văn vào năm 1944, đến năm 1950 thì hoàn tất. 

Nay, với mong muốn để nhiều người có cơ hội được đọc bộ kinh này, vì muốn được sự liễu ngộ Phật Đạo mà không đọc đến bộ kinh Lăng Nghiêm Tông Thông thì khó bề được mỹ mãn.  Nên chúng tôi, chúng đệ tử Tây Tạng Tự đời thứ ba, sau khi được sự chấp thuận của Thầy Bổn Sư, Hòa Thượng Thượng Tịch Hạ Chiếu, Nhị Tổ Tây Tạng Tự, đã biên tập lại bản dịch của Đức Sơ Tổ Thubten Osall Lama theo ngữ văn đương thời. 

Trong công tác biên tập này, chúng tôi xin biết ơn chư tôn đức đã dịch kinh Lăng Nghiêm và các kinh khác sang Việt văn.  Nhờ công trình của quí vị mà chúng tôi có được những danh từ chính xác, những chỉ dẫn bổ ích hỗ trợ cho công việc vốn khó khăn và quá sức chúng tôi.

Chúng tôi xin sám hối với chư Tổ và quí độc giả về những lỗi lầm ắt có trong việc giản lược một số chú thích và biên tập lại bản dịch nguyên được Ngài Thubten Osall Lama trong Định, Huệ viết ra.  Ngưỡng mong nhận được những chỉ giáo quí báu của các bậc thiện tri thức.

Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sanh đều tròn thành Phật Đạo.

Chúng đệ tử đời thứ ba Tây Tạng Tự.

 

 

TIỂU SỬ NGÀI THUBTEN OSALL LAMA

(NHẪN TẾ THIỀN SƯ)

 

 

Ngài sanh ngày Rằm tháng Bảy năm Kỷ Sửu (1888), tại làng An Thạnh thuộc Búng - Lái Thiêu Tỉnh Bình Dương, trong một gia đình khá giả.

Từ thơ ấu Ngài đã thọ quy y với Hòa Thượng trụ trì Chùa Sắc Tứ Thiên Tôn Tự (ở Búng), được đặt pháp danh Nhẫn Tế.   Sau đó, Ngài thọ giới cụ túc với Hòa Thượng Thiên Thai (ở Bà Rịa) làm chủ Giới Đàn, được đặt pháp hiệu Minh Tịnh.

Trải qua thời gian, phần lớn là tự tu, thấy không thỏa mãn chí nguyện, Ngài lên đường đi Ấn Độ tầm sư học đạo.

Tháng Tư năm Ất  Hợi (1935), Ngài đến Ấn Độ.  Trong thời gian trên đất  Ấn, Ngài tùy thuận phong tục, đắp y theo xứ Sri Lan-ka.  Ở Ấn Độ, Ngài cũng không thấy thỏa mãn, lại muốn sang Tây Tạng học hỏi. (Hình trên: Nhẫn Tế Thiền Sư chụp ngày 21-12-1935 tại Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ)

Ngài được một vị Lama pháp danh Gava Samden, từ Tây Tạng sang cùng ba đệ tử là Lama Chamba Choundouss, Lama Ise và Lama Isess qua Ấn Độ rước Ngài về Tây Tạng.  Do được thông báo, nên qua các trạm dẫn vào Tây Tạng Ngài đều được nghinh tiếp rất niềm nở và trọng đãi.

Ngài đến Lhasa vào tháng Sáu năm 1936.

Tại Tây Tạng, Ngài cầu pháp với Lama Quốc Vương và dự cuộc thi tuyển toàn quốc, chỉ có hai người được tuyển chọn ứng thí:  một người Tây Tạng và người còn lại là Ngài, người Việt Nam.  Khi đoạn dây chỉ bện màu đỏ thắt quanh cổ Ngài xiết lại, Ngài vẫn bình thản nhìn.  Chỉ có Ngài qua được cuộc khảo thí.

Sau một trăm ngày ở Tây Tạng, Ngài được Đại Thượng Toạ Lama Quốc Vương ngự ý ban cho pháp danh THUBTEN OSALL LAMA và ấn chứng sở đắc Pháp Giáo Ngoại Biệt Truyền, Bất Lập Văn Tự, Trực Chỉ Chơn Tâm Kiến Tánh Lập Địa Thành Phật tại triều đình nước Tây Tạng.

Dòng Tổ Sư Thiền đã dứt vào thời Đức Lục Tổ Huệ Năng nay lại được khơi nối lại ở Việt Nam từ ngày đó.

Ngài trở về Việt Nam ngày 20 tháng 6 năm 1937.

Cuộc hành trình cùng các hình ảnh được Ngài ghi chép cẩn thận trong nhật ký còn lưu lại tại Chùa Tây Tạng - Bình Dương.

Về Việt Nam, Ngài lập Chùa Thiên Chơn (ở Búng - Lái Thiêu).  Sau đó, lại xây dựng Chùa Tây Tạng hiện nay tại Bình Dương.

Ngài thị tịch ngày 17 tháng Năm năm Tân Mão (1951) tại Chùa Tây Tạng, thọ 63 tuổi.

Vị kế thế Ngài là Hoà Thượng Thượng Tịch Hạ Chiếu hiện trụ trì Chùa Tây Tạng - Bình Dương.

 

PHẦN THỨ NHẤT : PHẦN TỰA

DUYÊN KHỞI CỦA

KINH LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG

 

Đề tựa : Núi Nam Nhạc, Quan Trương Kim Giản tên là Tăng Phụng Nghi, Thuấn Trưng Phụ.

Xưa, Ngài Thiên Thai Trí Giả theo học Đạo thiền sư Huệ Tư ở núi Nam Nhạc, đắc Pháp Hoa Tam Muội, thấy được pháp hội Linh Sơn nghiễm nhiên chưa tan. Từ đó xem Kinh, Luật hoát nhiên thông suốt. Đến khi Ngài giải thích ý nghĩa sáu Căn trong sạch trong kinh Pháp Hoa thì trầm ngâm rất lâu. Có một vị tăng người Ấn nói với Ngài : “Chỉ có kinh Thủ Lăng Nghiêm là nói rõ ràng công đức của sáu Căn, đủ để y chứng”. Từ đó, Ngài Trí Giả khao khát ngưỡng mộ. Suốt mười sáu năm, mỗi sáng tối hướng về phương Tây lễ bái. Ở phía trái chùa Thiên Thai ở núi Nam Nhạc vẫn còn Đài Kinh. Sau Ngài hơn một trăm năm, kinh Lăng Nghiêm mới vào Trung Quốc. Kinh do Tể Tướng Phòng Dung ghi chép, văn tự tao nhã, bởi thế các bậc học sĩ đại phu đều tụng kinh này. Tôi từng ba lần đến Bái Kinh Đài, lần nào cũng bồi hồi chẳng muốn về, thầm than : “Người xưa ngưỡng mộ kinh này hơn mười mấy năm mà chẳng được thấy. Nay Lăng Nghiêm bày đầy thì người ta lại chẳng hề xem ! Tại sao thế ?”. Nhơn đó, tôi bèn phát tâm viết bộ Lăng Nghiêm lên đá, thuê thợ chạm rồi xếp thành một tòa thạch thất, khiến người đến viếng Bái Kinh Đài sẽ đọc được mà đều nói : Kinh đã đến đây rồi ! Như là vì Ngài Trí Giả mà bổ sung cho một sự thiếu sót. Vừa cầm bút định viết, chợt nghĩ : chỗ ta viết đây là chữ, chẳng phải là nghĩa vậy ! Ngài Trí Giả mong bộ Kinh này đến đây là mong người người hiểu nghĩa của Kinh. Như Ngài Huyền Sa Sư Bị, nhân đọc Lăng Nghiêm mà phát minh tâm yếu, đó là thâm nhập vào nghĩa vậy. Cho đến thiền sư Linh Nham An, Trường Thủy Tuyền, Trúc Am Khuê, Hoàng Long Nam, Thiệu Long An Dân... đều do Lăng Nghiêm mà ngộ. Như vậy là các Ngài đã không cô phụ sự truyền sang của bộ kinh này. Nếu theo văn mà giải nghĩa, chú thích câu chữ, đến mấy mươi nhà mà nghĩa kinh càng ngày càng xa, đó là lỗi lầm do chẳng cầu ở tâm mình. Nếu tỏ ngộ tự tâm, thì tuy là kinh này chưa đến, mà chỗ y giáo lập nghĩa của Ngài Trí Giả, mỗi mỗi đều hợp với Lăng Nghiêm. Không ngộ được tự tâm, tuy là có kinh Lăng Nghiêm trước mặt, thì cũng như kinh ở tại Ấn vậy. Tức là kinh điển đầy nhà mà nào có ích ! Việc nhà của các thiền sư là quét sạch văn tự kiến giải cho là chẳng đủ để sùng thượng, thật có lý lắm thay ! Nhưng khi tiếp dẫn hàng sơ cơ, xuất lời thổ khí, lời lẽ ý tứ thật tợ Lăng Nghiêm. Cho đến sự phát minh hướng thượng, chứng nhập Bồ Đề, thì cùng với hai mươi lăm chỗ chứng viên thông, cơ duyên không khác. Tức là chẳng tụng Lăng Nghiêm, mà Lăng Nghiêm đã sẵn đủ hiện giờ. Tức là Lăng Nghiêm chưa đến cõi này, mà cõi này chẳng phải là chưa có Lăng Nghiêm.

Tôi chẳng biết tự lượng sức, góp khắp lời của Tông Môn, phối hợp vào kinh văn. Hoặc để thầm hợp, hoặc để cùng thấy, hoặc suy rộng ý kinh, hoặc bày tỏ chỗ chưa bày tỏ. Tôi cũng không ngờ mình làm nổi. Trong khoảng trời đất làm sao có được thứ nghị luận này. Âu cũng do túc nguyện nhiều đời vậy.

Đây là tôi nhờ các vị Lão Túc để làm rõ nghĩa kinh chứ chẳng phải tự do tôi, và lấy Thiền Tông để soi sáng kinh chớ chẳng phải lấy văn tự kiến giải mà giảng. Bèn đặt tên là Tông Thông[01]. Tông Thông cùng với Thuyết Thông. Phải tự đắc Bản Tâm thì mới cùng với các bậc Lão Túc mặc áo gặp nhau. Chẳng những một hội Lăng Nghiêm nghiễm nhiên chưa tan, mà Ngài Trí Giả đến nay cũng vẫn còn đó.

Bài văn tán ngợi rằng :

Sáu vạn ba ngàn lời mười trang

Giáo, Hạnh, Lý; Không, Giả, Trung quán

Viên thông Hoa tạng Tín Hạnh giải

Chứng rồi Định Huệ xứ Niết Bàn

Phá Vọng hiển Chân, Chân Nhất thật

Phản văn nung Ấm, Ấm tiêu tan

Tội lỗi vô minh mười phương ngục

Tội ấy băng tiêu, tọa Phật tràng.

Nam mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, Chư Thánh Hiền Tăng.

 

(01) Tông Thuyết cu thông, nghiã là đạo lý nói ra đều là tự tại suốt thông. Có câu : Tông Thông là Thuyết Thông vậy. Phép thiền (thiền môn) từ khi được tỏ ngộ thấu đáo, nói rằng Tông Thông; nói pháp tự tại (không còn trở ngại), nói rằng Thuyết Thông. 

 Có câu : Tông Thuyết cu thông làm bậc Đại Tông Sư. 

 Tổ Đình Sự Vân Thất nói : Tổ Thanh Lương nói rằng Tông Thông là tự mình tu hành. Thuyết Thông chỉ bậc chưa tỏ ngộ. 

 Kinh lăng Già : Phật dạy Ông Đại Huệ : Tất cả Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát có hai giống thông tướng. Gọi là Tông Thông, Thuyết Thông. 

 Đông Chú nói : Tông ấy là gốc của Đạo. Thuyết ấy là dấu tích của pháp giáo. 

 Chứng Đạo Ca nói : Tông cũng thông, Thuyết cũng thông. Định Huệ tròn sáng, chẳng trệ nơi không.

 

[ Hết Quyển Mở Đầu ]

 

( Còn tiếp )

 

Mục Lục |  Quyển I  | Quyển II  |  Quyển III  Quyển IV  | Quyển V  |  Quyển VI  |  Quyển VII  |  Quyển VIIIQuyển IX  |  Quyển X  |  Quyển XI

Tác giả bài viết: THUBTEN OSALL LAMA - NHẪN TẾ THIỀN SƯ
Nguồn tin: Thư Viện Hoa Sen
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 41
  • Hôm nay: 7465
  • Tháng hiện tại: 1359660
  • Tổng lượt truy cập: 59012593

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile