Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Tại sao Phật tử “đòi hỏi” nghiêm khắc ở người xuất gia?

Đăng lúc: Thứ ba - 22/05/2012 08:42 - Người đăng bài viết: Thiền Lâm
Vì người Phật tử hiểu rằng chư Tăng Ni chính là cá nhân đại diện cho Tăng đoàn, và mọi người đều “mặc định” người xuất gia là người mô phạm về lối sống, ở đây chính là lối sống giải thoát, không ràng buộc vào những vật chất của thế gian. Nhiều người đã hiểu thế nên thường khi thấy một ai đó trong pháp phục của chư Tăng mà có những biểu hiện vi phạm oai nghi, luật Phật… người ta đều quy chụp vào chỗ “đạo Phật” chứ không chỉ là cá nhân cá nhân ấy.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người Phật tử lăn lộn ngoài đời, đã sợ lắm mùi tiền có chứa trong đó vị mặn, đắng của ganh đua, hơn thua, tị hiềm, sân hận, luồn lách… nên mới đến chốn thiền môn hầu mong tìm dư vị của an lạc nên họ kỳ vọng vào nơi họ tới sẽ là điểm đến bình an thật sự. Đương nhiên, người đại diện cho chốn chùa chiền chính là bóng áo nâu, từ bỏ đời sống gia đình, chọn con đường xuất thế để đi (nếu chưa dứt hoàn toàn những tập khí của tham-sân-si thì chí ít cũng không thể “giống y chang” người thế tục, bị vướng víu, lụy vào phương tiện hiện đại này, vật chất kia đến nỗi se sua, khó chấp nhận).

Người Phật tử đến nương Tam bảo, nhưng ở cách xa Phật (Đấng Giác Ngộ) hàng ngàn năm nên hình bóng Tăng-già vốn là hình bóng thân quen, mẫu mực, đáng tôn kính, noi gương. Không phải Phật tử nào cũng hiểu và hành được “y pháp bất y nhân”, và biết “lấy giới làm thầy”, biết quay về nương tựa hải đảo tự thân, thắp sáng Đức Phật trong mình… Vậy nên Phật tử mới “đòi hỏi” chư Tăng Ni “không giống lông cũng giống cánh” đời sống xả ly của Đức Phật và Tăng đoàn nguyên thủy, điều đó là lẽ đương nhiên, là điều mà chư tôn đức cần lắng nghe để hiểu, để thương rằng: Phật tử đôi khi mong muốn, kỳ vọng, tin tưởng quá nên cũng vì thế mà “đòi hỏi” nhiều, trách móc, giận hờn cũng nhiều…

Thật ra, những “đòi hỏi” của Phật tử đối với chư Tăng Ni không phải là những đòi hỏi mang tính xấu đi, nếu nhìn cho kỹ thì những mong muốn ấy đều là những niềm mong chư Tăng “thúc liễm thân tâm” cả thôi. Mong muốn chư Tăng không vướng vào máy vi tính quá nhiều hay đừng xài điện thoại quá sang, đi xe quá hoành tráng… cũng chính là mong chư tôn đức Tăng Ni sống trung đạo trong nếp sống của nhà Phật. 

Và nếu hiểu như vậy, thì chỉ còn cách thể hiện sao cho những mong muốn ấy là xuất phát từ tâm yêu kính Tăng bảo, lợi đạo, lợi mình chứ không phải là những chỉ trích, trách móc, đánh giá kiểu của người thế gian. Do vậy, việc lên mạng rêu rao, chỉ trích, đánh giá chư Tăng là việc làm thiết nghĩ không đúng tinh thần của một người “quy y Tam bảo”.

Tác giả bài viết: Pháp Lữ
Nguồn tin: Giác ngộ Online
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 49
  • Khách viếng thăm: 45
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 15112
  • Tháng hiện tại: 1708142
  • Tổng lượt truy cập: 59361075

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile