Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

CHỨNG NGỘ

Đăng lúc: Thứ bảy - 09/06/2012 22:15 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
CHỨNG NGỘ

CHỨNG NGỘ

CHỨNG NGỘ


Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Phật có chia ra làm bốn thứ chứng ngộ. Thế nào là bốn ?
1. Thân: Khi tu đạt đến quả cứu cánh sẽ chứng được “Bát giải thoát”.
2. Niệm: Khi tu đến cứu cánh sẽ chứng được “Túc mạng minh”.
3. Mắt: Khi tu đến cứu cánh sẽ chứng “Thiên nhãn minh”.
4. Trí tuệ: Khi tu đến cứu cánh sẽ chứng “Lậu tận minh”.

BÌNH:

Bài kinh này Phật nói về quả tu chứng của hàng Nhị thừa do tu Tứ Thiền, Tứ Không mà được, khác hơn sự tu chứng của Thiền Tông. Pháp tu này do định lực cạn sâu mà có kết quả sai khác. Xin giải thích bốn thứ chứng ngộ Phật nói trên:

Hành giả khi đạt được “Tứ Thiền, Tứ Không” sẽ có những diệu dụng:

1. Thân: Đạt đến quả Bát giải thoát cũng gọi là “Bát bối xả”. Nghĩa là tám pháp thiền định có công năng xa lìa tất cả phiền não, được giải thoát những triền phược trong ba cõi, tức là thân được giải thoát.

2. Niệm: Chứng được Túc Mạng Minh, biết được những việc sống chết của mình và của tất cả chúng sinh trong những kiếp trước, tức là niệm không ngăn ngại.

3. Mắt: Chứng được Thiên Nhãn Minh, biết được sự sống chết của mình và của tất cả chúng sinh chết đây sinh kia, làm nhân gì phải thọ quả gì v.v... tức mắt thấy thông suốt.

4. Trí tuệ: Chứng Lậu Tận Minh, biết được những khổ hiện tại, dùng trí huệ dứt sạch phiền não, không còn rơi trở lại, tức trí tuệ thành tựu.

Đây là bước thang cao tột trên bước đường tu chứng của hàng Nhị Thừa vậy.


 

Nguồn tin: thuongchieu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 190
  • Khách viếng thăm: 189
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 35718
  • Tháng hiện tại: 450580
  • Tổng lượt truy cập: 59890597

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile