KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Pháp-Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA

Phật Học Viện Quốc Tế 

Xuất Bản 1988 - PL 2530

Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập 

Hán Dịch

Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh 

Việt Dịch 

--- o0o ---

MỤC LỤC

Tâm Nguyện Của Dịch Giả Thay Lời Tựa Nghi Thức Sám Hối Trước Khi Tụng Kinh

 

Quyển I

1. Phẩm Tựa

2. Phẩm Phương tiện 

Quyển II

3. Phẩm Thí dụ 

4. Phẩm Tín giải 

Quyển III

5. Phẩm Dược thảo dụ 

6. Phẩm Thọ ký 

7. Phẩm Hóa thành dụ 

Quyển IV

8. Phẩm Ngũ bá đệ tử thọ ký 

9. Phẩm Thọ-học vô-học nhơn-ký 

10. Phẩm Pháp sư

11. Phẩm Hiện Bửu tháp

12. Phẩm Đề-Bà-Đạt-Đa 

13. Phẩm Trì 

Quyển V

14. Phẩm An-lạc hạnh

15. Phẩm Tùng địa dũng xuất 

16. Phẩm Như Lai thọ-lượng 

17. Phẩm Phân biệt công đức

Quyển VI

18. Phẩm Tùy-hỷ công đức

19. Phẩm Pháp-sư công-đức

20. Phẩm Thường-Bất-Khinh Bồ-Tát

21. Phẩm Như Lai thần-lực

22. Phẩm Chúc-lụy

23. Phẩm Dược-Vương Bồ-Tát bổn-sự

Quyển VII

24. Phẩm Diệu-Âm Bồ-Tát

25. Phẩm Quán-Thế-Âm Bồ-Tát Phổ-Môn

26. Phẩm Đà-La-Ni

27. Phẩm Diệu-Trang-Nghiêm-Vương bổn-sự

28. Phẩm Phổ-Hiền Bồ-Tát khuyến-phát 

---o0o---

  TÂM NGUYỆN CỦA DỊCH GIẢ

Chư pháp hữu thân mến, cho phép tôi được dùng từ này để gọi tất cả các giới Phật tử xuất gia cũng như tại gia, tôi có ý nguyện nhỏ, dầu nhỏ nhưng là từ đáy lòng thiết tha, muốn cùng các pháp hữu, tất cả các pháp hữu, những ai có đọc có tụng có nghe thấy những quyển kinh sách do tôi dịch soạn, sẽ là người bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời này và mãi mãi những đời sau, cùng nhau kết pháp duyên, cùng nhau dự pháp hội, cùng dìu dắt nhau, dìu dắt tôi để được vững bước mãi trên con đường đạo dài xa, con đường đạo nhiều trở ngại chông gai lồng giữa cõi đời thế tục mà lớp vỏ cứng của nó là tứ lưu bát nạn, cạm bẫy của nó là lợi danh ngũ dục, sức mạnh của nó là cơn lốc bát phong. Tôi chơn thành nói lên câu cần dìu dắt nhau. Vì vào giây phút mà tôi đang nguệch ngoạc ghi lại ngửng mặt tự xưng là Tỳ-kheo chơn chánh, chỉ biết như thảo phú địa, nhứt tâm sám hối mười phương pháp giới. (Trích cuối tập 9 Kinh Đại-Bửu-Tích).

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ-Tát.

Chùa Vạn Đức
Ngày Trùng Cửu, Năm Kỷ Tî. (08-10-1989)            

Thích Trí Tịnh 
Cẩn Chí            

--- o0o ---

Thay Lời Tựa

Kinh Pháp-Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.

Tâm nguyện của Phật là tâm nguyện khắp độ chúng sanh đạt thành đạo quả giác ngộ. Bởi thế nên ngay quyển đầu của kinh về phẩm phương tiện đã nói: (Phật ra đời là vì một nhơn duyên lớn duy nhất là khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật). Thế nghĩa là Phật rộng mở phương tiện pháp môn, chỉ bày chơn tâm Phật tánh để chúng sanh tin tưởng khả năng thánh thiện của mình mà tiến tu đến Phật quả.

Phương tiện của Phật là phương tiện huyền diệu được sanh trưởng và dinh dưỡng bởi trí huệ từ bi hỷ xả lợi tha có khả năng đưa tất cả chúng sanh đồng chứng nhất thừa Phật quả. Đức Phật nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật. Ta là Phật đã thành. Chúng sanh là Phật sẽ thành, nếu chúng sanh tinh tấn nỗ lực tu hành thì cũng sẽ thành Phật như ta vậy. 

Nhưng chúng sanh đắm chìm trong ngũ dục lạc, nên tạo nhiều tội lỗi để rồi hiện thành căn tánh cao thấp, nghiệp duyên nặng nhẹ khác nhau. Đức Phật lại phải từ đó mà lập ra có muôn ngàn phương tiện để hóa độ. Nghĩa là từ nhứt thượng thừa mà đức Phật đã phải phương tiện huyền khai làm thành ba thừa để rồi sau đó, khi căn tánh chúng sanh thuần thục ngài lại dần dần đưa lên nhứt thừa vô- thượng chánh-đẳng chánh-giác.

Hai mươi tám phẩm kinh Pháp-Hoa chan chứa tâm hạnh của Phật và đại Bồ-Tát, trải dài những con đường phương tiện giáo hóa thênh thang ngõ hầu mang chúng sanh từ phàm đến thánh, từ tam thừa Thanh-văn Duyên-giác và Bồ-Tát đến quả vị nhứt thừa vô thượng Phật quả.

Nội dung kinh Pháp-Hoa cho ta thấy không phương tiện độ sanh nào mà không có, không cửa pháp môn giải thoát rốt ráo nào mà không mở, không cảnh giới Phật nào mầu nhiệm thiện duyên thâm mật với chúng sanh cõi ta bà này mà không ảnh hiện, không hạnh nguyện giáo hóa độ sanh nào của Phật và Bồ-Tát mà không thể đạt ba la mật. Thật là một bộ kinh khế hợp cho đủ mọi trình độ căn tánh nghiệp duyên của chúng sanh. Vì thế xưa nay kinh Pháp-Hoa đã được không biết bao nhà Phật học huyên bác chú thích sớ giải làm cho kinh Pháp-Hoa rạng rỡ từ ngàn năm này đến ngàn năm khác và phổ cập nhân gian. Đến nỗi nghĩa lý của kinh Pháp-Hoa quá ư vi diệu tuyệt vời, kinh bản được đời đời ấn hành phổ biến uy thế tạo thành một tôn phái với danh xưng là Pháp-Hoa-Tôn hay Thiên-Thai-Tôn, một tôn phái có ảnh hưởng lớn ở Nhật Bản và Trung Hoa do Trí Giả Đại Sư thành lập.

Trong thời thế sự cuồng quây, đạo tâm ngày một suy vi, phong hóa niềm tin lay chuyển đến tận gốc rễ như thời này đây, để cho mọi người còn chút phước duyên đang bền bồng trên bể đời có thuyền nương tựa, có đất phì nhiêu của bến bờ để gieo giống Bồ-đề, nên Phật Học Viện Quốc Tế nguyện in lại kinh Pháp-Hoa này ngõ hầu làm thuyền bát nhã, làm ruộng phước phì nhiêu, làm hải đăng và bến đổ cho khắp cả mọi kiếp thuyền đời trở thành những thiện hữu Bồ-đề kết duyên cùng Phật đạo Chánh-đẳng Chánh-giác.

Khắp nguyện mười phương bạn lành gần xa mở rộng lòng ra phát tâm Bồ-đề thọ trì và ấn tống kinh Pháp-Hoa này để tạo cơ hội sớm ngộ nhập tri kiến Phật, ngõ hầu thăng hoa đời sống đạo quả vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.  

Phật lịch 2530, Vía Phật A Di Đà 1986 Bính Dần

Thích Đức Niệm                      

--- o0o ---

 

 NGHI-THỨC SÁM HỐI 

TRƯỚC KHI TỤNG KINH  

(Dùng ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh mà tụng kinh, thời phước đức vô lượng, nên trước khi tụng kinh cần phải sám hối, sám hối tức là làm cho 3 nghiệp thanh tịnh)

Nam-mô thập-phương tận hư-không giới nhứt thiết Chư Phật. (1 lạy) 
Nam-mô thập-phương tận hư-không giới nhứt thiết Tôn Pháp. (1 lạy) 
Nam-mô thập-phương tận hư-không giới nhứt-thiết Hiền Thánh Tăng. (1 lạy)

(Quì, tay cầm hương cúng dường phát nguyện)

Nguyện mây hương mầu này Khắp cùng mười phương cõi Cúng dường tất cả Phật  Tôn Pháp,
các Bồ-Tát, Vô biên chúng Thanh-văn Và cả thảy Thánh hiền Duyên khởi đài sáng chói Trùm đến vô biên cõi, 
Khắp xông các chúng sanh Đều phát lòng Bồ-đề, Xa lìa những nghiệp vọng Trọn nên đạo vô thượng.

(xá 3 xá, cắm hương lên lư)

( Đứng thẳng chấp tay xướng:)

Sắc thân Như-Lai đẹp Trong đời không ai bằng Không sánh,
chẳng nghĩ bàn Nên nay con đảnh lễ Sắc thân Phật vô tận Trí-huệ Phật cũng thế, 
Tất cả Pháp thường trụ Cho nên con về nương, Sức trí lớn nguyện lớn Khắp độ chúng quần sanh, 
Khiến bỏ thân nóng khổ Sanh kia nước mát vui. 
Con nay sạch ba nghiệp Quy y và lễ tán Nguyện cùng các chúng sanh Đồng sanh nước An-Lạc.

Án phạ nhựt ra vật. ( 7 lần )

CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ (Câu này dùng xướng chung đầu câu cho 9 câu dưới)   

Thường-tịch-quang tịnh độ A-Di-Đà Như-Lai Pháp-thân mầu thanh tịnh Khắp pháp giới chư Phật ( 1 lạy )
Thật báo trang nghiêm độ A-Di-Đà Như-Lai Thân tướng hải vi trần Khắp pháp giới chư Phật. ( 1 lạy ) 
Phương tiện thánh cư độ A-Di-Đà Như-Lai Thân trang nghiêm giải thoát Khắp pháp giới chư Phật. ( 1 lạy )
Cõi An Lạc phương Tây A-Di-Đà Như-Lai Thân căn giới Đại-thừa Khắp pháp giới chư Phật. ( 1 lạy ) 
Cõi An Lạc phương Tây A-Di-Đà Như-Lai Thân hóa đến mười phương Khắp pháp giới chư Phật. ( 1 lạy )   
Cõi An Lạc phương tây Giáo hạnh lý ba kinh Tột nói bày y chánh Khắp pháp giới Tôn Pháp. ( 1 lạy )   
Cõi An Lạc phương tây Quán-Thế-Âm Bồ-Tát Thân tử kim muôn ức Khắp pháp giới Bồ-Tát ( 1 lạy )   
Cõi An Lạc phương tây Đại Thế-Chí Bồ-Tát Thân trí sáng vô biên Khắp pháp giới Bồ-Tát. ( 1 lạy )   
Cõi An Lạc phương tây Thanh-tịnh đại-hải-chúng Thân hai nghiêm: Phước, Trí Khắp pháp giới Thánh-chúng. (1 lạy )

( Đứng chấp tay nguyện: )

Con nay khắp vì bốn ơn ba cõi cùng chúng sanh trong pháp giới, đều nguyện dứt trừ ba chướng (1) nên qui mạng (2) sám hối (3)

( 1 lạy quỳ chấp tay sám hối ) 

CHÍ TÂM SÁM HỐI:

Đệ tử... và chúng sanh trong pháp giới, từ đời vô thỉ nhẫn đến ngày nay, bị vô minh che đậy nên điên đảo mê lầm, lại do sáu căn ba nghiệp (4) quen theo pháp chẳng lành, rộng phạm mười điều dữ cùng năm tội vô gián (5) và tất cả các tội khác, nhiều vô lượng vô biên nói không thể hết. Mười phương các đức Phật thường ở trong đời, tiếng pháp không dứt, hương mầu đầy lấp, pháp vị ngập tràn, phóng ánh sáng sạch trong chiếu soi tất cả. Lý mầu thường trụ đầy dẫy hư không.

Con từ vô thỉ đến nay, sáu căn che mù, ba nghiệp tối tăm, chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng hay chẳng biết, vì nhân duyên đó trôi mãi trong vòng sanh tử, trải qua các đường dữ (6) trăm nghìn muôn kiếp trọn không lúc nào ra khỏi. - Kinh rằng: "Đức Tỳ-Lô-Giá-Na thân khắp cả chỗ, chỗ của Phật ở gọi là Thường-Tịch-Quang, cho nên phải biết cả thảy các pháp đều là Phật pháp, mà con không rõ lại theo giòng vô minh, vì thế trong trí bồ-đề mà thấy không thanh tịnh, trong cảnh giải thoát mà sanh ràng buộc. Nay mới tỏ ngộ, nay mới chừa bỏ ăn năn, phụng đối trước các đức Phật và A-Di-Đà Thế-Tôn mà pháp lồ (7) sám hối làm cho đệ tử cùng pháp giới chúng sanh, tất cả tội nặng do ba nghiệp sáu căn, gây tạo từ vô thỉ, hoặc hiện tại cùng vị lai, chính mình tự gây tạo hoặc biểu người, hay là thấy nghe người gây tạo mà vui theo, hoặc nhớ hoặc chẳng nhớ, hoặc biết hoặc chẳng biết, hoặc nghi hoặc chẳng nghi, hoặc che giấu hoặc chẳng che giấu, thảy đều được rốt ráo thanh tịnh.

Đệ tử sám hối rồi, sáu căn cùng ba nghiệp trong sạch, không lỗi lầm, căn lành tu tập cũng trọn thanh tịnh, thảy đều hồi hướng dùng trang nghiêm Tịnh-độä khắp với chúng sanh, đồng sanh về nước An-Dưỡng.

Nguyện đức A-Di-Đà Phật thường đến hộ trì, làm cho căn lành của đệ tử hiện tiền tinh tấn, chẳng mất nhân duyên Tịnh-độ, đến giờ lâm chung, thân an niệm chánh, xem nghe đều rõ ràng, tận mặt thấy đức A-Di-Đà cùng các Thánh-chúng, tay cầm đài hoa tiếp dẫn đệ tử, trong khoảng sát-na sanh ra trước Phật, đủ đạo hạnh Bồ-Tát rộng độ khắp chúng sanh đồng thành Phật đạo.

Đệ tử sám hối phát nguyện rồi qui mạng đảnh lễ : Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới, đại-từ đại-bi, A-Di-Đà Như-Lai, biến-pháp-giới Tam-Bảo.( 1 lạy) 

( Lạy xong, tiếp Nghi-Thức tụng kinh )...

THÍCH NGHĨA SÁM PHÁP

(1) Phiền não, nghiệp nhơn, quả báo, ba món đều hay làm chướng ngại đường giải thoát nên gọi: " Ba món chướng".

(2) Đem thân mạng về nương, giao phó cho Phật, Pháp, Tăng chính là nghĩa của hai chữ " Nam-mô".

(3) Nói đủ là Sám-ma hối quá. " Sám-ma" là tiếng Phạm, nghĩa là " hối quá", tức là ăn năn tội trước, ngừa giữ lỗi sau.

(4) Nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý: Sáu căn, và ba nghiệp: thân, khẩu, ý.

(5) Giết cha, giết mẹ, giết Thánh-nhơn, ác tâm làm thân Phật ra máu, phá hòa hợp Tăng, gọi là năm tội nghịch, nếu phạm sẽ bị đọa vào ngục Vô-gián nên gọi là tội Vô-gián. Ngục Vô-gián là chỗ thọ khổ không có lúc nào ngừng ngớt.

(6) A-tu-la, Súc-sanh, ngạ-quỉ, địa-ngục, các đường đó vui ít khổ nhiều, do nghiệp dữ cảm ra.

(7) Bày lộ tội lỗi ra trước Đại-chúng không chút giấu che thời gọi là phát lồ, trái với phú tàng (che giấu). Có phát lồ thời tội mới tiêu, như bịnh cảm mà được phát hạn (ra mồ hôi).

NGHI THỨC TRÌ TỤNG

KỆ TÁN LƯ HƯƠNG

Lò hương vừa nhen nhúm Pháp giới đã được xông Các Phật trong hải hội đều xa hay Theo chỗ kết mây lành Lòng thành mới ân cần Các Phật hiện toàn thân.

Nam-mô Hương-Vân-Cái Bồ-Tát Ma-Ha-Tát. (3lần)

CHƠN NGÔN TỊNH PHÁP GIỚI

Án Lam ( 7 lần )

(Trì chú này thì thân tâm, cảnh vật đều thanh tịnh )

CHƠN NGÔN TỊNH KHẨU NGHIỆP

Tu rị tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị ta-bà-ha. (7 lần)

(Trì chú này thì hơi miệng trong sạch )

CHƠN NGÔN TỊNH TAM NGHIỆP

Án ta phạ, bà phạ thuật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ bà phạt thuật độ hám (3 lần)

(Trì chú này thì thân, miệng, lòng đều trong sạch)

CHƠN NGÔN PHỒ CÚNG DƯỜNG

Án nga nga nẵng, tam bà phạ, phiệt nhựt ra hồng. (3 lần)

(Trì chú này thì hoa hương cùng tiếng tụng niệm sẽ khắp cúng dường cả mười phương)

VĂN PHÁT NGUYỆN

Nam-mô Thập-phương Thường-trụ Tam-Bảo (3 lần) Cúi lạy đấng Tam-giới Tôn, Quy mạng cùng mười phương Phật Tôi nay phát nguyện rộng Thọ trì kinh Pháp-Hoa Trên đền bốn ơn nặng Dưới cứu khổ tam đồ 

( súc sanh, ngạ quỉ, địa ngục )

Nếu có kẻ thấy nghe Đều phát lòng Bồ-đề Hết một báo thân này Sanh qua cõi Cực-Lạc.

Nam-mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật (3 lần)

KỆ KHAI KINH

Pháp vi diệu rất sâu vô lượng Trăm nghìn muôn ức kiếp khó gặp Tôi nay thấy nghe được thọ trì Nguyện hiểu nghĩa chơn thật của Như-Lai.

KỆ KHEN NGỢI KINH

Hơn sáu muôn lời, thành bảy cuốn Rộng chứa đựng vô biên nghĩa mầu Trong cổ nước cam lộ rịn nhuần Trong miệng chất đề hồ nhỏ mát Bên răng ngọc trắng tuôn xá-lợi Trên lưỡi sen hồng phóng hào quang Dầu cho tạo tội hơn núi cả Chẳng nhọc Diệu-Pháp vài ba hàng.

Nam-mô Pháp-Hoa Hội-Thượng Phật Bồ-Tát. ( 3 lần )

 

Tác giả bài viết: HT Thích Trí Tịnh

Nguồn tin: Trang nhà Quảng Đức