Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

ĐỨC PHẬT CỦA CHÚNG TA - Phần 2

Đăng lúc: Thứ bảy - 03/12/2011 17:34
ĐỨC PHẬT CỦA CHÚNG TA - Phần 2

ĐỨC PHẬT CỦA CHÚNG TA - Phần 2

Ðây là bài thuyết giảng về "Ðức Phật của chúng ta" một đề tài dễ làm cho Phật tử ngạc nhiên, vì Ðức Phật của chúng ta là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật rồi còn gì mà phải đặt vấn đề. Nhưng vấn đề sở dĩ được đặt ra là nhiều khi chúng ta chưa có được một cái nhìn thấu triệt tất cả tinh tường, đức tướng, hạnh đức, tin đức của đức Phật chúng ta. Do vậy, bài này, một phần giúp chúng ta trả lời những thiếu sót như vậy......

ÐỨC PHẬT CỦA CHÚNG TA 
Phần 2
 

HT.Minh Châu 
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành, 1995

 

Mục Lục

 

Ðạo Phật và Chữ Hiếu

1. Ðức Phật tán thán công ơn cha mẹ là to lớn khó lòng đền đáp.

2. Gia đình có con cái hiếu thảo với cha mẹ được Phật tán thán ngang bằng với Phạm Thiên

3. Con cái hiếu thuận với cha mẹ, sẽ được sanh Thiên

4. Thờ kính, phụng dưỡng cha mẹ đúng pháp.

5. Khuyến khích cha mẹ có lòng tin chơn chánh, giới hạnh chân chánh, bố thí và trí tuệ chân chánh.

6. Những người con xuất gia đều là con cái chí hiếu.

7. Truyện dân gian "Nam Hải Quan Âm": Diệu Thiện trả ơn cha mẹ bằng cách độ thoát cho cha mẹ.

8. Truyện "Quan Âm Thị Kính": Tiểu Kỉnh Tâm đối đãi với con Thị Mầu như con của mình.

9. Số con cái không hiếu thảo nhiều hơn số con cái hiếu thảo

10. Ðức Phật cũng nhắc nhủ người cha, người mẹ phải có bổn phận với con cái.

11. Tất cả gia đình Phật tử phải là những gia đình hiếu thuận.


 

Ðức Phật của chúng ta 
 

Tỳ kheo Thích Minh Châu
 

Lời giới thiệu.

Ðây là bài thuyết giảng về "Ðức Phật của chúng ta" một đề tài dễ làm cho Phật tử ngạc nhiên, vì Ðức Phật của chúng ta là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật rồi còn gì mà phải đặt vấn đề. Nhưng vấn đề sở dĩ được đặt ra là nhiều khi chúng ta chưa có được một cái nhìn thấu triệt tất cả tinh tường, đức tướng, hạnh đức, tin đức của đức Phật chúng ta. Do vậy, bài này, một phần giúp chúng ta trả lời những thiếu sót như vậy.

Ðề tài thuyết giảng của chúng tôi hôm nay là: "Ðức Phật của chúng ta" chắc cũng làm cho một số Phật tử ngạc nhiên. Chúng ta là Phật tử, thời đức Phật của chúng ta là đức Phật Thích Ca Mâu Ni rồi, còn cần gì thêm mà phải thuyết giảng. Nhưng chúng ta cũng phải xác nhận, chúng ta cũng có những cái nhìn, những quan điểm lệch lạc về đức Bổn Sư của chúng ta, không đúng với hình ảnh mà Ðức Phật muốn chúng ta hình dung về Ngài cho đúng Chánh Pháp. Cũng nhiều khi lòng tịnh tín của chúng ta đối với Ngài chưa đạt đến bất động, còn bị hạn chế rất nhiều. Lại thêm, có nhiều sự kiện chúng ta trích dẫn từ những tài liệu không được chính xác về Ðức Phật của chúng ta và vì vậy, hình ảnh của chúng ta xây dựng về Ngài cũng có rất nhiều thiếu sót gò bó. Do vậy chúng tôi nghĩ, một đề tài thuyết giảng nói đến Ðức Phật mà chúng ta cũng là một vấn đề rất cần thiết và nên làm.

Việc trước kia chúng tôi là hạn chế các tư liệu mà chúng tôi sử dụng, chỉ từ kinh tạng Pali mà thôi. Sự hạn chế này giúp chúng tôi loại bỏ rất nhiều sự kiện có thể đi quá xa thời đại Ðức Phật còn tại thế, vào khoảng 100 năm sau khi Ðức Phật nhập diệt. Sự hạn các tư liệu chỉ trong kinh tạng Pali giúp chúng tôi xây dựng hình bóng bậc Ðạo sư của chúng ta, vừa có một sự nhất trí trong vấn đề nội dung, vừa diễn tả những hình ảnh tương đối trung thực về bậc đại Ðạo Sư của chúng ta.

Ðề cập đến bậc Ðạo Sư của chúng ta, trước tiên, chúng ta cần nhấn mạnh đến vị trí có một không hai của Ðức Phật - vị trí này cho chúng ta thấy không thể có một Ðức Phật thứ hai trong suốt hiền kiếp Ðức Phật tại thế - vị trí này còn giúp chúng ta nhận rõ những đóng góp gì của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni cho nhân loại, cho thế giới này thật là đặc biệt vô song, có vậy, chúng ta mới đánh giá đúng đắn sự xuất hiện rất đặc biệt của vị Bổn Sư của chúng ta.

Kinh Tăng Chi Bộ Kinh tập I, trang 37 ghi chép. "Sự kiện này không xảy ra, này các Tỳ keo, không có được trong một thế giới có hai vị A la hán Chánh đẳng giác, không trước không sau, xuất hiện một lần. Sự kiện này không xảy ra. Và sự kiên này có xảy ra, này các Tỳ-kheo. Trong một thế giới, chỉ có một vị A la hán Chánh đẳng giác, xuất hiện, sự kiện này có xảy ra".

Như vậy, chúng ta có thể nói, trong hiền kiếp hiện tại, tại thế giới này, chỉ có một Ðức Phật, không có hai Ðức Phật, có thể có 6 Ðức Phật quá khứ như Ðức Phật Tỳ Bà Thi, Ðức Phật Thi Khi v.v... nhưng thuộc vào kiếp quá khứ, không thuộc kiếp hiện tại; và có đức Phật Di Lặc (Maitriya), nhưng thuộc vào kiếp tương lai, không thuộc kiếp hiện tại. Như vậy vị trí của Ðức Phật, Thích Ca Mâu Ni thật là độc nhất vô nhị, ngay trong tiền kiếp của thời hiện đại của chúng ta, và ở trong thế giới mà hiện chúng ta đang sống. Từ nơi vị trí Phật độc nhất vô nhị này, Kinh Tăng Chi Bộ Kinh tập I trang 29 nói rõ thêm:

"Một người, này các Tỳ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có đặt ngang hàng, bậc tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A la hán, Chánh Ðẳng giác; một người này khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tự, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng bậc Tối thắng giữa các loài hai chân".

Như vậy Ðức Phật của chúng ta không có một ai có thể sánh bằng, không có tương tự, không có đối phần đưa chúng ta đến một vấn đề mới, đức Phật đứng trên vị trí gì để trở thành một bậc tối thượng ở đời không ai có thể sánh bằng, Trung bộ kinh III, trang 110, nói lên địa vị tối thượng này của Sa môn Gotama tức là Ðức Phật của chúng ta.

"Không thể có một vị Tỳ-kheo, này Ba-la-môn, thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Thế Tôn bậc A la hán, Chánh đẳng giác đã thành tựu. Này Bà la môn, Thế Tôn là bậc làm khơi dậy con đường trước đây chưa được hiện khởi làm cho biết con đường trước đây chưa được nói, là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo. Và này, các đệ tử là những vị sống hành đạo và tùy hành, và sẽ thành tựu đạo quả".

Với đoạn kinh trên, chúng ta thấy vị trí độc nhất vô nhị của đức Phật chúng ta. Ngài là vị đã làm khởi dậy con đường giải thoát mà trước đây chưa từng được ai làm cho khởi dậy; Ngài làm cho biết con đường trước đây chưa từng được ai làm cho biết; nói lên con đường trước đây chưa từng được ai nói. Con đường ấy là gì? Chính là tiến trình giác ngộ giải thoát mà chính tự Ngài đầu tiên khám phá ra, tự mình tu tập con đường ấy và tự mình giải thoát giác ngộ nhờ đã đi trên con đường ấy. Tiến trình ấy là một tiến trình gồm có 5 giai đoạn bắt đầu từ "Giới, rồi đến định, tuệ, giải thoát, và giải thoát tri kiến". Con đường ấy đã được cô động một cách tuyệt diệu thành con đường Thánh 10 ngành bắt đầu từ (Bát chánh đạo: chánh tri kiến..., chánh định, thêm chánh trí và chánh giải thoát).

Ðoạn kinh sau đây, trong Trung Bộ II, trang 211 A, xác nhận rõ hơn nữa vị trí đặc biệt ấy của Ðức Phật: "Này Bharavaja, ở đây, các vị Sa môn, Bà la môn ấy, đối với các pháp từ trưóc chưa từng được nghe, tự minh chứng trí hoàn toàn pháp ấy, tự nhận rằng về căn bản phạm hạnh đã chứng đạt ngay hiện tại thượng trí và cứu cánh bỉ ngạn nhờ thượng trí. Ta là một trong những vị ấy". 

Từ nơi đây, chúng ta không còn lấy làm lạ khi thỉnh thoảng Ðức Phật rống lên tiếng rống con sư tử, tiếng rống làm ngoại đạo hoảng sợ, tiếng rống nói lên thế ưu việt của chánh pháp, như được diễn tả trong Trung Bộ Kinh tập I, trang 63: "Này các Tỳ kheo chỉ ở đây tức chỉ cho trong Pháp và Luật do Ðức Phậat thiết lập, chỉ ở đây là đệ nhất Sa môn, là đệ nhị Sa môn, ở đây là đệ tam sa môn, ở đây là đệ tứ Sa môn, các ngoại đạo khác không có Sa môn". Tiếng rống con sư tử này xác nhận rằng chỉ có tiến trình Giới, Ðịnh, Tuệ, giải thoát, giải thoát trì kiến, được cô động trong con đường Thánh Ðạo Mười ngành do Ðức Phật thiết lập mới đào tạo ra được các đệ nhất Sa môn, tức là các vị Dự Lưu, các đệ nhị Sa môn tức là các vị Nhất Lai, các đệ tam Sa môn tức là các vị Bất Lai, các đệ tử Sa môn tức là các vị A la hán. 

Từ nơi lời xác chứng có tính chất quyết định dứt khoát này, chúng ta mới hiểu câu trả lời của Ðức Phật nói với Upaka, một du sĩ ngoại đạo đã được hỏi đức Phật là ai, khi Ðức Phật đi từ Bồ Ðề đạo tràng đến vườn Lộc Uyển, để thuyết pháp lần đầu tiên cho Kiều Trần Như và 4 người bạn. Khi Upaka gặp Ðức Phật với các căn trong sáng, vị tu sĩ ngoại đạo liền hỏi: "Các căn của hiền giả, thật thanh khiết! Nay hiền giả! Vì mục đích gì hiền giả xuất gia? Ai là bậc Ðạo sư của hiền giả?". Ðức Phật liền trả lời với bài kệ:

"Ta không có Ðạo sư, 
Bậc như Ta không có. 
Giữa thế giới nhân thiên 
Không có ai bằng Ta". (Trung Bộ Kinh tập I, trang 171).

Câu trả lời này khiến chúng ta nhớ đến câu "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn" được xem là đức Phật đã tuyên bố khi Ngài đản sanh, và đi bảy bước. Và câu này cũng được diễn đạt theo truyền thống Pàli với lời tuyên bố, như đã được ghi trong Trường Bộ Kinh I trang 151 "Aggo ham asmi lokassa, jettho' ham asmi lokassa; setto' ham asmi lokassa, Avam antima jati natthi dàni puabbano'. Ðược dịch ra như sau: "Ta là bậc tối tôn ở đời. Ta là bậc Trưởng thượng ở đời. Ta là bậc tối thượng ở đời. Nay là đời sống cuối cùng của Ta. Nay ta không còn tái sanh nữa". Như vậy hai lời tuyên bố tuy từ hai truyền thống khác nhau, nhưng cũng nói lên địa vị độc tôn của đức Phật. 

Ðây không phải là một lời tuyên bố ngạo mạn như có thể bị hiểu lầm. Lời tuyên bố này cũng nói lên vị trí có một không hai của chánh pháp tức là tiến trình giải thoát giác ngộ giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. Chính tiến trình này đã được Ðức Phật thân chứng và dạy lại cho các đệ tử Tỳ kheo, Tỳ kheo ni của Ngài tu học để được chứng quả A la hán như Ngài.

Với Ðức Phật, tự mình đã giác ngộ, khi Ngài mới thành chánh giác. Ngài khởi lên một tư tưởng rất khiêm tốn: "Thật là khó khăn sống không cung kính, không vâng lời. Vậy Ta hãy cung kính, đảnh lễ và sống y chỉ vào một Sa môn hay Bà la môn. Với mục đích làm cho đầy đủ giới uẩn chưa đầy đủ, làm cho đầy đủ chưa định uẩn đầy đủ... Làm cho đầy đủ tuệ uẩn chưa đầy đủ... Làm cho đầy đủ giải thoát uẩn chưa đầy đủ. Ta hãy cung kính, đảnh lẽ và sống y chỉ vào một Sa môn hay Bà la môn nào khác. Nhưng ta không thấy một chỗ nào trong thế giới chư Thiên, Ác ma và Phạm Thiên, giữa quần chúng Sa môn và Bà la môn, Chư Thiên và loại người, không có một Sa môn hay Bà la môn nào khác, với giới.. với định... với tuệ... với giải thoát đầy đủ hơn Ta mà Ta có thể cung kính đảnh lễ và sống y chỉ. Rồi này các Tỳ kheo. Ta suy nghĩ như sau: 'Với Pháp này mà Ta đã chơn chánh giác ngộ, Ta hãy cung kính đảnh lễ và sống y chỉ Pháp ấy'." 

Như vậy đức Phật với tâm tư khiêm tốn muốn tìm một Sa môn để nương tựa y chỉ, nhưng cuối cùng phải nương tựa y chỉ vào chánh pháp. Thái độ này của Ðức Phật giải thích vì sao đức Phật khuyên tôn giả Ananda chớ có sầu muộn sau khi Ðức Phật nhập diệt, vì các đệ tử Phật luôn luôn có chánh pháp lãnh đạo, có chánh pháp làm chỗ y chỉ, có chánh pháp làm chỗ nương tựa. Ðức Phật có thể xem là vị giáo chủ khuyên chúng ta không nên nương tựa, ỷ lại cá nhân. Ngài chỉ khuyên chúng ta nên y chỉ vào chánh pháp, nên nương tựa vào chánh pháp.

Và như vậy, chúng ta thật không lấy làm lạ khi Ðức Phật được tôn xưng là bậc tối thượng trong thế giới các loài hữu tình như kinh "Lòng tin", số 34 , Tăng Chi II A trang 47, đã xác định: "Dầu cho loài hữu tình nào, này các Tỳ kheo, không chân hay hai chân, bốn chân hay nhiều chân, có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng hay phi tưởng phi phi tưởng. Thế Tôn bậc A la hán, Chánh đẳng giác được xem là tối thượng. Những ai đặt lòng tin vào đức Phật, chúng đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, chúng được quả dị thục tối thượng." 

Từ nơi vị trí độc tôn này, chúng ta cần phải tìm hiểu chính nơi đời sống của Ngài, những kinh nghiệm gì trên bản thân Ðức Phật đã giúp Ðức Phật đạt được những quả vị tối thượng. Nét độc đáo ở nơi đây là những gì đức Phật giảng dạy đều từ nơi bản thân kinh nghiệm của Ngai do tự Ngài thực hành đem lại. Chớ không phải do tưởng tượng hay do một ai truyền lại cho Ngài như đoạn kinh sau này nêu rõ, trong Tăng Chi II, tập A trang 34 - 35, đức Phật, Ðức Phật nói rõ sự hiểu biết của mình như sau: "Như vậy, này các Tỳ kheo, Như Lai là vị đã thấy những gì cần thấy, nhưng không có tưởng tượng những gì cần phải thấy, không có tưởng tượng đối với người thấy. Ðã nghe những cái gì cần nghe, nhưng không có tưởng tượng điều đã được nghe, không có tưởng tượng những cái gì không được nghe, không có tưởng tượng những gì cần phải nghe, không có tưởng tượng đối với người nghe. Ðã cảm giác những cái gì cần cảm giác, nhưng không có tưởng tượng nhiều điều đã được cảm giác, không có tưởng tượng những cái gì không được cảm giác, không có tưởng tượng đối với người cảm giác. Ðã thức tri những cái gì cần thức tri, nhưng không có tưởng tượng điều đã được thức tri, không có tưởng tượng những cái gì không được thức tri, không có tưởng tưọng những gì cần phải thức tri, không có tưởng tượng đối với người thức tri. Như vậy này các Tỳ-kheo, Như Lai đối với các pháp được thấy được nghe, được cảm giác, được thức tri, nên vị ấy là như vậy. Lại nữa, người như vậy, không có ai khác tối thượng hơn và thù thắng hơn. Ta tuyên bố như vậy!".

Sau đây là những kinh nghiệm được ghi lại về đời sống đầy dục lạc khi Ðức Phật còn là Thái tử, thái độ đức Phât đối với vấn đề sanh lão bệnh tử va ba sự kiêu mạn của tuổi trẻ, không bệnh và trọng sự sống.

"Naỳ các Tỳ-kheo, Ta được nuôi dưỡng tế nhị, tối thắng nuôi dưỡng tế nhị, cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị. Này các Tỳ-kheo, trong nhà Phụ vương Ta, các hồ nước được xây lên, trong một hồ có hoa sen xanh, trong một hồ có hoa sẽ đỏ, trong một hồ có hoa sen trắng, tất cả phục vụ cho Ta. Không một chiên đàn nào Ta dùng, này các Tỳ-kheo, là không từ Kàsi đến, bằng vải Kàsi là khăn của Ta, này các Tỳ-kheo. Bằng vải Kàsi là áo cánh; bằng vải Kàsi là nội y, bằng vải Kàsi là thượng y. Ðêm và ngày, một lọng trắng được che chở cho Ta, để tránh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay sương. Này các Tỳ kheo, ba lâu đài được xây dựng cho Ta, một cho mùa đông, một cái cho mùa hạ, một cái cho mùa mưa. Và Ta này các Tỳ-kheo, tại lâu dài mùa mưa, trong bốn tháng mưa, được những nữ nhạc công doanh vậy, Ta không có xuống dưới lầu..."

"Với Ta, này các Tỳ kheo, được đầy đủ với sự giàu sang như vậy, được cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị như vậy, Ta suy nghĩ rằng: "Kẻ vô văn phàm phụ tự mình bị già, không vượt qua khỏi già, khi thấy người khác bị già, lại bực phiền, hổ thẹn ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị già, không vượt qua khỏi già, khi ngưòi khác già. Ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy thật không xứng đáng cho Ta. Sau khi quan sát về Ta như vậy, này các Tỳ kheo, sự kiêu mạn của tuổi trẻ trong tuổi trẻ được đoạn trừ hoàn toàn".

"Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị bệnh, không vượt khỏi bệnh, thấy người khác bị bệnh, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị bệnh, không vượt qua khỏi bệnh, khi thấy người khác bị bệnh, Ta có thể bực phiền, hổ thẹn ghê tởm sao? Như vậy thật không xứng đáng cho Ta. Sau khi quán sát về Ta như vậy này các Tỳ kheo, sự kiêu mạn của không bệnh trong không bệnh được đoạn trừ hoàn toàn".

"Kẻ vô văn phàm phu, tự mình bị chết, không vượt khỏi chết thấy người khác bị chết, lại bực phiền hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng vậy. Ta cũng bị chết, không vượt qua khỏi chết, khi thấy người khác chết, Ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy thật không xứng đáng cho Ta. Sau khi quán sát về Ta như vậy này các Tỳ kheo, sự kiêu mạn của sự sống được đoạn trừ hoàn toàn". (Tăng Chi I, 162 - 163).

Ở đoạn kinh trên chúng ta thấy rõ đức Phật của chúng ta khi còn làm Thái tử, được hưởng thọ dục lạc ở đời, nhưng không để cho các dục lạc ấy làm cho say đắm si mê, vẫn ý thức được rằng sanh già bệnh chết vẫn đang đe dọa nặng trên kiếp sống của con người và như vậy đoạn trừ được ba sự kiêu ngạo của tuổi trẻ trong tuổi trẻ, kiêu mạn của không bệnh trong không bệnh, kiêu mạn của sự sống trong sự sống.

Chính nhờ ở kinh nghiệm bản thân về những dục lạc ở đời, chính nhờ quán sát sáng suốt về thực trạng già, bệnh, chết của cuộc đời chính mình và tất cả mọi người, nên đức Phật của chúng ta vượt qua sự kiêu mạn của tuổi trẻ, của không bệnh, của sự sống, để sau này từ bỏ tất cả, xuất gia tu đạo.

Khi Ngài đã quyết định từ bỏ ngai vàng, châu báu, vợ đẹp con thơ, tầm đạo giải thoát, chúng ta được nghe đức Phật của chúng ta kể lại sự học đạo của Ngài với Alàra Kàlama và Udaksa Ràmaputta, hai vị đạo sư nổi tiếng thời bấy giờ và sau đây là kinh nghiệm bản thân của đức Phật khi học đạo với Alàra Kalama như kinh Thánh cầu, Trung bộ I, trang 164b đã khéo ghi chép: 

"Rồi này các Tỳ kheo, sau một thời gian, khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son của cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ta xuất gia như vậy, đi tìm cái gì chi thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh, hướng đến tịch tịnh. Ta đến chỗ Alàra Kàlama ở, khi đến xong liền thưa với Alàra Kàlama: "Hiền giả Kàlama, tôi muốn sống phạm hạnh trong Pháp và Luật này". 

"Này các Tỳ kheo, được nghe nói vậy, Alàra Kàlama nói với Ta: "Này Tôn giả, hãy sống (và an trú) Pháp này là như vậy, khiến kẻ có trí, không bao lâu vị Bổn sư của mình chỉ dạy, tự trị, tự chứng, tự đạt và an trú" Này các Tỳ kheo, và không bao lâu Ta đã thông suốt Pháp ấy một cách mau chóng... "Này các Tỳ kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Alàra Kàlama tuyên bố Pháp này không phải chỉ vì lòng tin. Sau khi tự trị, tự chứng, tự đạt, Ta mới an trú. Chắc chắn Alàra Kàlama biết Pháp này, thấy Pháp này rồi mới an trú". 

"Này các Tỳ kheo, rồi Ta đi đến chỗ Alàra Kàlama ở, sau khi đến, Ta nói với Alàra Kàlama: "Hiền giả Kàlama, cho đến mức độ nào, Ngài tự trị, tự chứng tự đạt và tuyên bố Pháp này?" Này các Tỳ kheo, được nói vậy, Alàra Kàlama tuyên bố về vô sở hữu xứ. Rồi các Tỳ kheo, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Alàra Kàlama có lòng tin. Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Alàra Kàlama mới có tinh tấn. Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Alàra Kàlama mới có niệm. Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Alàra Kàlama mới có định. Ta cũng có định. Không phải chỉ có Alàra Kàlama mới có tuệ. Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy cố gắng chứng cho được Pháp mà Alàra Kàlama tuyên bố: "Sau khi tự trị, tự chứng, tự đạt, Ta an trú" 

"Rồi này các Tỳ kheo, không bao lâu, khi tự trị, tự chứng, tự đạt Pháp ấy một cách mau chóng. Ta an trú. Rồi này, các Tỳ kheo, Ta đi đến chỗ Alàra Kàlama ở, sau khi đến, Ta nói với Alàra Kàlama: "Này hiền giả Kàlama có phải hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố Pháp này đến mức độ như vậy" - "Vâng hiền giả. Tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố Pháp này đến mức độ như vậy" - "Này hiền giả, Tôi cũng đã tự trị, tự chứng, tự đạt và tuyên bố Pháp này đến mức độ như vậy". "Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng Phạm hạnh như tôn giả Pháp mà tôi tự trì, tự chứng, tự đạt và tuyên bố, chính Pháp này hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; Pháp này hiển giả tự tri, tự chừng, tự đạt và an trú; chính Pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố. Pháp mà tôi biết, chính Pháp ấy hiền giả biết; Pháp mà hiền giả biết, chính Pháp ấy Tôi biết. Tôi như thế nào, hiền giả là như vậy; hiền giả như thế nào, Tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, hiền giả! Hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này". 

"Như vậy, này các Tỳ-kheo, Alàra Kàlama là Ðạo sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn tối thượng. Này các Tỳ kheo, rồi Ta tự suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết Bàn, mà chỉ đưa đến giác ngộ, không hướng đến Niết bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt vô sở hứu xứ" Như vậy, này các Tỳ kheo, Ta không tôn kính Pháp này và chán nản Pháp ấy, Ta bỏ đi".

Tiếp đến là nếp sống khổ hạnh, Ðức Phật của chúng ta tự mình hành trì luôn trong sáu năm trên kinh nghiệm bản thân của Ngài, như đức Phật đã diễn tả: "Này Sariputta, Ta đầy đủ bốn hạnh: về khổ hạnh Ta khổ hạnh đệ nhứt; về bần uế, Ta bần uế đệ nhất; về yểm ly, Ta yểm ly đệ nhất; về độc cư, Ta độc cư đệ nhất" (Trung Bộ I, trang 76b).

Ðoạn văn sau đây diễn tả hạnh ăn ít của Ðức Phật chúng ta, chính những hạnh này khiến Thế Tôn gầy mòn chỉ còn da bọc xương, như đã được diễn tả trong các bức tượng Tuyết Sơn, khắc ghi lại sự khổ hạnh đặc biệt của Thế Tôn (trong kinh Sư Tử Hống, Trung Bộ I, trang 80).

"Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành những cộng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít, hàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà. Vì Ta ăn quá ít, cái xương sống phô bày của Ta giống như một chuối banh. Vì Ta ăn quá ít, cái xương sườn gầy mòn của Ta giống nư rui cột một nhà sàn hư nát. Vì Ta ăn quá ít, nên con người của Ta long lanh nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẩm trong một giếng nước thâm sâu. Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nhiu khô cằn như trái bí đắng màu trắng, cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nhíu khô cằn".

"Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ da bụng", chính xương sông bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ xương sống; chính da bụng bị Ta nắm lấy vì ta ăn quá ít ". Này Sariputa, nếu Ta muốn xoa dịu thân ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thời này Sariputta trong khi Ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụg khỏi thân Ta, vì ta ăn quá ít". Ðức Phật của chúng ta đã tự mìn hành tri khổ hạnh, và sau sáu năm hành trì không có kết quả, Ngài cương quyết từ bỏ khổ hạnh và bắt đầu hướng đến hành thiền như đoạn kinh sau này nêu rõ:

"Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Thưở xưa có những Sa môn, Bà la môn, và tương lai có những Sa môn, Bà la môn; và hiện tại có những Sa môn, Bà la môn thình lình cảm thọ những cảm thọ, những cảm giác chói đau, khổ đau, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng, không thể có gì hơn nữa, vẫn không chứng được pháp thượng nhân, trí kiến thù thắng, xưng đáng bậc Thánh. Hay có đạo lộ nào khác hơn đưa đến giác ngộ?".

"Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: Ta biết trong khi phụ thân Ta thuộc giòng Sakka đang cày, và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây Diêm phù đề. Ta ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: "Ðạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng? Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta. Ðây là đạo lộ đưa đến Giác ngộ" (Trung bộ I, trang 240b). Từ nơi kinh nghiệm bản thân này, Ðức Phật của chúng ta từ bỏ khổ hạnh, hành trì thiền định, chứng được sơ thiền, thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư, chứng được túc mạng minh, thiên nhãn minh và "với tâm định tỉnh, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, như nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta hướng Tâm đến lâu tận trí. Ta biết như thật: "Ðây là khổ", Ta biết như thật: "Ðây là khổ tập". Ta biết như thật: "Ðây là khổ diệt". Ta biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Ta biết như thật: "Ðây là các lậu hoặc", Ta biết như thật: "Ðây là lâu hoặc tập khởi". Ta biết như thật: "Ðây là lâu hoặc diệt". Ta biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến lâu hoặc diệt". Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự tâm đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát". Ta đã biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa" (Trung bộ I, 248a-248). 

Như vậy, cùng với kinh nghiệm bản thân, từ bỏ khổ hạnh, tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, bậc Ðạo sư của chúng ta thành tựu chánh đẳng chánh giác và trở thành đức Phật.

Sau khi thành đạo, đức Phật chúng ta luôn luôn đi hoằng hóa, thuyết pháp độ sanh. Tuy vậy, Ngài vẫn bị xuyên tạc hiểu lầm. Và Sunakkhatta đã hiểu lầm về đức Phật của chúng ta như sau: "Sa môn Gotama không có pháp thượng nhân, không có trì kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh, Sa môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tạo thành, tùy thuận trắc nghiệm và thuyết cho mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau' (Trung bộ I trang 69).

Ðức Phật với nhận thức sáng suốt của Ngài, chấp nhận phần hai của lời phê bình của Sunakkhatta là đứng đắn, vì pháp Phật dạy, không do ai dạy Ngài, chỉ do tự bản thân tu tập, chính do tự suy luận, chính do tùy thuận trắc nghiệm của Ngài xây dựng lên, và pháp ấy dạy cho một mục tiêu đặc biệt là đoạn trừ khổ đau của chúng sanh, và có khả năng hướng thượng giúp chúng sanh đoạn tận tham sân si, chấm dứt khổ đau. 

Nhưng Ðức Phật không chấp nhận phần đầu lời phê bình của Sunakkhatta khi Sunakkhatta nói Ngài không có pháp thượng nhân, không có trì kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Ở đây, đức Phật mới rống, tiếng rống con sư tử, xác nhận đức Phật có được 4 pháp truyền thống. Ngài là vị có đủ 10 danh hiệu là Thế Tôn, bậc A la hán, chánh đẳng giác, minh hạnh túc, thiện thệ, hiểu biết thế gian, bậc vô thượng, điều ngự những ai đáng được điều ngự, bậc Thầy chư Thiên và loài người, Phật, Thế Tôn. Và Ngài chứng được thần túc thông, thiên nhĩ thông và tha tâm thông. 

Như Lai là vị có được mười Như Lai lực, có bốn vô sở úy. Như Lai như thật biết sự kiện có xảy ra là có xảy ra, sự kiện không xảy ra là không xảy ra. Như Lai như thật biết quả báo tuỳ thuộc sở do, tuỳ thuộc sở nhân của các hạnh nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại. Như Lai như thật biết con đường đưa đến tất cả cảnh giới. Như Lai như thật biết thế giới với nhiều chủng loại sai biệt. Như Lai như thật biết chí hướng sai biệt của một loài hữu tình. Như Lai như thật biết các căn thượng hạ của loài người, của các loài hữu tình; Như Lai như thật biết sự tập nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các thiền chứng về thiền và giải thoát, về định. Như Lai nhớ đến các đời sống quá khứ; với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống và sự chết của chúng sanh Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc tự mình chứng trí, chứng ngộ, thành tựu và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ tâm giải thoát. Chính nhờ mười Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống lên tiếng rống con sư trong các hội chứng và chuyển pháp luân (Trung bộ III, trang 70A- 71A).

Như Lai có được bốn vô sở uý, tức là bốn điều không sợ hãi, chính nhờ thành tựu bốn pháp này. Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử trong hội chúng và chuyển pháp luân: "Thế nào là bốn? Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì, một Sa môn, Bà la môn, chư Thiên, Ma vưong, Phạm Thiên hay một ai ở đời có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: "Các pháp này chưa được chứng ngộ hoàn toàn mà Ngài tự xưng là đã chứng ngộ hoàn toàn." Này Sariputta, vì Ta không thấy có lý do gì như vậy, nên Ta sống, đại được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô uý. Này Sariputta, Ta không thấy có lý do gì, một Sa môn, Bà la môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm Thiên hay một ai ở đời có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: "Các lậu hoặc này chưa được đoạn trừ mà Ngài tự xưng đoạn trừ...". Những pháp này được Ngài gọi là các chướng ngại pháp, khi được thực hành thời không có gì là chướng ngại pháp cả... Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì một Sa môn, Bà la môn, Chư Thiên, Ma vương, Phạm Thiên hay một ai ở đời có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: "Pháp do Ngài thuyết giảng, không đưa đến một mục tiêu đặc biệt, không có khả năng hướng thượng, không có thể dẫn người thực hành đến diệt tận khổ đau". Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô uý (Trung bộ I, trang 71 B). 

Như vậy, với 4 pháp truyền thống, với 10 Như Lai lực, với 4 vô sở úy, Ðức Phật của chúng ta xác chứng Ngài có pháp thượng nhân, có tri kiến thù thắng của bậc Thánh, xứng đáng với địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chứng và chuyển pháp luân.

Ðức Phật của chúng ta sở dĩ chiếm một địa vị ưu thế so sánh với các ngoại đạo đương thời là vì Ngài là vị đầu tiên để lại chúngta một truyền thống kế thừa rất đặc biệt, khác với các ngoại đạo cổ xưa, và truyền thống ấy mãi cho đến ngày nay, sau hơn 2.500 năm có mặt trên thế giới này, vẫn còn được tôn trọng, tiếp nối và truyền thừa. 

Kinh Makhàdeva 83, Trung bộ kinh II trang 75 đề cập đến truyền thống của vua Makhadeva, vị vua này khi sợi tóc bạc đầu tiên hiện ra trên đầu của Ngài, liền giao ngôi báu cho hoàng tử, tự mình xuất gia tu đạo. Vua Makhedeva lại dặn hoàng tử lên ngôi trị vì cho đến khi sợi tóc bạc đầu tiên mọc lên thời liền trao ngôi báu cho hoàng tử của mình, còn mình thời xuất gia tu đạo. Vua Makhedeva lại dặn hàng tử lên ngôi trì vì cho đến khi sợi tóc bạc đầu tiên mọc lên thời liền trao ngôi báu cho hoàng tửi của mình, còn mình thời xuất gia tu đạo. Vua Makhedeva dặn dò phải giữ gìn truyền thống này đừng cho gián đoạn. Tuy vậy, truyền thống của vua Makhadeva được truyền cho đến khi vua Nemi là vị vua cuối cùng gìn giữ truyền thống này, con của vua Nemi là Kalàrajanaka lại không tiếp tục truyền thống này, không chịu xuất gia khi sợi tóc đầu tiên mọc trên đầu của mình và do vậy truyền thống của Makhàdeva bị chấm dứt. 

Nhưng truyền thống của Ðức Phật của chúng ta lại khác. Chính Ðức Phật xác nhận như sau trong Trung bộ I trang 82A: "Này €nanda, truyền thống ấy của Makhàdeva không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, tịch tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết Bàn. Và này Ananda, thế nào là truyền thống tốt đẹp được Ta thiết lập và truyền thống ấy đưa đến yểm ly ly tham, đoạn diệt, tịch tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết bàn? Chính là Thánh đạo tám Ngành này, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này Ananda, đây là truyền thống tốt đẹp được Ta thiết lập, và truyền thống ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, tịch tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết bàn. Này €nanda, về vấn đề này, Ta nói như sau: "Truyền thống tốt đẹp này do Ta thiết lập, hãy tiếp tục duy trì. Các người chớ có thành tối hậu sau Ta". Này Anada, khi hai người còn tồn tại, và có sự dứt đoạn, người ấy là người tối hậu vậy. Này Ananda, Ta nói với người: "Truyền thống tốt đẹp này do Ta thiết lập, các người hãy tiếp tục duy trì, Các người chớ có thành người tối hậu sau ta" (Trung bộ II, 82 A). 

Như vậy quí vị đã thấy truyền thống kê thừa mà Ðức Phật đã để lại cho chúng ta, chúng ta đã tiếp tục thừa kế trải hơn 2.500 năm lịch sử, và cho đến nay, truyền thống kế thừa ấy vẫn được tiếp tục.

Ðể tìm hiểu hơn nữa về bậc Ðạo sư của chúng ta, chúng ta cần phải có một ý thức rõ ràng, Ðức Phật là ai, Ðức Phật đã tự mình diễn tả về mình như thế nào và Ðức Phật đã được các đệ tử của mình và các ngoại đạo đề cao như thế nào? Những tư liệu đó sẽ giúp chúng ta hiểu được đức Phật của chúng ta rõ ràng chính xác hơn và đánh giá được những đóng góp mà bậc Ðạo sư đã đem lại cho nhân loại và cho Thế giới.

Một vấn đề có thể làm nhiều người thắc mắc trong quá khứ cũng như trong hiện tại, là đức Phật là ai? Ngài là thiên thần chăng? Thiên nhân chăng? Ngài là người như chúng ta chăng? Kinh Tăng Chi tập II A trang 51 ghi chép như sau:

"Bà la môn Dona thấy dấu chân đức Phật có dấu bánh xe (Pháp Luân) với đầy đủ tất cả chi tiết, khi Ðức Phật đi trên con đường giữa Ukkttha và Setabbya, liền suy nghĩ đây không phải là dấu chân của loài người, nên đến gần đức Phật và hỏi: "Có phải Ngài sẽ là vị Tiên, Ngài sẽ là Càn thát bà, Ngài sẽ là Dạ Xoa, Ngài sẽ là loài người?" Với bốn câu hỏi này, Ðức Phật tuần tự trả lời: "Ta sẽ không phải là Tiên, Ta sẽ không phải là Càn thát bà, Ta sẽ không phải là Dạ Xoa, Ta sẽ không phải là người?

Câu trả lời làm cho Bà la môn Dona ngạc nhiên và chúng ta cũng dễ hiểu, vì nếu Ðức Phật trả lời: "Ta sẽ là chư Thiên... hay Ta sẽ là loài người", tức là đức Phật còn phải tái sinh, còn phải sinh tử luân hồi. Cho nên Ðức Phật mới trả lời: "Ta sẽ không phải là Chư Thiên, Ta sẽ không là Càn thát bà, Ta sẽ không phải là Dạ xoa, Ta sẽ không phải là Người". Những câu trả lời ây đã làm cho Bà la môn Dona ngạc nhiên khiến phải hỏi tiếp: "Vậy sở hanh của Ngài là gì? Và tôn giả sẽ là gì?". Câu trả lời tiếp của Ðức Phật rất là đặc biệt:

"Này Bà la môn, đối với những người chưa đoạn tận các lậu hoặc, Ta có thể là Chư Thiên với các lậu hoặc đã đoạn tận, được chặt đứt từ gốc rễ, được làm thành như cây Ta-la, được làm cho không thể hiện hữu được làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Này Bà la môn, đối với những người chưa đoạn tận các lậu hoặc, Ta có thể là Càn thát bà, Ta có thể là Dạ Xoa, Ta có thể là loài người, với các lậu hoặc đã đoạn tận, được chặt đứt từ gốc rễ, được làm thành như cây Ta la, được làm cho không thể hiện hữu, được làm cho không thể sanh khởi trong tương lai...". 

Như vậy, tùy thuộc chúng sanh được đề cập đến, đối với chúng sanh là chư Thiên chưa đoạn tận các lậu hoặc, Ðức Phật có thể là chư Thiên nhưng với các lậu hoặc đã đoạn tận, không còn sanh tử luân hồi. Ðối với loài người chúng ta chưa đoạn tận các lậu hoặc, Ðức Phật có thể là người, nhưng là một con người đã đọan tận các lậu hoặc. Nói một cách khác, dầu thuộc loại chúng sanh hữu tình nào đang còn có lậu hoặc, đang còn sanh tử luân hồi, Ðức Phật có thể là chúng sanh ấy, nhưng với các lậu hoặc đã đoạn tận. Chúng ta là người, Ðức Phật đối với chúng ta là người, chỉ có sự sai khác: Ðức Phật là ngưòi đã đoạn tận các lậu hoặc. 

Rồi Ðức Phật cho chúng ta một thí dụ xác định rõ ràng vị trí của Ngài trong thế giới loài người: "Ví như, này Bà la môn, bôn sen xanh, bông sen hồng hay bông sen trắng sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước và đứng thẳng, không bị thấm ướt. Cũng vậy, Bà la môn, sanh ra trong đời, lớn lên trong đời, Ta sống chinh phục đời, không bị đời thấm ướt. Này Bà la môn, Ta là Phật, hãy như vậy thọ trì...".

Sau đây là một số lời tán thán hay định nghĩa về bậc Ðạo Sư của chúng ta, những lời này được chính Ðức Phật xác chứng: "Này Sariputta, những ai nói một cách chơn chánh về Ta, sẽ nói như sau: "Một vị hữu tình không bị ai chi phối, đã sanh ra ở đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc của chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho Chư Thiên và loài người" (Trung bộ I, 83). Tiếp đến là lời vị đệ tử đã chứng quả A la hán nói lên lời tán thán bậc đạo sư của mình: "Thế Tôn đã giác ngộ Ngài thuyết pháp để giác ngộ. Thế Tôn đã điều phục, Ngài thuyết pháp để điều phục. Thế Tôn đã tịch tịnh, Ngài thuyết pháp để vượt qua. Thế Tôn đã chứng Niết Bàn, Ngài thuyết pháp để chứng Niết Bàn..." (Trung bộ I, trang 237).

Sau đây là lời tán thán của Tôn giả Udâyi đối với bậc Ðạo Sư của mình: "Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều bất thiện pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều thiện pháp cho chúng ta" (Trung bộ I, trang 448).

Kinh Tăng chi I, trang 28, xác nhận sự xuất hiện của bậc Ðạo Sư của chúng ta là một sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số: "Một người, này các Tỳ kheo khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên, và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán. Chánh đẳng giác. Chính một người này, này các Tỳ kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người".

"Sự xuất hiện của một người, này các Tỳ kheo, khó gặp được ở đời. Của người nào? Của Như Lai, bậc A la hán, Chánh đẳng giác. Sự xuất hiện cuả một người này, này các Tỳ kheo, khó gặp ở đời".

"Một người này, này các Tỳ kheo, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người vi diện. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán, Cháng đẳng giác . Chính một người này, này các Tỳ kheo, khi xuất hiện ở đời là một sự xuất hiện vi diệu".

"Sự mệnh chung của một người, này các Tỳ kheo, được đa số thương tiếc. Của một người nào? Của Như Lai, bậc A la hán, Chánh đẳng giác. Sự mệnh chung của một người này, này các Tỳ kheo, đươc đa số thương tiếc"

Trong khi các bậc Ðạo sư khác, giới không thanh tịnh, mạng sống không thanh tịnh, thuyết pháp không thanh tịnh, trả lời pháp không thanh tịnh, tri kiến không thanh tịnh, thời bậc Ðạo sư của chúng ta thật là tuyệt diệu về cả 5 phương diện này, như Tăng Chi II, quyển B miêu tả: 

"Này Mossallàna, Ta có giới thanh tịnh và Ta tự rõ biết: "Giới của Ta thanh tịnh, trong sáng, không có uế nhiễm. Các đệ tử không có che chở Ta về giới. Mạng sống của Ta thanh tịnh, Ta tự rõ biết. Mạng sống của Ta thanh tịnh trong sáng, không có uế nhiễm, các đệ tử không có che chở Ta về mạng sống. Ta không có chờ đợi các đệ tử che chở Ta về mạng sống. Thuyết pháp của Ta thanh tịnh, Ta tự rõ biết. Thuyết pháp của Ta thanh tịnh trong sáng, không có uế nhiễm. Các đệ tử không có che chở Ta về thuyết pháp. Ta không có chờ đợi các đệ tử che chở Ta về thuyết pháp. Các câu trả lời của Ta thanh tịnh, trong sáng, không có uế nhiễm. Các đệ tử không có che chở Ta về các câu trả lời. Ta không chờ đợi các đệ tử che chở Ta về các câu trả lời. Tri kiến của Ta thanh tịnh, trong sáng, không có uế nhiễm. Các đệ tử không có che chở Ta về tri kiến. Ta không có chờ đợi các đệ tử che chở Ta về tri kiến".

Cuối cùng, chúng ta được nghe Ðức Phật của chúng ta nói đến sự ưu ái của Ngài đối với các đệ tử của Ngài, một lòng ưu ái nhiệt tình chơn chánh, luôn luôn hướng dẫn các đệ tử của mình trên con đường giải thoát và giác ngộ "Này Ananda, những gì vị đạo sư cần phải làm, vì lòng từ mẫn, mưu tìm hạnh phúc cho các đệ tử, những điều ấy đã được Ta làm, vì lòng từ mẫn của Ta đối với các người này, này Ananda, đây là những gốc cây, đây là những khoảng trống. Hãy tu thiền, này Ananda, chớ có phóng dật, chớ có hối hận về sau. Ðây là lời dạy của Ta cho các người".

Nói tóm lại, tìm hiểu và luận bàn về đức Phật của chúng ta, thời không bao giờ có thể chấm dứt, làm sao chúng ta có thể nói lên đầy đủ thân thế sự nghiệp của vị Bổn sư chúng ta, nói lên về tướng đức, giới đức, uy đức, trí đức và quả đức của Ngài cho nên tôi xin kết luận bài giảng của chúng tôi hôm nay với hai nhận xét mà chúng tôi xem là ưu việt, trong sự nghiệp hoằng pháp dộ sanh cuả Ðức Phật chúng ta.

Trước hết, Ðức Phật của chúng ta, dầu cho có chứng được thần túc thông, tha tâm thông, thiên nhĩ thông, đã không dùng thần thông để giáo hóa chúng sanh. Ngài lựa pháp môn giáo hóa để hóa độ chúng sanh. Nói cho đúng hơn, Ngài dùng thần thông một cách hết sức dè dặt, tế nhị, về hết sức kín đáo. 

Trong suốt 45 năm thuyết pháp và như chúng ta được thấy rõ ngang qua các bài kinh được để lại, Ngài đi bộ từ làng này qua làng khác, từ thị trấn này qua thị trấn khác, đi vào nhà, đi vào giảng đường, đi vào hội chúng, với uy nghi bình thường của một bậc Ðạo sư đi truyền đạo và đi giảng đạo. Ngài không dùng thần thông, phép lạ để làm hoa mắt, để làm choáng váng những người đến với Ngài, Ngài chỉ dùng lời nói từ hòa khiêm tốn, thuyết pháp độ sinh; Ngài chỉ dùng thân giáo và khẩu giáo để giáo hóa chúng sanh. Cử chỉ, hành động của Ngài khiêm tốn và tế nhị đến nỗi Pukkasati, một đệ tử của Ngài, gặp Ngài mà vẫn không biết Ngài là Ðức Phật. Ngài tế nhị và khiêm tốn đến nỗi người giữ vườn cho ba vị tôn giả Anuruddha, Kimbila và Ananda không biết ngài là Ðức Phật, đã ngăn cản Ngài không cho vào thăm ba vị đại đệ tử của Ngài. 

Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng pháp mà Ðức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.

Ưu điểm thứ hai trong sứ mệnh hoằng pháp độ sanh của Ðức Phật chúng ta là Ngài luôn luôn giữ đúng vị trí của một bậc Ðạo sư đối với các đệ tử. Trong kinh Ganaka Moggalana, Trung bộ kinh, Bà la môn Ganaka hỏi Ðức Phật: "Có phải khi sa môn Gotama giảng dạy như vậy, thời tất cả đệ tử của Ngai đều chứng được cứu cánh Niết Bàn?" Ðức Phật trả lời là một số chứng được cứu cánh Niết Bàn, một số không chứng được?". 

Ðức Phật trả lời một cách rất nhẹ nhàng, khiêm tốn nhưng cũng rất thiết thực và tuyệt diệu, giữ đúng vị trí của bậc Ðạo sư đối với các đệ tử: "Cũng vậy, này Bà la môn, trong khi có một Niết Bàn, có một con đường đưa đến Niết Bàn và trong khi có mặt Ta là người chỉ đường. Nhưng các đệ tử của Ta, được Ta khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, một số chứng được cứu cánh Niết Bàn, một số không chứng được. Ở đây, này Bà la môn, Ta làm gì được? Như Lai chỉ là người chỉ đường". (Trung bộ kinh III, trang 105).

Câu trả lời của Ðức Phật chúng ta nói lên trách nhiệm của một bậc Ðạo sư là trình bày giảng dạy con đường giải thoát giác ngộ chớ không phải thay thế đệ tử tu hành giúp cho các đệ tử. Thái độ của đức Phật trong tư cách của môt bậc Ðạo sư cũng nói lên lòng tin tưởng của mình đối với khả năng hiểu biết và tu chứng của các đệ tử của mình. Ngài chỉ dạy con đường, các đệ tử phải tự mình dấn bước trên con đường ấy. Chính nhờ Ðức Phật ý thức rõ ràng vị trí của bậc Ðạo sư và vị trí của người đệ tử, nên Ðức Phật đã thành công rực rỡ trong sứ mệnh hoằng pháp độ sanh của Ngài.

Với hai nhận xét trên, chúng tôi xin kết thúc bài giảng của chúng tôi hôm nay về bậc Ðạo Sư của chúng ta, với hy vọng rằng bài giảng của chúng tôi giúp các Phật tử hiểu rõ hơn về sứ mệnh hoằng pháp độ sanh cuả Ðức Phật chúng ta, để chúng ta, những đệ tử của Ngài, xuất gia cũng như tại gia, dầu đã trải qua 2500 năm lịch sử, vẫn tin tưởng và mạnh mẽ tiến bước trên con đường giác ngộ va giải thoát mà bậc Ðạo sư đã giảng dạy./.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. 
Tỳ kheo Thích Minh Châu 
Sài Gòn, ngày 12-12-1988

 

Ðạo Phật và Chữ Hiếu

 

Tỳ kheo Thích Minh Châu

Mỗi năm, vào dịp lễ Vu Lan, chúng ta đều tập hợp đông đủ ở đây, để cùng đọc lại những lời dạy của Ðức Phật về chữ Hiếu, thân tình nhắc nhủ nhau thực hiện những lời dạy đó một cách trọn vẹn trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

Trước hết, tôi xin phép nhắc lại một đặc điểm của tôn giáo chúng ta là nói đi đôi với làm. Người Phật tử không nói dối. Nói mà không làm là một hình thức nói dối. Ðức Phật từng dạy rằng, nói lời hay mà không làm, cũng không khác gì hoa đẹp mà không có hương (Kinh Pháp Cú). Ðối với cha mẹ, chúng ta phải hết lòng hiếu kính, phụng dưỡng, nhất là khi cha mẹ tuổi già, đau ốm, cần tới sự săn sóc ân cần của chúng ta.

Ðức Phật từng dạy rằng, săn sóc người ốm cũng như săn sóc Ðức Phật. Nếu người ốm đó lại chính là cha mẹ chúng ta, thì sự săn sóc phải ân cần chu đáo gấp trăm ngàn lần. Ðáng tiếc rằng, ở thế gian, người ta thường không làm được như vậy. Cha mẹ già, đau ốm thưòng bị con cháu bỏ rơi. Chúng ta là Phật Tử, chúng ta tuyệt đối không được làm thế bởi vì làm thế không những trái với đạo lý thông thường của thế gian mà cũng trái với lời chính Ðức Phật dạy. Trái đến hai lần, trái lời Phật dạy phải săn sóc người ốm, trái lời Phật dạy phải hiếu kính cha mẹ, phải săn sóc người ốm như chính là săn sóc Ðức Phật.

Hiếu kính cha mẹ là một truyền thống rất tốt đẹp và lâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến ngày nay. Nhiều ca dao tục ngữ phản ảnh sinh động truyền thống đó:

"Công cha như núi Thái Sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 
Một lòng thờ mẹ kính cha, 
Cho trọn chữ hiếu mới là đạo con"

Hoặc:

"Trải bao gian khổ không sờn 
Muôn đời con vẫn nhớ ơn mẹ hiền."

Ðạo Phật vào Việt Nam, lại càng củng cố thêm truyền thống tốt đẹp đó:

"Ðêm đêm khấn nguyện Phật trời 
Cầu cho cha mẹ sống đời với con".

 

1. Ðức Phật tán thán công ơn cha mẹ là to lớn khó lòng đền đáp.


Ðó là những câu ca dao Việt Nam, mà hầu như mọi người chúng ta đều thuộc lòng. Thế nhưng lời dạy của Ðức Phật về chữ Hiếu còn cụ thể hơn nhiều, hình ảnh mà Ðức Phật dùng làm ví dụ sinh động hơn nhiều:

"Này các Tỳ kheo, cái này là nhiều hơn, tức là sữa mẹ các người đã uống, trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài, chứng không phải là nước trong bốn biển" (Tương Ưng II, 208).

Ðức Phật lại nói tiếp:

"Có hai hạng người, naỳ các Tỳ kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỳ kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt 100 năm cho đến 100 tuổi. Như vậy, này các Tỳ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ cho mẹ và cha. Nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dù tại đấy, mẹ cha có vãi đại tiện, tiểu tiện, dù như vậy, này các Tỳ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha..." (Tăng Chi I, 75).

Rồi Ðức Phật giải thích, vì sao công ơn cha mẹ đối với con cái to lớn đến thế.

"Vì cớ sao? Ví rằng, này các Tỳ kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này" (Tăng Chi I, 75).
 

2. Gia đình có con cái hiếu thảo với cha mẹ được Phật tán thán ngang bằng với Phạm Thiên


Ðức Phật nhắc nhủ chúng ta hiếu kính cha mẹ, săn sóc, phụng dưỡng cha mẹ, bởi vì làm như vậy cũng không đủ để trả ơn cha mẹ, nhưng theo đúng quy luật nhân quả của nhà Phật, công đức của người con hiếu thảo cũng đã vô cùng to lớn rồi. Và Ðức Phật đã tán thán công đức của những gia đình hiếu thuận, và những người con hiếu thuận như sau:

"Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy các con cái kính lễ mẹ cha ở nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm thiên. Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy, các con cái kính lễ cha mẹ ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận như các Ðạo sư thời xưa. Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận là đáng được cúng dường".

"Phạm Thiên, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha; các Ðạo sư ngày xưa, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa vói mẹ cha, đáng được cúng dường, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Vì cớ sao? Giúp đỡ rất nhiều, này các Tỳ kheo là mẹ cha đối với con cái, nuôi chúng lớn, dưỡng dục chúng, giới thiệu chúng vào đời" (Tăng Chi I, 147).

Ðức Phật là bậc trí tuệ, bậc giác ngộ lớn, không gì không biết, không gì không thấy. Nhân thế nào quả thế nào, Ðức Phật biết rõ, thấy rõ như trong lòng bàn tay. Những điều Phật biết, Phật thấy, chúng ta không biết không thấy, hoặc chỉ biết và thấy một cách đại khái.

Công đức, quả báo cuả những gia đình, những con cái hiếu thuận với cha mẹ, thực là lớn lao vô cùng, nhưng chỉ có Ðức Phật mới thấy rõ, biết rõ và giảng giải lại cho tất cả chúng ta được biết một cách thật là sinh động và cụ thể.

Thi hào Nguyễn Du tác giả truyện Kiều, có câu:

"Dù xây chín đợt phù đồ 
Không bằng làm phúc cứu cho một người".

Thông hiểu lời Ðức Phật về chữ Hiếu, chúng ta cũng có thể nói:

"Dù xây chín đợt phù đồ 
Không bằng hiếu thuận mẹ cha một ngày".

Tất nhiên, đây là cách nói. Con cái không phải hiếu thuận mẹ cha một ngày mà cả đời mình. "Một bên vai cõng cha, một bên vai cõng mẹ, như vậy suốt 100 năm, cũng không đủ để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của mẹ cha" (Tăng Chi I, 75).

Phật dạy rằng gia đình nào hiếu kính cha mẹ thì cũng không khác gì Phạm Thiên. Không khác gì bậc Ðạo sư thời xưa, và xứng đáng được cúng dường. Ý nghĩa của những ví dụ ấy như thế nào?

Những người Ấn Ðộ giáo và Bà la môn giáo, ngày xưa xem Phạm Thiên (Brahma) như là vị Thần tối thượng của họ, còn theo đạo Phât, Phạm Thiên là cõi trời Dục giới và Sắc giới. Ðức Phật đánh giá gia đình nào có con cái hiếu thuận với cha mẹ, cũng không khác gì cõi trời Phạm Thiên vậy, và những người sống trong gia đình như thế cũng giống như chư Thiên ở cõi trời Phạm Thiên vậy. Kính lễ, tán thán những người con hiếu thảo không khác gì kính lễ, tán thán Phạm Thiên. Và sống trong những gia đình hiếu thuận với cha mẹ, cũng tức là sống hạnh phúc, an lạc không khác gì sống ở cõi trời Phạm Thiên. Các bậc Ðạo sư thời xưa được tôn quý như là các bậc Thầy hướng dẫn đời sống đạo đức và tâm linh cho dân chúng. Ðức Phật tán thán những ngưòi con hiếu thuận với cha mẹ, cũng không khác gì các bậc Ðạo sư thời xưa. Vì cớ sao? Chính là vì, gương sáng hiếu thuận cha mẹ cũng là gương sáng của cuộc sống tâm linh và đạo đức cao cả. Và bởi lẽ, những người con hiếu thảo với cha mẹ, được Ðức Phật coi trọng như Phạm Thiên, như các bậc đạo sư thời xưa cho nên họ cũng xứng đáng được cúng dường.

Ngưòi Ấn Ðộ ngày xưa xem lửa như một vị Thần mà họ gọi là thần Agni. Họ có tập tục tế lửa. Anh em ông Ca-Diếp, trước khi quy y Phật, vốn là những người theo đạo tế Thần lửa. Nhưng Ðức Phật dạy rằng, cha và mẹ chính là lửa đáng cung kính và cúng dường vì cha và mẹ đem lại sự sống cho con cái, cũng như lửa đem lại ánh sánt ấm áp và sức sống cho muôn loài. Ðức Phật dạy: "Thế nào là lửa đáng cung kính? Ở đây, này Bà la môn, những người mẹ, những người cha của người ấy. Này, Bà la môn đáng gọi là lửa đáng cung kính" (Tăng Chi I, 74).

Ðức Phật lại nói rằng, nguời con hiếu thuận với cha mẹ, cung kính, tôn trọng, phụng dưỡng cha mẹ với của cải do chính sức mình làm ra một cách hợp pháp, thì cha mẹ cũng thương mến lại người con, và nói về con mình với những lời tốt đẹp: "Mong rằng, nó được sống lâu! Mong rằng thọ mạng nó được che chở lâu dài!" (Tăng chi II, 106).
 

3. Con cái hiếu thuận với cha mẹ, sẽ được sanh Thiên


Và Ðức Phật nói thêm là một ngưòi con, được cha mẹ thương mến nhờ vậy, sẽ được hưởng hạnh phúc nhiều và lâu dài. Những người con như thế sau khi mạng chung, sẽ được sanh lên các cõi Trời, ở đây, sẽ được sống sung sướng, an lạc, một đời sống sung sướng an lạc mà loài người chúng ta không tưởng tượng nổi:

"Thờ mẹ cha đúng pháp, 
Buôn bán đúng, thật thà, 
Gia chủ không phóng dật, 
Ðược sanh Tự Quang Thiên" (Kinh Tập, Sutta Nipata).

Tự Quang Thiên là một cõi trời, trong đó chúng sanh có thân hình đẹp đẽ chói sáng. Trong bài kệ trên của kinh Sutta Nipata, chúng ta chú ý câu:

"Thờ cha mẹ đúng pháp, 
Buôn bán đúng, thật thà...".

 

4. Thờ kính, phụng dưỡng cha mẹ đúng pháp.


Hiếu thuận, thờ kính cha mẹ là điều tốt lành, như Ðức Phật tán thán, nhưng phải thờ kính, hiếu thuận, phụng dưỡng cha mẹ với của cải do tự mình làm ra đúng pháp chứ không phải là phi pháp, phi đạo đức. Sát sinh, lấy của không cho, nói dối, nói ác, nói chia rẽ, làm các tà hạnh để có nhiều tiền của đem phụng dưỡng mẹ cha, đó là điều rất không tốt đẹp mà Ðức Phật cũng như các vị đệ tử của Ngài khuyên răn đừng có làm. Chúng ta chú ý lời sau đây của Ðức Phật nói với thanh niên Bà la môn Mahànàma:

"Ở đây, này Mahànàma, vị thiện nam tử, với những tài sản do nổ lực tinh tấn thu hoạch được, do sức mạnh của cánh tay gom góp lại, phải trả bằng những giọt mồ hôi đổ ra, làm một cách hợp pháp, cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường cha mẹ..." (Tăng Chi II, 106).

Ngài Xá Lợi Phất, trong kinh Dhananjàni (Trung Bộ II, 540), cũng nói rõ ý tứ của Phật là phải làm điều lành, không làm điều ác để phụng dưỡng cha mẹ:

"Này Dharanjàni, nhà người nghĩ thế nào? Một người vì cha mẹ, làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay là một ngưòi vì cha mẹ, làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, thì ai tốt đẹp hơn?".

"Thưa Tôn giả Sàriputta, người vì cha mẹ làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp. Và thưa Tôn giả Sàriputta, người vì cha mẹ làm các điều đúng pháp, làm các điều chân chánh, người ấy tốt đẹp hơn".

Và ngài Sàriputta kết luận: "Này, Dhananjàni, có những hành động khác, có nhận, đúng pháp, với những hành động này, có thể phụng dưỡng cha mẹ, không làm các điều ác, làm các điều ác, làm các điều lành. Những người làm các điều ác để nuôi dưỡng cha mẹ, cũng không thể tránh khỏi quả báo của những hành vi bất thiện của mình. Và như vậy, không thể lấy lý do nuôi dưỡng cha mẹ để tự cứu mình và bào chữa cho những hành vi bất chánh của mình".

Kinh Dhananjani tiếp đó, giải thích rõ, các con cái, vì mẹ cha mà làm điều ác, điều bất thiện thì cũng sẽ chịu quả báo, kể cả đọa địa ngục, và không thể viện lý do rằng, mình làm điều ác để phụng dưỡng cha mẹ, cho nên không chịu quả báo, không đọa địa ngục.
 

5. Khuyến khích cha mẹ có lòng tin chơn chánh, giới hạnh chân chánh, bố thí và trí tuệ chân chánh.


Một vấn đề được đặt ra là, theo đạo Phật, con cái làm thế nào để trả ơn đầy đủ cho cha mẹ? Bởi vì, như Ðức Phật dạy, con cái dù mộg bên vai cõng cha, một bên vai cõng mẹ, dù có làm 100 năm đi nữa, thì cũng không đủ để đền đáp công ơn cha mẹ, tuy rằng người con hiếu thảo vẫn được quả báo lớn và sau khi mệnh chung, sẽ sanh lên cõi trời. Ðức Phật trả lời rõ ràng vấn đề này trong Tăng Chi bộ kinh, tập I, trang 75:

"Những ai đền ơn bằng cách nuôi dưỡng, cúng dường cha mẹ với cuả cải vật chất, tiền bạc thời không bao giờ đủ để trả ơn cha mẹ. Nhưng này các Tỳ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, thì khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác giới thì khuyến khích, hướng dẫn an trú vào thiện giới; đối với cha mẹ xan tham, thì khuyến khích, hướng dẫn an trú vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác trí tuệ, thì khuyến khích, an trú vào trí tuệ, cho đến như vậy, này các Tỳ kheo, là làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha".

Vì sao Ðức Phật lại dạy như vậy? Ðấy là do công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái như trời, như biển, cho nên không thể nào lấy của cải vật chất để bù đắp lại được. Vả chăng, mọi của cải vật chất, đều vô thường biến hoại, nay còn mai mất, không có giá trị trường cửu. Trái lại, cha mẹ không có lòng tin đối với Tam Bảo, dối với chánh pháp, mà con cái biết hưóng dẫn, khuyến khích cha mẹ có được lòng tin; nếu cha mẹ làm điều ác, mà con cái biết hướng dẫn, khuyến khích cha mẹ làm điều lành, nếu cha mẹ keo kiệt, xan tham mà con cái biết hướng dẫn, khuyến khích cha mẹ bố thí; nếu cha mẹ có ác kiến, tà kiến và sống theo ác kiến, tà kiến mà con cái biết hướng dẫn, khuyến khích cha mẹ từ bỏ ác kiến; tà kiến, có được chánh tri kiến và sống theo chánh tri kiến thì những con cái đó đã làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha.

Tất nhiên, con cái muốn làm được như vậy, tự mình phải có đức tin chân chánh, tin ở Tam Bảo, tin ở chánh pháp; tự mình phải là ngưòi tốt lành và làm các điều tốt lành, tự mình thực hành các pháp bố thí: bố thí tài sản, bố thí pháp, bố thí vô úy (tức là sẵn sàng bảo vệ và giúp đỡ người khác để họ khỏi sợ hãi), và bố thí tùy hỉ (tức là luôn luôn làm cho người khác vui vẻ, và chia xẻ niềm vui với họ), tự mình học, tu đúng pháp để có trí tuệ chân chánh, hiểu biết chân chánh, khuyến khích cha mẹ bỏ điều ác làm điều lành, hoan hỷ bố thí và có trí tuệ chân chánh, một người con như vậy được Ðức Phật tán thán là đã trả ơn đủ cho cha và mẹ.

Chúng ta cần chú ý là: Tự mình không tin thì làm sao xây dựng được lòng tin cho cha mẹ hay người khác được? Tự mình không làm điều lành, không bố thí, không có trí tuệt thì làm sao khuyến khích cha mẹ và người khác làm điều lành, bố thí và có trí tuệ được?
 

6. Những người con xuất gia đều là con cái chí hiếu.


Ở đây, luôn tiện tôi muốn trả lời một thắc mắc, mà những theo đạo Nho thừng hay nêu lên đối với đạo Phật. Họ cho rằng, những người xuất gia, từ bỏ gia đình, cầu đạo giải thoát, đều là những người con bất hiếu. Ðó là những thắc mắc của những người không hiểu gì về lý tưởng xuất gia của đạo Phật. 

Xuất gia không phải là từ bỏ cha mẹ và người thân, xuất gia chỉ có nghĩa là từ bỏ danh lợi thế gian, từ bỏ những tình cảm hẹp hòi vị kỷ gắn liền với danh lợi thế gian, từ bỏ tham, sân, si. Xuất gia là chấp nhận tất cả chúng sinh, tất cả mọi người trong xã hội, không phân biệt thân, sơ, đều là người thân tất cả, đều là cha mẹ, anh, em, con cái ruột thịt của mình, đức Phật, được tôn gọi là đấng từ phụ, nghĩa là Cha lành, vì Ngài yêu thương tất cả chúng sinh như người mẹ thương yêu người con một của mình. Người xuất gia cũng vậy, noi gương Ðức Phật, xem toàn bộ xã hội như là gia đình của mình, mọi ngưòi trong xã hội đều là bà con thân thiết, đều như cha mẹ, anh em, con cái ruột thịt của mình.

Nhưng điều quan trọng là người xuất gia báo hiếu bằng cách xây dựng đức tin cho cha mẹ thiếu đức tin, khuyến khích cha mẹ bỏ ác làm lành, bố thí và tu học chánh pháp, có được trí tuệ chân chánh. Và như vậy, theo lời Phật dạy, chính là báo hiếu cha mẹ một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất.

Ðức Phật dạy rằng, lòng tin là sức mạnh. Vì vậy, đem lại cho cha mẹ lòng tin, tức là đem lại cho cha mẹ sức mạnh. Ðức Phật dạy:

"Dựa trên thiện nam tử có lòng tin, các người trong gia đình được lớn lên về năm phương diện: thế nào là năm? Lớn lên về lòng tin lớn lên về giới, lớn lên về học hỏi, lớn lên về bố thí, lớn lên về trí tuệ. Dựa trên thiện nam tử có lòng tin, các người trong gia đình được lớn lên vì năm sự lớn lên này" (Tăng Chi II, 49)

Cần chú ý là Ðức Phật tán thán lòng tin không phải vì lòng tin, mà vì lòng tin dẫn tới giới hạnh, học hỏi, bố thí và trí tuệ. Con cái đem lại lòng tin cho cha mẹ, cũng tức là đem lại cho cha mẹ giới hạnh, học hỏi, bố thí và trí tuệ.
 

7. Truyện dân gian "Nam Hải Quan Âm": Diệu Thiện trả ơn cha mẹ bằng cách độ thoát cho cha mẹ.


Trong chuyện dân gian Việt Nam, có truyện thơ "Nam Hải Quan Âm" rất được ưa chuộng. Ðây là truyện một công chúa xuất gia độ thoát cho vua cha là người rất hung ác, một công chúa ở nước Hùng Lâm bên Ấn Ðộ nhưng lại sang tu ở núi Hương Tích của Việt Nam. Truyện mở đầu bằng những câu thơ, tóm tắt toàn bộ ý tứ của truyện:

"Chân như Ðạo Phật rất mầu, 
Tâm trung chữ hiếu, niệm đầu chữ nhân, 
Hiếu là độ được song thân 
Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài".

Ðạo Phật có một quan niệm rất rộng lớn, phóng khoáng đối với hiếu và nhân. Hiêu là độ thoát được cha mẹ, hướng dẫn cha mẹ thoát khỏi vòng tội lỗi, mê lầm, đến với giới hạnh và trí tuệ. Còn nhân là độ thoát tất cả mọi loài, mọi chúng sanh, hướng dẫn tất cả mọi chúng sanh thoát khỏi vòng tội lỗi và mê lầm đến với giới hạnh và trí tuệ.

Truyện tả cảnh núi Hương Tích nơi Phật khuyên công chúa Ấn Ðộ sang đấy tu hành:

"Ðức Phật mới chỉ đường tu 
Rằng có một chùa tại Hương Tích sơn 
Gần bể Nam Việt thanh nhàn 
Sang tu chốn ấy sẽ toan viên thành 
Núi cao ngân ngất mịt mù 
Âm thanh cảnh vắng bốn mùa cỏ cây 
Trên thì năm sắc từng mây 
Dưới thì bể nước trong vầy như gương 
Cá chim chầu tại tĩnh đường 
Hạc thưòng hiếu quả, hươu thường dâng hoa".

Và chính tại núi Hương Tích naỳ, công chúa đã tu hành thành đạo quả và:

"Trên thời hiếu báo sanh thành, 
Dưới thời nhân cứu chúng sanh Ta Bà"

 

8. Truyện "Quan Âm Thị Kính": Tiểu Kỉnh Tâm đối đãi với con Thị Mầu như con của mình.


Khác với truyện "Nam Hải Quan Âm", truyện Quan Âm Thị Kính giới thiệu một nét khác của người xuất gia theo đạo Phật: Tiểu Kỉnh Tâm xem con của Thị Mầu như là con của mình không khác, bởi vì như Ðức Phật dạy, người xuất gia phải có lòng từ rộng lớn, phải thương yêu tất cả mọi chúng sanh như là người mẹ thương yêu con một của mình vậy. Tiểu Kính Tâm mặc dù bị Thị Mầu vu oan, nhưng lại hết lòng nuôi con Thị Mầu, chu đáo tận tình như con đẻ. Kỉnh Tâm tuy xuất gia ở chùa nhưng lòng vẫn nhớ cha mẹ vẫn không khuây:

"Bạch Vân khuất nẻo xa xa 
Song thân ta đấy là nhà phải không? (Quan Âm Thị Kính).

