Ni Cô họ LÊ VỚI NÚI THỊ VÃI

Ni Cô họ LÊ VỚI NÚI THỊ VÃI

Ni Cô họ LÊ VỚI NÚI THỊ VÃI

Ni cô tên Lê Thị Nữ, không biết quê quán ở đâu, chỉ biết lúc chưa xuất gia cô thuộc gia đình nhà giàu, trẻ đẹp, hiếu thảo, lo phụng dưỡng cha mẹ, không chịu lấy chồng. Sau khi cha mẹ mất mới chịu xuất giá, nhưng không bao lâu thì chồng chết. Bà không chịu tái giá, nhưng bị nhà quyền thế áp bức, vì vậy bà xuống tóc xuất gia tu hành.

Ni cô lập am trên núi gần Bà Rịa, giữ giới luật tinh nghiêm, chí tâm tu hành, đạt thành chánh quả. Vì vậy, người đời sau gọi núi đó là núi Thị Vãi hay núi Nữ Tăng.

Sách Đại Nam Nhất Thống Chí viết: “Núi Nữ Tăng” ở đông nam huyện Long Thành 12 dặm, tục gọi là núi Thị Vãi, đất đá xen lộn, cây cối lên cao, từ tỉnh Gia Định trông đến như hòn ngọc Thượng đế trưng bày, tượng trưng tốt đẹp. Nhân dân ở đây nhờ nhiều món lợi (cây gỗ, dầu thông, chim muông, than củi). Xưa có Ni cô là Lê Thị Nữ dựng am ở tại núi ấy, nên gọi là “Núi Nữ Tăng”. [Đại Nam Nhất Thống Chí Bd. N.V.Tạo tập Thượng, tr.14]

Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức có viết: “Núi Nữ Tăng, tục gọi là núi Bà Vãi, ở địa phận Long Thành, xưa có người con gái họ Lê, gia tư giàu có, nhưng bị lỡ thời, sau khi cha mẹ mất rồi mới có chồng, không được bao lâu chồng chết, bà thề không tái giá, lại bị kẻ cường hào cậy mai mối thường đến quấy nhiễu. Bà bèn cạo đầu lập am ở đỉnh núi, tự làm thầy Cả cùng bọn đồng tộc giữ lòng tu trì, sau thành chánh quả. Người ta nhân đó đặt tên núi.” [Đại Nam Nhất Thống Chí Bd. N.V.Tạo tập Thượng, tr.16, 17.}

Tác giả bài viết: HT Thích Thanh Từ

Nguồn tin: thuongchieu