Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Hòa Hợp Đạo Tràng - Sonam Tenzin Rinpoche

Đăng lúc: Thứ bảy - 03/03/2012 01:32
Hòa Hợp Đạo Tràng - Sonam Tenzin Rinpoche

Hòa Hợp Đạo Tràng - Sonam Tenzin Rinpoche

Không có hòa hợp Đạo Tràng thì không thể có chuyện tu chân thật. Chỉ có sự giả đò giả bộ.


SONAM RINPOCHE DẠY VỀ HÒA HỢP ĐẠO TRÀNG

Không có hòa hợp đạo tràng thì không thể có chuyện tu chân thực.

Chỉ có sự giả đò, giả bộ

Các con tới đạo tràng và cùng nhau tu. Tu, hay hành trì chánh pháp, có nghĩa là làm bài tập về nhà (homework). Có chuyện gì đó xảy ra, có vấn đề rắc rối gì đó nảy sinh - đó chính là bài tập (homework). Giải bài tập (do homework) tức là tu, là học pháp, học cách sống theo chánh pháp, học cách chuyển hóa tâm. Các con phải tìm ra lời giải, tìm ra giải pháp cho những vấn đề phát sinh. Các con dùng tư duy: phân tích, so sánh, bàn luận, tranh cãi để tìm hiểu vấn đề, tìm ra cách giải quyết đúng với chánh pháp.

Ví dụ các con được nghe pháp, nghe rồi có người hiểu, có người không hiểu và có người hiểu sai. Đó cũng là một tình huống để tu. Khi đó các con cùng hợp sức, cùng trao đổi, thảo luận, bàn bạc để tìm ra cách hiểu đúng. Đó là tu.

Đạo tràng là nơi các con có cùng đạo sư, cùng nghi quỹ tu tụng, cùng pháp tu, cùng động cơ học pháp, cùng mục tiêu tối hậu – là Phật quả. Đạo tràng hoàn toàn khác với các nhóm, phường, hội tổ chức theo kiểu thế tục. Trong một nhóm, một hội tổ chức theo kiểu thế tục người ta có thể nói: ” Tôi thích anh này, tôi không thích anh kia” hay “Tôi muốn anh kia làm lãnh đạo, tôi không muốn anh này làm lãnh đạo ” v. v. Quan điểm khác nhau, động cơ khác nhau, mục tiêu khác nhau, quyền lợi khác nhau và vì vậy mà không thể có được sự đồng thuận, sự hòa hợp chân thực.

Trong Pháp, trong đạo tràng chúng ta không thể làm như thế được! Không thể làm thế được! Đạo tràng là cộng đồng của những người tu. Nơi chỉ dành cho Pháp – không dành cho chính trị, cho những toan tính cá nhân. Đạo tràng không phải là nơi đấu đá, tranh giành ảnh hưởng, tranh giành quyền lực, địa vị. Trong một đạo tràng tốt mọi thành viên đều bình đẳng, mọi ước nguyện trong sáng đều được nâng đỡ, nhưng toan tính kéo bè cánh, gây ảnh hưởng không có chỗ trong đạo tràng.

Chúng ta có lãnh đạo (“lãnh đạo” cũng là “lãnh đạo” của “bài tập về nhà - homework”. Chỉ có thầy là lãnh đạo thật sự, lãnh đạo tâm linh) và chúng ta có thể thay đổi lãnh đạo (leaders) sau này. Chúng ta phải thay đổi. Nhưng trước mắt cái cần làm là phải chấp nhận. Chấp nhận sự lãnh đạo của người khác. Đó là tu, đó là học. Một việc học rất cam go, gian khổ. Rất khó khăn. Đó là hạnh kham nhẫn – kham nhẫn ba la mật. Nếu ta không học cách chấp nhận, không kham nhẫn thì sẽ không có được hòa hợp. Không có hòa hợp đạo tràng thì không thể có chuyện tu chân thực. Chỉ có sự giả đò, giả bộ. Giả bộ tu, giả bộ tử tế, giả bộ tốt với nhau, giả bộ khen nhau, quý nhau. Nhưng không có sự gắn bó, tin tưởng, yêu quý, quan tâm giúp đỡ nhau một cách chân thành, chân thật.

Giả bộ tu nhưng bên trong đầy sân hận. Vì tâm không trong sáng, động cơ không trung thực. Trong tâm luôn chê người: ” Ôi dào, anh kia thế này, thế nọ …”, “ Ôi dào, chị nọ thế nọ thế kia …”. Rồi kiếm cớ để không hợp tác với nhau, chỉ trích lẫn nhau. Trong bụng luôn nghĩ :” Ta tốt hơn chị kia, ta giỏi hơn anh nọ ..” Rồi ganh ghen, đố kỵ. Rồi tranh giành nhau, ganh đua với nhau. Không có sự hợp tác chân thực vì đạo tràng. Ai cũng muốn phô trương cái tôi của mình. Một số đạo tràng ở Châu Âu tan rã là vì nguyên nhân đó.

Tất cả phải tu để dần dần bớt đi tâm sân hận, tham luyến, tâm chấp ngã. Nếu không thì không thể phát triển đạo tràng được. Khi chúng ta cùng tu với nhau mà lại không chịu sống với nhau trong hòa hợp thì sẽ thất bại. Nguyên tắc chung để giữ hòa hợp là: khi xảy ra bất đồng gì đó chúng ta không được giữ nó trong bụng và kiếm chuyện với nhau để cho sự việc ngày càng trầm trọng hơn. Phải ngồi lại với nhau, phải nói lời khiêm nhường chân thật cầu mong sự cảm thông: ” Xin lỗi, tôi có sai như thế này, như thế kia … v. v.” . Phải cùng nhau bình tĩnh trao đổi để có được sự hiểu và thương.

Chúng ta không ai là hoàn hảo vì thế mà phải tu. Chúng ta tu và sẽ thay đổi mình từ từ. Nếu không tu và không sửa đổi mình thì Pháp cũng trở thành vô dụng. Khi mỗi người đều tự sửa mình, tự trách mình thay vì trách người khác thì sẽ có lục hòa.

Đó là vô thường. Từng khoảnh khắc trôi qua. Vạn vật đều dời đổi, người người đều thay đổi. Ngày hôm qua anh ta, cô ta như vậy nhưng ngày hôm nay đã khác rồi. Ngày hôm nay còn tranh giành, đấu đá nhưng ngay mai lại làm lành, lại là bạn quý. Vô thường là như thế. Nếu không thì làm sao có thể tu, có thể sửa đổi, có thể ngày càng tốt hơn lên được.

Sarva Mangalam!

< Sưu tầm >

 

Tác giả bài viết: Sonam Tenzin Rinpoche
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Giới thiệu về Thiền Lâm

LỜI NGỎ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni ! Kính thưa quý Phật tử và quý Thiện hữu tri thức ! Trong cuộc sống hiện đại, con người luôn bị thôi thúc, cuốn hút bởi rất nhiều thông tin từ mọi hướng nhưng không ai trong chúng ta lại không nhìn nhận rằng, công nghệ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 320
  • Hôm nay: 50851
  • Tháng hiện tại: 615006
  • Tổng lượt truy cập: 60055023

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile