Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Tay Vô Sự

Đăng lúc: Thứ tư - 18/07/2012 23:54 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Tay Vô Sự

Tay Vô Sự

Tay Vô Sự
Tay Vô Sự
 

Đời Đường, tướng quốc Bùi Hưu là một cư sĩ học thiền, ông cho mình tham thiền được tâm đắc, nên dùng văn tự ghi chép và biên soạn thành sách. Sau đó ông đem đến cung kính trình với thiền sư Hoàng Bá, hy vọng rằng thiền sư xem xong sẽ có lời chỉ dạy :
Thiền sư Hoàng Bá nhận sách của Bùi Hưu, để trên bàn không xem. Sau thời gian khá lâu, sư hỏi tể tướng Bùi Hưu :
- Ông hiểu ý ta chăng ?

Bùi Hưu thành thật đáp :
- Không.
Thiền sư Hoàng Bá phương tiện khai thị :
- Thiền là giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, ông bày tỏ Phật pháp trên văn tự bút mực, đó là giết chết chân nghĩa Phật pháp, và chôn vùi tông chỉ của ta, nên ta không xem.

Bùi Hưu nghe xong, liền khế nhập lý thiền và càng kính trọng thiền sư Hoàng Bá, rồi làm một bài tụng khen tặng :

            Từ khi Đại sư truyền tâm ấn,
            Trán có viên châu bảy thước thân.
            Treo tích mười năm nơi Thục Thủy,
            Ngày nay ôm bát đến Chương Tân.
            Tám năm long tượng tùy cao bước,
            Muôn dặm hương hoa kết thắng nhân.
            Quyết chí theo thầy làm đệ tử,
            Chẳng hay đem pháp dạy xa gần.

Thiền sư Hoàng Bá xem bài tụng này, hoàn toàn không có ý kiến gì cả, chỉ làm một bài tụng đáp lại :

            Tâm như biển cả không ngằn mé,
            Chỉ nhả sen hồng dưỡng bệnh thân.
            Từ khi có được tay vô sự,
            Chưa từng lễ lạy rảnh nhàn thân.

Lời bình :

Trong sử Thiền tông Trung Quốc, thiền sư Hoàng Bá là người chánh trực nhất. Ngài và thiền sư Lâm Tế là thủy tổ gậy hét. Lúc sáu mươi lăm tuổi, ngài trụ chùa Long Hương – Giang Tây, Bùi Hưu đem những lời thuyết pháp của ngài biên tập thành quyển thượng Truyền Tâm Pháp Yếu. Năm bảy mươi hai tuổi, ngài ở chùa Khai Nguyên – Hà Nam, Bùi Hưu đem những lời khai thị của Ngài biên tập thành quyển hạ Truyền Tâm Pháp Yếu. Nhưng, đối với ký lục của Bùi Hưu, ngài không thèm đọc. Đủ thấy rằng cao phong thiền môn của ngài không phải dễ.
 


Nguồn tin: thuongchieu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 104
  • Hôm nay: 378
  • Tháng hiện tại: 1713962
  • Tổng lượt truy cập: 59366895

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile