Trang chủ Chuyên đề Thiền Sư Việt Nam

Thiền Sư THIỀN NHAM

Chủ nhật - 27/05/2012 10:15

Thiền Sư THIỀN NHAM

(1093 - 1163)-(Đời thứ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Khương, tên Thông, gia thế đời đời làm Tăng quan, tinh thần quắc thước, tiếng nói trong thanh.

Triều đình mở khoa thi về các kinh điển Đại thừa: Pháp Hoa, Bát Nhã, Sư đỗ Giáp khoa (thủ khoa). Sư tìm đến chùa Thành Đạo tham vấn với Thiền sư Pháp Y, qua một câu nói Sư lãnh hội, liền được ấn chứng. Nhân đó, Sư mới xuất gia.

Ban đầu Sư trụ trì chùa Thiên Phúc trong núi Tiên Du, giới hạnh tinh nghiêm, tâm đạo rộng lớn. Đói thì ăn lá cây, khát thì uống nước suối, suốt sáu năm trường như vậy. Sau, Sư  trở về quê trùng tu ngôi chùa Trí Quả làng Cổ Châu, Long Biên và trụ trì nơi đây.

Khoảng niên hiệu Thiên Thuận (1128-1132), triều đình gởi chiếu vời Sư về kinh đô cầu mưa. Bởi có linh nghiệm nên vua Lý Thần Tông trọng Sư vào hàng danh tăng và ban cho Sư thượng phục.

  Năm Chính Long Bảo Ứng thứ nhất (1163), khoảng giữa mùa xuân, lúc ban ngày, Sư đốt hương từ biệt mọi người, ngồi an nhiên mà tịch, thọ 71 tuổi.

Thời gian sau, thể xác của Sư vẫn còn, thời nhân gọi Sư là “Phật sống”.

Nguồn tin: thuongchieu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa:thông gia, đời đời, tinh thần, quắc thước, tiếng nói, triều đình, kinh điển, thủ khoa, thiền sư, lãnh hội, chứng nhân, xuất gia, ban đầu, trụ trì, tiên du, rộng lớn, như vậy, trở về, trùng tu, trí quả, niên hiệu

Bình luận mới

Gửi bình luận của bạn

Tên của bạn Email Nội dung Mã an toàn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn