Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Phật Học Phổ Thông - Khóa V - Bài 7

Đăng lúc: Thứ bảy - 14/01/2012 11:16
Phật Học Phổ Thông - Khóa V - Bài 7

Phật Học Phổ Thông - Khóa V - Bài 7

Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vành mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi.
Khóa Thứ Năm
Lịch Sử Truyền Bá Phật Giáo,
10 Tông Phái và Vũ Trụ Nhân Sanh   
 
Bài Thứ 7
Mười Tông Phái Phật Giáo Ở Trung Hoa (tiếp theo)
4.-  Duy Thức Tông hay Pháp Tướng Tông
I.-  Duyên Khởi Lập Tông 
II.-  Ðịnh Nghĩa
III.-  Căn Cứ các kinh sách Sau Ðây Lập Ra Duy Thức Tông 
IV.-  Chủ Trương Của Duy Thức Tông 
V.-  Thành Phần Của Hiện Tượng Giới
VI.-  Phương Pháp tu hành
VII.- Hành Giả Phải Trải Qua Năm Ðịa Vị Trong Khi Tu Duy Thức 
VIII.- Kết Quả Tu Chứng
IX.- Lợi Ích Thiết Thực Trong Khi Học Và Tu Duy Thức 
X.- Kết Luận.
5.- Mật Tông 
I.-  Duyên Khởi Lập Tông 
II.- Tôn Chỉ Và Giáo Lý Căn Bản.
III.-  Phương Pháp Tu hành
IV.- Quả Vị Tu Chứng
V.- Kết Luận
Trang 205
6.-  Pháp Hoa Tông Hay Là Thiên Thai Tông
I.-  Duyên Khởi Lập Tông 
II.-  Tôn Chỉ Và Giáo Lý Căn Bản
III.-  Phương Pháp Tu Hành
IV.- Quả Vị Tu Chứng
V.-  Kết Luận
Trang 206

 
4.  Duy Thức Tông Hay Là Pháp Tướng Tông
 
I.  Duyên Khởi Lập Tông 
 
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vần mãi theo bánh xe sanh tử luân hồi.
 
Nếu con người hiểu rõ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi.
 
Ðể phá trừ hai món chấp thật ngã và thật pháp, Ðức Phật có rất nhiều phương pháp, có rất nhiều pháp tu, mà Duy Thức Tôn hay Pháp tướng tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu nghiệm để đi đến giải thoát. 
 
II.  Ðịnh Nghĩa
 
Tôn này thuộc về Ðại thừa, phân tách vũ trụ, vạn hữu đều do thức biến hiện.

Duy thức tôn, hay Pháp tướng tôn, như danh từ đã chỉ định, không nói về tâm tánh chơn như, mà chỉ nói về tướng của thức, tức cũng là tướng của các pháp. Biết rằng từ chơn vọng hòa hiệp biến thành hình tướng thức A-Lại-Da, rồi từ thức A-Lại-Da sanh ra các tướng tâm pháp .v.v...tôn này quán sát hành tướng của các pháp ấy, nên gọi là '' Pháp tướng tôn '' .
Trang 207
Ðứng về phương diện nguyên nhân mà nghiên cứu, tôn này chủ trương rằng vũ trụ vạn hữu, hay là tất cả các pháp đều do duy thức biến hiện, ngoài thức không còn một yếu tố nào khác nữa nên gọi là '' Duy thức tôn '' .

Vậy '' Pháp tướng tôn '' hay '' Duy thức tôn '' cũng đều để gọi pháp môn mà tôn chỉ chỉ là nghiên cứu, quan sát hành tướng và nguyên nhân sanh khởi của vạn pháp. Nguyên nhân sanh khởi ấy là '' Thức '.
 
III.  Căn Cứ Các Kinh Sách Sau Ðây Lập Ra Duy Thức Tông 
 
Như tất cả các tôn phái khác, Duy thức tôn cũng căn cứ vào căn luận của Phật mà được thành lập ra. Ðó là 6 bộ kinh và 11 bộ luận sau đây:

Sáu bộ Kinh là:

1.  Kinh Giải Thâm Mật
2.  Kinh Hoa Nghiêm
3.  Kinh Như Lai Xuất Hiện Công Đức Trang Nghiêm
4.  Kinh A Tỳ Đạt Ma
5.  Kinh Lăng Nghiêm
6.  Kinh Hậu Nghiêm (hay Mật Nghiêm).
 
Mười một bộ Luận là:

1. Luận Du Già Sư Địa 
2.  Luận Hiển Dương Thánh Giáo
3.  Luận Ðại Thừa Trang Nghiêm
4.  Luận Nhiếp Ðại thừa
6.  Luận Thập Địa Kinh
Trang 208
7.  Luận Phân Biệt Du Già
8.  Luận Quán Sở Duyên Duyên
9.  Luận Duy Thức Nhị Thập Tụng
10. Luận Biện Trung Biên
11. Luận Tạp Luận
 
Vị sáng lập ra Duy thức chính là Bồ Tát Di Lặc. Ðức Di Lặc sau khi tu chứng được Duy thức, đã vâng theo lời thỉnh cầu của Ngài Vô Trước, nói Luận Du già Sư địa.
 
Hai vị có công lớn trong việc phát triển tôn này ở Ấn Ðộ là hai anh em nhà Vô trước và Ngài Thế thân. Ngài Vô trước dựa theo bộ '' Du Già Sư Địa '' làm ra bộ luận ''Hiển Dương Thánh Giáo'', và '' Nhiếp Ðại thừa''. Ngài Thế thân lại có công đức lớn lao hơn nữa, tóm tắt lại nghĩa lý Duy thức, làm ra bộ luận '' Duy Thức Tam Thập Tụng ''. Về sau, có mười vị Ðại Luận sư, sớ giải bộ Duy thức tam thập tụng, làm thành mười bộ luận chính về Duy thức .
Trang 209
Ðến đời Ðường, Ngài Huyền trang từ Trung Hoa sang Ấn Ðộ thỉnh Kinh và tham cứu về Phật Giáo. Môn học sở trường của Ngài là Duy thức. Sau khi trở về Trung Hoa, Ngài lượm lặt tinh hoa của 10 bộ đại luận nói trên, dịch thành Hán văn, dưới nhan đề là: '' Thành Duy Thức Luận '', gồm cả thảy 10 quyển. Ngài Khuy Cơ là đệ tử lớn của Ngài Huyền trang sớ giải thêm rõ nghĩa lý bộ '' Thành Duy thức Luận '' làm ra thành 60 quyển, dưới nhan đề là '' Thành Duy Thức Thuật Ký ''.

Tóm lại, ở Ấn Ðộ, vị có công lớn nhất trong sự phát huy Duy thức tôn là Ngài Thế thân. Còn ở Trung Hoa, vị có công lớn nhất trong việc truyền bá Duy thức tôn là Ngài Huyền trang.
Về phương diện sách vở dạy về Duy thức, từ xưa đến nay được các học giả xem là chánh tôn Duy thức, thì có ba bộ sau đây:
 
1.  Ðại thừa Bá pháp minh môn luận (tác giả là Ngài Thế thân).
 
Nội dung bộ luận này giải thích các danh từ chuyên môn của Duy thức, nói rỏ 100 pháp và hai món vô ngã. Người học Duy thức nếu không học bộ luận này trước, thì không dễ gì hiểu được Duy thức (bộ luận này đã được dịch ra tiếng Việt và chúng tôi lấy nhan đề là: Duy Thức Nhập Môn).
 
2.  Duy Thức Tam Thập Tụng (cũng do Ngài Thế Thân tạo ra).
 
Trong bộ luận này Ngài Thế Thân dùng 30 bài tụng để giải thích về nghĩa lý chánh của Duy thức, luận này chia làm bốn phần:
Trang 210
a). Phần thứ nhất nói về ba chức năng biến:

- Thức năng biến thứ nhất là thức A-lai-da (thức tứ tám).
- Thức năng biến thứ hai là thức Mạt-na (thức thứ bảy).
- Thức năng biến thứ ba là sáu thức trước.
 
b). Phần thứ hai nói về các tâm sở:

- Biến hành (5 món)
- Biệt cảnh (5 món)
- Thiện (11 món)
- Căn bổn phiền não (6 món)
- Tùy phiền não (20 món)
- Bất định (4 món).
 
c). Phần thứ ba giải đáp các nghi vấn:
 
Làm sao biết được phận vi sanh khởi của các thức? 
- Nếu không có ngoại cảnh, thì sao có sanh tử và các sự phân biệt? 
- Nếu không có ngoại cảnh, thì sao có chúng hữu tình sanh tử?
- Nếu chỉ thức, tạo sao Phật lại nói có ba tánh?
- Nếu có ba tánh, tại sao Phật nói ba món vô tánh?
Trang 211
d).Phần thứ tư nói về đệ tu Duy thức:
 
Từ khi phát tâm tu Duy thức cho đến khi chứng được Duy thức tánh thành Phật, hành giả phải trải qua năm địa vị, thứ lớp như sau đây:
- Vị Tư lương (như lương thực cửa người đi đường). 
- Vị Gia hạnh (gia công tấn hàng).
- Vị Thông đạt (thấu suốt đường lối).
- Vị Tu tập (tu hành tập luyện).
- Vị Cứu cánh (đến cùng tột địa vị tu chứng).
 
3.  Bát Thức Qui Củ Tụng (tác giả là Ngài Huyền trang).

Nội dung của quyển này, Ngài Huyền Trang dùng 12 bài tụng để toát yếu lại nghĩa lý Duy thức, gồm có bốn phần:
a). Phần thứ nhất nói về năm thức đầu
b). Phần thứ hai nói về thức thứ sáu .
c). Phần thứ ba nói về thức thứ bảy
d). Phần thứ tư nói về thức thứ tám.

Mỗi một phần có ba bài tụng, hai bài tụng đầu nói hành tướng các thức, khi hành giả còn ở địa vị phàm phu; bài tụng thứ ba nói hành tướng các thức, khi lên quả vị Thánh.
Tóm lại, ba bộ luận trên này, người muốn học Duy thức, không thể bỏ qua được.
trang 212
IV.  Chủ Trương Của Duy Thức Tôn
 
Chủ trương của Duy thức tôn là phá trừ vọng chấp ngã, pháp (biến kế sở chấp), bằng cách chỉ cho chúng sanh thấy tất cả các pháp đều nương nơi thức hiện ra (y tha khởi), và mục đích cuối cùng lá đưa chúng sanh trở về với tánh chân thật (viên thành thật). Thế giới hiện tượng này này, vì mê mờ, chúng ta tưởng là chắc thật, nhưng theo chủ trương của Duy thức học, thì vũ trụ vạn hữu đều là Duy thức biến hiện. Cũng như sơn hà, đại địa trong cảnh chiêm bao, không có cảnh vật ấy.

Vậy, nếu chỉ cho chúng sanh thấy được một cách rõ ràng, vũ trụ vạn hữu do thức biến hiện ra như thế nào, thì chắc chắn chúng sanh sẽ không còn chấp thật ngã, thật pháp nữa. Cũng như khi biết cảnh vật trong chiêm bao là do tâm chiêm báo anh ra thì không còn mê muội nơi cảnh chiêm bao nữa. Mà không còn chiêm bao tức đã thức tỉnh. Cũng thế, khi không còn chấp thật ngã, thật pháp nữa, tất sẽ thấy được cảnh chân thật của vũ trụ vạn hữu, (tánh viên thành thật) . đó là chủ trương của Duy thức tôn.

Nói một cách vắn tắt, chủ trương của Duy thức tôn là quy vũ trụ vạn hữu trở về Duy thức tướng, rồi từ Duy thức tướng trở về Duy thức tánh (tâm chơn như hay tánh viên giác).
 
V.  Thành Phần Của Hiện Tượng Giới
(vũ trụ vạn hữu gồm cả tâm và pháp ).
Trang 213
Phân Loại Theo Duy Thức Tôn

Hiện tượng giới, tức là vạn sự vạn vật trong vũ trụ (gồm cả tâm lẫn vật), tuy nhiên không thể kể xiết được, nhưng dưới nhãn quan của nhà Duy thức học, có thể phân ra thành năm loại; năm loại này lại chia thành 100 thành phần hay 100 pháp.
Năm loại lớn ấy là:

1.- Tâm vương tức là '' tướng '' của thức, thuộc về tâm giới.
 
2.- Tâm sở tức là '' dụng '' của thức, cũng thuộc về tâm giới.
 
3.- Sắc pháp tức là ''ảnh tượng'' của thức, thuộc về sắc giới. 
 
4.-  Bất tương ứng hành tức là ''phận vị sai khác'' của thức, không phải thuộc hẳn về tâm mà cũng không thuộc về sắc giới, nhưng gồm cả hai phần mà thành.
 
5.- Vô vi tức là ''tánh'' của thức, cũng gọi là ''chơn như '.

Bốn loại trên: tâm vương, tâm sở, sắc pháp, bất tương ưng hành đều thuộc về " hữu vi",tức là " tướng ,có sanh diệt.

Loại thứ năm, là pháp "vô vi", không sanh diệt, không tạo tác, tức là " tánh " của các pháp, hay chơn như.

Năm loại lớn trên đây, mỗi loại lại chia làm nhiều thành phần, có những tác dụng hành tướng riêng biệt, mà chúng ta cần nghiên cứu kỹ sau đây:
Trang 214
1. Tâm vương
 
Tâm vương gồm có tám món, mỗi món có những đặc tánh, khả năng và nhiệm vụ riêng biệt, như mỗi ông vua làm chủ mỗi nước, nên gọi là tâm vương. Tám phần của tâm vương là:

a) Nhãn thức
b) Nhĩ thức
c) Tĩ thức
d) Thiệt thức
đ) Thân thức 
e) Ý thức
g) Mạt-na thức
h) A-lại-da thức
 
Chúng ta có năm giác quan, mỗi giác quan có một sở năng, một cái biết riêng: khi ta nhìn một cái hoa, biết cái hoa ấy màu vàng hay đỏ v.v...cái biết ấy thuộc về con mắt, nên gọi là Nhãn thức. Khi chúng ta nhge đàn, biết tiếng đàn ấy cao hay thấp, to hay nhỏ v.v...cái biết ấy thuộc về tai, nên gọi là Nhĩ thức. Khi ta ngửi một mùi gì, biết được mùi ấy thơm hay hôi, cái biết ấy thuộc về mũi, nên gội là Tỷ thức. Khi chúng ta nếm một món ăn gì, biết được món ăn ấy mặn hay lạt, chua hay ngọt, cái biết ấy thuộc về lưỡi, nên gọi là Thiệt thức. Khi chúng ta đụng vào một vật gì, biết vật ấy cứng hay mềm, nóng hay lạnh, cái biết ấy thuộc về thân thể, nên gọi là Thân thức.

Năm cái biết trên này: Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt và Thân thức, thuộc về năm giác quan bên ngoài nên chúng ta dễ nhận.
Trang 215
Ba cái biết sau này: Ý thức, Mạt-na  thức, A-lại-da thức, thuộc về nội tâm, và theo thứ lớp, ẩn sâu vào trong, tế nhị hơn, nên khó nhận khó biết. Tuy thế, đối với nhà duy thức học, người ta cũng có thể nhận biết được rành rẽ hành tướng phân biệt được phạm vi hoạt động, sở trường , sở đoản và công năng của mỗi thứ.
 
Trước tiên, chúng ta nói đến thức thứ sáu hay "Ý thức".

Ý thức có hai phạm vi hoạt động:

- Khi nào ý thức hiệp với năm thức trước, tiếp xúc với cảnh, thì gọi là " Ngũ của ý thức", hay là " Minh liễu Ý thức". Trong lúc mắt thấy sắc, tai nghe tiếng v.v...mà không có ý thức phụ vào (để ý) thì mặc dù mắt vẫn thấy, tai vẫn nghe, nhưng thấy nghe không được rõ ràng. Sách nho chép:"Tâm bất tại diên, thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn" ( nếu không chú ý, thì dù xem cũng chẳng thấy, lắng cũng chẳng nghe). Trái lại, khi có Ý thức phụ vào, thấy nghe v.v... đều minh bạch.

- Khi nào ý thức làm việc một mình, không cùng hợp tác với năm thức trước, thì gọi là "Ðơn độc Ý thức" hay "Ðộc đầu Ý thức".như trong lúc năm thức trước không tiếp xúc với sắc, thanh, hương, vị và xúc, mà trong tâm trí vẫn lưu lại bóng dáng (pháp trần) của năm trần. Khi chúng ta nhớ tưởng lại, thì cảnh ngũ trần in như hiện rõ ràng ở trước, đó là công dụng của " Ðộc đầu ý thức". Thức thứ sáu này, khi tính toán, suy nghĩ việc gì, thiện hay ác, hay hay dở, cũng đều lanh lợi đảm đang hơn các thức khác, nên trong duy thức nói: "Công vi thủ, tội vi khôi" (Có công thì nó đứng đầu, mà có tội nó cũng đứng đầu).
Trang 216
Thức thứ sáu, tuy sở trường là khôn ngoan lanh lợi, nhưng lại có sở đoản là bất thường, không phải lúc nào cũng hiện diện, mà lại có khi gián đoạn, ẩn phục, như trong lúc bị chụp thuốc mê, chết giả, ngủ say, hay nhập vô tưởng định v.v...Qua những giai đoạn ấy, Ý thức lại hiện trở lại.

Vậy trong lúc ý thức không hiện, nó núp ở đâu?

Theo Duy thức,khi đó, thức thứ sáu trở về gốc của nó là Ý căn, tức là thức thứ Bảy hay thức Mạt-na. Theo tâm lý học thì cũng có thể gọi là Tiềm thức.

Thức thứ bảy này có hai công năng:
- Chấp ngã;
- Làm căn bản cho Ý thức thứ sáu.
 
Nó có công là đem các pháp hiện hành bên ngoài ''truyền'' vào tạng thức và đem các pháp chủng tử bên trong ''tống'' ra ngoài nên nó có tên là ''Truyền tống thức''. Sự chấp ngã của thức này và của thức thứ Sáu, có thô và tế khác nhau. Khi nào để ý bảo thủ bản ngã, như khi ra trận bắn nhau với địch quân, khi đánh lộn, hay tìm một kế gì để sanh nhai, thì sự chấp ngã ấy thuộc về thức thứ Sáu. Thực ra không có lúc nào chúng ta không chấp ngã, sự chấp ngã vẫn thường trực trong chúng ta . nhưng nó âm thầm, sâu kín, tiềm trực, nên chúng ta không nhận thấy được. Ðến lúc bất ngờ, đột nhiên xảy ra một sự việc gì đó có nguy hại đến tánh mạng ta, như bất thần có người rình rập, hay đi ra đường bị nhành cây gãy sắp rơi xuống đầu...trong những lúc ấy, tuy thức thứ Sáu không kịp để ý can thiệp, đối phó mà ta vẫn tự tránh né, bảo thủ cái ngã. Ðó là sự chấp ngã của thức thứ Bảy.
Trang 217
Ngoài bảy thức nói trên, còn có một thức thứ Tám tế nhị, sâu kín mênh mông hơn nữa, đó là thức A-lại-da, Hán dịch là tàng thức, nghĩa là thức ''Tích chứa''.

Từ nhỏ đến lớn chúng ta đọc rất nhiều sách, tếp xúc với nhiều sự vật, rồi thời gian cứ tuần tự trôi qua, chúng ta tưởng đã quên mất rồi. Thế mà không ! Mỗi khi nghĩ đến thì danh từ, hình ảnh của những vật xưa cũ hiện ra rõ ràng như một cuốn phim quay lại ở trước mắt. Những danh từ hình ảnh ấy, vì sao mấy chục năm qua mà vẫn còn lại? Tất nhiên phải có một cái kho vô tận chứa lại, nên mới không mất vậy ! Kho vô tận này trong Duy thức tôn gọi là Tàng thức (thức chứa).
 
Ðể cho dễ nhớ hành tướng và công năng của tám thức nói trên, cổ nhân có làm bài kệ rằng:

Nguyên văn:
Bát cá đệ huynh, nhứt cá si
Ðộc hữu nhứt cá, tối linh tinh
Ngũ cá môn tiền tô mãi mại
Nhất cá gia trung tác chủ y.
Trang 218
Dịch nghĩa:
Anh em tám chú một người si (thức thứ bảy)
Một mình ý thức rất tinh ranh (thức thứ sáu)
Năm chàng ngoài cửa lo buôn bán (năm thức trước)
Làm chủ trong nhà, thức Lại-da (thức thứ tám).
 
2.-  Tâm sở
 
Tâm sở là tánh sở hữu, phụ thuộc của Tâm vương, cũng như ông quan trong triều, phụ thuộc dưới quyền sai sử của ông Vua, hay những nhân viên phụ thuộc dưới quyền sử dụng của vị Bộ trưởng. Tâm sở có tất cả 51 pháp, chia làm sáu loại như sau:
 
1.- Biến hành Tâm sở:
Biến là phổ biến, hành là lưu hành; Biến hành Tâm sở nghĩa là những tâm sở có công năng phổ cập lưu chuyển khắp cả tám thức (tâm vương), với thức nào nó cũng tương ưng được cả. Biến hành Tâm sở gồm có 5 pháp là: Xúc, Tác ý, Thọ,Tưởng và Tư.
 
2.- Biệt cảnh Tâm sở:
Biệt là riêng biệt, Biệt cảnh Tâm sở là những tâm sở riêng mỗi cảnh khác nhau, như dục Tâm sở duyên riêng với cảnh mà mình ưa muốn; Huệ tâm sở riêng với cảnh mà mình quan sát... chứ không phải như Biến hành tâm sở. Biệt cảnh Tâm sở gồm có 5 pháp là : Dục, Thắng giải, Niệm, Ðịnh và Huệ.
 
3.- Thiện Tâm sở:
Thiện Tâm sở là tâm sở lành và có công năng phát sanh những điều lành mà thôi. Thiện tâm sở gồm có 11 pháp là: Tín, Tàm, Quí, Vô tham, Vô sanh, Vô si, Tinh tấn, Khinh an, Bất phóng dật, Hành xã và Bất hại.
Trang 219
4.- Căn bản phiền não tâm sở: những tâm sở này gây phiền não, rối loạn cho chúng sanh. Ðây là những phiền não làm cội gốc cho các phiền não phát sinh, nên gọi là căn bản phiền não. Căn bản phiền não bao gồm có sáu pháp là: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác kiến.
 
5.- Tùy phiền não tâm sở:
Những tâm sở này nương tựa, phát sanh từ các phiền não căn bản tâm sở nói trên, nên gọi là tùy phiền não. Những tâm sở căn bản phiền não trên là gốc mà những tâm sở phiền não này là ngọn. Tùy phiền não tâm sở gồm có 50 pháp là: Phẫn, Hậu, Phú, Não, Tật, Xan, Cuốn, Siển, Hại, Kiêu, Vô tàm, Vô quí, Trạo cử, Hồn trầm, Bất tín, Giải đãi, Phóng dật, Thất niệm, Tán loại, Bất chánh triều.
 
6.- Bất định tâm sở:
Bất định nghĩa là không nhất định: Bất định tâm sở là những tâm sở không nhất định thiện hay ác; không đứng hẳn về một phía thiện hay ác; như các pháp nói trên. Bất định tâm sở  gồm có bốn pháp là: Hối, Miên,Trầm, Tư.
 
3.- Sắc pháp 

Sắc pháp tức là những pháp có thể hư nát và có tánh cách chướng ngại. Sắc pháp là sự phối hợp của năm căn và sáu trần, cộng tất cả là 11 pháp:
Trang 220
Năm căn là: Nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân.

Sáu trần là: Sắc, thinh, hương, vị, xúc, và pháp trần.
 
4.-  Bất tương ưng hành pháp

Các pháp này không thuộc về sắc mà cũng không thuộc về tâm; nhưng chúng nó không thể rời sắc và tâm mà có được. Thí dụ như ''đắc'' (được) là một ''bất tương ưng pháp''. ''được'' không thể là sắc mà cũng không thể nào là tâm. Nhưng khi nói ''được'', tức là hàm cái nghĩa ''được'' một cái gì, nhưng ''được'' một đồng bạc chẳng hạn, và phải có một yếu tố thứ hai là ''ai'' được. Ðồng bạc thuộc về sắc, ''ai'' thuộc về tâm. Còn ''được'' không phải là sắc và tâm mới có. Ðó là một thí dụ để chúng ta suy gẫm về những pháp Bất tương ưng khác, như mạn căn, sanh, trụ, dị, diệt, phương, thế tốc .v.v.. gồm tất cả là 14 pháp.
 
5.-  Vô vi pháp 

Như đọan trên đã có nói, pháp vi vô là Pháp không sanh, không diệt, không tạo tác, không thay đổi, xa lìa tướng hư vọng., tức là thể tánh của các pháp. Các pháp vô vi, đối với phàm phu thì khó có thể nói năng, nghĩ bàn, so sánh được. Tuy thế, để có một ý niệm về thể tánh chơn như, nhà chủ trương Duy thức dựa vào sắc tướng, danh tự để hình dung các pháp vô vi. Do đó, mà đặt sáu pháp vô vi sau đây: 
 
a). Hư không vô vi:
Muốn nói thể tánh chơn như, xa lìa các đều chướng ngại, giống như hư không.
Trang 221
b).Trạch diệt vô vi:
Trạch là lựa chọn, Diệt là diệt trừ, nghĩa là nhờ các sự lựa chọn đứng đắn của Trí huệ vô lậu mà diệt trừ được sự phiền não nhiễm trước, chứng ngộ cứu cánh.
 
c). Phi trạch diệt vô vi: 
Trên thì nói nhờ sự lựa chọn, đứng đắn của trí huệ mà diệt trừ được sự phiền não nhiễm trước. Nhưng nói thế không có nghĩa rằng pháp tánh nhờ có sự diệt trừ phiền não mới có được. Pháp tánh vốn đã có sẵn, xưa nay là vốn là thanh tịnh, không có nhiễm ô, không có sanh diệt, cho nên gọi là Phi trạch diệt vô vi. Lại có nghĩa thứ hai là vì thiếu duyên, nên các phiền não nhiễm ô không hiện; vì thế mà pháp vô vi thanh tịnh tự hiện ra, không cần có sự trạch diệt.
 
d).Bất động diệt vô vi:
khi đã xa lìa các phiền não, về cõi tịnh lự thứ ba, thuộc về sắc giới, dứt bỏ những sự vai buồn, thường tương ưng cùng xả thọ, không còn bị lay động bởi một sắc tướng gì nữa, nên gọi là Bất động diệt vô vi: Khi đã xa lìa các phiền não , về cõi tịnh lự thứ ba, thuộc về sắc giới, dứt bỏ những sự vui buồn, thường tương ưng cùng xả thọ, không còn bị lay động, bởi một sắc tướng gì nữa, nên gọi là ''Bất động diệt vô vi ''.
 
e). Tưởng thọ diệt vô vi:
Khi đã xa lìa được phiền não ở cõi thứ ba thuộc về vô sắc giới, các tâm sở '' tưởng, thọ'' đều tịch diệt, chơn như hiện ra, nên gọi là '' Tưởng thọ diệt vô vi''.
Trang 222
f) Chơn như vô vi:
Năm pháp vô vi trên này là hình dung các đức tánh của chơn như; pháp thứ sáu này là "Chơn như vô vi", mới chỉ đích danh bản thể chơn như.
Ðể người đọc dễ nhớ 100 pháp vừa kể trên này, cổ nhân có làm một bài kệ, tóm tắt như sau.
Nguyên văn:
Sắc pháp thập nhất, tâm pháp bát
Ngũ thập nhất cá tâm sở pháp 
Nhị thập tứ chủng bất tương ưng
Sáu món vô vị, thành trăm pháp 
Dịch nghĩa:
Sắc pháp mười một, tâm pháp tám
Năm mươi mốt món tâm sở pháp 
Hai mươi bốn món bất tương ưng
Sáu món vô vi , thành trăm pháp .
 
VI.-  Phương Pháp tu hành
 
Như chúng ta đã biết vũ trụ vạn hữu tuy vô cùng phức tạp, nhưng nhà duy thức học có thể sắp xếp thành 100 loại (bách pháp). Một trăm loại này, tuy hình tướng công năng có khác nhau, chung cục lại cũng đều Thức cả.

Vậy phương pháp tu hành của nhà duy thức học là làm thế nào để chứng ngộ cái lý nói rên, thế nhập với cái chơn lý ấy. Ðể đạt được mục đích này nhà duy thức học dạy phải thực hành 5 pháp quán sau đây, gọi là ''Ngũ trùng duy thức quán''. với năm pháp quán này, hành giả đi từ thô đến tế, từ phức tạp đến tinh thuần, để cuối cùng chỉ còn thấy có thức tánh, tức là tâm chơn như.
Trang 223
1.- Bỏ cái hư giả, lưu lại cái hư thật. (khiển hư, tồn thật):
Bỏ cái hư giả ức là các vọng chấp thật có ngã, có pháp do cái tánh ''Biến kế chấp'' tạo ra. Lưu lại cái chân thật, tức là cái tánh ''y tha khởi'' và ''viên thành''. Nói một cách khác cho dễ hiểu, trong pháp quán này, hành giả phải quán ngã và pháp là không thật (hư) để phá trừ cái chấp thật có. Hành giả lại quán tánh y tha, viên thành là thật có (thật) để phá trừ chấp không. Trong lối quán duy thức từng thứ nhất này, ''có'' và ''không'' đối đãi nhau, để bỏ ' biến kế chấp'' lưu lại ''y tha'' và ''viên thành''.
 
2.- Bỏ cái lộn lạo, lưu lại cái thuần túy (xả lạm lưu thuần):
Cái lộn lạo nói ở đây là tướng phần (nội cảnh); có thuần túy ở đây là kiến phần. Bỏ cái lộn lạo, lưu cái thuần túy, tức là bỏ phần ''tướng'' bị duyên (sở duyên) mà lưu lại cái phần ''kiến'' là phần năng duyên. Ðây là quán thứ hai về lối duy thức, lấy tâm (năng) và cảnh (sở) đối đãi với nhau, và mục đích là bỏ cảnh (xả lạm) mà chỉ giữ lại tâm (lưu thuần). Lối quán thứ nhất là bỏ vọng cảnh ngoài tâm; lối quán thứ hai này là bỏ cảnh nội tâm là tướng phần của thức.
 
3.- Ðem cái ngọn trở về gốc (nhiếp mạt quy bổn):
Cái ngọn ở đây tức là muốn nói tướng phần và kiến phần, còn gốc ở đây tức là tự chứng phần. Kiến phần và kiến phần là ''dụng'' đều y theo tự chứng phần mà khởi ra, nên gọi là ngọn; còn tự chứng phần là ''thể tánh'' cho nên gọi là gốc. Lối quán duy thức thứ ba này là đem ''dụng'' và ''thể'' đối đãi với nhau, mà mục đích là bỏ cái phần thuộc tương đối ít quan trọng là dụng (kiến phần), chỉ giữ lại cái phần căn bản là thể (tự chứng phần). 
Trang 224
4.- Giấu cái liệt làm hiển lộ cái thắng (ẩn liệt hiển thắng):
Cái Liệt muốn nói ở đây tức là các tâm sở, cái Thắng tức là các tâm vương. Tâm sở phụ thuộc vào cái tâm vương nên gọi là liệt, hay kém ; tâm vương là phần sai sử chủ động, nên gọi là thắng, hay hơn. Lối quán duy thức thứ tư này là đem 51 món tâm sở so sánh với 8 món tâm vương, và mục đích là dẹp bỏ các món tâm sở và làm hiển lộ 8 món tâm vương.
 
5.- Bỏ thực tướng về thức tánh (khiển tướng chứng tánh):
Bốn tầng quán Duy thức trên, tuy rốt ráo chỉ còn giữ lại các món tâm vương, nhưng tâm vương cũng có sự tướng và lý tánh. Lối quán thứ năm này là đem sự tướng đối đãi với lý tánh, mà mục đích cuối cùng là bỏ sự tướng của thức (thức tướng) để trở về với lý tánh của thức (thức tánh), tức cũng là chứng nhập Pháp tánh hay tâm Chơn như (quý độc giả muốn hiểu rõ thêm, xin xem bài Duy thức quán đâị cương của Ngài Thái Hư Pháp sư).

Ngoài năm lớp quán Duy thức của cổ nhơn mà chúng tôi vừa kể trên, còn có một lối tu nữa rất dễ dàng và thiết thực, hợp với đại chúng là chúng ta thường quan sát và kiểm điểm nội tâm của mình.
Trang 225
Chúng ta hãy đọc kỹ về hai loại Phiền não tâm sở và Thiện tâm sở trong Duy thức, để nhìn rõ mặt mày tướng trạng, công dụng, tánh tình và danh tự của chúng. Rồi hằng ngày chúng ta kiểm điểm ở nội tâm: Mỗi khi hiện lên một tâm niệm gì, chúng ta kiểm điểm và quan sát thật kỹ tâm niệm này thiện hay ác (phiền não). Nếu tâm niệm thiện thì chúng ta nuôi dưỡng cho nó phát triển thêm, còn nếu tâm niệm ác thì chúng ta mau mau lo diệt trừ đi. Chúng ta biết sửa đổi tâm niệm xấu (tu tâm) và nuôi dưỡng tánh tốt (dưỡng tánh) như thế phải thì chúng ta sẽ thành được Thánh hiền (xem quyển tu tâm và dưỡng tánh).
 
VII.- Hành Giả Phải Trải Qua Năm Ðịa Vị Trong Khi Tu Duy Thức 

Người tu học pháp môn Duy thức, cũng như kẻ bộ hành, từ khi nãy sinh ra cái ý định muốn đi cho đến tới đích, phải trải qua năm giai đoạn hay năm địa vị như sau:
 
1.- Vị tư lương:
Tức là thời gian chuẩn bị như người sắp đi xa, phải chuẩn bị lương thực trước lúc lên đường.
Trong Duy Thức Tam Thập Tụng có chép:
Nguyên văn:
Nãi chí vị khởi thức
Cầu trụ Duy thức tánh
Ư nhị thủ tùy miên
Du vị năng phục diệt
Trang 226
Nghĩa là: Từ khi chưa phát tâm cho đến khi phát tâm cầu an trụ Duy thức tánh, trong thời gian đó, hai món thủ (ngã chấp, pháp chấp) hãy còn miên phục, hành giả chưa có thể chinh phục diệt trừ được.
 
2.- Vị Gia hạnh:
Hành giả gia công tấn hạnh, cũng như người định đi xa, sau khi đã chuẩn bị đủ hành lý cách bước lên đường.
Trong Duy Thức Tam Thập Tụng có chép:
Nguyên văn:
Hiện tiền lập thiểu vật
Vị thị duy thức tánh 
Dĩ hữu sở đắc cố
Phi thật trụ duy thức
Nghĩa là: Nếu hiện tiền còn thấy mình an trụ duy thức tánh, dù nhỏ nhiệm bao nhiêu thì cũng chưa phải thật an trụ Duy thứ tánh, vì còn có chỗ sở đắc vậy.
 
3.- Vị Thông đạt:
Hành giả thông suốt đường lối tu hành, cũng như người bộ người bộ hành.nghiên cứu kỹ lưỡng con đường mình sắp đi, biết rõ đoạn nào tốt, đoạn nào xấu, đoạn nào nguy hiểm, đoạn nào không v.v...
Trong Duy Thức Tam Thập Tụng có chép:
Nguyên văn:
Nhược thời ư sở duyên
Trí độ vô sở đắc
Nhĩ thời trụ Duy thức
Ly nhị thủ tướng cố.
Trang 227
Nghĩa là : Bao giờ cảnh sở quán và trí năng đều không, khi đó mới an trụ nơi Duy thức tánh, vì đã xa lìa được hai món thủ vậy.

4.- Vị Tu tập:
Hành giả đang tu tập, cũng như người đã lên đường và đang đi trên đường thiên lý.
Trong Duy Thức Tam Thập Tụng có chép:
Nguyên văn;
Vô đắc bất đắc nghị
Thị xuất thế gian trí
Xả nhị thô trọng cố
Tiện chứng đắc chuyển y.
Nghĩa là: cảnh giới "vô dắc"này không thể nghĩ bàn; đây là trí xuất thế gian vô lậu. Do đã xa lìa được hai món thô trọng ( phiền não chướng và sở tri chướng ), hành giả chứng được hai món chuyển y ( Bồ Ðề và Niết bàn).
 
5.- Vị cứu cánh:
Quả vị rốt ráo của sự tu chướng, tức là quả Phật , cũng như người đi đường đã hoàn toàn tới chỗ.
Trong Duy Thức Tam Thập Tụng có chép:
Nguyên văn:
Thử tức vô lậu giới
Bất tư nghị, thiện , thường
An lạc, giải thoát thân
Ðại Mâu nhiều danh pháp .
Trang 228
Nghĩa là: đây là cảnh giới vô lậu, cũng gọi là: a) Bất tư nghị, b)Thiện, c) Thường, d) An lạc, đ) Giải thoát thân, e) Ðại Mâu nhiều, cũng gọi là Pháp thân ( quý vị muốn rõ thêm, xem cuốn Duy thức học, tập V tức là Duy Thức Tam Thập Tụng ).
 
VII. Kết Quả Tu Chứng
 
Hành giả, sau khi đã dày công tu luyện pháp môn Duy thức này, sẽ được nhiều thành quả tốt đẹp như sau:

1.- Được bốn trí:

a) Thành sở tác trí : Trong khi còn sống trong mê vọng, năm thức trước của chúng tánh là nhãn, nhĩ, tỹ, thiềt và thân thức, duyên với cảnh giới năm trần là sắc, thanh, hương, vị và xúc trần; nhờ thế mà chúng ta mới thấy được sắc, nghe được tiếng , ngửi được mùi, nếm được vị và cảm giác được cảnh giới chung quanh. Nhưng cái giá trị và tầm hoạt động cũng như công dụng của năm thức ấy rất nhỏ hẹp và thường hay sai lạc, nhận giả làm thật. Do đó, chúng ta tạo ra các nghiệp sanh tử luân hồi, quay cuồng trong lục đạo. Ðối với người tu Duy thức khi đã thành tựu rồi, thì năm thức này chuyển ra thành cái trí "Thành sở tác", nghĩa là cái trí này có những công năng vô cùng rộng lớn như thị hiện thần thông biến hóa, hiện ra ba món hóa thân, để tùy theo căn cơ của chúng sanh mà hóa dộ.
Trang 229
b) Diệu quán sát trí:
khi đang còn ở trong mê thức thứ sáu chỉ biết so đo, tính toán trong phạm vi nhỏ hẹp, tầm hoạt động không thể bao quát cùng khắp được. Do đó nên nó thường hay sai lạc, lầm lẫn, và lôi kéo thân và miệng làm nhiều điều tội lỗi, tạo ra các nghiệp sanh tử luân hồi. Ðến khi đã chứng được Duy thức quả rồi, thì cái thức thứ sáu này chuyển thành cái trí diệu quan sát, nghĩa là cái trí quan sát rất là mầu nhiệm, có thể thấy được hằng sa thế giới; trong mỗi thế giới thấy được toàn thể chúng sanh, trong mỗi chúng sanh thấy được bao nhiêu tâm niệm v.v... Và nhờ sự quan sát huyền diệu rốt ráo như thế mà tùy theo nguyện vọng, tâm lý, làm lợi lạc cho chúng sanh.
 
c) Bình đẳng tánh trí:
Trong khi mê, thức thứ bảy chấp kiến phần của thức thứ Tám là ngã. Khi đã chấp "ngã" tất nhiên chỉ biết có ngã là quan trọng nhất, và mọi ý nghĩ, mọi hành động, mọi lời nói gì cũng đều quy tụ chung quanh cái ngã. Điều gì thích hợp với cái ngã thì yêu thương, chiều chuộng, cưng dưỡng, điều gì trái với cái ngã thì khinh ghét,hất hũi, chà đạp. Do đó, gây ra không biết bao nhiêu là bất công, bất bình đẵng làm xáo trộn, điêu đứng phá hủy cõi trần gian này. Ðến khi chứng được Duy thức quả, thức thứ Bảy này không còn chấp ngã nữa, mà chỉ thấy mình và người , cho đến loài vật đều như nhau. Khi đã có được trí bình đẳng rồi thì sẽ dùng tâm từ bi hiện đủ phương tiện, để tùy theo căn cơ mỗi loài mà hóa độ, làm cho chúng sanh đều được giải thoát. 
Trang 230
d) Ðại viên cảnh trí:
Khi còn mê mờ bị thức thứ Bảy chấp ngã và bị các chủng tử phiền não hữu lậu, nhiễm ô chi phối, nên thức thứ Tám không được sáng suốt thanh tịnh. Ðến khi nhờ tu hành, chứng được Duy thức tánh, thì thức thứ Tám này trở thành như một cái gương lớn được lau chùi sạch bụi bặm, có thể phản chiếu khắp cả mười phương thế giới, nên gọi là ''Ðại viên cảnh trí''.
 
2.- Hai trí:
Bốn trí trên này, tuy có phân chia khác nhau, tùy theo công năng của mỗi thứ, nhưng rốt lại, có thể gồm hai trí sau đây là Căn bản trí và Hậu đắc trí.
 
a). Căn bản trí:
Tức là trí thể, chư Phật có chúng sanh đều sẵn có. Trí này cũng gọi là Vô phân biệt trí.
 
b). Hậu đắc trí:
Trí là trí dụng. Sau khi chứng quả Thánh, được Căn bản trí rồi mới được Hậu đắc trí. Trí này cũng gọi là Sai biệt trí; nghĩa là trí phân biệt các pháp do tánh y tha khởi mà có sai khác.

Tóm lại, thành quả rốt ráo của người tu học Duy thức là chuyển đỗi được tám thức thành bốn trí là: Thành sở tác trí, Diệu quán sát trí, Bình đẳng tánh trí vá Ðại viên cảnh trí. Ðứng về mặt thể và dụng mà xét thì bốn trí này chỉ gồm lại làm hai là: Căn bản trí và Hậu đắc trí. Khi đã được hai trí này hành giả đã chứng được Duy thức tánh, ngộ nhập chơn tâm, hoàn thành quả Phật.
Trang 231
IX.- Lợi Ích Thiết Thực Trong Khi Học Và Tu Duy Thức 
 
Kết quả thu hoạch được như trên, hành giả tất phải trải qua nhiều kiếp tu hành. Nhưng chúng ta đừng thấy con đường đi qáu xa xôi, diệu vợi mà nản chí. Vả lại không phải đợi đến khi thu hoạch được kết quả cuối cùng mới nhận chân được sự lợi ích của pháp môn này. Ngay trong khi đang tu học, môn Duy thức này cũng đã đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích thiết thực cho đời sống hiện tại rồi.
 
1.- Chúng ta tự biết được mình một cách rõ ràng:
Từ hồi nào đến giờ, chúng cho ta thân tâm này là của tánh, tưởng rằng chúng ta đã hiểu rõ bản thân tánh nhiều lắm. Nhưng nghĩ cho kỹ, chúng ta chỉ biết sơ sài về ta mà thôi. Về thân xác này, chúng ta chỉ thấy được những bộ phận ở bên ngoài như mặt, mũi, tay, chân v.v...Muốn biết các bộ phận bên trong, chúng ta tất phải học khoa phẩu thuật.

Về tâm tánh chúng ta lại càng dốt hơn nữa. Nhiều khi chúng ta tưởng hiểu rõ nội tâm của mình, kỳ thật đã lầm nhiều lắm. Vậy muốn rõ biết tâm tánh một cách rõ ràng, chúng ta hãy tu học Duy thức. Như phần trên đã nói. Duy thức học đã phân tích, chia chẻ một cách tường tận, tỉ mỉ, tâm lý của chúng ta , liệt kê ra thành nhiều loại; mỗi loại có tên riêng, hành tướng, công năng, phạm vi hoạt động khác nhau như thế nào. Học Duy thức, chúng ta thấy được phần nội tâm một cách rõ ràng như người cầm gương soi, thấy tất cả những gì ở trên mặt. Chúng ta sẽ biết rõ những tâm niệm xấu xa để diệt trừ (tu tâm), những tánh tình tốt đẹp để bồi dưỡng (dưỡng tánh). Do đó, chúng ta sẽ trở thành người hiền lương, đạo đức.
Trang 232
2.- Chúng ta thấy được cái chánh phủ nội tâm của chúng ta:
Tâm lý của mỗi người mới xem qua thật vô cùng phức tạp; nhưng nếu suy nghiệm cho kỹ, chúng ta thấy vẫn có một tổ chức gần giống như một liên bang; các Tâm vương khác như một vị Tổng thống của liên bang; các Tâm vương khác như các vị đứng đầu của tiểu bang; các tâm sở Biến hành như một vị Bộ trưỏng; các Tâm sở Biệt cảnh như các vị Tỉnh trưởng, Quận trưởng; các Tâm sở Bất định như các vị dân biểu không đảng phái; các Tâm sở Thiện như các vị công thần liêm khiết hay các vị công chức tân tâm vì dân vì nước; các Tâm sở phiền nảo như những tham quan ô lại, hay cướp dựt lưu manh v.v... con các chủng tử (thiện, ác, vô ký) thì như toàn thể dân chúng trong liên bang.

Với một liên bang nội tâm như thế, nếu chúng ta biết sắp đặt điều hòa bộ máy chính quyền nội tâm cho vững vàng, thì tất nhiên liên bang ấy sẽ vững mạnh, hùng cường, và văn minh tiến bộ. Trái lại, nếu chúng ta không nắm vững được bộ máy hành chính nội tâm, thì liên bang ấy sẽ loạn lạc, đói khổ và không sớm thì muộn, sẽ rơi vào vực thẳm tối tăm.
Trang 233
Duy thức học giúp cho chúng ta thấy rõ chánh phủ nội tâm của mình, để tự điều hòa cho được thạnh trị, thái bình.
 
3.- Chúng ta trau giồi được một đức tánh tốt đẹp là tánh ''kiên nhẫn'':
Học Duy thức, trước tiên chính là chúng ta học đức tính kiên nhẫn. Thật vậy, người không kiên nhẫn không thể học Duy thức đến nơi đến chốn được, vì môn học này chia chẻ tâm lý một cách tỷ mỷ, phiền toái; mỗi tâm niệm đều cũng nhiều danh từ chuyên môn, và được nghiên cứu kỹ lưỡng về tánh chất, hành vi, tướng trạng... những người không chịu khó, tánh tình hời hợt, nóng nảy, không thể nào thành công được trên đường tu học triều Duy thức. Cho nên chỉ những người kiên nhẫn mới thành công, hay ngược lại, muốn thành công thì phải luyện tập đức tính kiên nhẫn. Từ xưa đến nay, trong đạo hay ngoài đời, những người được thành công vĩ đại đều nhờ đức tánh kiên nhẫn.
 
4.- Chúng ta giữ thái độ bình tĩnh tự tại:
Như các đoạn trước đã nêu rõ, mọi sự vật trong vũ trụ này đều do thức biến, chớ không chắc thật. Do đó, khi gặp điều may mắn, chúng ta không kiêu hãnh, ngạo mạn, cống cao; khi gặp cảnh đau buồn như tử biệt sanh ly...chúng ta bớt khổ não, kêu than, giữ được thái độ bình tĩnh .

Và cũng cho biết được cõi đời là giả tạm, như mây bay, như gió thoảng,nên chúng ta không say đắm, tham lam, luyến tiếc, và nhờ thế, chúng ta bớt dần những nghiệp dữ, chóng được giải thoát.
Trang 234
5.- Chúng ta nắm vững lòng tin:
Học Duy thức, chúng ta thấy được giá trị cao siêu của nó, nên lại càng tin tưởng mạnh mẽ vào tôn giáo của chúng ta, một tôn giáo không phải dựa trên giáo điều độc đoán, mà dựa trên thực nghiệm, và lấy ngay nội tâm của con người làm nền tảng cho sự tu học của mình. 
 
X.- Kết Luận.
Chúng tôi đã trình bày xong những điểm chính yếu của Duy thức tôn giáo hay Pháp tướng tôn. Tất nhiên, với phạm vi những bài giảng này, chúng tôi không thể đi sâu vào chi tiết, trình bày một cách rộng rải, đầy đủ hơn. Quý vị nào muốn nghiên cứu sâu xa về môn học này, xin hãy tim trước tiên ba bộ sách chính tông của Duy thức là: Ðại thừa Bá Phát minh môn luận (Duy thức nhập môn), Duy thức Tam Thập Tụng và Bát Thức Quy Củ tụng; sau đó sẽ nghiên cứu thêm những tập sách khác hiện đã xuất bản rất nhiều ở Việt Nam .

Tuy thế, sau khi xem qua nội dung bài này, quý vị có thể quyết định được con đường tu hành của quý vị rồi. Nếu quý vị thấy đây là một con đường tu hành thích hợp và thiết thực lợi ích đối với mình thì xin hãy hạ thủ công phu ngay, nghĩa là ngày đêm quan sát kiểm thảo tâm thức của mình. Như quý vị đã biết, trong mỗi chúng ta đều có sáu đầu đảng giải quyết là sáu món Căn bản phiền não. Sáu đầu đảng này lại có hai mươi tên bộ hạ nguy hiểm là 20 Tùy phiền não. Chính bọn giặc cướp này, từ vô thỉ đến nay phá hoại chúng ta vô cùng vô tận, làm cho chúng ta điêu đứng và trầm luân trong biển khổ sanh tử luân hồi. Nếu ngày nay biết được sự tàn phá của chúng, quyết tâm diệt trừ, không cho chúng hoành hành,chắc chắn cuộc đời chúng ta an cư lạc nghiệp (xong cuốn tu tâm).
Trang 235
Hơn nữa, bên cạnh những bọn giặc cướp ấy, chúng ta còn có những anh hùng nghĩa sĩ, chuyên làm các việc thiện là 11 món tâm sở thiện. Với những vị hảo hán này, chúng ta phải luôn luôn ân cần trọng đãi, khuyến khích cổ võ để cho họ càng thêm hăng hái và mạnh mẽ làm các việc lành (xem quyển Dưỡng Tánh).
Một khi các tâm niệm xấu xa hoàn toàn tiêu diệt, các đức hạnh tốt hoàn toàn đầy đủ, chúng ta sẽ thành Phật quả.
 
Cầu mong quý vị thành công.
Trang 236
HOẰNG PHÁP
 
 
5.- Mật Tông  
 
1.  Duyên Khởi Lập Tông 
 
Tôn này thuộc về Ðại thừa, thờ Ðức Ðại Nhựt Như Lai (Tỳ Lô Giá Na) làm giáo chủ. Ngài Kim Cang Bồ Tát đích thân chịu làm lễ Quán đảnh, kế thừa pháp mầu nhiệm của Ðức Ðại Nhựt Như Lai, vì thế cho nên tôn này gọi là Mật Tôn hay Chơn ngôn tôn (lời dạy chơn thật mầu nhiệm, bí mật).
 
Ngài Kim Cang Bồ-tát truyền cho Ngài Long Thọ; Ngài Long Thọ truyền cho Ngài Long Trí; Ngài Long Trí truyền cho Ngài Thiện Vô Úy Tam tạng và Ngài Kim Cang Trí Tam tạng.
 
Vào đầu đời Ðường, hai Ngài Vô Úy và Kim Cang sang Trung Hoa, rộng truyền bí pháp Mật tôn.
 
Ngài Vô Úy truyền cho Ngài Nhất Hạnh Thiền sư. Ngài Nhất Hạnh Thiền sư sớ thích Kinh Ðại Nhật làm cho giáo nghĩa của Mật tôn được rõ rệt ở Trung Hoa. Còn Ngài Kim Cang Trí thì truyền giáo pháp cho Ngài Bất Không Tam tạng. Ngài sau này truyền cho Ngài Huệ Quả Hòa thượng, Ngài Huệ Quả truyền cho Ngài Không Hải là một Ðại sư người Nhật. Ngài Không Hải về sau trở thành vị tổ Mật tôn ở Nhật.
 
Mật tôn có nhiều phái: a) Mật tôn ở Trung Hoa; b) Mật tôn ở Nhật thường gọi là Ðông mật; c) Mật tôn ở Tây tạng tức là Lạt-ma giáo, hay là Tạng Mật. 
Trang 237
Kinh điển của Mật tôn.  Tôn này nương vào hai bộ kinh lớn làm cội gốc bộ Kinh Đại Nhật và kinh Kim Cang Ðảnh. Nếu kể thêm ba bộ kinh Tô Tất Địa, Du ký và Yếu lược niêm tụng, thì thành ra năm bộ Kinh về Mật tôn.
 
Ðức Ðại Nhựt Như Lai, (hay Tỳ Lô Giá Na) là thế nào? Như chúng ta đã thấy ở đoạn đầu, Tôn này thờ Ðức Ðại Nhựt Như Lai, (hay Tỳ Lô Giá Na) làm Giáo chủ và Ngài Kim Cang Bồ Tát (tức Ngài Kim Cang Tát Ðỏa) bằng phương pháp quán đảnh đã nhận lãnh pháp mầu nhiệm của Ðức Ðại Nhựt Như Lai để truyền thừa Tôn này.
 
Nhưng Ðức Ðại Nhựt Như Lai, (hay Tỳ Lô Giá Na) là thế nào?
 
-  Như chúng ta thường nghe nói Phật có 3 thân là: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân.
 
1.- Pháp Thân, hay Tự tánh thân là pháp giới chơn tịnh của các Đức Như Lai, làm sở y bình đẳng cho Báo thân và Ứng thân; Pháp Thân tức là thể tánh thân tịnh có đầy đủ công đức, thật tánh bình đẳng của hết thảy các pháp.
 
2.- Bảo Thân, hay Thọ dụng thân, là thân của các Như Lai do thành tựu công đức tu hành trải qua ba đại kiếp mà được.
Trang 238
3.- Ứng Thân, hay Biến hóa thân, là thân chư Phật do trí thành sở tác mà biến hóa ra thành vô lượng thân, ứng theo căn cơ của chúng sanh mà hóa độ. Như đức Phật Thích Ca là ứng thân của Phật trong cõi Ta bà này. Vậy Đại Nhựt Như Lai (hay Tỳ Lô Giá Na), không phải là đức Phật Thích ca như một số người lầm tưởng, mà chính là pháp thân Phật. 
 
Theo các Tôn phái khác thì pháp thân không có hình tướng, không thuyết pháp chỉ báo thân và ứng thân, như Đức Phật Thích Ca mới có hình tướng và nói pháp.
 
Theo Mật tôn thì có chia ra làm hai loại giáo pháp; Hiển giáo và Mật giáo.
 
Những lời dạy của ứng thân Phật, như đức Phật Thích Ca thì tùy theo căn cơ của mỗi chúng sanh mà chỉ dạy, tức là pháp môn quyền thiệt hay là Hiển giáo.
 
Còn Mật giáo là những pháp môn mầu nhiệm, bí mật mà chỉ những vị đại Bồ-tát, nhờ trí huệ sáng suốt, mới cảm thông, họ lãnh được của pháp thân Phật, như Ngài Bồ tát Kim cang Tát đỏa, nhờ Quán đảnh mà thừa tiếp pháp mầu nhiệm của Ðức Ðại Nhựt Như Lai, (hay Tỳ Lô Giá Na). 
 
Tóm lại, Mật tôn thuộc về Mật giáo. Vị Giáo chủ bí mật là Ðức Ðại Nhựt Như Lai, (hay Pháp thân Phật). Còn vị Sơ tổ của tôn này là Ngài Bồ-tát Kim Cang Tát Đỏa là vị Bồ tát đã chép lại Kinh Ðại Nhựt và Kinh Kim Cang Ðảnh.
 
II. Tôn Chỉ Và Giáo Lý Căn Bản.
 
1. Lục đại: Mật tôn chủ trương Lục đại là chơn thật thể của vũ trụ. Lục đại là: địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, không đại và thức đại. Lục đại là bản nguyên của các tánh năng sinh (sinh ra), năng lưu (lưu xuất ra).
Trang 239
Trong lục đại thì năm đại trước thuộc về vật, đại cuối cùng (thức đại) thuộc về tâm. Sau đại này mỗi mỗi đều dung thông, không ngăn ngại, thâu nhiếp lẫn nhau, làm nhân làm duyên cho nhau mà sinh ra các pháp.
 
Lục đại bao hàm 3 phương diện 
 
- Thể đại, tức là bản thể chung cùng của vũ trụ;
 
- Tướng đại, tức là hình tướng của sự vật và chúng sanh
 
- Dụng đại, tức là ngôn ngữ, động tác, cong dụng của mỗi sự vật.
 
- Vũ trụ vạn hữu không có cái gì ra ngoài Thể đại, Tướng đại, Dụng đại.
 
Thể, Tướng, Dụng là chúng ta dùng trí lực chia chẻ ra như thế để dễ quán sát; chứ thực ra ba phương diện ấy không thể rời nhau, không thể tồn tại riêng rẽ được. Ngoài Thể đại, thì Tướng đại và Dụng đại cũng không thể có được; ngoài Tướng đại thì Thể đại và Dụng đại cũng không thể có được. Vì vậy xét một phương diện thì rõ được cả ba.
Trang 240
Như chúng ta đã thấy ở đoạn trên: Sáu đại dung thông, thâu nhiếp lẫn nhau, và ba phương diện: Thể, Tướng , Dụng cũng không thể rời nhau, nên vũ trụ vạn hữu, mặc dù muôn hình vạn trạng, rộng lớn vô biên, vẫn có lý dung thông vô ngại, châu biến khắp tất cả. Cái đó gọi là lý tánh hay chơn như. Lý tánh hay chơn như là nồng cốt của sự tướng nhưng nếu không có sự tướng, thì chơn như hay lý tánh cũng không thể biểu dương được. Lý tánh và sự tướng là hai khía cạnh tịnh và động của nhất như. Nói tóm lại, có lý tức có sự, có sự tức có lý. Lý tánh của vũ trụ vạn hữu cũng tức là Phật tánh. Như vậy, Phật tánh đều sẵn có trong mọi chúng sanh, trong mọi hình thức.
 
Muốn chứng ngộ Phật tánh, muốn thể nhập chơn như, trước tiên phải quan sát sự tướng, sự tướng có thể gồm trong bốn loại sau đây tức là bốn Mạn-trà-la.
 
2.  Bốn Mạn-trà-la: Mạn-trà-la nghĩa là tròn trịa đầy đủ, rộng lớn không lường. Bốn pháp Mạn-trà-la, hay gọi tứ Mạn-tưởng-đại, là bốn tướng rộng lớn, đầy đủ của bản thể do sáu đại mà biến hiện ra. Bốn pháp Mạn-trà-la là: 
 
a) Đại Mạn-trà-la.  - Nghĩa rộng là thân của các loài hữu tình trong mười pháp giới, là sắc tướng của môn pháp trong vũ trụ, các sắc tướng của môn pháp trong vũ trụ, y theo lục đại mà hiện. 
 
Nghĩa hẹp là chỉ cái sắc tướng trang nghiêm của Phật, Bồ-tát được thể hiện trong các pho tượng chạm trổ, tô vẽ.v.v...
Trang 241
b) Tam-muội-gia Mạn-trà-la.  -Nghĩa rộng là hết thải các cơ khí trong vũ trụ, những vật dụng thường ngày của chúng sanh, hay rộng hơn nữa là cái đặc tánh riêng biệt của mỗi pháp, núi, sông, cây cỏ...nghĩa hẹp là chỉ những vật mà Phật và Bồ-tát thường cầm như hoa sen, ngọc bửu châu, cành dương liễu để tiêu biểu cho lời thề nguyện hay cái đặc tánh thù thắng riêng của quý Ngài trong việc cứu độ chúng sanh.
 
c) Pháp Mạn-trà-la. - Nghĩa rộng là hết thảy âm thanh, lời nói, hình ảnh, tên gọi, ký hiệu trong vũ trụ. Nghĩa hẹp là chỉ cho những chủng tử hay chơn ngôn của các đức Phật hay Bồ-tát. Chủng tử ở đây tức là chữ Cái. Chữ tiêu biểu cho bản thể của Phật và Bồ-tát, như chủng tử của đức Ðại Nhựt Như Lai (đọc là A), chủng tử của Ngài Kim Cang Tát đỏa (đọc là Hùm). Còn chơn ngôn tức là Mật chú, và danh hiệu của Phật, Bồ-tát cùng tất cả văn nghĩa trong các kinh điển.
 
d) Yết-ma Mạn-trà-la:  - Yết-ma là cử động làm các sự nghiệp. Vậy nghĩa rộng của Yết-ma Mạn-trà-la là chỉ cho hết thảy động tác của chúng sanh và môn vật. Nghĩa hẹp là chỉ cho hết thảy oai nghi động tác của chư Phật và Bồ-tát để làm các sự nghiệp độ sinh.
 
Bốn Mạn-trà-la này đồng thời tồn tại, đã có một Mạn-trà-la, tức phải có ba Mạn-trà-la kia. Bốn Mạn này Phật, Bồ-tát và chúng sanh đều có. Bốn mạn của Phật không lìa bốn mạn của chúng sanh; bốn mạn của chúng sanh không lìa bốn mạn của Phật. Vì thế, kinh thường gọi là bốn mạn không lìa nhau.
Trang 242
III.  Phương Pháp Tu hành
 
Cũng như các tôn phái khác trong Phật Giáo, sự tu hành của Phật tôn có hai pyương diện: Sự và Lý, hay nói theo danh từ của Mật tôn là Giáo tướng và Sự tướng.
 
Sự tướng là tất cả những thực hành như tụng chú, kết ấn, cúng dường, lập đàn ... Tất cả những thực hành ấy phải theo đúng khuôn phép nhất định, chứ không thể dùng ý riêng mà làm càn được.
 
''Giáo tướng'' là tất cả những ý nghĩa sâu xa mầu nhiệm mà chư Phật và Bồ-tát đã rút ra trong sự tướng để dạy chúng ta.
 
Người tu hành phải học tập và thực hành cả hai phương diện ấy,không được thiên bỏ bên nào. Không học giáo tướng thời không lãnh hội được ý nghĩa của sự tướng để làm cho đúng. Không học sự tướng thì hết thảy đều là nói suông. Giáo tướng thì có thể nương theo kinh điển mà học hỏi; còn sự tướng thì phải có các bậc A-xà-lê, tức các vị truyền đạo của Mật tôn, truyền cho mới biết được.
 
Ngoài sự tu hành thường ngày, phương pháp tu hành trọng yếu của Mật tôn là Tam mật.
 
Tam mật là phương pháp tu hành mầu nhiệm dựa trên thân. Ngữ, ý. Tam mật gồm có: Thân mật, ngữ mật (khẩu mật ) và ý mật.
Trang 243
Như trên đã nói, chúng sanh và Đức Như Lai đều có sáu đại làm thể, bốn pháp Mạn-trà-la làm tướng, không sai khác. Vậy Như Lai và chúng sanh thì thể tướng mật. Như đức Ðại Nhựt Như Lai đều có tam pháp giới là thân mật, hết thảy tiếng tăm là ngữ mật,. Cái thức lớn bao khắp tất cả là ý mật. Còn chúng sanh , thì tay băý aán là thân mật, miệng niệm chơn ngôn là ngữ mật, tâm chuyên vào tam-ma-địa (thiền định) là ý mật.
 
Nhưng Phật và chúng sanh khác nhau ở tịnh và nhiễm, ngộ và mê, giải thoát và ràng buộc. Vậy muốn được như Phật , phải tu hành theo phép Tam mật. Nhờ tay bắt ấn mà tịnh được thân nghiệp, miệng niệm chơn ngôn mà tịnh được khẩu nghiệp, trí quán tưởng đức Ðại Nhựt Như Lai mà dẹp được vọng tưởng, ý nghiệp được thanh tinh. Sự tu hành Tam mật có thể chia làm hai giai đoạn lớn.
 
Giai đoạn đầu gọi là Tam mật gia trì. Trong giai đoạn này, sau khi hành giả đã làm chủ được thân, ngữ, ý rồi thì tâm thủy (tâm vắng lặng như nước đứng yên) cả mình được ánh sáng mầu nhiệm của Ðịa Nhựt Như Lai chói rọi vào, tức là "Gia"; Và tâm thùy minh cùng cảm chịu, thu nhận được ánh sáng mầu nhiệm ấy tức là "Trì". Một bên thì "Gia", một bên thì "Trì", hai bên thừa tiếp nhau nên gọi là Tam mật gia trì.
 
Giai đoạn thứ hai gọi là Tam mật du-già. Khi giai đoạn Tam mật gia trì đã thuần thục, thì ánh sáng của đưc Ðại Nhựt Như Lai là ánh sáng trong tâm thủy của hành giả hiệp nhau (du già) không sai không khác, thì gọi là "Tam mậu du-già". Ðến đây tức là công phu tu hành hữu tướng tam mật đã thành tựu .
Trang 244
IV. Quả Vị Tu Chứng
 
Hành giả sáu khi đã thành tựuTam mật hữu tướng, thông suốt được ý nghĩa mầu nhiệm của bốn Mạn-trà-la, thì nhất cử, nhất động đều rập đúng theo oai nghi của Phật , làm lợi lạc cho chúng sanh một cách tự nhiên, có làm tất cả mọi việc lợi ích mà như không làm. Ðó tức là vô tướng Tam mật.
 
Ðến độ vô tướng Tam mật thì mọi hành vi cử động đều toàn là ấn cả, hết  thảy lời nói đều là chú và chơn ngôn, hết thảy ý nghĩ đều là diệu quán cả. Do đó mà trong Kinh có câu nói sau đây để hình dung hạng người đã chứng được vô tướng Tam mật: "mở miệng ra tiếng, chơn ngôn diệt tội; giơ tay động chân, đều thành mật ấn; theo việc khởi niệm, diệu quán tự thành".
 
Ðó cũng là ý nghĩa của bốn chữ "tức thân thành Phật "; nghĩa là hiện đời thành Phật .
 
V. Kết Luận
 
Sự lợi ích tu về Mật tôn, đến khi kết quả cùng tột cũng đồng một mục đích như các pháp môn khác; nghĩa là ba nghiệp thanh tịnh. Thân ngồi trì chú, tay bắt ấn, nên thân không làm các việc tội ác, vì thế mà thân nghiệp được thanh tịnh (thân mật). Miệng đọc thần chú, nên miệng không nói các điều tội lỗi, vì thế mà khẫu nghiệp được thanh tịnh (ngữ mật). Tâm tưởng chú hoặc quán tưởng những chữ thần chú, nên tâm không nghĩ tưởng những điều tội lỗi, vì thế nên ý nghệp được thanh tịnh (ý mật) Kinh chép: "Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương". Nghĩa là:nếu ai ba nghiệp chướng thanh tịnh thì được về tây phương đồng ở với Phật .
Trang 245
Trì chú có rất nhiều lợi ích, như trì chú vãng sanh sẽ nhổ sạch hết gốc rễ của nghiệp chướng và được sanh về Tịnh độ (bạt nhứt thế nghiệp chướng căn bản, đắc sanh Tịnh độ Ðà-la-ni); trì chú Lăng Nghiêm sẽ được tiêu trừ các oan gia nghiệp chướng và tình ái dục nặng nề từ nhiều kiếp trước, như ông A nan và bà Ma Ðăng Già ( xin quý vị xem quyển Ðại cương Lăng Nghiêm về đoạn nói lợi ích trì chú Lăng Nghiêm); trì chú Phổ Am sẽ tiêu trừ được phục thi cốt khí các yêu tinh quỷ quái trong gia trạch; trì Ngụ bộ chú hay Ðại bi Thập chú sẽ được phước huệ tăng long, tùy tâm hành giả cầu như thế nào, sẽ được mãn nguyện như thế ấy.
HOẰNG PHÁP
Trang 246
6.  Pháp Hoa Tông
hay là Thiên Thai Tông
 
I.  Duyên Khởi Lập Tông 
 
Thiên thai tôn được khởi xướng từ Bắc Tế. Do Ngài Huệ Văn Thiền sư dựa vào bộ Trí Độ Luận mà lập ra pháp ''Nhứt tâm tam quán''. Pháp quán này được truyền cho Ngài Nam Nhạc Huệ Tự Thiền sư. Ngài Huệ Tự lại truyền cho Ngài Trí Giả ở núi Thiên Thai. Ngài Trí Giả là một bậc đại sư , y theo Kinh Pháp Hoa, bổ túc thêm cho pháp ''Nhứt tâm tam quán'' được hoàn bị và lập thành một tôn pháp có uy thế ở núi Thiên thai. Do đó mới có tên là Thiên Thai tôn (hoặc gọi Pháp Hoa tôn). Vị đại đệ tử của Ngài Trí Giả là Ngài Chương An Ðại sư ghi chép lại những lời của Thầy, làm ra nhiều bộ luận có giá trị, để làm cơ sở cho Thiên Thai tôn, như bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Pháp Hoa Văn Cú, Ma-ha Chỉ Quán. từ Ngài Chương An, giáo nghĩa của tôn này được hoằng truyền mãi cho các vị đại đệ tử, thứ tự như sau: Ngài Trí Oai, Ngài Huệ Oai, Ngài Huyền Minh Và Ngài Trạm Nhiên.
 
Ðến đời Ngài Trạm Nhiên, cũng gọi là Kinh Khê Tôn giả, giáo lý và Tôn chỉ của Thiên Thai tôn lại được rộng truyền và thêm nhiều thanh thế, vì Ngài Trạm Nhiên là một vị Cao tăng, học rộng, biết nhiều, bổ túc thêm các bộ luận căn bản của tôn được hoàn bị, tù Ngài Trạm Nhiên về sau, đời nào cũng có những vị đệ tử có tài đức rộng truyền giáo nghĩa của tôn này.
Trang 247
Kinh sách của Thiên Thai tôn rất nhiều, trong số này có thể lựa ra ba bộ sách lớn làm căn bản cho tôn này là: Pháp hoa huyền nghĩa, Pháp hoa văn cú, Ma hoa chỉ quán. ngoài ra có thể thêm năm bộ nhỏ, tuy không quan trọng bằng ba bộ trên, nhưng củng rất cần thiết cho người tu học là: Quán âm huyền nghĩa, Quán âm nghĩa sớ, Kim quang kim huyền nghĩa, Kim cang minh văn cú và Quán kinh sớ.
 
II.  Tôn Chỉ Và Giáo Lý Căn Bản
 
Cũng như các tôn phái khác trong Phật Giáo, Thiên thai tôn không đi ra ngoài giáo lý căn bản của đức Phật. Ðó là: ''Chư pháp duy nhứt tâm''. Cái công lớn nhất của Thiên thai tôn là làm sáng tỏ giáo lý trên bằng một phương pháp diễn dịch rất là minh bạch tinh vi.
 
Sao gọi là ''Chư pháp duy nhứt tâm''?. Theo Thiên thai tôn thì ngoại tâm không có các pháp , ngoài các pháp không có tâm. Tâm tức là nhất thiết pháp, nhất thiết pháp ấy là tâm. Hai cái không phải là khác, nhưng cũng không phải là một. Tâm bao trùm tất cả. Tâm tức là chúng sanh, tâm cũng tức là Bồ tát, Phật. sinh tử cũng ở nơi tâm ấy.
Trang 248
Nhưng làm sao để nhận chân được những phương diện của tâm, mà mới nghe qua hình như là trái ngược, mâu thuẩn với nhau.
 
Muốn thấy được toàn diện của tâm, người quan sát phải đứng nhiều khía cạnh, nhiều quan điểm khác nhau mà nhìn:
 
- Nếu chúng ta đứng về phương diện truyệt đối mà xét sự vật (hay nói theo danh từ nhà Phật, đứng về phương diện chơn đế), thì thấy sự vật trong vũ trụ, không có một sự vật gì nó đứng vững một mình và tồn tại, mọi vật không có thể tự riêng biệt, mọi vật đều do nhân duyên mà thành. Cái ''có'' của sự vật là một cái có tạm bợ giả dối, "có" mà cũng như "không". Ðứng về phương diện tuyệt đối mà xét thì không có một pháp nào là tuyệt đối cả. Cho nên gọi là ''không''.
 
- Nhưng nếu đứng về phương diện tương đối mà xét (hay nói theo danh từ nhà Phật, đứng về phương diện tục đế), thì không thể bảo mọi pháp là hoàn toàn "không" được. Trước mắt chúng tánh, đành rành có đủ mọi vật, và mỗi vật có một giới hạn, một đời sống riêng biệt, sao lại bảo là hoàn toàn "không"? Cho nên đứng về phương diện đối đãi, thì mọi vật không thiếu một vật gì. 
 
Ðứng về phương diện tuyệt đối, thì vạn pháp là "không"?; Ðứng về phương diện tương đối thì vạn pháp là "có". "Không" và "có" đấy là hai phương diện của tâm. Lấy phương diện này mà bỏ phương diện kia, hay trái lại lấy phương diện kia mà bỏ phương diện này, đều là thiên chấp, thiếu sót. Một giáo lý hoàn toàn là phải chấp nhận cả hai phương diện ấy. Ðó là trung đạo. Phải là trung đạo, mới có thể tuyên bố: ''Tâm là nhứt thiết pháp, nhứt thiết pháp là tâm; tâm là sanh tử luân hồi, mà cũng là Niết bàn tịch tịnh''.
Trang 249
Như thế tâm có đầy đủ các tánh: thiên và ác, tịnh và bất tịnh, Phật và chúng sanh. Trong cỏi sanh diệt vô thường, vẫn có cái lý bất sanh bất diệt; trong cõi ta ba, vẫn có cảnh giới của Phật. đó là ý nghĩa của câu '' pháp môn tánh cụ'' nghĩa là bản tánh bao giờ cũng có đủ các pháp, như lành và dữ, tịnh và bất tịnh... Do có đủ các pháp, nên hành động như thế nào thì kết quả như thế ấy. Muốn thành Phật, còn muốn làm chúng sanh thì tạo nhơn chúng sanh. Chúng sanh muốn thành Phật chỉ nhứt trừ ác nghiệp và chuyển lại tu thiện nghiệp
 
Và cũng vì có đủ các pháp, nên trong mỗi pháp giới là sáu loại phàm phu (Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Tu la, Nhơn, Thiên) và bốn thánh bậc (Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát và Phật).
 
Do chủ trương: ''pháp môn tánh cụ'', và mỗi pháp giới đều có đủ mười pháp giới, nên quan niệm tu hành của Thiên thai tôn cũng lạc quan hơn các tôn phái khác. Ở trong pháp giới nào cũng dù tối tăm, khổ sở bao nhiêu cũng có thể tu hành và thành tựu được. Như thế không cần từ bỏ một cảnh giới này, cầu sanh vào một cảnh giới khác mới có thể tu hành và thành Phật.
Trang 250
III.  Phương Pháp Tu Hành
 
Phần chủ trương của Thiên thai tôn như đã trình bày ở trên, có phần lạc quan và dễ dàng: trong cảnh giới hiện tại có đủ cảnh giới phàm và thánh muốn thành Phật, Bồ-tát thì cứ gieo nhơn (tu hành) thành Phật, Bồ-tát. Ðó là nói về lý thuyết. Nhưng trong thực hành không phải dễ dàng như thế.
 
Trước tiên, chúng ta phải nhận định hoàn cảnh thực tế của chúng sanh là một hoàn cảnh bị che phủ rất nhiều mê lầm, hay nói theo thuật ngữ nhà Phật thì là ''chướng'' hay ''hoặc''. Dứt trừ được những 'chướng'' hay ''hoặc'' ấy là công việc chính của người tu hành. Nhưng muốn dứt trừ những tên giặc nguy hiểm ấy, trước tiên phải tìm hiểu tướng trạng, hành tung, phạm vi họat động của chúng ta như thế nào đã. Những chướng ngại, mê lầm hay những hoặc nói trên nhiều vô số, nhưng có thể phân chia làm ba loại, từ cạn đến sâu, từ hẹp đến rộng. Ðó là kiến tư hoặc, trần sa hoặc và vô minh hoặc.

1.- Kiến tư hoặc : Kiến tư hoặc tức là danh từ chỉ cho những kiến hoặc tư hoặc. Kiến hoặc là sự mê lầm về lý, làm che lấp trí não của chúng ta, không cho thấy rõ được chơn lý; tư hoặc tức là điều mê lầm sự, nghĩa là những sư tham nhiễm chấp trước theo sự vật, hoàn cảnh. Vì hai thứ mê lầm về lý và sự này mà chúng sanh phải sanh tử luân hồi, lăn lóc trong ba cõi. Những mê lầm này thường được gọi là nhưng mê lầm về giới nội, nghĩa là ràng buộc chúng sanh trong ba giới. Hàng Nhị thừa chỉ mới khám phá ra loại mê lầm này, ngoài ra không nhận ra được những mê lầm hay "hoặc" sâu xa hơn nữa. Vì thế, khi họ tu tập và dứt trừ được những "hoặc" này thì họ cũng mới chỉ thoát ra ngoài tam giới mà thôi.
Trang 251
2.- Trần sa hoặc : Trần sa nghĩa đen là cát bụi. Trần sa hoặc là những hoặc nhiều không thể đếm được, như cát bụi. Thật vậy, các pháp trong thế gian và ngoài thế gian đã là vô hạn lượng, thì sự mê lầm cũng không thể lường được. Những kẻ tâm lượng hẹp hòi và không thể tìm được nguyên nhân của những "hoặc" ấy, nên hoảng sợ trước Trần sa hoặc,  không dám phát lòng đại bi cứu độ chúng sanh. Chỉ riêng các bậc Bồ-tát mới dứt trừ mê lầm ấy, nên Trần sa hoặc cũng gọi là biệt hoặc; và vì nó rộng lớn ra ngoài cả ba giới nên cũng gọi là giới ngoại hoặc.

3.- Vô minh hoặc: Chữ vô minh nghĩa chung là mê lầm. Mê lầm cũng có nhiều bậc cạn và sâu, hẹp và rộng, thô thiển và vi tế. Hàng Tiểu thừa cũng dùng chữ vô minh, mà hàng Ðại thừa cũng dùng chữ vô minh. Nhưng vô minh theo quan niệm của Tiểu thừa là sự mê lầm che lấp không cho chúng sanh thấy được cái cội gốc của đau khổ, phiền não, nguyên nhân của sanh tử luân hồi. Còn theo nghĩa của Ðại thừa và đặc biệt của Thiên Thai tôn là sự mê lầm che lấp chơn lý thật tướng của Trung đạo. Vô minh hoặc ở đây có một nghĩa bao quát rộng rãi như thế, nên cũng gọi là giới ngoại đạo hoặc; và chỉ có hàng Bồ-át mới dứt trừ được , nên cũng gọi là biệt hoặc.
Trang 252
Ðối trị với ba hoặc này, Thiên thai tôn lập ra ba pháp quán là: Không quán, Giả quán và Trung quán.
 
Ba Pháp Quán: Ba pháp này nguyên Ngài Tuệ Văn rút từ những phẩm kệ trong bộ Trung luận của Ngài Long Thọ Bồ tát mà lập ra. Phẩm kệ ấy như sau:
 
Nhân duyên sở sanh pháp 
Ngã thuyết thức thị không 
Diệc danh vi giả danh
Diệc thị trung đạo nghĩa.
 
(các pháp do danh duyên sanh, nên tánh bảo là không, mà cũng là giả danh, đó cũng là nghĩa lý của Trung đạo).
 
Ðối với Thiên Thai tôn thì ba pháp quản này là phần nòng cốt trong sự tu hành. Nếu không thực hành ba pháp quán này thì không làm sao thành tựu được. Ba pháp quán này, như trên đã nói; Không quán, Giả quán và Trung quán.
 
1.- Không quán: Không quán là đứng về phương diện chơn đế mà quan sát sự vật. Theo chơn đế thì các pháp là không, nhưng chúng sanh vì mê lầm không rõ, chấp là có thật. Do đó mà có kiến thức hoặc, và cứ mãi quay cuồng trong sanh tử luân hồi của tam giới. nay phải dùng Không quán mà phá trừ sự mê lầm chấp trước trên, cắt đứt tất cả tình chấp (trừ kiến và tư hoặc) mới thoát khỏi sanh tử luân hồi.
Trang 253
2.- Giả quán: Giả quán là đứng về phương diện tục đế mà quan sát sự vật. Các Phật tuy không và không sở đắc nhưng đứng về thế tục mà nhìn, thì thấy bản tánh vốn đủ các pháp , muôn hình vạn trạng, không thiếu một pháp nào. Giả quán này có thể dứt trừ được trần sa hoặc, vì hành giả biết rằng hoặc tuy nhiều như cát bụi, nhưng đều là giả cả, nên không lo sợ trước số nhiều ấy, và cứ tâm phát nguyện độ sanh khắp tất cả.
 
3.- Trung quán: Trung quán là đứng về phương diện trung đế để quan sát các pháp. Trung đế hay đệ nhất nghĩa đế là sự thật đúng đắn nhất, không gì hơn, sự thật trung chánh, tóm thâu bao gồm tất cả sự thật khác. Khi đứng về chơn đế hay tục đế mà quan sát sự vật thì không phải là không đạt đến sự thật; nhưng sự vật ấy mới chỉ được vén lên ở một khía cạnh nay hay một khía cạnh khác mà thôi. Và những sự thật ấy, nếu không có trung quán, thì trở thành mâu thuẫn, đối chọi nhau. Nhờ Trung quán mà nhìn cùng một lần cả hai khía cạnh Có và Không, mới nhận chân được rõ ràng các pháp không phải chơn mà cũng không phải tục, tức chơn, tức tục, dung thông cả hai, không có chướng ngại. Pháp quán này sẽ trừ được vô minh hoặc một cách rốt ráo, cùng tột.
Trang 254
Ba pháp quán này có thể thực hành bằng nhiều lối:
 
Hoặc quán theo thứ lớp, hết Không đến Giả đến Trung. Lối quán này gọi là quán ba đế về lối cách lịch, thứ đệ, hay về biệt tướng, hay biệt giáo.
 
Hoặc quán theo lối thông tướng. Theo lối sau nay thì quán một đế mà ba đế đều đủ, ba tức là một. Thí dụ: quán pháp Không thời hết thảy đều Không; Giả, Trung cũng đều Không; quán pháp Giả, thời hết thảy đều Giả; Không , Trung cũng đều Giả; quán pháp Trung, thời hết thảy đều Trung; Không; Giả cũng đều Trung.
 
Hoặc quán theo lối Viên dung; nghĩa là đầy đủ, Dung nghĩa là dung hòa. Theo pháp quán này, thì dùng một tâm mà đồng thời tu ba pháp quán, nghĩa là trong một tâm niệm mà ba pháp quán đều đủ và không ngăn ngại nhau. Quán như thế gọi là ''Nhất tâm tam quán'', một pháp quán của viên giáo. Nhất tâm tam giáo là pháp quán vi diệu nhất. nhờ pháp quán này mà hành giả trực nhận được trong một lúc nhiều khía cạnh của tâm (mà cũng tức là vạn pháp), rõ ràng như khi chúng ta soi vào gương, mà vừa nhận thấy được ánh sáng của gương (dụ cho không), những bóng phản chiếu trong gương (dụ cho trung). Ba thứ: ánh sáng, bóng phản chiếu và thể tánh của gương đều đầy đủ, đều thể hiện cùng một lúc mà vẫn viên dung, không trở ngại nhau. Cái lý ba đế viên dung là đức tánh sẵn có trong mười pháp giới, không một sự vật, một pháp gì, là không viên dung cả ba đế, cho nên thông thường gọi là: ''Một cảnh ba đế''.
Trang 255
Hành giả khi quán thuần thục, sẽ đi đến kết luận sau đây:
 
Chân như, Tâm và Vật, quan hệ mật thiết như tánh ướt, nước và sóng. Chân như dụ cho tánh ướt, Tâm dụ cho nước , Vật dụ cho sóng. Ngoài tánh ướt không có nước; ngoài nước không có sóng. Ngoài chân như không có tâm, ngoài tâm không có vật. Chân như, Tâm và Vật không rời nhau, mà cũng không phải là một, mà cũng không khác.
 
IV.- Quả Vị Tu Chứng
 
Như trên đã nói, do sự khám phá của ''Nhất tâm tam quán'', Thiên thai tôn có một quan niệm lạc quan về sụ tu chứng. Thật vây, khi đã nhận rõ chân như nằm ngay trong sự vật, phàm, thánh không hai, uế độ tức tịnh độ, thì hành giả không cần phải cầu sanh ở một cảnh giới thanh tịnh nào khác mới tu hành được, cũng không cần phải tu hành lâu đời, lâu kiếp mới thành Phật được. Ngay trong hiện tiền, nếu hiểu rõ được nghĩa lý của Trung đạo và khởi công tu luyện thì cũng là Phật rồi. Ấy là ý nghĩa của Thiên thai tôn đã đề xướng trong chủ trương ''Lục tức Phật''.
 
1.  'Lục tức Phật, gồm có: Lý tức Phật, Danh tự tức Phật, Quán hạnh tức Phật, Tương tợ tức Phật, Phần chứng tức Phật, Cứu kính tức Phật.
 
a) Lý tức Phật: Lý tức là nghĩa lý. Hiểu rõ được nghĩa lý của Ðức Phật đã dạy trong câu ''Chúng sanh vốn đủ Phật tánh, cùng các đức Như Lai không hai không khác''; hay trong câu: ''Hết thảy chúng sanh đều là Phật''; hiểu rõ được lý ấy tức là Phật.
Trang 256
b) Danh tự tức Phật: Danh tự ở đây tức là những kinh điển, hay những lời thuyết pháp mà mình đã học hay đã nghe được, và đã hiểu được thông suốt rằng: ''Hết thảy các pháp đều là Phật pháp ''. Danh tự tức Phật nghĩa là lãnh hội được lý tánh của vũ trụ, vạn hữu qua kinh điển, văn tự tức là Phật.
 
c) Quán hạnh tức Phật: Quán hạnh là quán tưởng. Hạnh là tu hành, hành động; nói một cách tổng quát: quán hạnh tức Phật nghĩa là thực hành đúng theo lời Phật dạy tức là Phật.
 
d) Tương tợ tức Phật: Chữ tương tợ ở đây có nghĩa là trong lúc mình tu hành, tuy chưa có thể thực chứng được lý tánh, nhưng tâm mình đã được yên lặng, nơi lý đã mường tượng như tuồng đã chứng được, nên gọi là tương tợ tức Phật. đến đây tức là Phật thập tín, thuộc về nội phàm (phàm phu trong nội giáo).
 
đ) Phần chứng tức Phật: Theo Thiên Thai tôn, thì vô minh như là tấm màn dày đặc, gồm có 41 lớp; mỗi khi nhờ công phu tu hành, phá được một lớp, tức là chứng được một phần Trung đạo. Ðó là ý nghĩa của phần chứng tức Phật. đến nay tức là đã lên đến các bậc Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa và Ðẳng giác.
Trang 257
e) Cứu cánh tức Phật: Cứu cánh tức là đạt đến bực cuối cùng, chứng được chổ mầu nhiệm cực điểm, nghĩa là đến bậc Diệu giác, Chủng trí đều viên mãn. Ðến đây tức là đến bậc Diệu giác hay Phật.
 
Chúng ta nên nhớ rằng ''Lục tứ Phật'' này có phân biệt Lý và Sự khác nhau. Về lý thì mới bắt đầu bước lên bậc thứ nhất và vị đã đến từng bậc thứ sáu, đều bình đẳng như nhau, không hơn không kém, vì thể tánh vẫn là một và mọi chúng sanh đều là Phật. cái Lý này đem lại cho hành giả và sự phấn khởi, trên đường tu hành, không sanh lòng chán nãn, không buồn trách mình chậm thành đạo quả mà thối tâm.
 
Nhưng về sự thì vị thứ cao thấp đều có trật tự, kẻ mới tu hành và vị đã chứng quả Phật, không thể như nhau và ngang nhau được. Người tu hành hiểu rõ như thế mới không sanh lòng tăng  thượng mạn, tự xưng là Phật là Thánh trên bước đường tu hành của mình.
 
Về Sự thì chỉ những vị đã đạt đến bậc thứ sáu, tức là bậc Cứu cánh, mới đúng danh nghĩa là Phật, vì chỉ có Phật mới có đủ ba Trí, ba Ðức.
 
2.  Ba trí: Ba trí tức là Nhất thiết  trí, Ðạo chủng trí và Nhất thiết chủng trí.
 
a) Nhất thiết trí: Trí này rõ biết hết thảy các pháp đều không sanh; biết rõ danh, tướng các pháp của nội tâm và ngoại cảnh, biết rõ không có ngã và ngã sở. Trí này các bậc tu theo Tiểu thừa, sau khi đã chướng quả đều có được. Còn theo Thiên Thai tôn thì do tu Không quán mà có được.
Trang 258
b) Ðạo chủng trí: Trí này rõ biết nhất thiết pháp đều là Có nhưng có một cách giả dối, do nhân duyên hòa hợp mà thành. Cái trí ở trên (nhất thiết trí) chỉ thông suốt được các pháp không sanh. Chứ không phân biệt được các pháp do duyên khởi. Vì không rõ được nguyên nhân sanh khởi, các pháp như thế, nên không thể dùng đạo pháp của các Ðức Phật để phát khởi các giống lành cho hết thảy chúng sanh, và không dám phát nguyện rộng lớn cứu độ chúng sanh. Vậy phải có Ðạo chủng trí này mới phá tan được trần sa hoặc, có tâm dũng mãnh để cứu độ chúng sanh. Trí này chỉ có các bậc Bồ-tát mới có được, và do Giả quán mà thành.
 
Nhất thiết chủng trí: Trí này rõ biết được hết thảy pháp đều là trung đạo, biết được đạo pháp của các Ðức Phật và hết thảy nhơn chủng (chủng tử khi tạo nhơn) của các loại chúng sanh, phá tan được vô minh hoặc, thông suốt thật tướng của các pháp. Trí này tức là trí của Phật, do thành tựu Trung quán mà có.
 
Chứng được ba trí trên này là nhờ tu ba pháp quán: không, giả, trung. Vì ba pháp quán này có cách lịch, viên dung khác nhau, nên khi chứng được ba trí cũng có thứ lớp và không thứ lớp khác nhau. Ba trí có thứ lớp, nghĩa là thành tựu tuần tự từ Nhất thiết trí, đến Ðạo chủng trí, cuối cùng đến Nhất thiết chủng trí.
Trang 259
Ba trí không thứ lớp tức là ba trí đồng thời thành tựu, do tu pháp ''Nhất tâm viên quán''.
 
Ðoạn văn sau đây, trong bộ Ma Ha Chỉ quán có thể tóm tắt một cách đầy đủ ý nghĩa của ba trí nói trên:
 
'' Trí huệ Phật soi rõ lý Không, như chỗ nhận thấy của bậc Tiểu thừa, gọi là Nhất thiết trí. Trí huệ Phật soi rõ lý Giả, nhưng sự nhận thấy của các bậc Bồ-tát, gọi là Ðạo chủng trí. Trí huệ soi rõ cả lý Không, Giả, Trung, thông suốt thật tướng các pháp, gọi là Nhất thiết chủng trí .... Ba trí do một tâm đồng thời tu ba pháp quán mà thành, biết rõ ba cảnh bất tư nghị, trí ấy do tu quản mà đặng, nên gọi là trí. Trí ấy cũng tức là Phật trí.
 
3.  Ba đức: Kết quả tu chứng của Thiên Thai tôn, không phải chỉ có được ba Trí mà còn được ba Ðức nữa. Chữ ''Ðức'' ở đây không phải hiểu theo nghĩa thông thường ở trên thế gian, mà là Ðức của cảnh giới Niết bàn, nghĩa là có đầy đủ thường, lạc, ngã, tịnh. Ba đức ấy là:
 
a). Ðức Pháp thân: Pháp tức là khuôn phép đúng với chơn tướng của vũ trụ. Các Ðức Phật nhờ nương theo khuông phép ấy mà tu hành thành Phật, thể chứng được chơn tướng vũ trụ, cho nên gọi là pháp thân.
 
b). Ðức Bát Nhã: Tức là cái sáng suốt về thỉ giác của Phật, rõ biết các Pháp không sanh không diệt, vắng lặng siêu hình, một mực bình đẳng, không thêm không bớt.
Trang 260
c).Ðức Giải thoát: Giải là không bị ràng buộc; Thoát và không vượt ra ngoài, là tự tại vô ngại. Ở đây muốn nói các Ðức Phật đã lìa bỏ các phiền não nghiệp chướng ràng buộc, chứng được cảnh giới đại tự tại, Giải thoát vậy. 
 
V.-  Kết Luận
 
Bốn phần trình bày trên này về Thiên Thai tôn (duyên khởi lập tôn, tôn chỉ và giáo lý căn bản, phương pháp tu hành, và quả vị tu chứng) tuy không nói lên được một cách tỉ mỉ về mọi khía cạnh của tôn, nhưng thiết tưởng cũng đem lại cho quý vị độc giả một ý niệm tổng quát về Thiên Thai tôn, một tôn đặc biệt thành lập ở Trung Hoa và đã lan tràn ảnh hưởng sang các nước Mông Cổ, Nhật Bản, Cao Ly, Việt Nam.
 
Ðiểm đặc sắc của tôn này chính là ở pháp "nhất tâm tam quán". Nhờ ba pháp quán này mà hành giả nhận chân được một cách rõ ràng ba khía cạnh của vũ trụ vạn hữu: Vât, Tâm, và Chân như. Ba thứ ấy dụ cho sóng, nước và tánh ướt, mà nước cũng là tánh ướt. Nếu góp cả ba phương diện mà xét, thì ba phương diện có thể quy về một; nếu đứng về một phương diện mà xét, thì vẫn có thể thấy cả ba. Ðó là ý nghĩa sâu sắc của Thiên thai tôn mà cũng tức là lý nghĩa chung của Viên giáo.
Trang 261
Mong rằng quý độc giả sẽ nghiền ngẫm cho thấu đáo, để nhận rõ được cái lẽ ''tam tức nhứt, nhức tức tam'' ấy. Và như thế tức cũng đi dần vào pháp ''nhứt tâm tam quán'' rồi đó. 
Trang 262

--- o0o ---
Khóa VI || Khóa VII || Khóa VIII || Khóa IX || Khóa X - XI || Khóa XII
--- o0o ---

Tác giả bài viết: HT. Thích Thiện Hoa
Nguồn tin: Trang nhà Quảng Đức
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 119
  • Hôm nay: 15035
  • Tháng hiện tại: 1728619
  • Tổng lượt truy cập: 59381552

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile