Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Tập 2 - 11 Lòng ích kỉ quá độ

Đăng lúc: Thứ ba - 13/12/2011 11:12 - Người đăng bài viết: Tịnh Cường
Tập 2 - 11 Lòng ích kỉ quá độ

Tập 2 - 11 Lòng ích kỉ quá độ

Ngày xưa có một thủy quái tên Makara vô cùng ích kỉ, vô cùng tự phụ và cũng vô cùng tàn bạo. Tưởng chừng cả thế giới phải tiêu diệt, thì lòng khát vọng của nó mới thỏa mãn. Mỗi bữa ăn, nó ăn hết số cá mà một chiếc mành phải làm trong một ngày. Các loài thủy tộc,

Lòng ích kỉ quá độ 

 

Ngày xưa có một thủy quái tên Makara vô cùng ích kỉ, vô cùng tự phụ và cũng vô cùng tàn bạo.

Tưởng chừng cả thế giới phải tiêu diệt, thì lòng khát vọng của nó mới thỏa mãn. Mỗi bữa ăn, nó ăn hết số cá mà một chiếc mành phải làm trong một ngày. Các loài thủy tộc, từ lớn đến bé đều lạ lùng, hoảng hốt, hãi hùng, bởi vì nó ăn tất cả, không chừa một con nào. Nhưng dĩ nhiên là trừ nó ra.

Ðứng trước cảnh tượng diệt vong, loài thủy tộc phải làm thế nào, biết tìm đâu một chỗ trốn tránh: Ở dưới nước, hay đáy bể, cũng như trên đất bằng không có lấy một chỗ, có một đôi con mọc cánh bởi vì nó sắp biến hóa thành chim, chúng nó hy vọng được cất cánh. Nhưng vừa vọt ra khỏi mặt nước, đâu lại vào đấy, nó rơi vào bể cả. Con thủy quái, khoái lạc nhìn con mồi, và chế nhạo trước mưu mô ngu ngốc của đồng loại. Loài cá, dù bơi hay lặn, lớn nhỏ đều bị nghiến ngấu. Con thủy quái ra chiều đắc ý, nhưng lòng dục vọng không đáy nó vẫn không thỏa mãn.

Không bao giờ nó có ý nghĩ rằng mình rồi cũng có ngày bị ăn thịt. Phải, vì còn ai mạnh khỏe, hung tợn, kiêu ngạo bằng nó? Loài cá càng làm cho nó tin rằng mình là đúng?

Nhưng loài cá, con thì bị ăn thịt, con thì chạy trốn, nên trong bể thưa thớt dần. Vật thực càng hiếm hoi, càng khó kiếm, và khi nhai những con cá nhỏ xíu dưới hàm răng to tướng của mình nó tức điên lên.

Makara nghiến và cắn lưỡi. Giận dữ, có giật mạnh cái đuôi vĩ đại bằng phẳng và cứng rắn như một tấm ván.

Nó quật lung tung nhưng không có tăm hơi một con cá nhỏ nào trong vùng nước nổi sóng. Nó ngạc nhiên, thất vọng và bực tức vật thực đã hết mà cơn đói lại càng hoành hành mãng liệt. Biết làm sao bây giờ? Nó bơi lội, sục sạo khắp nơi. Bỗng nhiên nó nghe bốc lên một mùi quen thuộc, mùi khuyến rũ của loài cá, mùi ấy nếu không bốc lên từ người nó thì còn từ đâu nữa?

Tình trạng giống như con hươu chạy đuổi kiệt sức theo mùi xạ từ cổ nó tiết ra.

Con Makara lúc thì lặn xuống đáy bể, lúc thì nổi lên mặt nước. Cái mùi thơm ngon từ mình nó lại theo nó mãi. Trong cơn ngạc nhiên và bị kích thích, nó cắn nghiến lấy thịt mình. Mộ cảm giác vừa đau đớn vừa hoan lạc nổi lên. Nó nhắm nhía lấy máu mình và nó không thể dừng được nữa. Cứ như thế, nó ăn cho đỡ đói, và nó “đã lăn mình vào đau khổ để quên đau”. Ðến lượt biển cả lại ăn thịt nó, và cái gì còn sót lại, thì đó là vang bóng của lòng kiêu ngạo của nó, và lòng ám ảnh hãi hùng của bầy cá đang sợ sệt dìu dắt nhau trở về.

Toàn Siêu

“Như sét do sắt sinh ra rồi trở lại ăn sắt, ác nghiệt do con người gây ra rồi trở lại dắt con người đi vào cõi ác.”

Tác giả bài viết: HT - Thích Minh Chiếu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 86
  • Hôm nay: 3092
  • Tháng hiện tại: 203423
  • Tổng lượt truy cập: 59643440

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile