Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Thiền Sư Việt Nam

Đăng lúc: Chủ nhật - 27/05/2012 09:38 - Người đăng bài viết: Thiền Lâm
Thiền tông truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI, do Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma). Đến thế kỷ thứ VII, Thiền tông truyền sang Việt Nam, do Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci). Thế là, Thiền tông có mặt ở Việt Nam sau Trung Hoa một thế kỷ. Đến thế kỷ thứ XII, Thiền tông mới truyền vào Nhật Bản. So Việt Nam với Nhật Bản, Thiền tông truyền bá ở Việt Nam trước Nhật Bản đến năm thế kỷ.
Thiền sư Việt Nam

Thiền sư Việt Nam

THIỀN SƯ VIỆT NAM


Thích Thanh Từ

DL 1999 - PL 2543


MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời tựa tái bản

Đồ biểu phái Thiền Tông ở Trung Hoa truyền sang Việt Nam

Đồ biểu phái thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi

Đồ biểu phái thiền Vô Ngôn Thông

Đồ biểu phái thiền Thảo Đường

 

Khương Tăng Hội 

Thích Đạo Thiền

Thích Huệ Thắng

Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi  (? - 594)

Thiền sư Pháp Hiền  (? - 626)

Thiền sư Thanh Biện  (? - 686)

Thiền sư Định Không  (730 - 808)

Thiền sư Vô Ngôn Thông  (? - 826)

Thiền sư Cảm Thành  (? - 860)

Thiền sư Thiện Hội  (? - 900)

Trưởng lão La Quí  (852 - 936)

Thiền sư Pháp Thuận  (914 - 990)

Thiền sư Vân Phong  (? - 956)

Đại sư Khuông Việt  (933 - 1011)

Thiền sư Ma-ha

Thiền Ông Đạo Giả  (902 - 979)

Thiền sư Sùng Phạm  (1004 - 1087)

Thiền sư Định Huệ

Thiền sư Vạn Hạnh  (? - 1018)

Thiền sư Đa Bảo  (thời Lý Thái Tổ)

Định Hương trưởng lão  (? - 1051)

Thiền Lão thiền sư  (thời Lý Thái Tông)

Thiền sư Thảo Đường  (thời Lý Thánh Tông)

Thiền sư Viên Chiếu  (999 - 1090)

Phụ bản Tham Đồ Hiển Quyết

Thiền sư Cứu Chỉ

Thiền sư Đạo Hạnh  (? - 1115)

Thiền sư Bảo Tánh và Minh Tâm  (? - 1034)

Thiền sư Quảng Trí  (tịch 1085 - 1091)

Thiền sư Thuần Chân  (? - 1101)

Thiền sư Trì Bát  (1049 - 1117)

Thiền sư Huệ Sinh  (? - 1063)

Thiền sư Ngộ Ấn  (1019 - 1088)

Thiền sư Mãn Giác  (1052 - 1096)

Quốc sư Thông Biện  (? - 1134)

Thiền sư Bổn Tịch  (? - 1140)

Thiền sư Thiền Nham  (1093 - 1163)

Thiền sư Minh Không  (1076 - 1141)

Thiền sư Khánh Hỷ  (1066 - 1142)

Thiền sư Giới Không  (thời Lý Thần Tông)

Thiền sư Pháp Dung  (? - 1174)

Thiền sư Không Lộ  (? - 1119)

Thiền sư Đạo Huệ  (? - 1172)

Thiền sư Bảo Giám  (? - 1173)

Thiền sư Bổn Tịnh  (1100 - 1176)

Thiền sư Trí  (thời Lý Cao Tông)

Thiền sư Chân Không  (1045 - 1100)

Thiền sư Đạo Lâm  (? - 1203)

Ni sư Diệu Nhân  (1041 - 1113)

Thiền sư Viên Học  (1073 - 1136)

Thiền sư Tịnh Thiền  (1121 - 1193)

Quốc sư Viên Thông  (1080 - 1151)

Thiền sư Giác Hải  (thời Lý Nhân Tông)

Thiền sư Tịnh Không  (? - 1170)

Thiền sư Đại Xả  (1120 - 1180)

Thiền sư Tín Học  (? - 1190)

Thiền sư Trường Nguyên  (1110 - 1165)

Thiền sư Tịnh Lực  (1112 - 1175)

Thiền sư Trí Bảo  (? - 1190)

Thiền sư Nguyện Học  (? - 1174)

Thiền sư Minh Trí  (? - 1196)

Thiền sư Tịnh Giới  (? - 1207)

Thiền sư Quảng Nghiêm  (1121 - 1190)

Thiền sư Thường Chiếu  (? - 1203)

Thiền sư Y Sơn  (? - 1213)

Thiền sư Thần Nghi  (? - 1216)

Thông Thiền đại sĩ  (? - 1228)

Thiền sư Hiện Quang  (? - 1221)

Thiền sư Tức Lự

Cư sĩ Ứng Thuận Vương

Đồ biểu phái thiền Trúc Lâm Yên Tử

Trần Thái Tông  (1218 - 1277)

Phụ bản Trần Thái Tông

Tuệ Trung Thượng Sĩ  (1230 - 1291)

Phụ bản Tuệ Trung Thượng Sĩ

Trần Nhân Tông  (1258 - 1308)

Thiền sư Pháp Loa  (1284 - 1330)

Thiền sư Huyền Quang  (1254 - 1334)

Quốc sư Quán Viên

Thiền sư Đức Minh

Ni sư Tuệ Thông

Thiền sư Hương Hải  (1628 - 1715)

Thiền sư Đạo Chân và Đạo Tâm

Đồ biểu tông Tào Động

Thiền sư Nhất Cú Tri Giáo

Thiền sư Thủy Nguyệt Thông Giác  (1637 - 1704)

Thiền sư Tông Diễn Chân Dung  (1640 - 1711)

Thiền sư Thanh Nguyên

Thiền sư Thanh Đàm Minh Chánh   (xuất gia 1807)

Thiền sư Như Như

Thiền sư An Thiền

Đồ biểu phái Lân Giác ở Bạch Mai

Hòa thượng Chuyết Công  (1590 - 1644)

Thiền sư Minh Hành  (1596 - 1659)

Thiền sư Minh Lương

Thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng  (1647 - 1726)

Thiền sư Như Hiện Nguyệt Quang  (? - 1765)

Thiền sư Như Trừng Lân Giác  (1696 - 1733)

Thiền sư Tính Tĩnh  (1692 - 1773)

Thiền sư Tính Tuyền  (1674 - 1744)

Thiền sư Hải Quýnh Từ Phong  (1728 - 1811)

Đại sư Kim Liên Tịch Truyền  (1745 - 1816)

Đại sư Tường Quang Chiếu Khoan  (1741 - 1830)

Thiền sư Phúc Điền  (thế kỷ 19)

Đại sư Phổ Tịnh

Đại sư Thông Vinh

Thiền sư Nguyên Thiều  (1648 - 1728)

Đồ biểu phái Nguyên Thiều - Siêu Bạch

Hòa thượng Thạch Liêm  (ĐÀNG TRONG)

Thiền sư Tử Dung Minh Hoằng

Thiền sư Liễu Quán  (? - 1743)

Đồ biểu phái Thiệt Diệu Liễu Quán

Trích bản thảo Nguyễn Hiền Đức

Thiền sư Tánh Thông Giác Ngộ

Thiền sư Pháp Thông Thiện Hỷ

Thiền sư Tịnh Giác Thiện Trì

Hòa thượng Minh Vật Nhất Tri  (? - 1786)

Hòa thượng Thành Đẳng Minh Lượng

Hòa thượng Thành Nhạc Ẩn Sơn  (? - 1776)

Đồ biểu truyền thừa của Hòa thượng Ẩn Sơn

Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc  (1725 - 1821)

Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành  (? - 1823)

Thiền sư Tổ Ấn Mật Hoằng  (1735 - 1835)

Thiền sư Tổ Tông Viên Quang  (1758 - 1827)

Thiền sư Nhất Định  (1784 - 1847)

Tăng cang Tiên Giác Hải Tịnh  (1788 - 1875)

Thiền sư Minh Vi Mật Hạnh  (1828 - 1898)

Thiền sư Minh Khiêm Hoằng Ân  (1850 - 1914)

Thiền sư Đạo Trung Thiện Hiếu

Sơ đồ truyền thừa của Thiền sư Thiện Hiếu

Thiền sư Như Nhãn Từ Phong  (1864 - 1938)

Thiền sư Hải Bình Bảo Tạng  (1818 - 1862)

Thiền sư Ngộ Chân

Hòa thượng Hoàng Long  (? - 1737)

Thiền sư Hồng Ân và Trí Năng

Thiền sư Khánh Long

Ni cô họ Lê

Ni cô họ Tống

Phần phụ những dòng kệ các phái

Sách tham khảo

LỜI NÓI ĐẦU

Thiền tông truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI, do Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma). Đến thế kỷ thứ VII, Thiền tông truyền sang Việt Nam, do Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci). Thế là, Thiền tông có mặt ở Việt Nam sau Trung Hoa một thế kỷ. Đến thế kỷ thứ XII, Thiền tông mới truyền vào Nhật Bản. So Việt Nam với Nhật Bản, Thiền tông truyền bá ở Việt Nam trước Nhật Bản đến năm thế kỷ.

Song ở Trung Hoa, Nhật Bản về sử liệu Thiền tông rất dồi dào, còn ở Việt Nam thật là nghèo nàn đáo để. Sự nghèo nàn ấy, không phải Thiền tông Việt Nam truyền bá kém cỏi hơn các nước Phật giáo bạn. Bởi vì nhìn theo dòng lịch sử, từ thế kỷ thứ VII cho đến thế kỷ thứ XIV, chúng ta thấy Thiền tông đã nắm trọn vẹn tinh thần truyền bá Phật giáo và cả văn hóa dân tộc Việt Nam. Những sách vở của người Việt Nam sáng tác hoặc ghi chép lại, không kém gì các nước Phật giáo bạn. Nào là Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục, Liệt Tổ Truyện, Nam Minh Thiền Lục, Thánh Đăng Thực Lục, Liệt Tổ Yếu Ngữ, Kế Đăng Lục, Tam Tổ Thực Lục, Tam Tổ Hành Trạng, Nam Tông Tự Pháp Đồ v.v... cho đến Đại Tạng Kinh cũng được Trần Anh Tông sắc cho Thiền sư Pháp Loa chủ trương khắc in. Thế là ở Việt Nam đâu có thiếu kinh sách Phật giáo.

Nhưng, trong số sách này, có quyển còn, có quyển mất. Bởi vì cuối đời Trần sang nhà Hồ (1400-1407), nước ta bị giặc Minh sang đánh, rồi lại lệ thuộc Minh (1414-1427). Sử chép: “Năm 1419 quan nhà Minh tịch thu hết sách vở trong nước, các kinh điển nhà Phật đem về Kim Lăng và đốt phá chùa chiền rất nhiều.” Đây là một lý do rõ rệt, khiến sách vở chúng ta nghèo nàn. Đâu những thế, mà còn đến thời Pháp thuộc ngót tám mươi năm, sách vở của ta cũng bị mang về Pháp nhiều. Rồi đến năm 1945 lại bị Nhật sang, sách vở của chúng ta lại mất một phần nữa. Thế là đã nghèo lại nghèo thêm.

Hiện giờ chúng ta tìm được chút ít tài liệu về sách sử Phật giáo của người Việt viết, phần lớn từ ở thư viện bên Pháp và thư viện bên Nhật, hoặc những bản chép tay còn sót ở trong dân chúng. Do đó muốn soạn một bộ sử Thiền sư Việt Nam thật là khó khăn vô kể.

Tuy nhiên như thế, song kể từ năm 1931 các Sư cụ Nam, Trung, Bắc đề xướng phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam đến nay (1972), ngót bốn mươi năm mà chưa có một quyển sử nào nói về Thiền sư Việt Nam. Chúng ta chỉ thấy có một cuốn sử duy nhất Việt Nam Phật Giáo Sử Lượcdày không tới 250 trang, của Thượng tọa Mật Thể, in năm 1943. Trong ấy nói lược qua các thời đại Phật giáo và mỗi thời dẫn một vị Thiền sư thôi.

Lại nữa, sách vở Việt Nam thuở xưa viết bằng Hán tự, ngày nay chúng ta chuyên học quốc ngữ, nên đối với sách vở của ông cha chúng ta còn lưu lại rất là xa lạ. Nếu những vị còn một ít vốn liếng chữ Hán không nỗ lực phiên dịch thì thật là thiệt thòi cho kẻ hậu học lắm vậy. Chúng tôi tài mọn sức yếu, mà tự gán lấy một trọng trách sưu tập biên soạn thành quyển sách này, là một việc làm vượt hơn khả năng của mình. Nhưng vì bổn phận không cho phép chúng tôi dừng.

Trong khi biên soạn, chúng tôi thấy nhiều chỗ không hài lòng, vì sử liệu quá hiếm hoi, như đời Lý, phái Thảo Đường thấy ghi truyền đến mấy đời mà không có vị nào có lịch sử. Đến đời Trần, đệ tử Điều Ngự Giác Hoàng rất đông, trong ấy có sáu vị Pháp sư nổi tiếng, mà chúng ta chỉ thấy vỏn vẹn có một vị ghi trong sử. Đến như phái Trúc Lâm Yên Tử truyền mãi đến Thiền sư Hương Hải, là từ thế kỷ thứ XIII đến thế kỷ thứ XVIII, mà chúng ta chỉ tìm được tài liệu vài ba vị Thiền sư, thật là quá thiếu sót. Nếu đã là thất truyền thì làm sao có Thiền sư Hương Hải thừa kế phái Trúc Lâm? Bằng sự truyền thừa liên tục thì sử các Thiền sư ấy ở đâu? Chỉ có thể nói sách sử thất lạc.

Trong quyển sử này, chúng tôi chỉ biên soạn đến tiền bán thế kỷ thứ XVIII, từ đó về sau vì không đủ tài liệu nên không dám soạn. Dành phần này cho người sau, khi có đủ tài liệu biên tiếp. Chúng tôi còn gặp khó khăn về niên lịch, vì các quyển sách xưa ghi chép khác nhau. Chúng tôi cố gắng tra khảo, thấy niên lịch nào hợp lý liền dùng. Nếu có sơ sót hoặc sai chạy, xin quí vị cao minh phủ chính cho. Những vị Thiền sư từ đời Trần trở về trước, chúng tôi sắp theo thứ tự thời gian, chớ không theo hệ phái.

Về phần sử có những vị vua được chánh thức thừa kế Thiền tông, nhưng vì nặng việc quốc chánh nên chúng tôi chẳng ghi. Như vua Lý Thánh Tông là đệ tử Thiền sư Thảo Đường, vua Trần Thái Tông là người thấu hiểu Thiền tông, có tác phẩm Khóa Hư Lục và Thiền Tông Chỉ Nam.

Còn một số vị Sư có tiếng mà không biết nằm trong hệ phái nào, hoặc không có tư cách một Thiền sư, chúng tôi đều không ghi vào đây.

Biên xong quyển sử này, chúng tôi rất tri ân Thượng tọa Mật Thể, ông Ngô Tất Tố v.v... nhờ các quyển sách của quí vị ấy khiến chúng tôi được dễ dàng nhiều.

Chúng tôi mong một chút công phu nhỏ bé của chúng tôi, giúp phần nào cho người Phật tử Việt Nam thấy gương tu hành của các bậc tiền bối mà noi theo, và tự thấy rõ mình đang tu theo hệ phái nào của Phật giáo.

Kính ghi:

THÍCH THANH TỪ

TU VIỆN CHÂN KHÔNG

Ngày 17 tháng 9 năm 1972

 

LỜI TỰA TÁI BẢN

QUYỂN THIỀN SƯ VIỆT NAM

Năm 1972 chúng tôi đã cho xuất bản quyển Thiền sư Việt Nam vì nhu cầu dạy cho Tăng Ni ở Thiền viện Chân Không. Những tư liệu chúng tôi góp nhặt được từ thư viện Đại học Vạn Hạnh. Trong lúc đất nước còn phân chia, sự giao thông bị ngăn cách, nên chúng tôi không biết miền Bắc chùa chiền và di tích lịch sử Phật giáo như thế nào.

Mãi đến năm 1987, chúng tôi được dịp đi ra Bắc và viếng một ít chùa gần Thủ đô, chúng tôi mới thấy một khiếm khuyết lớn lao trong quyển Thiền Sư Việt Nam của chúng tôi. Vì ở đây còn bao nhiêu di tích Phật giáo cũng như nhiều vị Thiền sư mà trước kia tôi chưa từng biết. Chúng tôi tự thấy bất an vì việc làm của mình còn rất nhiều thiếu sót. Chúng tôi thầm nguyện có cơ hội tốt sẽ đi viếng hết những di tích Phật giáo quan trọng ở miền Bắc, để tìm thêm tư liệu còn sót lại mà trước kia chúng tôi không biết.

Được mãn nguyện, năm 1990 đủ duyên chúng tôi ra Bắc ngót hai mươi ngày, chiêm bái các thánh tích và các ngôi cổ tự còn lại, đồng thời sưu tầm một số tư liệu để bổ túc quyển Thiền Sư Việt Nam của chúng tôi. Được sự ủng hộ của quí Hòa thượng, Thượng tọa và Đại đức Tăng Ni ở các chùa miền Bắc nên việc thu thập tư liệu của chúng tôi được kết quả khiêm tốn. Với thời gian hai mươi ngày, chúng tôi không thể thực hiện đầy đủ những điều chúng tôi mong muốn.

Gần đây, lại được các học giả lưu tâm nghiên cứu nền văn hóa Phật giáo Việt Nam, đã in ra nhiều quyển sách có giá trị như: Việt Nam Phật Giáo Sử Luận I - II của Nguyễn Lang, Thơ Văn Lý Trần I - II - III của Viện Văn Học Việt Nam, Tuyển Tập Văn Bia Hà Nội của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm... là những tư liệu quí báu giúp nhiều cho chúng tôi.

Chúng tôi lại được một Phật tử góp sức là Nguyễn Hiền Đức sưu tầm tư liệu các Thiền sư miền Nam để bổ túc phần thiếu sót trước kia chúng tôi chưa từng nói đến. Nhờ đó, tái bản quyển Thiền Sư Việt Nam lần này có phần tạm đủ hơn trước nhiều.

Khi quyển Thiền Sư Việt Nam được tái bản là chúng tôi tạm thấy an lòng phần nào, vì trọng trách của mình đã nhẹ bớt. Tuy nhiên như thế chưa gọi là đủ, chúng tôi mong những người sau này sẽ thu nhặt được nhiều tư liệu hơn để viết lại một quyển Thiền Sư Việt Nam thật đầy đủ, đó là điều mong ước của chúng tôi.

Chúng tôi xin tri ân những vị đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ trong việc tái bản quyển Thiền Sư Việt Nam. Vì công tác khó khăn này, một cá nhân không thể nào làm được.

THIỀN VIỆN THƯỜNG CHIẾU

Mùa An Cư năm 1991

THÍCH THANH TỪ
 

 

PHẦN PHỤ NHỮNG DÒNG KỆ CÁC PHÁI

Tông Lâm Tế đến đời pháp thứ 21 là Thiền sư Vạn Phong Thời Ủy ở chùa Thiên Đồng Trung Hoa, xuất ra bài kệ:

Tổ đạo giới định tông

Phương quảng chứng viên thông

Hạnh siêu minh thật tế

Liễu đạt ngộ chân không.

Như nhật quang thường chiếu

Phổ châu lợi ích đồng

Tín hương sanh phước tuệ

Tương kế chấn từ phong.

Bài này có chỗ chép bốn câu, có chỗ chép cả tám câu. Có nhiều ngài nói nguyên bài kệ chỉ có bốn câu đầu, còn bốn câu sau là người sau nối thêm.

*

*   *

Đến đời pháp thứ 31 là Thiền sư Đạo Mân ở chùa Thiên Khai Trung Hoa, lại chia ra dòng kệ khác:

Đạo bổn nguyên thành Phật Tổ tiên

Minh như hồng nhật lệ trung thiên

Linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ

Chiếu thế chân đăng vạn cổ huyền.

*

*   *

Đến ngài Minh Hải Pháp Bảo người tỉnh Phước Kiến Trung Hoa, sang Việt Nam ở tỉnh Quảng Nam khai sơn chùa Chúc Thánh, lại biệt xuất một bài kệ:

Minh thật pháp toàn chương

Ấn chân như thị đồng

Chúc thánh thọ thiên cửu

Kỳ quốc tộ địa trường

Đắc chánh luật vi tuyên

Tổ đạo hạnh giải thông

Giác hoa bồ-đề thọ

Sung mãn nhân thiên trung.

*

*   *

Đến đời pháp thứ 41, ngài Trí Thắng Bích Dung lại biệt xuất một bài kệ:

Trí tuệ thanh tịnh

Đạo đức viên minh

Chân như tánh hải

Tịch chiếu phổ thông

Tâm nguyên quảng tục

Bổn giác xương long

Năng nhân thánh quả

Thường diễn khoan hoằng

Duy truyền pháp ấn

Chánh ngộ hội dung

Không trì giới hạnh

Vĩnh kế tổ tông.

*

*   *

Ngài Minh Hành Tại Tại ở Nhạn Tháp miền Bắc cũng biệt xuất một dòng kệ:

Minh châu như tánh hải

Kim tường phổ chiếu thông

Chí đạo thành chánh quả

Giác ngộ chứng chân không.

*

*   *

Tông Tào Động truyền đến ngài Nhất Cú Tri Giáo, chính Ngài có xuất bài kệ:

Tịnh trí viên thông tông từ tánh

Khoan giác đạo sanh thị chánh tâm

Mật hành nhân đức xưng lương tuệ

Đăng phổ chiếu hoằng pháp vĩnh trường.

(Trích Việt Nam Phật Giáo Sử Lược - TT. Mật Thể)

 

SÁCH THAM KHẢO

SÁCH CHỮ HÁN:

-  Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục

-  Thiền Uyển Tập Anh

-  Kế Đăng Lục

-  Kiến Văn Tiểu Lục - Lê Quí Đôn

-  Tam Tổ Thực Lục

-  Tam Tổ Hành Trạng

-  Liệt Tổ Truyện

-  Tục Cao Tăng Truyện

-  Nam Ông Mộng Lục

-  Khóa Hư Lục

-  Cúng Tổ Khoa chùa Hồng Phúc

-  Cúng Tổ Khoa chùa Quảng Nghiêm

-  Cúng Tổ Khoa chùa Pháp Vân (chùa Dâu)

-  Cúng Tổ Khoa chùa Pháp Vũ (chùa Đậu)

-  Tam Tổ Hành Trạng chùa Hồng Phúc

SÁCH CHỮ VIỆT:

-  Việt Nam Phật Giáo Sử Lược - Thượng tọa Mật Thể

-  Văn Học đời Lý - Ngô Tất Tố

-  Văn Học đời Trần - Ngô Tất Tố

-  Thư Tịch Phật Học Việt Nam - Lê Xuân Khoa

-  Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim

-  Hải Ngoại Ký Sự - Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam, Viện đại học Huế

-  Lịch Sử Văn Học nhà Lý - Phạm Văn Diêu

-  Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục - Trúc Thiên

-  Thiền Học Việt Nam - Nguyễn Đăng Thục

-  Văn Học Việt Nam thời Lý - Lê Văn Siêu

-  Thơ Văn Lý Trần I. II. III. - Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội

-  Việt Nam Phật Giáo Sử Luận - Nguyễn Lang

-  Tuyển Tập Văn Bia Hà Nội, quyển I - Ủy ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam

-  Lịch Sử Phật Giáo đời Nguyễn

. Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong

. Dấu chân hoằng hóa của các Thiền sư miền Nam - Nguyễn Hiền Đức.

(Trích bản thảo)


(1) Theo Cao Tăng Truyện viết.
(1) Theo Cao Tăng Truyện viết.
([1])  Phật thuyết Tượng Đầu Tinh Xá Kinh, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng số 466.
([2]) Chùa Pháp Vân cũng gọi là chùa Dâu tên chữ là chùa Diên Ứng ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc, hiện nay cách Hà Nội khoảng 25km về hướng Đông. Chùa này thời Lý gọi là chùa Cổ Châu (làng Cổ Châu, huyện Siêu Loại); đời Trần gọi là chùa Thiền Định hay chùa Siêu Loại; đời Hậu Lê gọi là chùa Diên Ứng.
([3])  Phật thuyết Đại Thừa Phương Quảng Tổng Trì Kinh, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng số 275.
(1)  Chữ Thổ chữ Mộc hợp thành chữ Đỗ, chữ Cấn chữ Kim hợp thành chữ Ngân.
(1)  Ba mé: quá khứ, hiện tại, vị lai.
 (1) Chùa Thiên Phúc cũng gọi là chùa Thầy ở núi Phật Tích, nay là núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.

 Nơi sanh Thiền sư Đạo Hạnh có lập chùa Chiêu Thiền cũng gọi là chùa Láng để thờ Ngài. Chùa Láng ở làng Yên Lãng, huyện Từ Liêm, kinh thành Thăng Long, hiện nay là phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Ca dao có câu:

Nhớ ngày mồng bảy tháng ba

Trở về chùa Láng, trở ra hội Thầy.

(1) Đến năm Vĩnh Lạc nhà Minh, bị người Minh đốt cháy. Người làng ấy đắp tượng để thờ như cũ, hiện nay hãy còn (Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư).
 (1) Thiền sư Không Lộ chùa Nghiêm Quang: Chùa Nghiêm Quang đổi tên là Thần Quang (1167), nguyên ở hữu ngạn sông Hồng đã bị hủy hoại vì bão lụt. Năm 1630 dân sở tại dựng lại chùa ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Vũ Nghĩa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, thường gọi là chùa Keo dưới.
(1) Ni sư Diệu Nhân Hương Hải Ni viện: cũng gọi là chùa Linh Ứng hiện nay nằm bên cạnh chùa Kiến Sơ, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.
(1) Ở đây chữ “sát”, bản khác chữ  “khước”.
(1) Thư Hoàng là một khoáng chất có màu vàng đỏ. Đời xưa dùng tán nhỏ hòa nước làm mực để bôi những chữ viết lầm. Câu này dùng chỉ người có tài biện bác, lỡ nói sai sửa được ngay, như trong miệng có sẵn thư hoàng.
(1) Thiền Uyển Tập Anh ghi “Lý triều Anh Tông hoàng đế Thiên Tư Gia Thụy ngũ niên” là nhầm. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, niên hiệu này thuộc triều Cao Tông.
(1) Câu này nguyên văn “thủy thủy tâm nguyệt dẫn tâm nghì”, hai chữ thủy viết lộn nên đổi lại.
(1)  Đầu lằng sừng ốc: cái lợi nhỏ nhoi.
(1) Tám khổ là: sanh, lão, bệnh, tử, cầu chẳng được, thương yêu chia lìa, oán thù chung hội, thân năm ấm hưng thạnh.
(2) Tám tự tại: Một thân hiện nhiều thân như số vi trần. - Thân nhiều như vi trần ở khắp các cõi Phật. - Thân lớn của Phật đến các thế giới. - Phật hiện vô số thân. - Sáu căn hỗ dụng. - Phật đạt tất cả pháp vẫn như không được. - Phật thuyết pháp tự tại. - Thân trùm khắp các nơi giống như hư không.
([4]) Hai câu thơ trong khúc Thu hứng của thi hào Đỗ Phủ, dùng theo phép đảo ngữ.
([5]) Nam Tuyền ngày kia bảo Tăng chúng: “Vương lão sư bán mình, có ai mua chăng?” Một vị Tăng đáp: “Con mua.” Sư nói: “Giá bán ông ta không quí cũng không mạt, Thầy làm sao mua được?” Vị Tăng không đáp được.
([6]) Thiền sư Linh Vân ở chỗ Tổ Qui Sơn lâu năm không ngộ, một hôm nhân nhìn xem hoa đào nở chợt ngộ làm bài kệ:

Tam thập niên lai tầm kiếm khách

Kỉ hồi lạc diệp hựu sưu chi

Tự tòng nhất kiến đào hoa hậu

Trực chí như kim cánh bất nghi.

(1)  Bản lai diện mục.
(1) Đồ tể Quảng Ngạch là anh chàng làm hàng thịt, khi nghe Phật nói kinh Đại Bát Niết-bàn liền ngộ đạo thành chánh quả. Trong kinh Đại Niết-bàn nói rõ.

(2) Khánh Hỷ là ngài A-nan đệ tử đa văn bậc nhất của Phật.

([7]) Cổ chùy: Cái dùi xưa, tượng trưng hàng cổ lão đạo cao đức trọng.
([8]) Thiền sư Tùng Thẩm sống đến một trăm hai mươi tuổi.
([9]) Tổ Đạt-ma muốn biết chỗ thâm ngộ của đệ tử, nên bảo mỗi người trình chỗ sở ngộ. Qua sự trình bày của mọi người, Tổ phê bình: Đạo Phó được phần da của ta, Ni Tổng Trì được phần thịt, Đạo Dục được phần xương, Huệ Khả được phần tủy.
([10]) Phần lớn những bài dịch về Tuệ Trung Thượng Sĩ đều nương theo bản của Trúc Thiên trong Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục.
(1) Một Thiền sư ngộ đạo, đã sáu mươi tuổi mà nghi ngờ về tình dục là điều không bao giờ có. Song vì thấy trong sử chép, buộc lòng chúng tôi phải tóm lược nêu ra.
(1) Ngày 9 tháng 9 âm lịch gọi là tiết trùng dương.
(1) Tiểu ẩn là ở nơi rừng núi, trung ẩn là làm quan nhỏ, đại ẩn là ở triều đình.
([11]) Trần Hậu Đế: Giản Định Vương Trần Ngỗi (1407-1409), Trần Quí Khoáng (1409-1413).
([12])  Phỏng theo tập “Quảng Nghiêm Tự Thánh Tổ Di Tích”.
(1) Kiến võng: Trần cảnh làm mờ mắt chúng ta chẳng khác nào lưới che mắt..
([13]) La loan: Chỗ biển của quỉ La-sát ở, nó là loài quỉ dữ nhất mà thế gian đều kinh sợ.
([14])  Ngài: là con thiêu thân.
(1) Trong bài ca câu đầu để “Lê Thế Tôn”, song xét kỹ là “Nguyễn Thế Tôn” đúng hơn. Có lẽ thời Ngài trụ trì vào đời Nguyễn Thánh Tổ (Minh Mạng 1820-1840) nên nói “Nguyễn Thế Tôn”.
(1) Bài kệ này có thấy trong Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quí Đôn do Hương Hải Thiền sư đọc dạy chúng. Hai bên chỉ khác nhau có ba chữ. Ở đây câu một chữ Thúy bên kia chữ Thủy, câu ba Nguyên Tây tự, Hư Thanh tự.
([15]) Tài liệu khác: năm Đinh Tỵ 1677.
([16]) Tài liệu khác: ngày 19 tháng 10 năm Mậu Thân (1728).
([17]) Tài liệu khác: Chúa Nguyễn Phước Trú ban hiệu... vào ngày mùng 8 tháng 4 năm Bảo Thái thứ mười nhà Lê (1729).
(1) Tống Tăng Đạo Tiềm hiệu Tham Liễu Tử, tu ở chùa Trí Quả ở Hàng Châu. Lúc Tô Thức ở Hàng Châu, chiêm bao thấy cùng Tham Liễu Tử làm thơ.
([18]) Ở ba tháp của Thiền sư Pháp Thông có ghi năm Quí Sửu và Giáo thọ Thiện Hảo tự chú thích là năm 1613, chúng tôi cho rằng năm 1613 là sai, vì Thiền sư Pháp Thông là Thiền sư phái thiền Tào Động, thế hệ 36; trong lúc đó, Hòa thượng Thạch Liêm, thế hệ 29 của phái này sanh năm 1633, tịch năm 1704.
([19]) Bình Điện: núi Bình Điện hay núi Bửu Long.
([20]) Trường Giang tức sông Đồng Nai hay sông Phước Giang.
(1) Trịnh Hoài Đức (1765-1825).
(1) Bài này dựa theo Nguyễn Lang, có thay đổi chút ít.
(1) Sau khi hoàn thành việc in bộ luật này, có hai cư sĩ là đệ tử của Hòa thượng Hoằng Ân cúng dường tiền công và chi phí ăn uống của thợ khắc bản và thợ in.
(1) Thiền sư Huệ Chí viết trong “Lịch Sử Tổ Đình Giác Lâm”.
([21]) Lúc còn đương thời, dân địa phương vì tôn quí Sư nên gọi Sư là Tổ, Sư không cho và dạy khi nào Sư tịch đem thiêu nếu còn để lại một cánh tay thì hãy gọi Sư là Tổ. Quả nhiên khi Sư tịch đem thiêu còn lại một cánh tay, chứng tỏ Sư là người đã đắc đạo.
([22]) Năm Kỷ Mùi có thể là năm 1859 hay 1799.
(1) Hội Lục Hòa này không phải là “Lục Hòa Tăng” được thành lập vào năm 1952 sau này.
([23]) Tên tục của Thiền sư Bảo Tạng là Lê Chi quê ở làng Nguyễn Chi theo lời kể của sư Minh Đức, trụ trì chùa Cổ Thạch.
([24]) Cổ Thạch ở sát bờ biển, thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Thuận Hải, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 300km.
([25]) Núi Trà Cú ở gần Hàm Tân (tỉnh Thuận Hải), cách Phan Thiết 26km, và cách thành phố Hồ Chí Minh 173km về phía Bắc.
(1) Gia Định Thành Thông Chí, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Văn Tạo, quyển thượng, trang 17.
([26]) Tam Nguyên: Thượng Nguyên (rằm tháng giêng), Trung Nguyên (rằm tháng 7), Hạ Nguyên (rằm tháng 10).
([27]) Phật Đản: Mùng 8 tháng 4 âm lịch.
([28]) Gia Định Thành Thông Chí, Bd. của Tu Trai Nguyễn Văn Tạo, quyển thượng, trang 104-105.
([29]) Vân xa: bánh xe lớn như quạt nước (xa nước) ở nông thôn, trên đó có tám cái ghế và tám cô gái ngồi trên đó, đẩy cho bánh xe lớn quay vòng tròn, các cô gái mặc quần áo nhiều màu sắc đẹp, bay phấp phới giữa không trung, xem rất đẹp.
([30]) Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, quyển hạ, Bd. của Tu Trai Nguyễn Văn Tạo. Nhà Văn hóa xuất bản, Sài Gòn - 1972.
([31]) Đại Nam Nhất Thống Chí Bd. N.V.Tạo tập Thượng, tr.14.
([32]) Đại Nam Nhất Thống Chí Bd. N.V.Tạo tập Thượng, tr.16, 17.
(1) Đại Nam Tiền Liệt Truyện Tiền Biên, quyển 6.

 



Nguồn tin: thuongchieu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 66
  • Hôm nay: 13036
  • Tháng hiện tại: 213367
  • Tổng lượt truy cập: 59653384

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile