Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Chẳng qua chỉ là một bát cơm…

Đăng lúc: Thứ hai - 05/03/2018 04:31 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Ông bà mình cấy lúa thì phải cúi đầu, khom lưng và đi lùi về sau. Chẳng qua chỉ là một bát cơm…
Chẳng qua chỉ là một bát cơm…

Chẳng qua chỉ là một bát cơm…

Một ngày nọ, có hai người ở tại nơi làm việc cảm thấy không hài lòng nên quyết định cùng nhau đi tới một ngôi chùa tìm một vị đại sư xin giúp đỡ.

Khi gặp được vị đại sư, một trong hai người nói: “Thưa đại sư, chúng con ở phòng làm việc hay bị ức hiếp, quá thống khổ, cầu xin ngài chỉ bảo, chúng con có nên xin nghỉ việc ở đó hay không?”

Vị đại sư từ từ khẽ nhắm hai mắt lại, giống như đang trầm ngâm, sau nửa ngày, vị đại sư cuối cùng cũng mở lời, nhưng lại chỉ nói đúng 5 từ: “Bất quá nhất oản phạn” (Tạm dịch: “Chẳng qua chỉ là một bát cơm”). Sau đó, vị đại sư liền phất phất tay, ý bảo hai người rời đi.

Sau khi hai người trở lại công ty, một người trong đó lập tức nộp đơn xin nghỉ việc, quyết định trở về quê hương làm ruộng, người còn lại tiếp tục ở lại công ty.

Thoáng một cái đã mười năm trôi qua, người trở về quê hương làm ruộng, luôn tích cực học hỏi kinh nghiệm từ những người nông dân đi trước, lấy môi trường thân thiện làm phương thức kinh doanh, kết quả của sự cần cù cố gắng là đã trở thành một chuyên gia nông nghiệp.

Còn vị ở lại công ty thì sao? Cũng không hề thua kém, anh ta đã tự mình điều chỉnh cho phù hợp, cũng cố gắng thể hiện năng lực, nên dần dần được coi trọng, hiện giờ đã trở thành người quản lý.

Đến một ngày, hai người gặp lại nhau.

Vị chuyên gia nông nghiệp nói: “Thật là kỳ lạ, đại sư nói cho chúng ta biết “Bất quá nhất oản phạn”, năm chữ này tôi nghe xong liền hiểu ngay, chẳng qua cũng chỉ vì một bát cơm thôi, sao phải miễn cưỡng ở lại công ty mà không rời đi? Cho nên tôi đã xin nghỉ việc ngay.” Sau đó, anh ta hỏi người quản lý: “Tại sao khi đó anh lại không nghe theo lời nói của đại sư vậy?”.

Người quản lý vừa cười vừa nói: “Tôi nghe xong đại sư nói “bất quá một bát cơm”, nên mỗi khi phải chịu nhiều sự khinh bỉ, chịu nhiều rắc rối, tôi chỉ cần nghĩ: ‘Cùng lắm cũng chỉ là để kiếm miếng cơm ăn’, cho nên dù ông chủ nói bất kể điều gì khó chịu, chỉ cần mình bớt hờn giận, bớt so đo là được rồi. đại sư không phải là có ý này sao?”.

Một ngày khác, họ lại đến thăm đại sư, dĩ nhiên, vị đại sư đã dần dần già đi rồi, ông ngồi trước mặt hai người và vẫn từ từ nhắm mắt lại, sau một ngày trôi qua, ông cũng chỉ nói ra năm từ: “Bất quá nhất niệm gian”(Tạm dịch: “Chẳng qua chỉ là sai khác ở một niệm”), sau đó lại một lần nữa phất phất tay.

Hai người bèn nhìn nhau cười, dường như trong lòng đã hiểu rõ.

Tác giả bài viết: Mai Trà
Nguồn tin: Pháp bảo
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Giới thiệu về Thiền Lâm

LỜI NGỎ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni ! Kính thưa quý Phật tử và quý Thiện hữu tri thức ! Trong cuộc sống hiện đại, con người luôn bị thôi thúc, cuốn hút bởi rất nhiều thông tin từ mọi hướng nhưng không ai trong chúng ta lại không nhìn nhận rằng, công nghệ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 108
  • Khách viếng thăm: 107
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 4639
  • Tháng hiện tại: 1356834
  • Tổng lượt truy cập: 59009767

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile