Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

NÚI YÊN TỬ - CHÙA HOA YÊN

Đăng lúc: Chủ nhật - 25/03/2012 13:24
NÚI YÊN TỬ - CHÙA HOA YÊN

NÚI YÊN TỬ - CHÙA HOA YÊN

Núi Yên Tử (An Tử sơn 安子山, 1.068 m) là "đất tổ Phật giáo Việt Nam" và là một thắng cảnh thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam. Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn.
NÚI YÊN TỬ  
CHÙA HOA YÊN
 
Núi Yên Tử (An Tử sơn 安子山, 1.068 m) là "đất tổ Phật giáo Việt Nam" và là một thắng cảnh thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam. Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn.

Trung tâm Phật giáo Việt Nam

Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh: Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (調御覺皇陳仁宗, 1258-1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương (法螺同堅剛, 1284-1330), vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách Thạch thất mị ngữ (石室寐語) và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như viện Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Đông Triều... Tại trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn có Huyền Quang Lý Đạo Tái (玄光李道載, 1254-1334), vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm.
Thắng cảnh
Từ Hà Nội có thể đi xe ô-tô vượt quãng đường 115 km, qua thị xã Uông Bí thì rẽ vào đường Vàng Danh, đi tiếp khoảng 9 km thì rẽ trái. Có thể lên núi Yên Tử bằng hai cách:
Theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1.2 km lên tới độ cao 450 m gần chùa Hoa Yên. Với cách này có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao với những cây tùng, cây đại hàng trăm năm tuổi xen lẫn trong những rừng cây xanh tươi và hít thở không khí trong lành.  
Theo đường đi bộ dài trên 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông.  
Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi. Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật. Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã lao mình xuống suối tự vận. Vua Nhân Tông thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con suối mang tên Giải Oan.
Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.
Tiếp đó tới chùa Hoa Yên nằm ở độ cao 543 m với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử. Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi. Sau điểm này là chùa Đồng, tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 m. Chùa được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc tự (天竺寺).
Đứng ở độ cao 1068 m trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông Bạch Đằng.
Dọc đường còn có một số điểm tham quan như Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức Điếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh. Đây là công trình thiền viện lớn nhất Việt Nam.
Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch).
Núi Yên Tử ở phía Tây thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, có đỉnh cao 1068m. Chùa Hoa Yên thường gọi là chùa Cả, tọa lạc trên núi Yên Tử, ở độ cao 516m. Theo sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), chùa nguyên tên là Vân Yên, do Thiền sư Hiện Quang dựng vào cuối thời Lý. Kế tiếp là Thiền sư Đạo Viên, Thiền sư Đại Đăng, Thiền sư Tiêu Diêu, Thiền sư Huệ Tuệ, Trúc Lâm Đại sĩ tức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1299) v.v... Điều Ngự Giác Hoàng cho mở chùa Vân Yên to rộng, tả hữu dựng viện Phù Đồ, lầu chuông trống, nhà dưỡng tăng, nhà khách, dưới sườn núi dựng nhà cửa suốt đến xứ Thanh Lương. Tăng đồ khắp nơi đến nghe giảng yếu chỉ Thiền Tông rất đông. Chùa Vân Yên trở thành trung tâm Phật giáo thời bấy giờ. Đến khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497), Vua Lê Thánh Tông lên thăm chùa, thấy cảnh hoa nở đầy sân, bèn cho đổi tên là Hoa Yên. Ngôi chùa hiện nay được xây dựng nhỏ. Trước chùa có Huệ Quang Kim tháp xây năm 1310 an táng xá-lợi Trần Nhân Tông và hơn 40 tháp lớn nhỏ khác, đều là tháp cổ đời Trần. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
 
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) 

Yên Tử, kinh đô Phật giáo Việt Nam
     
  
Mênh mênh mang mang Phù Vân Yên Tử, vi vi vu vu Trúc Lâm thiền tự. Thổn thức nỗi ḷng ai kẻ t́nh si, giữa chốn thiền không t́m người trong mộng”, câu hát ngọt ngào mê đắm ấy đă đưa du khách tới chốn bồng lai, ḷng trần nhẹ bẫng, quên hết mọi ưu tư phiền muộn của cuộc đời.

Khách hành hương về cơi thiêng Yên Tử, nơi cội nguồn của Phật giáo Việt Nam tọa lạc trên mảnh đất Quảng Ninh - một tỉnh nổi tiếng với vịnh Hạ Long, nằm cách Hà Nội hơn 100km theo hướng đông bắc về chốn Tổ uy nghiêm không nơi nào sánh được giữa thiên nhiên ḱ vĩ đồi núi điệp trùng với thác đổ, suối reo ẩn khuất trong rừng địa ngàn. Từ xa dơi nh́n về Yên Tử, đỉnh núi nhô ra, hai ngọn vút lên như hai cánh én tung bay giữa mây trời vùng đông bắc, ở giữa là núi Yên Tử sừng sững như con voi nằm phủ phục, tất cả tạo nên một non thiêng Yên Tử vừa uy nghiêm vừa hùng vĩ. Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử trải dài ngót 20km, dọc lộ tŕnh của vua Trần Nhân Tông về Yên Sơn tu hành rồi hiển Phật - chùa Bí Thượng đến chùa Đồng trên đỉnh Yên Sơn cao nhất vùng đông bắc 1.068m.

Lần theo dấu tích ngàn xưa 
Bảy trăm năm ấy bây giờ còn lưu


Bảy trăm năm qua, Yên Tử nổi danh là nơi phúc địa, gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp phi thường của đức hoàng đế anh hùng Trần Nhân Tông, kháng chiến thắng lợi đă từ bỏ ngai vàng về tu ở Yên Sơn, sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm, xây dựng nơi đây trở thành trung tâm văn hóa, kinh đô Phật giáo của nước Đại Việt. Và đă bảy trăm năm qua nhưng dấu tích của vua Trần vẫn không hề thay đổi với một di sản khổng lồ cha ông để lại là hàng chục ngôi chùa, hàng trăm am, tháp, hàng ngàn di vật cổ quư giá. Hệ thống chùa am Yên Tử được bài trí theo hai hệ trục chiều dọc hướng từ nam lên bắc, từ chùa Bí Thượng, Suối Tắm, Cầm Thực, chùa Lân, Giải Oan, Hoa Yên lên chùa Đồng, chiều ngang hướng từ đông sang tây, từ am Dược, am Hoa, thác Bạc, am Diêm, chùa Một Mái, Hoa Yên sang thác Ngự Dội, am Thiền Định, thác Vàng.

Chùa Hoa Yên, trung tâm khu di tích, danh lam cổ tự linh thiêng nổi tiếng ở độ cao gần 534m, tọa lạc trên triền núi nhô ra tựa trán rồng nơi đă bao lần được các hoàng đế, vương hầu, các danh nhân trong nước về thăm lưu bút, đề thơ, trồng cây lưu niệm trước sân chùa. Đường lên chùa Đồng lộng gió, qua một vạt rừng cây lúp xúp và băi đá như những cánh sen nâng bước chân du khách. Từ các khe đá, trúc đùi gà, địa lan, cây si đá mọc ra xoè tán lá xanh rờn; dưới chân chùa ngổn ngang xếp những tảng đá lớn, lưng đá hằn sâu ngấn sóng nước với những vỏ ṣ, vỏ ốc hóa thạch gợi nhớ dấu tích đổi thay dâu bể thời Hồng hoang về bờ biển Yên Sơn trước kia. Chùa Đồng cấu trúc h́nh chữ đinh theo dáng một bông hoa sen nở, ngự trên sập đồng chân quỳ dạ cá chạm trổ h́nh hoa sen cách điệu, gian giữa là cửa vơng đúc hoa sen, hai bên trạm khắc h́nh nho sóc. Những hôm trời nắng, trên đỉnh Yên Tử phóng tầm mắt tới chân trời tít tắp, dưới chân núi cảnh vật hiện ra như bức tranh thủy mặc lung linh dưới ánh mặt trời; c̣n vào ngày mù sương du khách như đứng trên bồng đảo nhỏ, nổi bồng bềnh giữa đại dương mênh mông. Gió lùa vào kẽ đă phát ra muôn tiếng nhạc trầm bổng. Giữa khung cảnh đất trời kỳ vĩ, ḷng người xốn xang, tâm hồn nhẹ nhơm thanh thoát, bao nỗi ưu phiền trần tục tan biến.

Trân trọng trước công ơn ǵn giữ đất nước và ân đức truyền bá chánh pháp của Tổ tiên đến ngày nay góp phần xây dựng và phát huy nền di sản văn hóa quư báu của ông cha ta bao đời ǵn giữ, Ḥa thượng Thích Thanh Từ cùng Phật tử đạo tâm trong và ngoài nước công đức xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, khởi công đặt đá từ ngày 19/01, khánh thành ngày 11/11 năm Nhâm Ngọ. Nhờ sự đồng tâm của tất cả Phật tử - thiền viện lớn nhất nước với hàng loạt hạng mục công tŕnh cổng Tam quan, ṭa chính điện, nhà thờ Tam Tổ, lầu trống, lầu chuông, nhà trưng bày, nhà khách kiến trúc hoành tráng, uy nghi được xây dựng trong thời gian ngắn nhất để chốn Tổ thêm khang trang, xứng đáng là kinh đô Phật giáo nước Việt.

Nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Khánh khi tới thăm Yên Tử đă nói: “Người ta quan tâm đến Yên Tử không phải v́ chùa lớn, kiến trúc đặc biệt mà quan tâm đến ư nghĩa lịch sử của Yên Tử, văn hóa Phật giáo Việt Nam. Ở đây bản sắc dân tộc Việt Nam, tư tưởng, tâm hồn Việt Nam được thể hiện rất rơ”. Ngày nay du khách thập phương trẩy hội về Yên Tử ngày một đông bởi đó chính là con đường tới cơi Phật, tới cái tâm thiện căn của chính bản thân mình.
  
  
Non Thiêng Yên Tử

"Vĩnh Nghiêm, Yên Tử, Quỳnh Lâm 
Ai chưa đến đó, thiền tâm chưa đành".

Câu ca dao như lời phát nguyện thành tâm của quảng đại chúng sinh mộ đạo từ trước đến nay, hướng về chốn tổ của Phật giáo nước nhà. Hàng năm mỗi mùa xuân, khách thập phương nườm nượp hành hương về Yên Tử, nơi mây giăng quyện khói trầm thơm cầu phúc và hướng thiện. Từ cuối thế kỷ 13, nơi non thiêng này đã trở thành kinh đô Phật giáo của nước Đại Việt, sau thắng lợi vĩ đại của ba lần kháng chiến chống xâm lăng.

Hội xuân Yên Tử hàng năm bắt đầu vào ngày 10 tháng Giêng. Xuân Nhâm Ngọ hội càng tấp nập. Thị xã Uông Bí và tỉnh Quảng Ninh tổ chức khai trương hệ thống cáp treo lên Yên Tử vào ngày khai hội. Tuyến du lịch tâm linh đặc biệt này thêm náo nức khách hành hương. Yên tử, nơi sáng cây đuốc trí tuệ Thiền phái Trúc Lâm, với ba ngọn chủ đăng sáng chói là ba vị tổ: Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Huyền Quang tôn giả. Vị hoàng đế anh hùng dân tộc, vị cao tăng chân Phật, nhà tư tưởng lớn Trần Nhân Tông là người khai sáng dòng Thiền Trúc Lâm, một sự hoà hợp tuyệt vời giữa tinh thần dân tộc và tôn giáo, giữa tư tưởng và đạo đức, giữa Đạo và Đời. 

Yên Tử thuộc thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Xưa kia tên của Yên Tử là núi Voi bởi dáng núi giống con voi quay đầu về phía biển. Sử sách ghi Yên Tử là Bạch Vân Sơn vì quanh năm mây trắng bao quanh đỉnh núi. Đây là chốn tu hành tuyệt đỉnh của những người mộ đạo:

"Nào ai quyết chí tu hành 
Có về Yên tử mới đành lòng tu".


Núi thiêng thành cõi Phật đã mời gọi thiền tâm của các bậc đế vương. Vua Trần Thái Tông bỏ cả ngai vàng lên đây cầu Phật. Thượng hoàng Trần Nhân Tông rời kinh thành về Yên Tử tu hành. Truyền rằng: Hàng trăm Cung phi đã đi theo, níu gọi người không được, đã trầm mình xuống suối Hồ Khê, nhiều người bị nước cuốn đi. Suối Hồ Khê thành suối Giải Oan từ đấy. Cảm thương linh hồn những Cung phi tuẫn nạn, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã cho dựng ngôi chùa Giải Oan thờ cúng cầu mong họ được siêu sing tịnh độ. Từ chùa Giải Oan đường hành hương Yên Tử chia hai ngả: đường bộ truyền thống và đường cáp treo. Khu nhà ga kiến trúc như một ngôi chùa lớn, với mái ngói mũi hài và thành bậc rồng đá đặc trưng của kiến trúc đời Trần. Sau hai năm xây dựng, hệ thống cáp treo Yên Tử được khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 21/02/2002. Công ty Xuất nhập khẩu Quảng Ninh đã đầu tư 37 tỷ đồng để có một hệ thống cáp treo hiện đại nhất Việt Nam hiện nay và lần đầu tiên có ở miền Bắc nước ta. Cáp treo Yên Tử được các chuyên gia Pháp trực tiếp lắp đặt, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và độ an toàn tin cậy. Quãng đường chim bay 1.200 mét từ chùa Giải Oan đến ngang chùa Hoa Yên, du khách chỉ mất 10 phút ngồi cabin cáp treo. Yên Tử cõi Phật mang tinh thần từ, bi, hỉ xả, được tô điểm thêm điềm lành, vẻ đẹp. Đường hành hương bớt ùn tắc, trong những ngày hội có hôm đông đến cả vạn người. Hành trình du ngoạn rút ngắn thời gian leo núi, giảm lượng người nghỉ lại qua đêm quá đông ở chùa Hoa Yên. Môi trường thiên nhiên được cải thiện về vệ sinh và văn hoá. Lưu lượng người hành hương rất lớn, tuyến cáp treo chỉ đáp ứng được một phần. Đi hội Yên Tử, nhiều người muốn thể hiện tâm thành dẫu mỏi gối chồn chân leo núi. Từ chùa Giải Oan, qua am Lò Rèn theo con đường quanh co xếp bậc đá, khách lên Hòn Ngọc. Hai bên lối đi là rặng tùng cổ thụ, tương truyền được trồng khi Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất tổ Trúc Lâm đến Yên Tử tu hành. Hơn 700 năm rặng tùng vẫn cứng cỏi với tuyết sương nắng gió, hiện thân cho cốt cách của bậc chính nhân chân tu. Trúc Yên Tử mọc ken dầy, thân thẳng vút. Trúc xanh thân ngay, gióng thẳng chính trực. Xích Tùng là lòng son tâm Phật. Hòn Ngọc ở độ cao 400 mét còn có tên là Hạ kiệu. Đây là điểm Vua, Chúa ngày xưa phải hạ kiệu, đi bộ lên chùa Hoa Yên bái yết Thượng hoàng. 
Vãng cảnh Yên Tử, từng bước tâm ta tĩnh hồn bay trong diệu pháp thần định, ức trai lòng sáng tựa sao khuê đã cảm tác về Yên Tử:

"Muôn hàng giáo ngọc, tre gài cửa 
Bao dải tua châu, đá rũ mành 
Di tích Nhân Tông còn lưu đấy 
Trùng đồng thấy giữa ánh quang minh".


Hai mươi tuổi lên ngôi vua, hai lần lãnh đạo kháng chiến thắng lợi, ở đỉnh cao nhất của vinh quang và quyền lực, vị vua ấy đã rời bỏ ngai vàng, đi ngao du thăm dân để chỉnh đốn thế sự. Người xuất giá tu hành lên Yên Tử chọn khổ hạnh làm lẽ sống. 
Theo đoạn đường thoải sau khu tháp Tổ, khách hành hương đi giữa vườn cúc vạn thọ xum xuê, hoa dệt gấm vàng sườn núi. Thiền sư Huyền Quang đệ tam tổ Trúc Lâm đã viết bài thơ "Hoa cúc" có câu rằng: "Vườn xưa san sát cúc vàng rơi". Vua Lê Thánh Tông đến Yên Tử trước khung cảnh hoa lá phô sắc toả hương mới đổi tên chùa Vân Yên (nghĩa là chùa Khói mây) thành chùa Hoa Yên như bây giờ. Chùa Hoa Yên ở độ cao 800 mét, lớn và đẹp nhất Yên Tử nên còn có tên là chùa Cả. Quanh chùa xưa kia còn có lầu Chuông, lầu Trống, am Thiền Định. Đặc biệt tượng Phật chùa Hoa Yên đều bằng đồng đúc. Bức phù điêu đá ngoài chùa, chạm cảnh ba ni cô sùng đạo đang chắp tay lắng nghe, có hàm ý: Chùa Hoa Yên là nơi Đệ nhất Tổ tiếp kiến Vua quan triều đình và giảng kinh, thuyết pháp. Yên Tử là nơi tìm đến tu hành đắc đạo của nhiều bậc cao tăng, thiền sư. Không Lộ Thiền Sư thời Lý đã từng

"Núi cao có lúc trèo lên đỉnh 
Kêu dài một tiếng lạnh cả trời".