Người xuất gia không phải cắt đứt tình cảm đối với cha mẹ, gia đình, thân thuộc. Người xuất gia chỉ đặt tình cảm dió trên một bình diện rộng lớn hơn, với một mức độ thắm thiết và sâu sắc hơn. Chúng ta hãy nghe sư cụ chùa Vân, hát theo điệu kể hạnh, những lời ca về Tiểu Kính Tâm thành Phật Quam Âm, độ được mẹ cha, cứu được con thơ:

"Nay bà Thị Kính hóa duyên 
Nam mô Phật độ vô biên hằng hà 
Hóa thân được cả mẹ cha, 
Kìa là bạn cũ, nọ là con thơ, 
Thế gian trông thấy sờ sờ..."

Như vậy Kỉnh Tâm xuất gia tu đạo Phật, đã đền đáp đầy đủ công ơn cha mẹ, giúp đời cứu người, chữ hiếu chữ nhân đều vẹn toàn. Truyện "Quan Âm Thị Kính" kết thúc bằng hình ảnh Ðức Phâạt Thiên Tôn hiện ra cho mọi người được thấy, phán truyền cho mọi người biết tin Tiểu Kỉnh Tâm đã thành Phật Quan Âm, cha mẹ Kỉnh Tâm đều được độ thoát, thậm chí cả chàng Thiện Sĩ, chồng cũ của Kỉnh Tâm và con của Thị Mầu cũng được nhờ ơn:

"Giữa trời một đóa tường vân 
Ðức Thế Tôn hiện toàn thân xuống đàn 
Vần vần tỏ rạng tường loan 
Tràng phan, bảo cái giao hoan âm thầm 
Truyền cho nào tiểu Kỉnh Tâm 
Thị thăng làm Phật Quân Âm tức thì 
Lại thương đến đứa tiểu nhi, 
Lên tay cho đứng liền bấy giờ 
Kìa như Thiện Sĩ lờ đờ 
Cho làm vẹt đứng nhờ một bên 
Ðộ cho hai khóm xuân huyên, 
Ra tay cầm quyết bước lên trên tòa. 
Siêu thăng thoát cả một nhà 
Từ đây phước đẳng hà sa vô cùng".

Truyện Quan Âm Nam Hải cũng như truyện Quan Âm Thị Kính đều có nội dung báo hiếu, theo quan niệm đúng đắn và rộng lớn của đạo Phật.

Ðạo Phật là đạo giải thoát. Con cái, báo hiếu cha mẹ, không phải chỉ phụng dưỡng cha mẹ bằng tất của cải vật chất, mà còn giúp cho cha mẹ có được lòng tin chân chính, giới hạnh chân chính, trí tuệ chân cháng, hiểu biết thế nào là đạo giải thoát và sống theo nếp đạo giải thoát.

Ðó là nghĩa chữ Hiếu theo đạo của chúng ta.

Là Phật tử, mọi người chúng ta hãy cố gắng, sống trọn vẹn theo đạo Phật như lời đức Phật dạy. Không những chúng ta nói như vậy mà chúng ta làm như vậy, sống như vậy. Không những bản thân chúng ta sống như vậy, làm như vậy, mà chúng ta còn khuyến hkích, hướng dẫn con cái, bạn bè, người thân, tất cả mọi người mọi đều biểu như vậy, sống như vậy, làm như vậy.

Mọi gia đình Phật tử chúng ta phải là những gia đình hiếu thuận, trong đó con cái hiếu thảo với cha mẹ, cha mẹ săn sóc, dạy dỗ con cái, vợ chồng thương yêu, kính trọng lẫn nhau, anh chị em sống hòa thuận vui vẻ với nhau. Mọi gia đình như vậy, Ðức Phật xem ngang hàng với cõi trời Phạm Thiên, là cõi trời cao nhất của Dục giới và Sắc giới. Những người sống trong những gia đình như thế, Ðức Phật xem ngang hàng với các Phạm Thiên, sống ở cõi đời Phạm Thiên, xứng đáng được mọi người tán thán, cung kính, cúng dường.
 

9. Số con cái không hiếu thảo nhiều hơn số con cái hiếu thảo


Hiếu thảo với cha mẹ có công đức lớn như vậy, lại phù hợp với đạo lý thế gian cũng như với đạo lý nhà Phật. Ấy thế mà vô lý thay, ở đời:

"Mẹ nuôi con, như trời như bể, 
Con nuôi mẹ, con kể từng ngày".

Ở đời, số người con hiếu thảo thường ít hơn số con người con bất hiếu. Số người sống thuận với đạo lý thế gian và Ðạo Phật thường ít hơn là số người sống ngược với đạo lý thế gian và đạo lý nhà Phật. Chính vì vậy mà ở đời, số người bất hạnh có nhiều hơn số người hạnh phúc.

Khi so sánh số người con bất hiếu ở đời quá nhiều, và số người con có hiếu ở đời quá ít, Ðức Phật đã dùng ví dụ sinh động sau đây:

"Rồi Thế Tôn lấy một ít đất trên đầu móng tay mà bảo các bậc Tỳ kheo: "Các người nghĩ thế nào, này các Tỳ kheo! Cái nào là nhiều hơn, một ít đất ta lấy trên đầu móng tay hay là quả đất lớn này?

"Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất lớn này: Còn ít hơn là một ít đất ta lấy trên đầu móng tay hay quả đất lớn này?

"Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất lớn này: còn ít hơn là một ít đất Thế Tôn lấy trên đầu móng tay...

"Cũng vậy, này các Tỳ kheo! Ít hơn là chúng sanh có hiếu kính với mẹ, và nhiều hơn là chúng sanh không hiếu kính với mẹ. Cũng vậy, ít hơn là chúng sanh có hiếu kính với cha, và nhiều hơn là chúng sanh không hiếu kính với cha...
 

10. Ðức Phật cũng nhắc nhủ người cha, người mẹ phải có bổn phận với con cái.


Khi Ðức Phật khuyên bảo con gái phải hết lòng kính yêu phụng dưỡng cha mẹ, Ngài cũng không quên nhắc nhủ về bổn phận của cha mẹ đối với con cái. Trong kinh "Giáo thọ Thi ca la việt" (Trường bộ kinh IV, 188b) Ðức Phật dạy:

"Người con có năm bổn phận đối với cha mẹ: nuôi dưỡng cha mẹ khi cha mẹ già yếu, làm đủ bổn phận người con đối với cha mẹ, giữ gìn truyền thống gia đình, bảo vệ tài sản thừa tự và làm tang lễ khi cha mẹ qua đời. Cha mẹ cũng có năm bổn phận đối với con cái: ngăn chặn con điều ác, khuyến khích con làm điều thiện, dạy con nghề nghiệp, cưới vợ xứng đáng cho con, đúng thời trao của cải thừa tự cho con".

Với một bậc đại giác ngộ, đại trí tuệ như Phật, những lời dạy của Ngài bao giờ cũng hết tình, hết nhẽ. Là người cha, người mẹ, là con cái của các gia đình Phật Tử, chúng ta hãy suy ngẫm, ôn kỹ những lời dạy chí lý chí tình của Ðức Phật về chữ Hiếu, và thực hiện những lời dạy dỗ một cách trọn vẹn trong mọi gia đình chúng ta, trong đời sống hàng ngày của chúng ta.
 

11. Tất cả gia đình Phật tử phải là những gia đình hiếu thuận.

Vì sao Ðức Phật lại nói những con bất hiếu là số nhiều, những nguời con hiếu thảo là số ít? Ðức Phật nói như vậy là để răn dạy chúng sanh, cũng như bà mẹ Việt Nam thường nói: "Nước mắt chảy xuôi, không bao giờ chảy ngược, cha mẹ bao giờ cũng thương con hơn là con thương cha mẹ".

Nhưng các gia đình Phật tử chúng ta không thể sống theo nếp sống tầm thường và phản đạo lý đó của thế gian được. Không phải chỉ là số nhiều mà tất cả gia đình Phật tử hằng lui tới Thiền viện Vạn Hạnh, Viện nghiên cứu Phật học và Trường Cao cấp Phật học này đều phải là những gia đình hiếu thảo và hòa thuận, đều là những cõi Trời Phạm Thiên trên cõi thế này, xứng đáng được mọi người tán thán, ngợi khen, được các gia đình không phải Phật tử học tập, noi theo.

Nhân ngày lễ Vu Lan truyền thống, tôi thành tâm cầu nguyện để cho trong xã hội đang gặp nhiều khó khăn này, mọi gia đình Phật tử chúng ta phải là một điểm sáng, tỏa sáng, rực sáng vì ánh sáng bao giờ cũng đẩy lui bóng tối, tình thương bao giờ cũng chiến thắng tội ác, trí tuệ bao giờ cũng khuất phục dốt nát và si mê, hạnh phúc và đạo đức bao giờ cũng vượt lên trên bất hạnh và phi đạo đức.

Chúc quý vị một mùa Vu Lan hoan hỷ. Chúc các gia đình quý vị được an lạc và toả sáng như cõi trời Phạm Thiên.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. 
Tỳ kheo Thích Minh Châu

 

HẾT


Nguồn tin: Thư Viện Hoa Sen
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Giới thiệu

CÁC NGÀY VÍA PHẬT

Tháng GiêngNgày mồng một, vía Đức Phật Di Lặc Tháng HaiNgày mồng tám, vía Đức Phật Thích Ca xuất giaNgày rằm,vía Đức Phật Thích Ca nhập diệtNgày 19,vía Đức Quán Thế Âm Bồ tátNgày 21,vía Đức Phổ Hiền Bồ tát Tháng BaNgày 19,vía Đức Chuẩn Đề Bồ tát Tháng TưNgày mồng bốn,vía Đức Văn Thù Bồ tátNgày...

Thống kê

  • Đang truy cập: 44
  • Khách viếng thăm: 43
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 6203
  • Tháng hiện tại: 1719787
  • Tổng lượt truy cập: 59372720

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile