Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Thiền Sư TRÍ

Đăng lúc: Thứ hai - 28/05/2012 08:47 - Người đăng bài viết: Thiền Lâm
Thiền Sư TRÍ

Thiền Sư TRÍ

(Đời thứ 16, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Lê tên Thước, dòng dõi Ngự Man Vương triều Lê Đại Hành quê ở Phong Châu. Ông nội tên Thuận Tông làm quan triều Lý, chức Trung thư đại liêu ban, kết duyên với công chúa Kim Thành. Ông thân sinh Sư tên Đạc làm quan chức Minh Tự. Người anh tên Kiếm bổ chức Tam Nguyên Đô Tuần Kiểm và Châu mục. Thuở nhỏ, Sư vẫn theo nghiệp trường ốc, thi đỗ Tiến sĩ, sung chức Cung Hầu Thư Gia.

Năm 27 tuổi, Sư theo ông anh đến Pháp tịch của Thiền sư Giới Không, nghe giảng kinh Kim Cang đến câu:

          Tất cả pháp hữu vi,

          Như mộng huyễn bọt bóng,

          Như sương cũng như điện,

          Phải quán sát như thế.

          (Nhất thiết hữu vi pháp,    

          Như mộng huyễn bào ảnh, 

          Như lộ diệc như điện,       

          Ưng tác như thị quán.)      

Bỗng nhiên Sư cảm ngộ, bèn nghĩ: “Năm lời của đức Như Lai chẳng phải luống dối. Bởi tất cả pháp trong thế gian đều hư huyễn không thật chỉ có Đạo mới là chân thật. Ta còn cầu cái gì? Nhà Nho thì truyền bá đạo vua tôi cha con; Phật pháp thì dạy rõ công đức của Thanh văn, Bồ-tát. Hai lối dạy tuy có khác, tựu trung chỉ về một mối mà thôi. Nhưng muốn vượt khỏi khổ lớn sanh tử, dứt chấp có không, ngoài Phật giáo không thể được vậy.”

Nghĩ xong Sư xin cạo tóc xuất gia.

*

*  *

Sau khi được tâm ấn, Sư thẳng vào núi Từ Sơn tạm trú dưới gốc cây, ngày đêm thiền định chuyên tu khổ hạnh, thệ trọn sáu năm.

Một hôm Sư đang ngồi thấy con cọp đuổi con nai chạy đến. Sư dụ bảo chúng: “Tất cả chúng sanh đều yêu tiếc tánh mạng, các ngươi chớ nên hại nhau.” Cọp nghe lời Sư cúi đầu sát đất nhận qui y rồi đi.

Mãn sáu năm, Sư xuống chân núi cất am tên Phù Môn, thu nhận đồ chúng giáo hóa. Tín thí bốn phương dâng lễ cúng dường chất đầy cả am.

Quanh núi có bọn man rợ tụ tập nhau làm trộm cướp. Mỗi khi Sư đi ra ngoài, thường có cọp lớn nằm duỗi chân trước cửa am. Kẻ trộm thấy thế chẳng dám xâm phạm, chúng lại cầu xin Sư chỉ dạy đạo lý. Những người được Sư dạy dỗ trở về con đường lương thiện rất nhiều.

Triều Lý hai vua Anh Tông và Cao Tông nhiều lần vời Sư về kinh, mà Sư đều từ chối.

Quan Phụ quốc Thái úy Tô Hiến Thành và Thái bảo Ngô Hòa Nghĩa đều xin làm đệ tử Sư, mà suốt mười năm chưa từng biết mặt thầy. Bỗng một hôm, thầy trò gặp nhau rất hoan hỉ. Vừa hỏi thăm xong, Sư bèn nói kệ dặn dò:

          Đã mang giống Phật dưỡng trong lòng,

          Nghe nói lời mầu ý thích mong.

          Vất ngoài ngàn dặm niềm tham muốn,

          Lý nhiệm càng ngày càng bao dong.

          (Ký hoài xuất tố dưỡng hung trung,

          Văn thuyết vi ngôn ý duyệt tùng.

          Tham dục truất trừ thiên lý ngoại,

          Hy di chi lý nhật bao dung.)

Lại nói:                  

          Đạm bạc tự giữ

          Chỉ đức là vụ.

          Hoặc nói lời lành

          Tha thiết một câu:

          Lòng không bỉ ngã,

          Đã dứt bụi mù,

          Ngày đêm lên xuống,

          Không hình khá trụ,

          Như bóng như vang,

          Không vết khá đến.

          (Đạm nhiên tự thủ             

          Duy đức thị vụ.      

          Hoặc vân thiện ngôn

          Quyền quyền nhất cú

          Tâm vô bỉ ngã

          Ký tuyệt hôn mai,

          Nhật dạ trắc giáng,

          Vô hình khả trụ.      

          Như ảnh như hưởng

          Vô tích khả thú.)     

Nói xong, Sư chấp tay ngồi ngay thẳng vui vẻ thị tịch. Các công khanh và đệ tử gào khóc thảm thiết, tiếng vang cả núi.


Nguồn tin: thuongchieu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 52
  • Khách viếng thăm: 51
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 13320
  • Tháng hiện tại: 255322
  • Tổng lượt truy cập: 59695339

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile