Giai thoại Thiền 17: Cao và xa
- Thứ năm - 20/06/2013 10:50
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Học tăng đang đứng hướng vào bức tường định vẽ 1 bức tranh ở trước chùa trong thiền viện Long Hổ Tự, mô phỏng theo 1 bức hoạ rồng và cọp vồ nhau.
Trong bức tranh, rồng ở trong mây lượn vòng xuống dưới, còn cọp ngồi xổm trên ngọn núi, làm thế muốn vồ về phía trước. Tuy nhiên đổi tới đổi lui nhiều lần, nhìn tổng quát vẫn cảm thấy động tác chưa giống như thật. Đúng lúc ấy Thiền sư Vô Đức từ bên ngoài trở về, học tăng liền xin ý kiến của thiền sư.
Thiền sư Vô Đức sau khi xem tranh rồi nói:
- Ngoại hình của rồng và cọp vẽ đã đạt chẳng nên xoá bỏ, chỉ là đặc tánh của rồng và cọp các huynh hiểu biết còn hạn chế. Hiện tại yêu cầu làm rõ vấn đề này là rồng ở tư thế trước khi tấn công, đầu cần phải rút lùi về phía sau. Cọp khi muốn chồm về trước, đầu tất nhiên tự hạ xuống đất. Cổ rồng càng hướng về sau thì sức quật lại càng mạnh. Đầu cọp càng hạ sát mặt đất, thì nó liền có khả năng tấn công càng nhanh và nhảy lên lại càng cao.Các vị học tăng rất vui mừng đón nhận lời chỉ giáo nói:
- Lời dạy lão sư đúng là 1 lời nói phá, chúng con không chỉ vẽ đầu rồng quá hướng về trước mà đầu cọp cũng quá vươn cao; nhìn tổng quát lấy làm lạ chẳng đạt, mới biết trạng thái động tác còn thiếu sót.Thiền sư Vô Đức nhân dịp này thuyết 1 bài pháp:
- Làm người xử sự với nhau là đạo lý tham thiền tu đạo cũng giống như thế, chuẩn bị lùi lại 1 bước về sau, thì khả năng tấn công về trước càng xa, sau khi phản tỉnh khiêm nhường thì năng lực vươn lên lại càng cao.Học tăng chẳng hiểu rõ:
- Lão sư! Người lùi lại 1 bước sao có thể tiến về phía trước được?Thiền sư Vô Đức nói với vẻ mặt nghiêm trang:
- Các huynh hãy nghe ta nói 1 bài thơ thiền:Tay cầm mạ non cấy xuống ruộng,
Cúi đầu nhìn thấy trời trong nước.
Thân tâm thanh tịnh mới là đạo,
Lùi bước chính là đang tiến lên.
(Ý bài thơ nói nước trong thì trăng hiện, tâm thanh tịnh thì Phật tánh hiện)
LỜI BÌNH:Nhân cách của người tu thiền không nghiên cứu đến nơi, có khi chỉ 1 bề tự tôn. Đầu đội trời chân đạp đất, kiêu ngạo chẳng giống ai, giống như rồng ngẫng cao đầu đấu nhau với cọp. Nhưng cũng có lúc tự khiêm nhường, giống như rồng rút đầu về sau, đầu cọp hạ sát đất. Đây chính là nói rõ cần tiến thì tiến, cần lùi thì lùi; cần cao thì cao, cần thấp thì thấp. Nghĩa là tiến lùi có căn cứ, cao thấp tuỳ thời vậy. Rồng là con vật rất linh trong loài thú, cọp là vua trong loài thú. Hiền giả chính là bậc Hiền trong loài người, lấy lùi về sau làm tiến, lấy khiêm nhường làm hạnh cao thượng, cũng chẳng thích đáng sao?
(Ý bài thơ nói nước trong thì trăng hiện, tâm thanh tịnh thì Phật tánh hiện)
LỜI BÌNH:Nhân cách của người tu thiền không nghiên cứu đến nơi, có khi chỉ 1 bề tự tôn. Đầu đội trời chân đạp đất, kiêu ngạo chẳng giống ai, giống như rồng ngẫng cao đầu đấu nhau với cọp. Nhưng cũng có lúc tự khiêm nhường, giống như rồng rút đầu về sau, đầu cọp hạ sát đất. Đây chính là nói rõ cần tiến thì tiến, cần lùi thì lùi; cần cao thì cao, cần thấp thì thấp. Nghĩa là tiến lùi có căn cứ, cao thấp tuỳ thời vậy. Rồng là con vật rất linh trong loài thú, cọp là vua trong loài thú. Hiền giả chính là bậc Hiền trong loài người, lấy lùi về sau làm tiến, lấy khiêm nhường làm hạnh cao thượng, cũng chẳng thích đáng sao?
www.chuabuuminh.vn