Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Tập 2 - 31 - Nên kính trọng người già cả đức hạnh

Đăng lúc: Thứ năm - 15/12/2011 11:25
Tập 2 - 31 - Nên kính trọng người già cả đức hạnh

Tập 2 - 31 - Nên kính trọng người già cả đức hạnh

Thuở Ðức Phật còn tại thế, một hôm chư Tăng hội lại rất đông để hầu Phật. Nhiều Thầy Tỳ kheo choán chỗ rộng lớn, có vị một mình chiếm hai hoặc ba chỗ. Ðại Ðức Xá Lợi Phất đến sau, không có chỗ ở, đành phải ở ngoài trời.
Nên kính trọng người già cả đức hạnh

Thuở Ðức Phật còn tại thế, một hôm chư Tăng hội lại rất đông để hầu Phật. Nhiều Thầy Tỳ kheo choán chỗ rộng lớn, có vị một mình chiếm hai hoặc ba chỗ. Ðại Ðức Xá Lợi Phất đến sau, không có chỗ ở, đành phải ở ngoài trời. Khuya lại đi kinh hành gặp Ðức Thế Tôn, Ðức Thế Tôn đã biết chuyện ấy, nhưng để đến khi gặp đức Xá Lợi Phất, Ngài hỏi tại sao ở ngoài đồng. Ðại Ðức Xá Phất mới bạch rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Vì con đến trễ nên không có chỗ nghỉ”.

Nhân chuyện ấy, sáng ngày Ðức Thế Tôn mới cho họp chúng và nhắc một tích như vầy :

-Về thời quá khứ, tại rừng Tuyết Lãnh có một cây vừng to, nơi cây vừng ấy là nơi tụ họp của ba con thú và cũng là ba người bạn thân: Chim đa đa, khỉ và tượng. Ba con thú ấy chơi với nhau rất thân nhưng không biết ai lớn ai nhỏ. Ba con mới nói với nhau rằng: “Chúng ta chơi với nhau như vầy chưa đủ vì chúng ta thiếu phép cung kính nhau, vì không biết kẻ lớn người nhỏ để chỉ dạy nhau, vâng lời nhau. Vậy trong chúng ta biết cây vừng này từ bao giờ?”.

Tượng đáp: “Này các bạn, trong khi tôi còn là tượng con, mẹ tôi dẫn đi ăn thì cây vừng này còn ở dưới bụng tôi. Tôi biết cây vừng từ khi ấy."

Khỉ đáp: “Này các bạn, khi tôi còn bú, tôi ngồi trên đất, không cần phải ngước đầu lên, cũng có thể dùng miệng cắn ngọn cây vừng này được. Vậy tôi biết cây vừng này từ khi ấy”.

Chim đa đa đáp: “Còn tôi, khi trước ở bên kia có cây vừng to, tôi ăn trái vừng về đại tiện nơi đây nên mới có cây vừng này”.

Từ ấy về sau, khỉ, tượng tôn chim đa đa lên làm anh cả, cả hai kính trọng vâng lời chỉ bảo. Khỉ và tượng vâng lời chim đa đa lánh ác làm lành, nên sau khi chết đều được sanh về cõi trời.

Sau khi nhắc tích này Ðức Thế Tôn mới dạy các Tỳ Kheo:

Này các Thầy Tỳ kheo! Loài thú mà nó còn biết kính trọng nhau thay huống chi các Thầy, xuất gia hành theo giáp pháp chân chánh của Như Lai sao không biết kính trọng nhau?...”.

Tác giả bài viết: HT Thích Minh Chiếu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 317
  • Hôm nay: 12267
  • Tháng hiện tại: 862229
  • Tổng lượt truy cập: 60302246

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile