Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 6 Quyển 129 - Hội thứ nhất

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 6 Quyển 129 - Hội thứ nhất
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu Sàigòn - 1998

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

--- o0o ---

Tập 6

Quyển Thứ 129

Hội Thứ Nhất

Phẩm So Lường Công Đức
Thứ 30 – 27
 

Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, muốn được thường thấy pháp thân, sắc thân, trí huệ thân thảy của các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện thuyết diệu pháp ở mười phương vô số vô biên thế giới, nên đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, như lý suy nghĩ, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu khắp.

Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, muốn được thường thấy pháp thân, sắc thân, trí huệ thân thảy của các Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác đời hiện tại trong cõi Phật này, nên đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, như lý suy nghĩ, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu khắp.

Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, muốn được thường thấy pháp thân, sắc thân, trí huệ thân thảy của tất cả Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác mười phương ba đời, nên đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, như lý suy nghĩ, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu khắp.

Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân tu hành Bát nhã Ba la mật đa, phải đem pháp tánh đối các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tu niệm tin theo.

Bạch Thế Tôn! Pháp tánh có hai: Một là hữu vi, hai là vô vi. Vì sao tên là hữu vi pháp tánh? Nghĩa là như thật biết trí ngã, trí hữu tình, trí mạng giả, trí sanh giả, trí dưỡng giả, trí sĩ phu, trí bổ đặc già la, trí ý sanh, trí nho đồng, trí tác giả, trí thọ giả, trí tri giả, trí kiến giả. Hoặc trí sắc, trí thọ, trí tưởng, trí hành, trí thức. Hoặc trí nhãn xứ, trí nhĩ xứ, trí tỷ xứ, trí thiệt xứ, trí thân xứ, trí ý xứ. Hoặc trí sắc xứ, trí thanh xứ, trí hương xứ, trí vị xứ, trí xúc xứ, trí pháp xứ. Hoặc trí nhãn giới, trí sắc giới, trí nhãn thức giới, trí nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ. Hoặc trí nhĩ giới, trí thanh giới, trí nhĩ thức giới, trí nhĩ xúc, trí nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Hoặc trí tỷ giới, trí hương giới, trí tỷ thức giới, trí tỷ xúc, trí tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Hoặc trí thiệt giới, trí vị giới, trí thiệt  thức giới, trí thiệt xúc, trí thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ. Hoặc trí thân giới, trí xúc giới, trí thân thức giới, trí thân xúc, trí thân xúc làm duyên sanh ra các các thọ. Hoặc trí ý giới, trí pháp giới, trí ý thức giới, trí ý xúc, trí ý xúc làm duyên sanh các thọ.

Hoặc trí địa giới, trí thủy giới, trí hỏa giới, trí phong giới, trí không giới, trí thức giới. Hoặc trí vô minh, trí hành, trí thức, trí danh sắc, trí lục xứ, trí xúc, trí thọ, trí ái, trí thủ, trí hữu, trí sanh, trí lão tử sầu thán khổ ưu não. Hoặc trí bố thí Ba la mật đa, trí tịnh giới Ba la mật đa, trí an nhẫn Ba la mật đa, trí tinh tiến Ba la mật đa, trí tĩnh lự Ba la mật đa, trí Bát nhã Ba la mật đa.

Hoặc trí nội không, trí ngoại không, trí nội ngoại không, trí không không, trí đại không, trí thắng nghĩa không, trí hữu vi không, trí vô vi không, trí tất cảnh không, trí vô tế không, trí tánh không, trí vô biến dị không, trí bổn tánh không, trí tự tướng không, trí cộng tướng không, trí nhất thiết pháp không, trí bất khả đắc không, trí vô tánh không, trí tự tánh không, trí vô tánh tự tánh không. Hoặc trí chơn như, trí pháp giới, trí pháp tánh, trí bất hư vọng tánh, trí bất biến dị tánh, trí bình đẳng tánh, trí ly sanh tánh, trí pháp định, trí pháp trụ, trí thật tế, trí hư không giới, trí bất tư nghì giới. Hoặc trí khổ thánh đế, trí tập thánh đế, trí diệt thánh đế, trí đạo thánh đế.

Hoặc trí bốn tĩnh lự, trí bốn vô lượng, trí bốn vô sắc định. Hoặc trí tám giải thoát, trí tám thắng xứ, trí chín thứ đệ định, trí mười biến xứ. Hoặc trí bốn niệm trụ, trí bốn chánh đoạn, trí bốn thần túc, trí năm căn, trí năm lực, trí bảy đẳng giác chi, trí tám thánh đạo chi. Hoặc trí không giải thoát môn, trí vô tướng giải thoát môn, trí vô nguyện giải thoát môn. Hoặc trí năm nhãn, trí sáu thần thô⮧. Hoặc trí Phật mười lực, trí bốn vô sở úy, trí bốn vô ngại giải, trí đại từ, trí đại bi, trí đại hỷ, trí đại xả, trí mười tám pháp Phật bất cộng. Hoặc trí pháp vô vong thất, trí tánh hằng trụ xả. Hoặc trí nhất thiết trí, trí đạo tướng trí, trí nhất thiết tướng trí. Hoặc trí tất cả đà la ni môn, trí tất cả tam ma địa môn.

Hoặc trí Dự lưu, trí Nhất lai, trí Bất hoàn, trí A la hán. Hoặc trí Dự lưu hướng, trí Dự lưu quả; trí Nhất lai hướng, trí Nhất lai quả; trí Bất hoàn hướng, trí Bất hoàn quả; trí A la hán hướng, trí A la hán quả. Hoặc trí Độc giác, trí Độc giác Bồ đề. Hoặc trí Bồ tát Ma ha tát, trí hạnh Bồ tát Ma ha tát. Hoặc trí Chánh đẳng Chánh giác, trí Vô thượng Chánh đẳng Chánh Giác.

Hoặc trí pháp thiện, trí pháp bất thiện, trí pháp vô ký. Hoặc trí pháp quá khứ, trí pháp vị lai, trí pháp hiện tại. Hoặc trí pháp buộc cõi Dục, trí pháp buộc cõi Sắc, trí pháp buộc cõi Vô Sắc. Hoặc trí pháp học, trí pháp Vô học, trí pháp chẳng học chẳng vô học. Hoặc trí pháp thấy bị dứt, trí pháp tu bị dứt, trí pháp chẳng bị dứt. Hoặc trí pháp hữu sắc, trí pháp vô sắc, hoặc trí pháp hữu kiến, trí pháp vô kiến. Hoặc trí pháp hữu đối, trí pháp vô đối. Hoặc trí pháp hữu lậu, trí pháp vô lậu. Hoặc trí pháp hữu vi, trí pháp vô vi. Hoặc trí pháp hữu tội, trí pháp vô tội. Hoặc trí pháp thế gian, trí pháp xuất thế gian. Hoặc trí pháp tạp nhiễm, trí pháp thanh tịnh. Trí các pháp môn như thế thảy nhiều vô lượng, thảy đều tên là hữu vi pháp tánh.

Vì sao tên là vô vi pháp tánh? Nghĩa là tất cả pháp vô sanh vô diệt, vô trụ vô dị, vô nhiễm vô tịnh, vô tăng vô giảm, vô tướng vô vi, vô tánh tự tánh. Vì sao tên là vô tánh tự tánh?  Nghĩa là tánh vô ngã, tánh vô hữu tình, tánh vô mạng giả, tánh vô sanh giả, tánh vô dưỡng dục giả, tánh vô sĩ phu, tánh vô bổ đặc già la, tánh vô ý sanh, tánh vô nho đồng, tánh vô tác giả, tánh vô thọ giả, tánh vô tri giả, tánh vô kiến giả.

Hoặc tánh vô sắc, tánh vô thọ tưởng hành thức. Hoặc tánh vô nhãn xứ, tánh vô nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Hoặc tánh vô sắc xứ, tánh vô thanh hương vị xúc pháp xứ. Hoặc tánh vô nhãn giới, tánh vô sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ. Hoặc tánh vô nhĩ giới, tánh vô thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Hoặc tánh vô tỷ giới, tánh vô hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Hoặc tánh vô thiệt giới, tánh vô vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ. Hoặc tánh vô thân giới, tánh vô xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ. Hoặc tánh vô ý giới, tánh vô pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Hoặc tánh vô địa giới, tánh vô thủy hỏa phong không thức giới. Hoặc tánh vô vô minh, tánh vô hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão, tử sầu thán khổ ưu não. Hoặc tánh vô bố thí Ba la mật đa, tánh vô tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc tánh vô nội không, tánh vô ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Hoặc tánh vô chơn như, tánh vô pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới.

Hoặc tánh vô khổ thánh đế, tánh vô tập diệt đạo thánh đế. Hoặc tánh vô bốn tĩnh lự, tánh vô bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Hoặc tánh vô tám giải thoát, tánh vô tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Hoặc tánh vô bốn niệm trụ, tánh vô bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Hoặc tánh vô không giải thoát môn, tánh vô vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn. Hoặc tánh vô năm nhãn, tánh vô sáu thần thông. Hoặc tánh vô Phật mười lực, tánh vô bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Hoặc tánh vô pháp vô vong thất, tánh vô tánh hằng trụ xả. Hoặc tánh vô nhất thiết trí, tánh vô đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Hoặc tánh vô tất cả đà la ni môn, tánh vô tất cả tam ma địa môn.

Hoặc tánh vô Dự lưu, tánh vô Nhất lai, Bất hoàn, A la hán. Hoặc tánh vô Dự lưu hướng Dự lưu quả, tánh vô Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả. Hoặc tánh vô Độc giác, tánh vô Độc giác Bồ đề. Hoặc tánh vô Bồ tát Ma ha tát. Hoặc tánh vô Chánh đẳng Chánh giác, tánh vô Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Hoặc tánh vô pháp thiện, tánh vô pháp bất thiện, pháp vô ký. Hoặc tánh vô pháp quá khứ, tánh vô pháp vị lai, pháp hiện tại. Hoặc tánh vô pháp buộc cõi Dục, tánh vô pháp buộc cõi Sắc, tánh vô pháp buộc cõi Vô sắc. Hoặc tánh vô pháp học, tánh vô pháp vô học, chẳng học chẳng vô học. Hoặc tánh vô pháp thấy bị dứt, tánh vô pháp tu bị dứt, chẳng bị dứt. Hoặc tánh vô pháp hữu sắc, tánh vô pháp vô sắc. Hoặc tánh vô pháp hữu kiến, tánh vô pháp vô kiến. Hoặc tánh vô pháp hữu đối, tánh vô pháp vô đối. Hoặc tánh vô pháp hữu lậu, tánh vô pháp vô lậu. Hoặc tánh vô pháp hữu vi, tánh vô pháp vô vi. Hoặc tánh vô pháp hữu tội, tánh vô pháp vô tội. Hoặc tánh vô pháp thế gian, tánh vô pháp xuất thế gian. Hoặc tánh vô pháp tạp nhiễm, tánh vô pháp thanh tịnh. Tánh vô pháp môn như thế thảy nhiều vô lượng, trống không vô sở hữu, vô tướng vô trạng, vô ngôn vô thuyết, vô giác vô tri, như vậy tên là vô tánh tự tánh. Các pháp như thế vô tánh tự tánh, thảy đều tên là vô vi pháp tánh.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng: Như vậy, như vậy. Như lời ngươi đã nói. Kiều Thi Ca! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ đều nhơn Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, đã chứng Vô thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vị lai đều nhơn Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, sẽ chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại, mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới, đều nhơn Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, hiện chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Kiều Thi Ca! Thanh văn đệ tử của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ cũng nhơn Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, đã được quả Dự lưu, đã được quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán. Thanh văn đệ tử của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vị lai cũng nhơn Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, sẽ được quả Dự lưu, sẽ được quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán. Thanh văn đệ tử của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại mười phương, vô lượng vô số, vô biên thế giới cũng nhơn Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, hiện được quả Dự lưu, hiện được quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán.

Kiều Thi Ca! Độc giác quá khứ cũng nhơn Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế đã chứng Độc giác Bồ đề. Độc giác vị lai cũng nhơn Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế sẽ chứng Độc giác Bồ đề. Độc giác hiện tại cũng nhơn Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế hiện chứng Độc giác Bồ đề.

Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát nhã Ba la mật đa như thế trong tạng bí mật rộng thuyết pháp Tam thừa tương ưng vậy. Nhưng đây đã thuyết đem vô sở đắc làm phương tiện vậy, vô nhiễm vô tịnh làm phương tiện vậy, vô sanh vô diệt làm phương tiện vậy, vô tánh vô tướng làm phương tiện vậy, vô tạo vô tác làm phương tiện vậy, vô nhập vô xuất làm phương tiện vậy, vô tăng vô giảm làm phương tiện vậy, vô thủ vô xả làm phương tiện vậy. Đã thuyết như thế là do thế tục vậy, chớ chẳng phải thắng nghĩa vậy. Sở vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa như thế, phi Bát nhã Ba la mật đa, chẳng phải phi Bát nhã Ba la mật đa, phi bờ đây, phi bờ kia, phi giữa dòng, phi lục địa, phi hải thủy, phi cao, phi thấp, phi bình đẳng, phi bất bình đẳng, phi hữu tướng, phi vô tướng, phi thế gian, phi xuất thế gian, phi hữu lậu, phi vô lậu, phi hữu vi, phi vô vi, phi hữu tội, phi vô tội, phi hữu sắc, phi vô sắc, phi hữu kiến, phi vô kiến, phi hữu đối, phi vô đối, phi thiện, phi bất thiện, phi vô ký, phi quá khứ, phi vị lai, phi hiện tại, phi buộc cõi Dục, phi buộc cõi Sắc, phi buộc cõi Vô sắc, phi học, phi vô học, phi phi học,phi phi vô học, phi thấy bị dứt, phi tu bị dứt, phi phi bị dứt, phi hữu, phi không, phi cảnh, phi trí.

Kiều Thi Ca! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng pháp các Phật, chẳng cùng pháp Bồ tát, chẳng cùng pháp Độc giác, chẳng cùng pháp Dự lưu, chẳng cùng pháp Nhất lai, chẳng cùng pháp Bất hoàn, chẳng cùng pháp A La Hán, chẳng bỏ pháp Dị sanh.

Khi ấy, Thiên Đế Thích lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế là Đại Ba la mật đa, là Vô thượng ba la mật đa, là Vô đẳng đẳng Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tuy biết tâm hành cảnh giới của tất cả hữu tình sai khác, mà bất đắc ngã, bất đắc hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, sát thủ thú giả, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc sắc, bất đắc thọ tưởng hành thức. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc nhãn xứ, bất đắc nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc sắc xứ, bất đắc thanh hương vị xúc pháp xứ. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc nhãn giới, bất đắc sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc nhĩ giới, bất đắc thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc tỷ giới, bất đắc hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc thiệt giới, bất đắc vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc thân giới, bất đắc xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc ý giới, bất đắc pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Bồ tát ma ha tát này cũng bất đắc địa giới, bất đắc thủy hỏa phong không thức giới. Bồ tát ma ha tát này cũng bất đắc vô minh, bất đắc hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não. Bồ tát ma ha tát này cũng bất đắc bố thí Ba la mật đa, bất đắc tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Bồ tát ma ha tát này cũng bất đắc nội không, bất đắc ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Bồ tát ma ha tát này cũng bất đắc chơn như, bất đắc pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc khổ thánh đế, bất đắc tập thánh đế, diệt thánh đế, đạo thánh đế. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc bốn tĩnh lự, bất đắc bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc tám giải thoát, bất đắc tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc bốn niệm trụ, bất đắc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc không giải thoát môn, bất đắc vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc năm nhãn, bất đắc sáu thần thông. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc Phật mười lực, bất đắc bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc Pháp vô vong thất, bất đắc tánh hằng trụ xả. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc Nhất thiết trí, bất đắc đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc tất cả đà la ni môn, bất đắc tất cả tam ma địa môn. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc Dự lưu, bất đắc Nhất lai, Bất hoàn, A la hán. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc Dự lưu hướng Dự lưu quả, bất đắc Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả. Bồ tát Ma ha tát nàyy cũng bất đắc Độc giác, bất đắc Độc giác Bồ đề. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc Bồ tát Ma ha tát, bất đắc pháp Bồ tát Ma ha tát. Bồ tát Ma ha tát này cũng bất đắc Chánh đẳng Chánh giác. Vì cớ sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa đây, chẳng phải nhơn có sở đắc mà được hiện tiền vậy. Sở vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đều vô tự tánh, cũng bất khả đắc. Năng đắc, sở đắc hai chỗ nương, tánh tướng đều trống không bất khả đắc vậy.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng Như vậy, như vậy, như lời ngươi nói. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát đem vô sở đắc làm phương tiện, đêm dài tu tập thực hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu , hãy bất đắc Bồ đề và Tát đỏa, huống là đắc Bồ tát Ma ha tát. Bồ tát Ma ha tát đây đã bất khả đắc, đâu đắc pháp Bồ tát Ma ha tát. Bồ tát cùng pháp hãy bất khả đắc, huống đắc chư Phật và pháp chư Phật!

Khi ấy, Thiên Đế Thích lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát chỉ hành Bát nhã Ba la mật đa hay cũng hành năm Ba la mật đa?

Phật nói: Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát đem vô sở đắc làm phương tiện, hành đủ sáu Ba la mật đa. Khi hành bố thí bất đắc kẻ thí, bất đắc kẻ nhận, bất đắc thí và vật thí. Khi hành tịnh giới, bất đắc tịnh giới, bất đắc ác giới, bất đắc kẻ trì tịnh giới. Khi hành an nhẫn, bất đắc an nhẫn, bất đắc giận dữ, bất đắc kẻ hành an nhẫn. Khi hành tinh tiến, bất đắc tinh tiến, bất đắc biếng nhác, bất đắc kẻ hành tinh tiến. Khi hành tĩnh lự, bất đắc tĩnh lự, bất đắc tán loạn, bất đắc kẻ hành tĩnh lự. Khi hành bát nhã, bất đắc bát nhã, bất đắc ác huệ, bất đắc kẻ hành bát nhã.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát, Bát nhã ba la mật đa thẳm sâu là tôn cả, là hướng dẫn, tu tập tất cả Ba la mật đa khiến được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này khi hành bố thí, Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu là tôn cả, là hướng dẫn, chỗ tu bố thí Ba la mật đa không chấp trước mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này khi hành tịnh giới, Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu là tôn cả, là hướng dẫn, chỗ tu tịnh giới Ba la mật đa không bị chấp trước mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này khi hành an nhẫn, Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu là tôn cả, là hướng dẫn, chỗ tu an nhẫn Ba la mật đa không được chấp trước mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này khi hành tinh tiến, Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu là tôn cả, là hướng dẫn, chỗ tu tinh tiến Ba la mật đa không bị chấp trước mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này khi hành tĩnh lự, Bát nhã ba la mật đa thẳm sâu là tôn cả, là hướng dẫn, chỗ tu tĩnh lự Ba la mật đa không bị chấp trước mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này khi hành bát nhã, Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu là tôn cả, là hướng dẫn, chỗ tu Bát nhã Ba la mật đa không bị chấp trước mau được viên mãn.

Lại nữa! Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát này đối tất cả pháp, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa không bị chấp trước, khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối sắc, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối thọ tưởng hành thức, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối nhãn xứ, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối sắc xứ, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối thanh hương vị xúc pháp xứ, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối nhãn giới, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối nhĩ giới, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối tỷ giới, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối thiệt giới, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối thân giới, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối ý giới, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối địa giới, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối thủy hỏa phong không thức giới, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối vô minh, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối nội không, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối chơn như, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị nhiễm trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối khổ thánh đế, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối tập diệt đạo thánh đế, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn.

Bồ tát Ma ha tát này đối bố thí Ba la mật đa, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối bốn tĩnh lự, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối bốn vô lượng, bốn vô sắc định, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối tám giải thoát, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối bốn niệm trụ, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối không giải thoát môn, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối năm nhãn, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối sáu thần thông, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối Phật mười lực, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối pháp vô vong thất, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối tánh hằng trụ xả, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối nhất thiết trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối tất cả đà la ni môn, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối tất cả tam ma địa môn, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn.

Bồ tát Ma ha tát này đối Dự lưu, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối Nhất lai, Bất hoàn, A la hán , đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối Dự lưu hướng Dự lưu quả, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối Độc giác, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối Độc giác Bồ đề, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối Bồ tát Ma ha tát, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối hạnh Bồ tát Ma ha tát, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này đối Chánh đẳng Chánh giác, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa; đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đem vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát nhã Ba la mật đa, do nhân duyên không bị chấp trước đây khiến chỗ tu tập mau được viên mãn.

Kiều Thi Ca! Như châu Thiệm Bộ có bao nhiêu cây đại thọ, nhánh nhóc, cộng thêm thân hoa lá, quả hạt, tuy có nhiều hình sắc chẳng đồng, mà bóng mát nó đều không sai khác. Như vậy bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, tuy đều có khác mà do Bát nhã Ba la mật đa thu nhận hồi hướng Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, nên cũng không sai khác.

Bấy giờ, Thiên Đế Thích thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy, Bát nhã Ba la mật đa trọn nên công đức rộng lớn thù thắng. Như vậy, Bát nhã Ba la mật đa trọn nên công đức tất cả thù thắng. Như vậy, Bát nhã Ba la mật đa trọn nên công đức vô lượng thù thắng. Như vậy, Bát nhã Ba la mật trọn nên công đức viên mãn thù thắng. Như vậy, Bát nhã Ba la mật đa trọn nên công đức vô biên thù thắng. Như vậy, Bát nhã Ba la mật đa trọn nên công đức vô đối thù thắng. Như vậy, Bát nhã Ba la mật đa trọn nên công đức vô tận thù thắng. Như vậy, Bát nhã Ba la mật đa trọn nên công đức vô hạn thù thắng. Như vậy, Bát nhã Ba la mật đa trọn nên công đức vô đẳng đẳng thù thắng. Như vậy Bát nhã Ba la mật đa trọn nên công đức khó nghĩ bàn thù thắng. Như vậy, Bát nhã Ba la mật đa trọn nên công đức bất khả thuyết thù thắng.

Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân thơ tả Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, các báu trau dồi, đem vô lượng thứ thượng diệu tràng hoa, hương xoa, hương bột thảy, y phục, anh lạc, bảo tràng, phan lọng, các ngọc diệu trân kỳ quý lạ, kỹ nhạc, đèn sáng, hết các sẵn có cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, y kinh này đã nói như lý suy nghĩ. Có các thiện nam tử, thiện nữ nhân cũng thơ tả Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thí cho người thọ trì, rộng khiến lưu khắp. Hai nhóm phước này, nhóm nào nhiều hơn?

Phật nói: Kiều Thi  Ca! Ta lại hỏi ngươi, tùy ý ngươi đáp: Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân theo người thỉnh được Phật Thiết lợi la, đem hòm ngọc đựng để chỗ cao hơn hếⴻ lại đem vô lượng thượng diệu tràng hoa, hương xoa, hương bột thảy, y phục, anh lạc, bảo tràng, phan lọng, các ngọc diệu trân kỳ quý lạ, kỹ nhạc, đèn sáng, hết các sẵn có cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Lại có các thiện nam tử, thiện nữ nhân theo người thỉnh được Phật Thiết lợi la, chia cho kẻ khác chừng hột cải, khiến kia kính thọ như pháp an để; lại đem vô lượng thượng diệu tràng hoa, hương xoa, hương bột thảy, y phục, anh lạc, bảo tràng, phan lọng, các ngọc diệu trân kỳ quý lạ, kỹ nhạc, đèn sáng hết các sẵn có cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Nơi ý ngươi hiểu sao? Hai nhóm phước trước sau như thế, nhóm nào nhiều hơn?

Thiên Đế Thích thưa: Bạch Thế Tôn! Như tôi hiểu pháp nghĩa Phật đã nói, nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân theo người thỉnh được Phật Thiết lợi la, đem hòm ngọc đựng để chỗ cao hơn hết, lại đem vô lượng thượng diệu tràng hoa, hương xoa, hương bột thảy, y phục, anh lạc, bảo tràng, phan lọng, các ngọc diệu trân kỳ quý lạ, kỹ nhạc, đèn sáng, hết các sẵn có cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Lại có các thiện nam tử, thiện nữ nhân theo người thỉnh được Phật Thiết Lợi la, chia cho kẻ khác chừng bằng hột cải, khiến kia kính thọ như pháp an để; lại đem vô lượng thượng diệu tràng hoa, hương xoa, hương bột thảy, y phục, anh lạc, bảo tràng, phan lọng, các ngọc diệu trân kỳ quý lạ, kỹ nhạc, đèn sáng, hết các sẵn có cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Hai nhóm phước đây, nhóm kẻ sau hơn nhiều. Vì cớ sao? Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, vốn đem đại bi xem loại hữu tình nào nên đối chỗ Thiết lợi la Chư Phật quy kính cúng dường mà được độ, ấy là đem sức Kim Cương dụ tam ma địa đập vụn thân Kim Cương nhỏ bằng hột cải. Lại đem thần lực đại bi sâu rộng gia trì Phật Thiết lợi la như thế, khiến đối Như Lai sau khi vào Niết Bàn, có được một viên lượng bằng hột cải, đem các món cúng dường phước ấy vô biên, ở trong trời người hưởng phước vui mầu nhiệm cho đến rốt sau được hết ngằn mé khổ. Vậy nên chia cho kẻ khác, phước ấy là nhiều hơn hết. 

--- o0o ---

Tác giả bài viết: HT Thích Trí Nghiêm