Đệ nhất tổ Trần Nhân Tông đã dựa vào nền móng chính của thuyết nhà Phật: "Phật ở trong tâm. Tâm lặng lẽ mà biết thì đó là chân Phật" để kế thừa và phát huy thành chủ thuyết. 
Dòng suối nơi Vua tắm mang tên Ngự Dội. Am Vua nằm nghỉ bồng bềnh trong mây nên có tên là Ngọa Vân. Cảnh sắc siêu thoát của Yên Tử đã góp phần rất lớn vào việc di dưỡng tinh thần của những ai muốn dứt bỏ bụi trần. Phía sau am Ngọa Vân, nằm sâu trong vách núi là am Một Mái. Đây là nơi tàng trữ thư cảo và giảng kinh thuyết pháp của Đệ nhất tổ Trúc Lâm. Những gương mặt tượng ở đây toát lên vẻ viên mãn của người đạt đến sự giác ngộ chân như, tu thành chính quả.

Một lần hành hương Yên Tử gợi cho du khách hình dung sự kiên định trong việc tu tâm, luyện trí của các bậc tu hành đắc đạo. Danh sỹ Ngô Thì Nhậm nhận xét: "Tam tổ lấy từ bi làm thế, lấy quảng đại làm dụng, đồng đức với trời đất, hoà mình với nhật nguyệt. Có cái thanh rất tĩnh, có cái hưởng rất dài. Phật như Trúc Lâm tam tổ chỉ lấy ngôn ngữ làm đạo lý mà giáo thế, chẳng những không lộ liễu hành sự mà nói năng cũng cao xa, rộng lớn, thoáng đạt". Tựa lưng vào vách núi đá cao dựng đứng, ngôi chùa Bảo Sái sớm chiều vọng tiếng kinh cầu. Trầm thơm lan tỏa quyện với hương phong lan và sen cạn thoảng bay trong tiết xuân thanh khiết. Bảo Sái là pháp hiệu của vị cao tăng, đệ tử gần gũi của đệ nhất tổ Trúc Lâm. Sư Bảo Sái đã chứng kiến thời khắc Điều Ngự Giác Hoàng hoá thân về cõi Phật trong hương núi thơm ngào ngạt, nhạc trời vang động tiễn đưa một tâm hồn lớn về cõi Niết Bàn. Hơn 700 năm những lời kệ, câu thơ của Ngài vẫn phiêu diêu với gió mây Yên Tử. Gần chùa Bảo Sái có một giếng đá thiêng, sâu không đầy một thước mà quanh năm đầy nước mát trong veo như bầu Cam Lộ của non thiêng ban phát cho người thành tâm hành hội.

Độ cao 800 mét chùa Vân Tiêu như mốc giới giữa cõi Trần và cõi Phật huyền bí phía trên cao. Ngọn tháp Vọng Cung Tiên 9 tầng sững sững mây vờn. Trong tĩnh lặng nơi này, rì rầm tiếng suối thượng nguồn chảy qua rừng trúc như khúc nhạc lâm tuyền đưa hồn du khách hướng lên đỉnh non thiêng. Hành trình đến đây, dòng người thưa vắng dần, đỉnh non thiêng Yên Tử cao độ 1068 mét. ở đây lúc trời quang đãng có thể bao quát không gian hùng vĩ vùng Đông Bắc của Tổ quốc, từ vịnh Hạ Long đến thành phố Hải Phòng. Chùa Đồng được xây từ thời Lê Cảnh Hưng bằng đồng. Qua nhiều biến cố thất tán nay chùa được phục nguyên bằng chất liệu như tên gọi: Chùa Đồng. Chuông chùa Đồng có gọi mây, quyến gió, rủ chim như thế gian truyền tụng hay không điều đó vừa thực vừa ảo. Ngày xuân hành hương Yên Tử những nhiệm màu huyền diệu vẫn lung linh, ấm áp.

















 

Nguồn tin: Thư Viện Hoa Sen
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 65
  • Hôm nay: 8817
  • Tháng hiện tại: 209148
  • Tổng lượt truy cập: 59649165

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile