Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

THANH NIÊN PHẬT GIÁO THÀNH CÔNG TRÊN CON ĐƯỜNG LẬP NGHIỆP

Đăng lúc: Chủ nhật - 18/03/2012 15:19 - Người đăng bài viết: Tịnh Cường
Nhớ lại ba năm trước khi học viện thông báo thi tuyển học sinh mới, đã đưa ra một đề văn: "Thanh Niên Phật Giáo Thành Công Trên Con Đường Lập Nghiệp." Lúc đó có một số Thanh niên ngay cả đề bài cũng không hiểu, các vị không hiểu vì không nắm bắt được nội dung của đề bài, các vị Thanh niên này chưa thấy rõ tương lai của mình sẽ đi hướng nào, con đường lập nghiệp của mình ở mai sau có thành công hay không đều mờ mịt chẳng biết.

Cho nên tôi cảm thấy sự thiết thực ở điểm này đối với những người bạn trẻ, nên muốn đem vấn đề này ra trình bày cùng với mọi người. Chính phủ đang đề ra tiêu chí trong ngành giáo dục, tạo điều kiện cho Thanh thiếu niên tiếp xúc, trao đổi với những giảng viên về phương pháp, cách thức xây dựng sự nghiệp, hầu hé mở cánh cửa đến với thành công. Thí dụ như chúng tôi mở ra trường Phật học, có người đề nghị tôi mời thầy Ngô Tu Tề và Phan Hiếu Nhuệ đến giảng dạy, hy vọng các Thầy giảng rõ về phương pháp lập nghiệp được thành công cho mọi người nghe. Có thể nói các thầy là những người có kinh nghiệm lâu năm đối với con đường xây dựng sự nghiệp, cho nên lời nói của các thầy nói ra như lời vàng thước ngọc. Thời gian tôi ở trong đạo lâu năm hơn so với các vị, đối với người và việc làm ở trong chùa tôi biết nhiều hơn, đây là điều khiến cho tôi giảng về đề tài  "Thanh Niên Phật Giáo Thành Công Trên Con Đường Lập Nghiệp," tôi tin rằng đối với các vị có Tam Bảo gia hộ, mà các vị chẳng thành công thì cần phải xem lại nơi các vị đã thật sự thấu hiểu về con đường lập nghiệp ở tương lai chưa, nếu đã nhận hiểu được. Hôm nay tôi lại tiếp tục đưa ra sáu điểm nữa để trình bày rõ cho các vị nghe.

I. Từ nhiệt tình trong công việc mới phát huy

Cái khổ của con người trên thế gian này là họ không có việc làm, nổi khổ lớn nhất của đời người là sợ sự cô quạnh buồn tẻ. Có một số Thanh niên cả ngày rong chơi lêu lỏng, chẳng làm việc gì, giống như kẻ bụi đời, chẳng biết những người này trong thân tâm của họ được yên ổn không; hay giống như bèo nổi, không biết trôi dạt về phương nào? Đây quả thật là một thảm họa! Mới biết công việc rất quan trọng đối với mỗi người. Lợi ích của công việc rất nhiều, tôi chỉ sơ lược nêu ra ba điểm giải thích cho các vị:

1. Trong công việc mới có đời sống:

Nếu như con người mà không có công việc, thì chẳng khác nào như cục thịt biết đi, không có sức sống, không có linh hồn; một khi có công việc rồi, mới phát huy tài năng tiềm ẩn trong cuộc sống, thể hiện ra giá trị của cuộc sống, cho nên nói trong công việc mới có đời sống.

2. Trong công việc mới có nhân duyên

Ở trong tập thể, người không có nhân duyên, là người lười biếng, không chịu làm mà cũng chẳng phát tâm. Có rất nhiều loài động vật, nhưng mọi người thường hay ca ngợi loài kiến, bởi loài này rất siêng năng làm việc, biết dành dụm lương thực; mọi người cũng hay ca ngợi loài ong, vì loài này cần cù làm việc, biết lấy mật của hoa, các loài này sống rất có ý nghĩa. Vì vậy, mọi người cần phải phát tâm làm việc, từ trong công việc mới kết được nhân duyên; anh phải siêng năng làm việc, thì mọi người mới tiếp nhận anh, cho nên, tôi thường hay động viên mọi người: "Công việc không phân biệt sang hèn, phục vụ là cao cả." Bởi vì, bên trong công việc lại chứa sự cao cả, chúng ta mới kết được duyên rộng. Người xưa, nói: "Mục đích của cuộc sống là phục vụ", rõ ràng cuộc sống có làm việc thì sống mới có ý nghĩa.

3. Trong công việc mới có tài sản

Trên thế gian có rất nhiều người ước mơ mình có một tài sản thật to lớn, nhưng làm thế nào mới có được tài sản đó? Phương pháp làm giàu phải như thế nào? Chính là nhờ vào sự siêng năng làm việc. Của cải không phải tự dưng trên trời rơi xuống, cho dù trong tay anh có được một số tiền, nếu như anh không siêng năng làm việc, ngồi ăn không, hưởng sự an nhàn cho dù tiền chất đầy núi cũng hết, tiền của tuy nhiều đi chăng nữa cũng không được lâu dài; lại nói, tài sản không làm mà có, cái tài sản đó không có quý. Chỉ có công sức của mình pha lẫn vào, mới phát huy tinh thần, dùng hết sức mình để làm ra của cải, của ấy mới thật  đáng quý. Ngạn ngữ nói: " Vàng ròng theo con nước trôi đến, anh phải nhanh tay mò vớt nó!" Chỗ này muốn nói là nhờ vào bản thân mình làm việc mới gặt hái được tất cả.

Có câu chuyện như thế này. Có một ông lão, trước khi qua đời, gọi các cô con gái đến trước giường, trăn trối với các cô: "Cha có số vàng để lại cho các con, số vàng này cha đã dành dụm bấy lâu nay, nhưng cha đã chôn chúng dưới các gốc Nho." Sau khi người cha  qua đời, các cô con gái liền đến đó đào lên, hy vọng là sẽ lấy được tài sản của cha. 

Tôi đố các vị dưới gốc Nho có vàng không? Thật ra chẳng có. Nhưng vì mỗi ngày các cô đến đó đào lên, xới tới xới lui làm cho đất tơi xốp, vả lại đất ở đây rất màu mỡ, nên làm cho những dây nho đua nhau bò khắp, thật tươi tốt, ra hoa kết trái chín mọng cả giàn, cuối mùa các cô con gái của ông thu hoạch được rất nhiều tiền. Câu chuyện ngụ ngôn này muốn nói cho chúng ta biết rằng: Chỉ có làm việc mới gặt hái được lợi ích, trong công việc tự nhiên có tinh thần có sức mạnh, vậy chỉ có công việc mới làm cho thân tâm của chúng ta yên định, bởi vì việc làm có thể mang lại cho chúng ta niềm an vui. Đời người có công việc thì cuộc sống mới có ý nghĩa, mạng sống mới có giá trị. Trong đạo Phật thường nói đến phát tâm, phát tâm này, chính là khuyên chúng ta cần phải phát tâm làm việc, để mang lại sức khỏe cho chính mình. Một bộ máy, nếu như lâu ngày mà không có hoạt động, không sử dụng, thì nó sinh ra rỉ sét; cơ thể con người nếu như không thường xuyên hoạt động, cũng có thể bị suy yếu; không thường xuyên làm việc, ý chí có thể suy sụp, trí nhớ cũng không còn. Lại nói, người mà không thường xuyên làm việc, giống như trên lộ trình của đời mình, giả sử đang đi bị ngăn chặn, khiến cho mình đi hết sức khó khăn. Cho nên nói, mỗi người nếu như muốn có được cuộc sống đầy đủ thì phải làm, chẳng những làm, mà còn phải làm hết mình, Thanh thiếu niên phải nhiệt tình trong công việc mới phát huy nhiều sáng tạo, nhất định cuộc đời của anh sẽ được huy hoàng.

Đạo Phật ngày nay, giống như cây khô thiếu nước, chẳng còn sự sống, là bởi vì Phật tử chúng ta hầu như thiếu nhiệt tình. Tôi còn nhớ có người đã từng than thở rằng: "Sau khi tôi bước vào cửa Phật, cảm nhận được không khí lạnh lẽo!" Cái lạnh đây, không phải là cái lạnh của khí hậu lạnh, mà là không khí tiêu cực, khiến cho mỗi người cảm nhận được một chút lạnh lẽo, bởi vì mọi người thiếu nhiệt tình, làm việc không có sốt sắng, tu hành không có thật lòng, cư xử với mọi người không tốt, gìn giữ giáo pháp không hết lòng, do đó làm cho con người cảm thấy lạnh lẽo".

Trong lịch sử, công cuộc của mỗi triều đại cứu nước, cứu dân, các vị tiền bối cả đời mình luôn hết lòng gìn giữ tạo dựng những cơ nghiệp để hiến dâng cho mọi người. Cho nên, làm việc cần phải hăng hái mới có hiệu quả; làm việc cần phải nhiệt tình mới có ý nghĩa, vậy mới có thể chống chọi được lâu dài.

Một tôn giáo, đối với việc cứu nhân độ thế, cần phải có lòng nhiệt tình thật sự. Bởi vì, Thanh niên Phật giáo chúng ta, lại phải dựa vào chí nguyện "hoằng pháp là việc nhà, lợi sinh là sự nghiệp", khuyến khích chúng ta phải sốt sắng lên để gánh vác công việc hoằng pháp lợi sinh.

II. Từ chỗ phản tỉnh mới thấy được khuyết điểm

Mỗi người hàng ngày phải xét lại chính mình. Bậc thánh hiền từ xưa đến nay, các Ngài có thể chuyển đổi được tính tình của mình, tu thân lập đức, đó chính là do các Ngài có công phu phản tỉnh. Tăng Tử nói: "Ta trong ngày tự xét lại bản thân ba lần."

Viên Liễu Phàm mỗi ngày qua ông đều ghi lại những điều thiện ác của mình, để kiểm lại trong ngày qua ông làm thiện hay ác nhiều rồi chỉnh sửa lại mình. Cho nên mỗi người phải luôn luôn xét lại chính mình. Có vài người, đôi mắt chỉ biết nhìn tới khuyết điểm của người khác, mà không nhìn đến khuyết điểm của mình; miệng chỉ biết nói những lỗi lầm của người mà chẳng nhìn nhận những sai lầm của mình. Do chúng ta nuôi dưỡng những tập quán thù hận bất mãn, oán trời, trách người.

Thật ra, mọi người sống chung với nhau, thì phải thể hiện được "xem trách nhiệm của người như trách nhiệm của mình, đem lòng tha thứ cho người như tha thứ cho mình," luôn luôn tự hỏi mình, mỗi ngày qua mình làm được việc thiện bao nhiêu và nghiệp ác đã giảm được bao nhiêu, đạo đức mới có thể tăng tiến. Vậy xoay lại chính mình có được lợi ích gì? Có rất nhiều lợi ích, nhưng dưới đây tôi chỉ đơn cử ra ba điểm:

1. Phản tỉnh là tinh thần biết ăn năn.

Có một số người phạm phải sai lầm, nhưng không biết ăn năn, bởi vì họ không xét lại mình mà cũng chẳng biết soi xét, nếu như họ có thể xét lại mình một cách cẩn thận, thì mới sinh lòng ăn năn hối lỗi. Con người không phải là thánh hiền, thì ai chẳng có sai lầm? Thanh niên khi tu học, thì phải luôn luôn xét lại những lỗi lầm của mình, đối với sự sai lầm đó mình phải sửa đổi một cách thực sự nghiêm túc. Thí dụ: Có người bị bệnh viêm ruột thừa, nhất định phải đem đi cắt bỏ khúc ruột dư đó, sau khi cắt bỏ xong thì liền hết bệnh. Mọi người khi bị lỗi lầm cần phải phản tỉnh loại bỏ mà sám hối. Có một hạng người có nhược điểm lớn là hay che đậy những khuyết điểm, che đậy lỗi lầm của mình. Đối với lỗi lầm của mình, thì không chịu sửa đổi, vì vậy, khi rời khỏi học viện, đi nhận lãnh trách nhiệm một địa phương, thì chỗ nào cũng thấy hiện rõ những khuyết điểm của mình, khiến cho không có chỗ đứng trong xã hội.

Cho nên sau này mọi người không nên che giấu sai lầm của mình, mà cần xét lại những sai lầm ấy và phải hết sức can đảm quyết tâm sửa đổi sai lầm đó.

2. Phản tỉnh là tấm gương nhận biết về mình

Người xưa nói: "Người muốn soi lại mình, cần phải dùng gương sáng." Con người muốn biết được mặt mũi của mình, cũng cần phải dùng gương để soi; nếu muốn biết rõ về hành vi tốt xấu của mình cũng phải dùng gương xem xét lại mình. Phản tỉnh giống như mặt gương, soi xét lại trong gương có bản lai diện mục của chính mình, hiện rõ không thiếu.

Có lúc, tôi thấy các vị Thanh thiếu niên viết nhật ký, hễ là học sinh thì đức hạnh phải thật tốt, nhật ký của các vị, là thường xuyên ghi lại những ưu khuyết điểm của mình, tóm lại là những khuyết điểm của mình còn rất nhiều; hễ là học sinh thì đức hạnh phải thật tốt, tốt xấu phần lớn là chỗ phê bình của người khác, người này không tốt, người này không đúng, con người dường như muốn hơn tất cả mọi người nên họ không thể hài lòng với ai. Thực ra, người này không nhận biết được mình, nhưng khuyết điểm của người khác thì họ nhìn thấy, sai lầm của người khác thì họ nhớ. Con người đôi lúc ngay cả mình cũng không nhận biết, đây là người không nhận biết gì mấy, họ thật là đáng thương. Cho nên mọi người khỏi phải bận bịu ghi lại nhận biết của người khác, điều quan trọng trước nhất là phải nhận biết về mình, từ chỗ phản tỉnh mà nhận biết về mình, như nhìn vào trong gương sẽ thấy rõ mặt thật của chính mình.

3. Phản tỉnh ngày mai được an lành.

Trong lịch sử Trung Quốc, có vị vua tài đức vẹn toàn nhất đó là vua Đường Thái Tông, sở dĩ vua được thành tựu sự nghiệp thiên thu vạn thế, nguyên nhân chủ yếu là ở chỗ biết nuôi dưỡng lòng khiêm cung, hay xét lại lòng mình. Đặc biệt là vua Đường Thái Tông ghi lại những lời nói và việc làm của mình thành một cuốn sách với tựa đề là "Trinh Quán Chính Yếu", trong đó vua đã viết lại một quãng đời của mình. Vua nói: "Trẫm mỗi khi rảnh rỗi lại ngồi thiền, tuy lòng mình luôn tỉnh sáng, làm việc luôn cẩn thận, nhưng trong lòng lại lo sợ trên chẳng xứng với trời, dưới sợ bá tánh oán hận."

Cho nên thấy rõ đây là một con người thành công, chỗ này chắc chắn người bình thường không thể làm được, ngày nay có sai lầm, nếu như không có phản tỉnh, thì mai sau cũng phạm phải sai lầm; nếu như thường xuyên xét lại mình, thì ngày hôm nay mới không có phạm sai lầm, qua sự phản tỉnh, biết được cái nguyên nhân của sự sai lầm, ngay đó sửa đổi sai lầm, thì sau này không còn bị sai lầm nữa. Cho nên nói: "Phản tỉnh thì ngày mai được an lành." Ví dụ hai người A và B sống chung với nhau, anh A làm phiền lòng anh B, sau khi xét lại, thấy được mình sai, ngày hôm sau, anh A đến xin lỗi, hai người đều hoan hỷ bỏ qua những chuyện trước đây, và vui vẻ như lúc đầu, đây chẳng phải là do lợi ích của phản tỉnh mang lại hay sao?

Mọi người đều biết, đạo Phật rất coi trọng về giới luật, người phạm phải giới luật nhất định phải sám hối, sám hối mới có thể tiêu trừ tội lỗi. Cái gọi là sám hối, thực ra cũng chính là sự phản tỉnh một cách thành thật.

Trong kinh có ghi: "Có một vị tỳ kheo, tên là Hân Khánh, phạm phải bốn giới trọng, đi đến trước đại chúng, thành tâm sám hối và tự trách mình, tội lỗi liền hết, giới căn ngay đó liền sanh, như lúc mới thọ giới, cũng chẳng khác gì trước kia." Mọi người khi vi phạm một trong bốn giới trọng, rồi sau xét lại mình biết ăn năn sám hối, lại có thể đồng như lúc mới thọ giới, rõ ràng cho thấy công dụng của việc xét lại mình, có thể nói giống như người mới sinh ra. Cho nên nói: "Phản tỉnh thì ngày mai được an lành."

Lợi ích của sự phản tỉnh lại rất nhiều, thí dụ: Phản tỉnh quả thật là trí tuệ, là nấc thang tiến gần đến phẩm hạnh, là thời khóa quan trọng nhất của các Thanh niên trong học tập. Mọi người không nên tuỳ tiện chỉ trích người khác, nếu như đem tâm chỉ trích người thì khác nào quở trách mình; cũng không nên tuỳ tiện phê bình người khác, nếu như có tâm phê bình người thì khác nào phê bình mình.

Hơn nữa luôn phản tỉnh mới là quan trọng đối với mình, chỉ cần thấy việc làm đó có ích cho mọi người, thì phải nhiệt tình với việc làm; luôn luôn phản tỉnh, biết lời nói và việc làm của mình không phù hợp với phẩm hạnh của con người, thì nhanh chóng sửa đổi.

Người Thanh niên muốn lập nghiệp được thành công, thì trước tiên mình phải hoàn hảo; vậy mình làm sao để được hoàn hảo đây? Thì phải luôn luôn xét lại mình.

III. Từ chỗ khoan dung mà bỏ được tâm tật đố

Các vị Thanh niên hiện nay đang tìm tòi học hỏi, mọi người cần phải học hành để mở mang trí tuệ cho mình, nhất là mình phải mở rộng tấm lòng. Nhớ ở trong truyện của đức Phật có ghi: Có một vị ưu bà tắc phạm tội ngũ nghịch và thập ác, về sau muốn xoay đầu lại sám hối, nhưng anh lại sợ sệt. Trong lòng suy nghĩ: Trước đây mình đã xúc phạm đến Phật, nếu như bây giờ đến chỗ Phật xin sám hối, thì làm sao Ngài có thể khoan dung tha thứ cho mình được? Có người biết rõ về ý nghĩ của Anh, bèn giải thích cho Anh rằng: "Phật có tấm lòng từ bi độ lượng, tâm Ngài có thể chứa cả trời đất, thì làm sao không chứa con người như Anh đây?" Cuối cùng Anh ta cũng đi đến Phật xin sám hối.

Lúc Phật còn tại thế, ở nước Ma Kiệt Đà do vua A Xà Thế thống trị, vua là đứa con ngỗ nghịch với cha mẹ, làm những chuyện đại bất hiếu, cuối cùng vua biết mình sai lầm, muốn cầu xin sám hối, nhưng phụ thân đã qua đời, sám hối không kịp nữa, ai có thể tha thứ cho vua đây? Vua hết sức đau buồn, vì vậy vua luôn ôm ấp nỗi lo này. Hoàng hậu hiểu rõ nỗi lòng của con, nên bà mới nói với vua: "Tâm của chư Phật rất rộng lớn, tựa như hư không, phụ thân con là người học Phật, tuy rằng con bất hiếu đối với phụ thân, nhưng con có thể giải bày và nhận lỗi, nhất định phụ thân sẽ tha thứ những lỗi lầm của con."

Cho nên, con người có địa vị thì phải làm việc gì đó cho thật lớn lao, trước tiên phải biết nuôi dưỡng phong cách để trở thành lòng khoan dung độ lượng. Biển rộng cá mặc sức lội, trời cao chim tha hồ bay. Mỗi người cần phải nuôi dưỡng tấm lòng của mình rộng lớn như biển trời, vị tể tướng phải có lòng độ lượng mới có thể đứng vững. Không những chỉ chứa những người hiền người tốt, mà thậm chí chúng ta còn chứa những kẻ thù địch, dù họ có những tập quán xấu chúng ta cũng phải khoan dung. Chỉ có lòng khoan dung mới có thể trừ bỏ được tâm tật đố, chỉ có lòng khoan dung mới có thể thành tựu được tất cả. Mỗi người nếu như không thích người khác tốt, không thích người khác vui vẻ, đó là làm cho mình luôn sống trong phiền não, là điều đưa đến cho mình khổ nhiều! Còn nếu như khoan dung với người khác, thì làm sao trừ được tâm tật đố đây? Dưới đây có ba điểm cần phải làm.

1. Không nhớ tội ác trước

Như đứa bé, cùng bạn bè đùa giỡn, cãi vã nhau, xong rồi nó lại vui vẻ như chẳng có  gì, ví dụ: "Ngày xưa tôi cho anh một tờ giấy màu hoặc anh cho tôi một cái kẹo!" Tuy bây giờ mọi người không phải trẻ thơ như đứa bé, vì chúng ta đã trưởng thành, nên không còn ngây thơ như ngày xưa nữa. Nhưng có hạng người ngu si, họ vẫn thích kể lể, đem những chuyện linh tinh trước đây để nói. Trong Phật pháp có một câu rất hay: "Những quá khứ ngày hôm qua như đã chết, những vị lai như đang sống hiện tại." Đây là lời khuyên chúng ta, những chuyện đã qua chẳng nên truy tìm, mà cần phải nói chuyện hiện tại, điều quan trọng là hướng đến tương lai. Con người cùng sống chung với nhau, rất khó tránh khỏi chuyện va chạm và hiểu lầm, chỉ cần chúng ta có tấm lòng khoan dung độ lượng tha thứ cho người, không nhớ đến lỗi lầm trước đây, giống như biển cả sâu rộng bao la, có thể dung chứa tất cả những vật ô uế, nhưng không mất đi sự trong sạch của biển cả; lại rộng lớn như hư không, bất luận những vật đẹp hay xấu, đều có thể dung chứa chẳng bỏ. Cho nên con người cùng sống chung với nhau, bất luận là hiềm khích, nhầm lẫn, hay sai lầm đều có thể dùng tấm lòng bao dung mà khoan thứ cho người, giống như biển dung chứa trăm sông, như núi thái sơn không từ chối đất đai.

Trong Phật giáo, có người phạm phải sai lầm, sau khi thành tâm sám hối, thì tội lỗi có thể tiêu trừ. Trong kinh nói: "Người biết ăn năn hối cải, lại hay hơn so với người không có vi phạm lỗi lầm, đối với người sau khi biết sám hối, nếu như các vị còn chỉ trích chỗ sai lầm trước đây của họ, như vậy lỗi lầm của các vị so với họ còn nghiêm trọng hơn." Trong tăng đoàn kị nhất là không thừa nhận những lỗi lầm trước đây, hy vọng mọi người ngày sau không còn vi phạm lỗi này nữa, đừng nhắc lại những lỗi xấu trước đây, sống chung với nhau phải có thái độ hài hòa mới là đệ tử của Phật.

2. Lấy đức trả oán.

Xá Lợi Phất thánh đại đệ tử của đức Phật trên đường hoằng hóa, phải đón nhận khó khăn của sự phá hoại từ ngoại đạo. Có tích chuyện ông bà la môn luôn cố chấp thiện kiến sai lầm của mình. Khi biết Ngài Xá Lợi Phất là người không nóng giận, nên ông tìm mọi cách khiêu khích để khiến cho Ngài Xá Lợi Phất nỗi cơn thịnh nộ với ông lão bà la môn, thừa dịp Ngài Xá Lợi Phất đi khất thực, lão liền tiến gần phía sau và bất thần đánh trên lưng Ngài một cái như trời giáng. Nhưng đáp lại cú đánh nghiệt ngã, là sự thảng nhiên với câu hỏi "cái gì vậy kìa?" – Khiến ông bà la môn hổ thẹn, hối hận cầu xin sám hối, chỉ vì muốn thử lòng từ bi nhẫn nhục của Ngài. Để chuộc lại lỗi lầm, ông bà la môn thỉnh Ngài từ đây về sau chỉ đến khất thực trước nhà của ông.

Thế nên những người khác phẫn nộ, căm giận trước thái độ của lão, nên họ đến nhà bà la môn để trừng phạt thay cho Ngài Xá Lợi Phất. Ngài Xá Lợi Phất thấy vậy bèn từ tốn chỉ dạy cho họ: "Được rồi! Nếu chuyện đó xảy ra đến bần đạo, thì ông đã sám hối với bần đạo rồi, bây giờ quý đạo hữu hãy giải tán.

Từ sự phân chia giai cấp trong một số người nảy sinh ganh ghét và hành động ngông cuồng. Ngài Xá Lợi Phất đã dùng đức độ đáp trả lại những oán ghét của ngoại đạo, khiến cho họ cải tà quy chánh. Trong đời sống sinh hoạt của chúng ta cũng vậy. Những "tư tưởng trẻ" luôn luôn nôn nóng, ngông cuồng như vậy. Nếu không kiềm chế sự bực tức của nội tâm, thì sẽ phản hồi lại những trở duyên bằng hành động, thì oan oan tương báo, kéo dài mãi không đến điểm dừng, và hai chữ thành công không có điểm đến.

Trong kinh nói: "Lấy oán báo oán, oán ấy mãi mãi không thể dứt; chỉ có lấy đức báo oán, thì mới có thể dứt hết oán thù." Anh có kẻ thù không? Nếu như nói là có, thì từ nay về sau càng nên dùng đức mà cảm hóa họ, không nên sinh lòng oán hận, bởi vì lấy oán báo oán, thì mãi mãi không thể hóa giải được kẻ thù để trở thành bạn.

3. Khen ngợi người làm thiện

Có một hạng người đối với người phạm phải lỗi lầm, thường chẳng cho họ cơ hội để sửa đổi quay về con đường lành, cũng không cho họ một con đường thuận tiện nào; chúng ta là người học Phật, người học Phật phải có trách nhiệm mang lại niềm vui để ban bố cho mọi người, đem nếp sống lương thiện truyền bá khắp mọi nơi; không nên quay mặt với bất cứ người nào có lòng ăn năn hối cải, hoặc từ chối bất cứ người nào có tâm quay về con đường đạo.

Có một số người, thường không có lòng độ lượng giúp đỡ người làm thiện, thậm chí còn đố kỵ với người làm thiện. Đây chẳng những là một thái độ cản trở người khác, mà cũng làm chướng ngại mình, chúng ta phải học những tấm lòng khoan dung mà loại bỏ đi tâm đố kỵ. "Núi Thái sơn không từ chối mảnh đất nhỏ nào, do đó mỗi ngày trở nên lớn; biển không từ chối con sông nhỏ nào, do đó mà trở nên sâu." Sở dĩ núi Thái Sơn cao lớn, là do nó không từ chối một mảnh đất nhỏ nào; sở dĩ biển cả sâu rộng, là bởi vì nó dung chứa tất cả những dòng nước nhỏ. Con người sống ở thế gian, đối xử với nhau, cũng phải có đầy đủ tấm lòng độ lượng như núi Thái Sơn, như biển cả, không đố kỵ với người tốt, không nên gạt bỏ những gì chống đối mình, bởi vì chỉ có lòng khoan dung độ lượng, mới có thể thành tựu tất cả.

IV. Từ chỗ phỉ báng mà trang nghiêm phước huệ.

Một danh nhân nổi tiếng sở dĩ thành tựu được sự nghiệp, tất nhiên cũng phải chịu rất nhiều điều chế nhạo và phỉ báng. Cho dù là một con người bình thường, sống ở trong cộng đồng, cũng khó tránh khỏi sự mỉa mai chửi bới. Như vậy, cuộc sống ở nơi đây, mỗi người làm sao dành cho mình sức mạnh? Làm sao đừng để cho tinh thần mình bị sa sút? Thì người đó phải từ chỗ phỉ báng mà học tập để trang nghiêm phước huệ.

Trong kinh nói: Người tu hành, nếu như không chịu đựng được những lời chửi mắng, lăng nhục, thì không thể gọi là người tu. Người chân chánh tu hành, nghe người khác chế nhạo phỉ báng mình, chẳng những không cảm thấy tức giận, mà ngược lại cảm thấy như mình đang uống nước cam lồ. Bố Đại hòa thượng từng nói: "Có người chửi lão tăng, lão tăng chỉ nói tốt; có người đánh lão tăng, lão tăng nằm im cho họ đánh; có người phun nước bọt vào lão tăng, lão cứ mặc để tự khô; họ không hao tổn khí lực, lão cũng ít phiền muộn." Từ những câu nói này, chúng ta thấy thể hiện được công phu của Ngài, Bố Đại hòa thượng đối với những lời chửi mắng, phỉ báng của người khác, Ngài cư xử những tình huống một cách bình thản không một chút ngăn ngại.

Xưa kia có vị tể tướng, có lòng bao dung độ lượng, hay thực hành hạnh nhẫn. Một ngày nọ, em trai của ông mời ông đến nơi khác làm quan, khi đi người em đến gặp ông chào tạm biệt, ông nói: "Tính tình của anh rất nóng nảy, anh đến đó làm việc không có suông sẻ, nên anh rất lo sợ."

Người em nói: "Không phải thế! Có lần em nghe anh dạy, nếu như người khác mỉa mai lăng nhục mình, mình cũng không nên tranh cãi.

Có phải không? Nếu như có người phun nước bọt vào mặt anh, vậy anh xử lý sao? chắc chắn em sẽ bỏ qua không cùng họ tranh cãi, mà lau sạch nó! Người anh sau khi nghe lời nói này, bỗng dưng tỉnh ngộ, lại nói: Nếu như là anh, thì anh chẳng làm như vậy. Sở dĩ người khác phun nước bọt vào mặt anh, là bởi vì họ không thích anh, nếu anh đem lau nó đi, làm như vậy họ càng không vui. Trường hợp này phải xử lý như thế nào? Mình để tự nó khô, khỏi phải lấy tay chùi, đây mới đúng là sự nhẫn nhục đạt đến công phu thượng thừa."

Khi chúng ta nhận hiểu được mọi chuyện như ông ta, lúc gặp phải những lời chê bai phỉ báng, coi như không có gì. Ví dụ như tiến sĩ Hồ Thích được nhiều người tôn kính, ông cũng là người nổi tiếng trong xã hội, nhưng ông không tránh khỏi những lời phỉ báng. Có người khen ngợi ông, cũng có người chê bai ông.

Chúng ta thử nhìn xem các bậc thánh hiền trên thế gian này, các Ngài chẳng phải là từ chỗ chê bai phỉ báng mà thành tựu hay sao? Những lời chê bai phỉ báng có thể đánh gục con người, nhưng nó chỉ có thể đánh gục những người bình thường không có nội tâm vững chắc; những lời chê bai phỉ báng không thể đánh gục một con người có lý tưởng, có hoài bão, có nhiệt tình. Đối với những lời mỉa mai phỉ báng, chúng ta xem nó như là một cơ hội thử thách có thể tăng thêm phước đức trí tuệ làm trang nghiêm cho chúng ta, dù bất cứ gặp nghịch cảnh gì chúng ta cũng không nên để lòng sân hận khởi lên.

Trong Thành Thật luận ghi lại những câu rất có ý nghĩa: "Miệng của kẻ tiểu nhân chửi mắng giống như ác điểu, mưa đá không thể nào chịu nổi; miệng của bậc đại nhân chửi mắng giống như cơn mưa hoa rất dễ chịu." Chúng ta thấy sự khác biệt giữa kẻ tiểu nhân và bậc đại nhân, từ sự ứng phó ở bên trong cho tới những hành động chửi mắng ở bên ngoài, cũng đủ cho chúng ta cảm nhận được.

Cư sĩ Lý Bính Nam ở Đài Trung, lúc đầu đến Đài Loan hoằng dương Phật pháp, ông cũng chịu đựng được rất nhiều phiền toái. Lúc đó cư sĩ luôn hành theo hạnh của Bồ tát Thường Bất Khinh, khi gặp ai ông cũng cúi đầu xá chào nói: "Mô Phật chào bậc thiện tri thức, con không dám khinh các Ngài, các Ngài đều có thể thành Phật!" Thậm chí còn nói: "Bậc thiện tri thức! Cảm ơn các Ngài, đây là điều khó kham mà các Ngài đã cho con, để cho tội lỗi của con được mau chóng tiêu trừ, cảm ơn các Ngài đã cho con cơ hội để tiêu trừ tội lỗi." Từ đó cho thấy, lời chê bai phỉ báng không những đối với người không có điểm xấu, thậm chí đối với người chân chánh chưa có thành tích gì, ngược lại trở nên trang nghiêm cho chính mình, giúp cho tăng trưởng phước đức trí tuệ. Khi đức Điều Ngự của chúng ta còn tại thế, Phật giáo được lan rộng khắp đất nước Ấn Độ. Từ đó ảnh hưởng trong bà la môn giáo yếu dần. Nhiều đạo sĩ Bà-la-môn bỏ qua theo Phật, vì thế những đạo sĩ Bà-la-môn lập mưu hại Phật. Thuở đó có thiếu nữ Chiên Già bị mua chuộc. Ngày ngày cô ta đến tinh xá Kỳ Viên nghe Phật thuyết pháp, rồi cứ mỗi chiều cô lại ăn mặc thật lộng lẫy vào ở lại nhà một Bà-la-môn trong khu vực cạnh tinh xá của Phật. Sáng ngày, cô lại trở về nhà, nhiều người hỏi cô đêm đêm đi đâu? Cô nói với mọi người là cô ngủ lại trong tinh xá Kỳ Viên, nơi phương trượng của Phật. Thời gian dần trôi, cô độn bụng ngày một lớn dần. Một hôm Phật đang thuyết pháp, từ giữa thính giả cô đứng dậy lớn tiếng nói với Phật. "Lâu nay Cù Đàm ăn ở với tôi, nay đã sắp đến ngày sinh nở, Cù Đàm tính thế nào đây? Hãy lo cho tôi một ngôi nhà riêng hoặc gởi tôi vào một nhà ưu bà di thân tín nào đó, để tôi khai hoa nở nhụy, ngày con chúng ta ra đời đã gần kề rồi!"

Nghe Chiên Già hỏi Phật thánh chúng xôn xao, các đồ đệ Bà La Môn xỉ vả Phật, thế nhưng đức Phật thản nhiên tĩnh lặng. Chiên Già đi tới đi lui. Vì các thứ độn trước bụng quá nặng, nên dây buộc bị đứt, và sự thật đã phô bày. Những lời phỉ báng chuyển thành sự thán phục cao tột. Mức độ tin yêu và thấu hiểu giữa thánh chúng và đức Phật càng son sắc hơn. Vì thế từ chỗ bị thế gian thị phi mù quáng hay nhục mạ phỉ báng mà phước huệ thêm trang nghiêm. Cũng vậy khi chúng ta biết chinh phục những khó khăn trong việc hoằng pháp thì càng làm cho Phật pháp vang rộng trong từng ngõ hẻm đến với những tâm hồn đang đau khổ.

Cho nên, tối chính là báo hiệu sáng; cảnh nghịch cũng là duyên tốt cho mình tiến nhanh đến con đường đạo. Vậy có thể nói: không có lời mỉa mai phỉ báng, thì không nhận ra được đạo đức lớn lao ở nơi mọi người, không thấy được tấm lòng trong sạch ngay thẳng của các bậc thánh hiền. Nhưng làm sao nhẫn nại được đối với lời chê bai phỉ báng, dưới đây tôi đưa ra ba điểm để làm sáng tỏ.

1. Không nói lời chê bai

Không nói lời chê bai người khác, không nói lời phỉ báng người khác. Nếu mỗi người khi biết tánh mình thường hay thích nói đùa cợt với người khác, từ đây trở về sau tuyệt đối không nói đùa cợt nữa, thì nhất định không còn nói lời chê bai.

2. Không nghe lời chê bai.

Không cần để ý đến lời chê bai phỉ báng ở bên ngoài. Nếu mỗi người thường chú ý đến những lời nhảm nhí ở bên ngoài, thì trong lòng cảm thấy khó chịu, một khi cảm thấy khó chịu, thì trong lòng càng mất hết sức lực bỏ bê công việc. Nên nói "người trí chẳng nói lời thị phi", một người có trí tuệ, tuyệt đối không nói lời chê bai, đương nhiên họ không dễ dàng tin nghe những lời chê bai.

3. Không sợ lời chê bai

Bởi vì lời mỉa mai đó nó có thể trừ được tội lỗi của chúng ta, là cái duyên tốt cho người tu như chúng ta. Cho nên mọi người, mà nhất là người tu, chẳng những không sợ lời mỉa mai, mà đem lời mỉa mai đó chuyển đổi thành sức mạnh khích lệ cho thân tâm.

V. Từ chỗ nghe chính xác mới vâng theo

Trong kinh nói: "Giáo lý chân thật cõi này, thanh tịnh tại nghe âm thanh." Học Phật cần phải học hiểu cho được thâm sâu, quá trình nghe phật pháp tức là học kinh Phật. Bất luận là bộ kinh nào, mở đầu đều là câu "như thị ngã văn", kết thúc là câu "tín thọ phụng hành", đây là một loại hình thức của kinh điển, có thể khai thị cho chúng ta rất nhiều.

Các vị Thanh thiếu niên đến học ở Học Viện, học giỏi thì làm được, nhưng chỗ phương diện xác thực nghe theo thì chưa đủ lòng tin. Tôi luôn có cảm giác, các vị Thanh thiếu niên thường chỉ học được nửa bộ kinh, vậy là chỉ học được phần đầu "như thị ngã văn", mà không chịu học đến phần sau "tín thọ phụng hành."

Trong kinh Phật nói: "Dù có học rộng hiểu nhiều, nhưng không đoạn dứt được phiền não, không thể lợi ích cho mình, là người vô dụng. Cũng ví như người chết, đem trang sức vàng ngọc." Người học rộng hiểu nhiều mà không thực hành, thì cũng giống như người chết mặc trên người bộ y phục lộng lẫy, một chút tác dụng cũng không có. Bởi vì chúng ta nghĩ rằng lập nghiệp được thành công, là cần phải từ chỗ học rộng hiểu  nhiều mới thực sự thực hành được. Về điểm này, tôi cũng trình bày một số biện pháp thiết thực cho mọi người.

1. Lời nói tốt cần phải nghe.

Nghe được Đạo lý hay, thì phải khen ngợi, phải tùy hỷ với mọi người. Thanh niên hiện nay, thường nghe người khác nói nhiều về đạo lý, nhưng cũng không tỏ vẻ tán đồng, mà lại nói: Đạo lý anh nói ra tuy rất hay, nhưng theo cái ý nghĩ của tôi thì ……….! Anh nói tuy đúng, nhưng tôi cho là………! Ý nghĩ  của anh tuy rất hay, nhưng ……..!" Cho dù có chỉ bảo như thế nào, anh ấy cũng bỏ ngoài tai, thậm chí còn nói anh nói không được rõ ràng, ý nghĩ trước đây của anh và anh ấy giống nhau, nhưng anh ấy nói không đồng ý với sự bày tỏ của anh, nói tóm lại là anh ấy đồng ý với ý kiến của người khác, khiến cho mình thấp kém hơn. Vì vậy, anh ta không thể vui vẻ chấp nhận ý kiến của người khác là chính xác. Đây là một loại tập quán không tốt.

2. Nghe điều thiện cần phải thực hành

Kinh ghi: Trong ba đường ác có một loài chúng sinh thường có thói quen xấu là khi nghe điều thiện mà không lưu tâm, dù nghe nói lời lành, cũng không thèm để ý, lại còn nói những lời ấy không thực tế nên chẳng chịu thực hành. Vì vậy, khiến cho chúng sinh cứ quay vòng ở trong ba đường ác. Con người hơn loài vật ở tri thức, óc quan sát để tiếp thu và loại bỏ những sự vật, hiện tượng nào hữu ích cho mình và cho người, nên mới có khả năng phân biệt thiện ác, nếu như nghe điều thiện mà thực hành, thì đạo nghiệp có thể tăng tiến nhanh.

3. Nghe lý cần phải tương ưng

Lời nói để cho được phù hợp chân lý, thì phải lập ra phương pháp cho nó phù hợp. Có người nói: "Do lời nói của anh phát xuất từ đáy lòng nên làm tôi cảm động, lời nói này anh nói giống hệt như tôi nói." Bởi vì người nghe nói chuyện có thể là câu chuyện của họ cùng với đối phương hợp nhau. Như chúng ta thường ca tụng đức Phật là "Như Lý Sư"(1) , ý nói Ngài là người thể nghiệm 
(1) Bậc Đại sư nói giáo pháp đúng như thật để cứu độ chúng sinh; là lời gọi tôn kính đối với đức Phật.

Luận Câu-xá 1 (Đại 29,1 thượng) ghi:

                    Bậc Nhất thiết trí diệt vô minh 
                    Vớt chúng sinh khỏi biển sinh tử 
                    Kính lễ bậc thầy đúng như lý 
                    Nay con sẽ nói Đối Pháp tạng. (luận tạng)

Đây là bài kệ đặt ở đầu luận này nói lên đức độ cao cả của đức Thế Tôn, vượt hơn các thánh chúng, cho nên đối với đức độ của Ngài càng thêm tôn sùng lễ kính.

Ngoài ra, luận này cũng nêu ra nghĩa của Như lý sư là như thật, không điên đảo, truyền dạy khuyên răn hết lời gọi là Như lý sư được chân lý, là người đã chứng ngộ chân lý, là một nhân vật điển hình của chân lý. Bởi vì khi một người tương ứng với chân lý, thì nhất định người này có tấm lòng từ bi chân chánh. Lúc này, dù anh chửi mắng, hoặc đánh người ta, họ cũng phát ra lòng từ bi đối với anh. Nếu suy nghĩ của các vị tương ưng với chân lý, thì phải thể nghiệm ngay nơi bốn oai nghi trong sinh hoạt hàng ngày, nuôi dưỡng thành thói quen đúng với chân lý.

Các vị Thanh thiếu niên! Chẳng phải trong các vị có người thường viết nhật ký, mà các vị viết điều gì? Chúng tôi hy vọng trong nhật ký của tất cả các vị, các vị luôn viết làm sao cho nó phù hợp với lẻ thực, lời nói của các vị cũng làm sao cho phù hợp với đạo lý.

Do vô minh phiền não thiêu đốt, rồi sinh ra oán trời trách người, con người này sống ở nơi nào cũng luôn bất mãn với hiện thực, bởi vì họ không sống với thực tại, luôn chạy theo cảnh duyên ở bên ngoài, mỗi khi nghe những lời nói và hành động trái ý thì sinh ra buồn phiền, vậy người này sống chưa phù hợp với chân lý.

VI. Từ chỗ khó khắc phục kiến tạo ra mai sau

Từ khi chính phủ Đài Loan chuyển đổi trở về sau, thì một sự chuyển động mới tạo dựng nên gọi là khó khắc phục nhưng vẫn vận động. Sắp đặt lại đội ngũ gọi là khó khắc phục đội ngũ.

Lúc đó, toàn quốc già trẻ gái trai, ai nấy đều nhất trí thi hành khắc phục khó khăn trong hoạt động, bởi vì mọi người luôn tiến triển hoạt động, mà Đài Loan lại từ trong chỗ khó khăn từ từ phát triển, cho nên nói tinh thần là điều khó khắc phục, tinh thần cũng chính là phấn đấu. Có thể khó khắc phục, từ chỗ khó mà khắc phục được mới quả thực là hậu sinh khả quý; từ trong chỗ khó khăn mà khắc phục được là điều kỳ vọng tươi sáng của mai sau. Khắc nan (克難), đọc cái tên thì nhớ được nghĩa của nó, đó là khắc phục khó khăn. Mọi người tu học theo Phật pháp, vậy có khó khăn gì mà phải khắc phục? Ví dụ: Có người cảm thấy "nói ra rất khó." Nếu như anh cảm thấy nói ra hết sức khó, thì ngôn ngữ của Trung Quốc không dễ gì nói đúng, như vậy, anh phải khắc phục ngôn ngữ cục mịch của mình, rồi phải nỗ lực học tập; có người cho rằng viết văn là rất khó, thế anh phải biết khắc phục kiến thức quê mùa của mình rồi mới viết được; tư tưởng không thể trôi chảy, lời nói chữ viết không có thông thạo, thì trước tiên chúng ta phải tìm ra cục mịch ở chỗ nào, rồi sau đó tìm cách khắc phục nó. Cũng có người cho rằng việc làm là khó khăn. Điều mà họ gọi "việc làm là khó khăn" nó có hai trường hợp, một là tình trạng khó khổ về thân, hai là khó khổ liên quan đến công việc của người. Cho dù chúng ta đang làm việc gì, không nên thấy sự việc đó khó rồi chẳng làm, nhưng cũng không vì công việc liên quan đến người thấy khó mà nản lòng.

Trong kinh Phật nói: "Phật đạo khó thành thề nguyện thành", mọi việc trên thế gian không có việc nào khó hơn so với học Phật, chúng ta đều không sợ sự thành Phật khó, vậy vì sao chúng ta vẫn còn sợ khó khăn về xây dựng sự nghiệp thành công của thế gian?

Anh hùng nước Pháp là Nã Phá Luân từng nói: "Trong sách của tôi không chữ "khó" (難). những bậc anh hùng hào kiệt Từ xưa đến nay thường tự khoe khoang rằng: "Tôi không thấy việc gì gọi là khó khăn." Thế gian chẳng có việc gì khó, chỉ có sợ lòng người không bền." Chỉ cần có ý chí, cho dù dời núi lấp biển, một ngày nào đó cũng được thành công. Hy vọng các bạn Thanh thiếu niên, cần phải đem chữ "khó" (難) từ nơi cửa miệng loại trừ khỏi nội tâm, vứt bỏ nó và tin tưởng chưa từng có việc gì gọi là khó. Vả lại, có người lại cho rằng ‘tu là khó.’ Tu có gì là khó? Vì tu như chúng ta là cần phải không màng danh lợi, chịu đựng sự cô quạnh, ăn uống không đầy đủ, nhẫn chịu nhiều áp lực; tu là phải xa lìa người thân, phải xa lìa làng xóm, bạn bè cũng ít qua lại, tất cả suy nghĩ về công danh, phú quý đều phải buông bỏ. Người có tu, không chịu sự thử thách theo thời gian, mà ngược lại chịu đựng được tất cả sự thử thách. Những điều mà họ hay nói về sự tu, như tu một năm, thì Phật ở trước mắt; tu ba năm Phật ở Tây thiên; tu mười năm, chẳng có hình dáng cũng chẳng bến bờ." Vì đây là hạng người trên con đường tìm cầu chân lý mà không có bền chí, không chịu nổi sự thất bại, cuối cùng nữa đường lại bỏ cuộc. Hạng người này không có chí tiến thủ, làm sao đời người có thể hoàn bị? Làm sao có thể thành tựu được đạo nghiệp? Cho nên, người tu cần phải kiên nhẫn, có nghị lực và kiên trì bền bỉ, không những phải có lòng dũng mãnh, mà phải có tâm bền bỉ, đây là con đường giải thoát thể hiện ra ở trước mắt. Hôm nay tôi trình bày sáu điểm để khuyến khích mọi người, hy vọng từ nay về sau mọi người phải nổ lực thực hành, thực hành cho chính xác, cũng là mở đầu tương lai cho mình sau này, là hướng đi trên con đường lập nghiệp thành công.

Tác giả bài viết: Đại Sư Tinh Vân - Đạt Ma Khả Triết dịch
Nguồn tin: thuongchieu.net
Từ khóa:

thanh niên

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

CÁC NGÀY VÍA PHẬT

Tháng GiêngNgày mồng một, vía Đức Phật Di Lặc Tháng HaiNgày mồng tám, vía Đức Phật Thích Ca xuất giaNgày rằm,vía Đức Phật Thích Ca nhập diệtNgày 19,vía Đức Quán Thế Âm Bồ tátNgày 21,vía Đức Phổ Hiền Bồ tát Tháng BaNgày 19,vía Đức Chuẩn Đề Bồ tát Tháng TưNgày mồng bốn,vía Đức Văn Thù Bồ tátNgày...

Thống kê

  • Đang truy cập: 117
  • Khách viếng thăm: 111
  • Máy chủ tìm kiếm: 6
  • Hôm nay: 9217
  • Tháng hiện tại: 269149
  • Tổng lượt truy cập: 59709166

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile