Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Phẩm Ðạo:12- Người Ðàn Bà Mất Hết Thân Quyến

Đăng lúc: Thứ ba - 27/05/2014 22:07 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Không có con che chở...

Câu chuyện xảy ra khi đức Thế Tôn ở tại Kỳ Viên, liên quan đến bà Patàcàrà. Câu chuyện của Tỳ-kheo ni Patàcàrà như đã kể ở phẩm Ngàn, Pháp Cú 113.

Ngày nọ, đức Thế Tôn biết bà đã vơi cơn sầu khổ, bèn bảo:

- Này Patàcàrà, người nào khi rời bỏ thế gian, không có con cái hay cha mẹ, họ hàng có thể bảo trợ, che chở hay cho ẩn trú. Cho nên, dù những người ấy đang sống đó, cũng như không có. Người khôn ngoan nên có đạo đức thanh tịnh để dẹp sạch đường đến Niết-bàn.

 Ngài nói kệ:

(288)   Một khi tử thần đến,
            Không có con,che chở,
            Không cha, không bà con,
            Không thân thích che chở.

(289)   Biết rõ ý nghĩa này,
            Bậc trí lo trì giới,
            Mau lẹ làm thanh tịnh,
            Con đường đến Niết-bàn.

Nghe xong bà Patàcàrà chứng quả Dự-lưu, hội chúng có người chứng Dự-lưu, Nhị quả và Tam quả.

-----------
Ghi Chú: Câu chuyện của Patacara

Kinh kể về một chàng trai đến nước Xá-vệ (Śrāvastī) lập gia đình rồi trở về quê sinh được hai đứa con. Sau người vợ lại mang thai, đến ngày “mãn nguyệt khai hoa”, theo phong tục xưa của xứ Thiên Trúc, người vợ phải về nhà cha mẹ để sinh.

Một sáng nọ, chồng đánh xe bò đưa vợ cùng hai con lên đường. Đến xế trưa, mọi người dừng xe nghỉ ngơi ăn cơm, bất chợt có con rắn độc bò tới tấn công con bò và giết luôn người chồng. Cô vợ thấy cảnh tượng như vậy run sợ hoảng hốt, kêu trời khóc lóc thảm thiết... Khi mặt trời khuất núi, người vợ đành dẫn hai con tiếp tục cuộc hành trình, đi một đoạn không xa lại gặp con sông. Vì tối trời người vợ sợ bị giặc cướp, vội vã để đứa lớn trên bờ còn ẵm đứa nhỏ lội qua trước. Mới lội qua giữa dòng thì nghe tiếng hét lớn: Mẹ ơi…! mẹ…! Cô ta quay  lại,  thấy  con  mình  đã  bị sói ăn thịt. Cô ta kinh hồn khiếp đảm buông đứa con đang bồng, dòng nước cuốn đứa bé trôi đi. Cô ảo não mê hoặc ngã té trong nước bị sẩy thai luôn. Về  đến nhà  lại  nghe  hung  tin  cha  mẹ mình chết trong trận hỏa hoạn đêm qua, còn cha mẹ chồng thì bị giặc cướp sát hại.

Bao  chuyện  khổ  đau  dồn về  một  lúc  làm  cô  ta  mê  loạn phát  điên,  cởi  hết  quần  áo  bỏ chạy. Ai thấy cũng xót thương. Có người lại nghĩ cô bị tà ma, quỉ thần quấy nhiễu. Cô ta chạy mãi đến tinh xá Kỳ Thọ Cấp Cô Độc(2), lúc đức Phật đang thuyết pháp  cho  bốn  chúng  đệ  tử  và chư Thiên, Long thần nghe. Khi ấy  tâm  trí  cô  ta  tự  nhiên  tỉnh lại,  thấy  mình  khỏa  thân,  mắc cỡ quá nên khom xuống sát đất. Phật bảo A-nan lấy y phục cho cô ta. Cô ấy mặc rồi đảnh lễ sát chân Phật, ngồi sang một bên. Đức  Phật  thuyết  kinh  về:  Tội phước  hiện  tiền,  mạng  người vô  thường,  có  hợp  thì  có  tan, có  sinh  thì  có  tử,  không  sinh không diệt tất cả vốn không, tự khởi  tự  diệt  luân  chuyển  năm đường, ví như bánh xe đã tháo gỡ thì không quay được nữa.

Cô  ta  nghe  Phật  nói,  tâm khai  ý  giải  liền  đắc  quả  Bất thối chuyển, sầu muộn tiêu tan như  mặt  trời  không  mây.  Đức Phật nói như vậy, tứ chúng vui mừng,  chư  Thiên,  Long  thần đảnh lễ thối lui.

Lời kết

Cuộc   đời   đâu   chỉ   lấy   đi nước mắt của người phụ nữ bất hạnh ấy hay nước mắt của nàng Paṭācārā,  mà  còn  lấy  đi  bao nước mắt của những con người sống  trong  cảnh  chiến  tranh, thiên tai, đói khổ, sinh tử phân ly…  Dù  thế  giới  ngày  nay  vô cùng tự kiêu với nền văn minh hiện đại thì chân lý khổ đau vẫn hằng ngự trị đâu đó.

Song,  hạnh  phúc  phải  tìm nơi  hạnh  phúc  không  thể  tồn tại.  Quan  niệm  của  Phật  giáo tuy  chỉ  chân  tướng  cuộc  đời là khổ, nhưng không phải chủ thuyết  bỏ  đời,  trốn  khổ,  hay chán  nản,  mà  hãy  nhìn  thẳng vào  nó  để  tìm  ra  con  đường giải thoát. Cho nên người phụ nữ bất hạnh kia có đau đớn, có khổ luỵ hình hài, thì mới chiêm nghiệm, mới chinh phục được khổ  đau.  Đức  Phật  cũng  dạy, “kẻ tự thắng mình lại vẻ vang hơn sự oanh liệt của một dũng sĩ chiến thắng ngàn quân địch trên bãi chiến trường.” Cô ấy chiến  thắng  được  mình  cũng không  phải  dễ,  phải  điên  dại, phải  lang  thang,  nhưng  không tuyệt vọng, không quyên sinh, cái  giá  trị  tinh  thần  căn  bản của  Phật  giáo  là  điểm  ấy.  Và khi điên loạn mất trí, sao cô ấy không chạy vào rừng sâu, thôn xóm,  chợ  búa…  mà  chạy  đến tinh  xá  Kỳ Thọ  Cấp  Cô  Độc? Vì ánh sáng trí tuệ giác ngộ của đạo  Phật  luôn  song  hành  với cuộc  đời,  ánh  sáng  ấy  có  thể quét sạch bóng tối dục vọng và khổ đau. Đạo Phật có mặt bắt đầu từ sự khổ đau, từ thân phận con  người,  từ  cuộc  đời  thực tại để giải quyết những vấn đề thực tại, chứ không từ thế giới siêu hình. Cô ta giác ngộ trong cái  thực  tại  ấy,  cái  thực  tại chơn thường vĩnh cửu trong cái vô thường,  là  mọi  sự  mọi  vật không thể nào không thay đổi, sau  khi  nghe  Phật  dạy:  mạng người vô thường, có hợp thì có tan, có sinh thì có tử…

Người sống một trăm năm,  
Không thấy pháp sanh diệt,  
Tốt hơn sống một ngày,  
Thấy được pháp sanh diệt. 
(Truyện tích Pháp cú 113) 

Đạo Phật không ca ngợi, đề cao nỗi đời trầm thống, hay tán thán cảnh khổ của thế gian mà muốn nói, nó cần thiết cho chất liệu lý tưởng. Sinh tử là Niết- bàn, phiền não tức Bồ-đề! 
 

1. Paṭācārā: Phiên âm là Bát-tra-tả-la, dịch là “kẻ mang xiêm áo”. Vì lúc nàng phát điên, đi lang thang mang xiêm áo tả tơi nên người ta gọi nàng như vậy.

2.  Trong  truyện  tích  Pháp  cú,  đức Phật  dùng  thần  lực  khiến  cho  nàng chạy vào, và Ngài gọi, Paṭācārā! Tỉnh lại đi con. Nghe tiếng Phật gọi, nàng định thần tỉnh lại.


Nguồn tin: thuongchieu.net
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 55
  • Khách viếng thăm: 38
  • Máy chủ tìm kiếm: 17
  • Hôm nay: 6853
  • Tháng hiện tại: 1359048
  • Tổng lượt truy cập: 59011981

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile