Tôn tạo tượng Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông

Sáng nay 5-7, tại tổ đình Vĩnh Nghiêm, Q.3, TP.HCM đã diễn ra Lễ khởi công tôn tạo tượng Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Chư tôn đức giáo phẩm trong lễ tạc tượng - Ảnh: V.G

Chứng minh trong buổi lễ có: HT.Thích Đức Nghiệp, HT.Thích Giác Toàn, HT.Thích Tịnh Hạnh, HT.Thích Như Tín, HT.Thích Thiện Tâm, HT.Thích Nhật Quang… cùng chư Tăng và Phật tử tham dự buổi lễ.

Phát biểu trong buổi lễ, Phật tử Nguyên Tường Vân, đại diện Công ty Vạn Phú An (nhãn hàng Buda) cho biết tâm nguyện của mình khi phát tâm tôn tạo pho tượng của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông bằng ngọc bích đầu tiên của Việt Nam sẽ khơi dậy tinh thần đoàn kết, niềm tự hào dân tộc Việt, mang nhiều ý nghĩa lịch sử, tâm linh, văn hóa.

Dự kiến thời gian tôn tạo pho tượng sẽ kéo dài trong 4 tháng, bắt đầu từ ngày 5-7 đến tháng 12 là hoàn tất ngay trong khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm.

Sau khi hoàn thành kim thân tượng (tư thế Phật ngồi) cao khoảng 1,5 - 1,6m, trọng lượng trên 2.000kg. Phần đài sen làm bằng cẩm thạch trắng có tỷ lệ tương ứng tạo được thẩm mỹ tốt nhất cho tôn tượng.

Lễ chú nguyện khối ngọc bích

Quang cảnh lễ chú nguyện - Ảnh: V.G

_MG_9554.JPG

Niệm hương - Ảnh: V.G

Đức vua Trần Nhân Tông là vị Tổ khai sinh nền Phật giáo của Việt Nam - Đệ nhất Tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, người tài đức vẹn toàn. 

Thông tin từ Công ty Vạn Phú An cho biết, chất liệu ngọc Nephrite xuất xứ từ Canada, cùng chất liệu với bức tượng Phật ngọc Hòa bình thế giới, trọng lượng 4.450kg. Khối ngọc đã được nhiều bậc cao tăng trong và ngoài nước, đông đảo Tăng Ni, Phật tử chú nguyện trong nghi lễ đặc biệt.

Ngoài tượng Phật hoàng, nhóm làm tượng sẽ lựa chọn ngọc có chất liệu đẹp nhất để phục chế 2 chiếc ấn tổ của nhà Trần theo nguyên bản cổ. Một số phần trong khối ngọc tạc tôn tượng cũng sẽ được chọn để thực hiện 100 bộ ấn, mỗi bộ gồm 9 ấn mô phỏng theo 9 ấn của nhà Trần.

_MG_9591.JPG

_MG_9600.JPG

Chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử tham dự lễ tạc tượng - Ảnh: V.G

Sau khi hoàn thành, tôn tượng sẽ được lưu chuyển đặt tại một số ngôi chùa lớn trong nước để Tăng Ni, Phật tử và đông đảo nhân dân chiêm bái.

Tác giả bài viết: Vũ Giang

Nguồn tin: Giác ngộ Online