Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

THIỀN SƯ THƯỜNG THÔNG

Đăng lúc: Thứ hai - 25/06/2012 14:08 - Người đăng bài viết: Thiền Lâm
THIỀN SƯ THƯỜNG THÔNG

THIỀN SƯ THƯỜNG THÔNG

 núi Tuyết Đậu - (834-905)

Sư họ Lý quê ở Hình Châu, vào núi Thước xuất gia. Năm hai mươi tuổi, Sư trở về chùa Khai Nguyên ở bổn Châu thọ giới, ở đây học kinh luật bảy năm. Sư tự than: ?Ma-đằng sang Hán dịch ra văn này, Đạt-ma đến Lương nói rõ việc gì? Sư bèn cất bước du phương, đến tham vấn Hòa thượng Trường Sa.

Trường Sa hỏi:- Ngươi người ở xứ nào?

Sư thưa:- Ở Hình Châu.

- Ta bảo chẳng phải từ kia đến.

- Hòa thượng đã từng ở đây chăng?

Trường Sa chấp nhận, cho vào thất.

Sau, Sư đến Động Sơn, Thạch Sương thấy pháp không có vị khác. Đến niên hiệu Hàm Thông, Sư dạo Tuyên Thành, Quận thú lập Thiền uyển nơi núi Ta Tiên để hiệu Đoàn Thành Viện thỉnh Sư trụ trì. Tăng chúng tìm đến tham vấn

*

Tăng hỏi: ?Thế nào là mật thất?? Sư đáp: ?Chẳng thông gió.? Tăng hỏi: ?Thế nào là người trong mật thất?? Sư đáp: ?Các thánh tiên xem chẳng thấy.? Lại nói: ?Ngàn Phật không thể nghĩ, muôn thánh chẳng thể bàn, càn khôn hoại mà không hoại, hư không bao mà chẳng bao, tất cả so sánh không bằng, ba đời xướng mà chẳng khởi.?

*

Khoảng niên hiệu Quang Khải (883-885) giặc cướp nổi loạn, Sư đem đồ chúng đến Tứ Minh. Đến niên hiệu Đại Thuận năm thứ hai (891), Quận thú thỉnh Sư ở núi Tuyết Đậu, ở đây sự giáo hóa được hưng thạnh.

*

Niên hiệu Thiên Hựu năm thứ hai (905) tháng bảy, Sư có chút ít bệnh, nhóm chúng thắp hương phó chúc xong, chấp tay thị tịch, thọ bảy mươi hai tuổi.

Tác giả bài viết: HT Thích Thanh Từ
Nguồn tin: thuongchieu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 141
  • Khách viếng thăm: 140
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 6703
  • Tháng hiện tại: 376889
  • Tổng lượt truy cập: 59816906

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile