Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Thiền Sư TỊNH GIỚI

Đăng lúc: Thứ ba - 29/05/2012 09:30 - Người đăng bài viết: Thiền Lâm
Thiền Sư TỊNH GIỚI

Thiền Sư TỊNH GIỚI

(? - 1207)-(Đời thứ 10, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư tên Chu Hải Ngung, quê làng Giang Mão. Xuất thân trong gia đình hàn vi, nhưng tánh tình Sư rất thuần hậu, lúc nhỏ theo học Nho. Đến năm 26 tuổi, Sư mang bệnh nặng, mộng thấy thần nhân cho thuốc. Tỉnh giấc, bệnh được lành, Sư bèn quyết chí xuất gia. Theo một vị kỳ túc trong làng, Sư được thọ giới cụ túc và chuyên nghiên cứu về Luật tạng.

Nghe ở vùng Lãng Sơn thanh u vắng vẻ, tiện cho sự tu học, Sư chống gậy đi về phương đông. Trải qua bảy năm tham học, Sư gặp được Thiền sư Bảo Giác ở chùa Viên Minh, qua một câu nói, Sư liền khế hội.

Khoảng niên hiệu Chính Long Bảo Ứng (1163-1173), lúc Thiền sư Bảo Giác sắp tịch có nói:

- Sanh già bệnh chết là việc thường của người đời, riêng ta há lại khỏi sao?

Sư liền hỏi:- Ngày nay Tôn đức thế nào ?

Bảo Giác cười nói kệ:

          Muôn pháp về không không thể nương,

          Chân như lặng lẽ hiện tỏ tường,

          Thấu tột nguồn tâm không chỗ chỉ,

          Nước tâm bóng nguyệt bặt nghĩ lường.

          (Vạn pháp qui không vô khả y,

          Qui tịch chân như mục tiền ky,

          Đạt ngộ tâm viên vô sở chỉ,

         Thủy tâm thủy nguyệt dẫn tâm nghì.)

 (Câu này nguyên văn “thủy thủy tâm nguyệt dẫn tâm nghì”, hai chữ thủy viết lộn nên đổi lại.)

Nói kệ xong, Bảo Giác truyền tâm ấn cho Sư.

Từ đây, tùy phương giáo hóa, dần dần đến chùa Quốc Thanh trên núi Linh Bí ở An Phủ, Sư bèn dừng lại trụ trì. Sư ở đây cấm túc sáu năm chuyên tu hạnh đầu-đà. Quan Châu mục tên Phạm Từ nghe danh đức rất quí mến, đến ra mắt và kính lễ, ông phát tâm thỉnh Sư đúc hồng chung để tại sơn môn.

Sau, Sư trở về làng cũ trùng tu lại ngôi chùa Quảng Thánh và quyên tiền đúc chuông, mua trống, dựng bia. Sư trụ luôn ở đây thu nhận môn đồ giáo hóa.

Có vị tăng hỏi:- Thế nào là Phật lý ?

Sư đáp:- Ngươi, ta.

Sư thường bảo:

- Tánh của tâm chính là tánh của Như Lai tạng tâm. Thế nên tự tánh tâm thanh tịnh vậy.

Đến ngày 7 tháng 7 niên hiệu Trị Bình Long Ứng thứ ba (1207), sắp tịch Sư nói kệ:

          Thời nay giảng đạo hiếm tri âm,

          Chỉ bởi vì người mất đạo tâm.

          Nào giống Tử Kỳ nghe nhạc giỏi,

          Nghe qua suốt cả Bá Nha cầm.

          (Thử thời thuyết đạo hãn tri âm,

          Chỉ vị như tư tán đạo tâm.

          Hề tợ Tử Kỳ đa sảng sấm,

          Thính lai nhất đạt Bá Nha cầm.)

Lại nói:

          Thu về mát mẻ thích trong lòng,

          Tám đấu tài cao hát thong dong.

          Cửa thiền những thẹn người si độn,

          Biết lấy câu gì để truyền tâm.

          (Thu lai lương khí sảng hung khâm,

          Bát đấu tài cao đối nguyệt ngâm.

          Kham tiếu thiền gia si độn khách,

          Vi hà tương ngữ dĩ truyền tâm?)

          Nói kệ xong, Sư ngồi kiết già thị tịch.


Nguồn tin: thuongchieu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 144
  • Khách viếng thăm: 143
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 51413
  • Tháng hiện tại: 364303
  • Tổng lượt truy cập: 59804320

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile