Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Ta Cũng Có Lưỡi

Đăng lúc: Thứ ba - 17/07/2012 21:07 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Ta Cũng Có Lưỡi

Ta Cũng Có Lưỡi

Ta Cũng Có Lưỡi
Ta Cũng Có Lưỡi
 

Thiền sư Quảng Huệ Nguyên Liễn lúc mới học đạo y chỉ dưới tòa của thiền sư Chân Giác tham thiền. Ban ngày phụ trách công tác Điển tọa trù phòng, chiều tối lo công khóa tu tập tụng kinh. Một hôm Chân Giác hỏi :
- Ông xem kinh gì ?
Nguyên Liễn đáp :
- Kinh Duy-ma

Chân Giác hỏi :
- Kinh ở đây, cư sĩ Duy-ma ở đâu ?
Nguyên Liễn mờ mịt không biết trả lời thế nào, thầm hổ thẹn sự hiểu biết cạn cợt của mình, hỏi lại thiền sư Chân Giác :
- Duy-ma ở đâu ?
Chân Giác đáp : 
- Ta biết hay không biết cũng tốt, nhưng không thể nói cho ông .
Nguyên Liễn vô cùng hổ thẹn, từ giã Chân Giác đi các nơi, vân du hành cước tham học vẫn không khế ngộ.
Một hôm, sư đến tham vấn thiền sư Thủ Sơn Tỉnh Niệm ở Hà Nam, hỏi :
- Học nhân đến núi báu, tay không trở về thì sao ?
Thủ Sơn đáp :
- Hãy nhận kho báu nhà mình.
Ngay đó, Nguyên Liễn đại ngộ nói :
- Con không còn nghi lời của các thiền sư nữa.
Thủ Sơn hỏi :
- Tại sao ?
Nguyên Liễn đáp :
- Con cũng có lưỡi.
Thủ Sơn vui mừng, nói :
- Ông đã liễu ngộ tâm yếu của thiền rồi.

Lời bình :

Mỗi người đều có cái lưỡi, nhưng hiểu đúng diệu dụng của cái lưỡi không mấy người. Cái lưỡi biết nói năng, một lời có thể làm hưng nước, cũng có thể làm mất nước, đó là biết hay không biết vận dụng cái lưỡi thôi. Có người dùng cái lưỡi tạo tội nghiệp. Có người cái lưỡi dịu dàng như hoa sen, có người nói bậy như gai gốc, cái lưỡi của thiền sư, đại chúng có biết được chăng ?
 


Nguồn tin: thuongchieu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 130
  • Hôm nay: 19355
  • Tháng hiện tại: 1732939
  • Tổng lượt truy cập: 59385872

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile