Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 6 Quyển 146 - Hội thứ nhất

Đăng lúc: Thứ năm - 22/12/2011 13:23 - Người đăng bài viết: Tịnh Cường
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 6 Quyển 146 - Hội thứ nhất

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 6 Quyển 146 - Hội thứ nhất

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu Sàigòn - 1998

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

--- o0o ---

Tập 6

Quyển Thứ 146

Hội Thứ Nhất

Phẩm So Lường Công Đức

thứ 30 - 44

Bấy giờ, Thiên Đế Thích thưa Phật rằng:  Bạch Thế Tôn!  Vì sao tên là tuyên nói chơn chánh bát nhã, tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa?  Phật nói:  Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nói vô sở đắc bát nhã, tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa.  Như vậy tên là tuyên nói chơn chánh bát nhã, tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa.

Khi ấy, Thiên Đế Thích lại thưa Phật rằng:  Bạch Thế Tôn!  Vì sao các thiện nam tử, thiện nữ nhân thảy nói vô sở đắc bát nhã Ba la mật đa, tên nói là chơn chánh Bát nhã Ba la mật đa?  Phật nói:  Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa, tác lời như vầy:  Thiện nam tử!  Ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên quan sắc hoặc thường hoặc vô thường, chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc thường hoặc vô thường.  Vì cớ sao?  Vì sắc, tự tánh sắc không; thọ tưởng hành thức, tự tánh thọ tưởng hành thức không.  Tự tánh sắc đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thọ tưởng hành thức đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa, sắc chẳng khá được; thường vô thường kia cũng chẳng khá được; thọ tưởng hành thức đều chẳng khá được; thường vô thường kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có sắc thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia.  Nếu người năng tu bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này:  Thiện nam tử!  Ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên quán sắc hoặc vui hoặc khổ.  Vì cớ sao?  Vì sắc, tự tánh sắc không; thọ tưởng hành thức, tự tánh thọ tưởng hành thức không.  Tự tánh sắc đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thọ tưởng hành thức  đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây, sắc chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; thọ tưởng hành thức đều chẳng khá được, vui cùng khồ kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có sắc thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia.  Nếu người năng tu bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này:  Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên quán sắc hoặc ngã hoặc vô ngã, chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao?  Vì sắc, tự tánh sắc không; thọ tưởng hành thức, tự tánh thọ tưởng hành thức không.  Tự tánh sắc đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thọ tưởng hành thức đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây, sắc chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được, thọ tưởng hành thức đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được.  Vì cớ sao?  Vì trong đây hãy không có sắc thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia.  Nếu người năng tu bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này:  Thiện nam tử!  Ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên quán sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh.  Vì cớ sao?  Vì sắc, tự tánh sắc không; thọ tưởng hành thức, tự hánh thọ tưởng hành thức không.  Tự tánh sắc đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thọ tưởng hành thức đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa. Đối Bát nhã Ba la mật đa đây, sắc chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được, thọ tưởng hành thức đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có sắc thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia.  Nếu người năng tu bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa, tác lời như vầy:  Thiện nam tử!  Ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc thường hoặc vô thường.  Vì cớ sao?  Vì nhãn xứ, tự tánh nhãn xứ không; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không.  Tụ tánh nhãn xứ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây, nhãn xứ chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ đều chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có nhãn xứ thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia.  Nếu người năng tu bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này:  Thiện nam tử!  Ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc vui hoặc khổ, chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc vui hoặc khổ.  Vì cớ sao?  Vì nhãn xứ, tự tánh nhãn xứ không; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không.  Tụ tánh nhãn xứ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây, nhãn xứ chẳng khá được, vui khổ kia cũng chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ đều chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có nhãn xứ thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia.  Nếu người năng tu bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này:  Thiện nam tử!  Ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã.  Vì cớ sao?  Vì nhãn xứ, tự tánh nhãn xứ không; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không.  Tụ tánh nhãn xứ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây, nhãn xứ chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ đều chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có nhãn xứ thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia.  Nếu người năng tu bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này:  Thiện nam tử!  Ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh.  Vì cớ sao?  Vì nhãn xứ, tự tánh nhãn xứ không; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không.  Tụ tánh nhãn xứ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây, nhãn xứ chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ đều chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có nhãn xứ thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia.  Nếu người năng tu bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca!  Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca!  Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa, tác lời như vầy:  Thiện nam tử!  Ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường, chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường.  Vì cớ sao?  Vì sắc xứ, tự tánh sắc xứ không; thanh hương vị xúc pháp xứ, tự tánh thanh hương vị xúc pháp xứ không.  Tự tánh sắc xứ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thánh hương vị xúc pháp xứ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây, sắc xứ chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; thanh hương vị xúc pháp xứ đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có sắc xứ thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia.  Nếu người năng tu bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này:  Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc vui hoặc khổ, chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc vui hoặc khổ.  Vì cớ sao?  Vì sắc xứ, tự tánh sắc xứ không; thanh hương vị xúc pháp xứ, tự tánh thanh hương vị xúc pháp xứ không.  Tự tánh sắc xứ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thánh hương vị xúc pháp xứ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây, sắc xứ chẳng khá được, vui khổ kia cũng chẳng khá được; thanh hương vị xúc pháp xứ đều chẳng khá được, vui khổ kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có sắc xứ thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia.  Nếu người năng tu bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này:  Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã.  Vì cớ sao?  Vì sắc xứ, tự tánh sắc xứ không; thanh hương vị xúc pháp xứ, tự tánh thanh hương vị xúc pháp xứ không.  Tự tánh sắc xứ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thánh hương vị xúc pháp xứ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây, sắc xứ chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; thanh hương vị xúc pháp xứ đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có sắc xứ thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia.  Nếu người năng tu bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này:  Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh.  Vì cớ sao?  Vì sắc xứ, tự tánh sắc xứ không; thanh hương vị xúc pháp xứ, tự tánh thanh hương vị xúc pháp xứ không.  Tự tánh sắc xứ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thánh hương vị xúc pháp xứ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây, sắc xứ chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; thanh hương vị xúc pháp xứ đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có sắc xứ thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia.  Nếu người năng tu bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca!  Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca!  nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa, tác lời như vầy:  Thiện nam tử!  ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên quán nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc thường hoặc vô thường.  Vì cớ sao?  Vì nhãn giới, tự tánh nhãn giới không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không.  Tự tánh nhãn giới đây tức chẳng tự tánh, tự tánh sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây nhãn giới chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ kia đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có nhãn giới thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia.  Nếu người năng tu Bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử!  ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên quán nhãn giới hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc vui hoặc khổ.  Vì cớ sao?  Vì nhãn giới, tự tánh nhãn giới không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không.  Tự tánh nhãn giới đây tức chẳng tự tánh, tự tánh sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây nhãn giới chẳng khá được, vui khổ kia cũng chẳng khá được; sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ kia đều chẳng khá được, vui khổ kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có nhãn giới thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia.  Nếu người năng tu Bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử!  ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên quán nhãn giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc ngã hoặc vô ngã.  Vì cớ sao?  Vì nhãn giới, tự tánh nhãn giới không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không.  Tự tánh nhãn giới đây tức chẳng tự tánh, tự tánh sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây nhãn giới chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ kia đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có nhãn giới thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia.  Nếu người năng tu Bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử!  ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên quán nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc tịnh hoặc bất tịnh.  Vì cớ sao?  Vì nhãn giới, tự tánh nhãn giới không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không.  Tự tánh nhãn giới đây tức chẳng tự tánh, tự tánh sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây nhãn giới chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ kia đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có nhãn giới thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia.  Nếu người năng tu Bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca!  Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca!  nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa, tác lời như vầy:  Thiện nam tử!  ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên quán nhĩ giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc thường hoặc vô thường.  Vì cớ sao?  Vì nhĩ giới, tự tánh nhĩ giới không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ không.  Tự tánh nhĩ giới đây tức chẳng tự tánh, tự tánh thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây nhĩ giới chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ kia đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có nhĩ giới thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia.  Nếu người năng tu Bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử!  ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên quán nhĩ giới hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc vui hoặc khổ.  Vì cớ sao?  Vì nhĩ giới, tự tánh nhĩ giới không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ không.  Tự tánh nhĩ giới đây tức chẳng tự tánh, tự tánh thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây nhĩ giới chẳng khá được, vui khổ kia cũng chẳng khá được; thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ kia đều chẳng khá được, vui khổ kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có nhĩ giới thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia.  Nếu người năng tu Bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử!  ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên quán nhĩ giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc ngã hoặc vô ngã.  Vì cớ sao?  Vì nhĩ giới, tự tánh nhĩ giới không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ không.  Tự tánh nhĩ giới đây tức chẳng tự tánh, tự tánh thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây nhĩ giới chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ kia đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có nhĩ giới thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia.  Nếu người năng tu Bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử!  ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên quán nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc tịnh hoặc bất tịnh.  Vì cớ sao?  Vì nhĩ giới, tự tánh nhĩ giới không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ không.  Tự tánh nhĩ giới đây tức chẳng tự tánh, tự tánh thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây nhĩ giới chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ kia đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có nhĩ giới thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia.  Nếu người năng tu Bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca!  Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca!  nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa, tác lời như vầy:  Thiện nam tử!  ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên quán tỷ giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc thường hoặc vô thường.  Vì cớ sao?  Vì tỷ giới, tự tánh tỷ giới không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ không.  Tự tánh tỷ giới đây tức chẳng tự tánh, tự tánh hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây tỷ giới chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ kia đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có tỷ giới thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia.  Nếu người năng tu Bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử!  ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên quán tỷ giới hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc vui hoặc khổ.  Vì cớ sao?  Vì tỷ giới, tự tánh tỷ giới không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ không.  Tự tánh tỷ giới đây tức chẳng tự tánh, tự tánh hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây tỷ giới chẳng khá được, vui khổ kia cũng chẳng khá được; hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ kia đều chẳng khá được, vui khổ kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có tỷ giới thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia.  Nếu người năng tu Bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử!  ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên quán tỷ giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc ngã hoặc vô ngã.  Vì cớ sao?  Vì tỷ giới, tự tánh tỷ giới không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ không.  Tự tánh tỷ giới đây tức chẳng tự tánh, tự tánh hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây tỷ giới chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ kia đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có tỷ giới thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia.  Nếu người năng tu Bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử!  ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên quán tỷ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc tịnh hoặc bất tịnh.  Vì cớ sao?  Vì tỷ giới, tự tánh tỷ giới không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ không.  Tự tánh tỷ giới đây tức chẳng tự tánh, tự tánh hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây tỷ giới chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ kia đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có tỷ giới thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia.  Nếu người năng tu Bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca!  Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca!  nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa, tác lời như vầy:  Thiện nam tử!  ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên quán thiệt giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc thường hoặc vô thường.  Vì cớ sao?  Vì thiệt giới, tự tánh thiệt giới không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ không.  Tự tánh thiệt giới đây tức chẳng tự tánh, tự tánh vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây thiệt giới chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ kia đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có thiệt giới thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia.  Nếu người năng tu Bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử!  ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên quán thiệt giới hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc vui hoặc khổ.  Vì cớ sao?  Vì thiệt giới, tự tánh thiệt giới không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ không.  Tự tánh thiệt giới đây tức chẳng tự tánh, tự tánh vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây thiệt giới chẳng khá được, vui khổ kia cũng chẳng khá được; vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ kia đều chẳng khá được, vui khổ kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có thiệt giới thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia.  Nếu người năng tu Bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử!  ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên quán thiệt giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc ngã hoặc vô ngã.  Vì cớ sao?  Vì thiệt giới, tự tánh thiệt giới không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ không.  Tự tánh thiệt giới đây tức chẳng tự tánh, tự tánh vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây thiệt giới chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ kia đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có thiệt giới thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia.  Nếu người năng tu Bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử!  ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên quán thiệt giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc tịnh hoặc bất tịnh.  Vì cớ sao?  Vì thiệt giới, tự tánh thiệt giới không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ không.  Tự tánh thiệt giới đây tức chẳng tự tánh, tự tánh vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây thiệt giới chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ kia đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có thiệt giới thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia.  Nếu người năng tu Bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa. Kiều Thi Ca!  Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca!  nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa, tác lời như vầy:  Thiện nam tử!  ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên quán thân giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc thường hoặc vô thường.  Vì cớ sao?  Vì thân giới, tự tánh thân giới không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ không.  Tự tánh thân giới đây tức chẳng tự tánh, tự tánh xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây thân giới chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ kia đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có thân giới thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia.  Nếu người năng tu Bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử!  ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên quán thân giới hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc vui hoặc khổ.  Vì cớ sao?  Vì thân giới, tự tánh thân giới không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ không.  Tự tánh thân giới đây tức chẳng tự tánh, tự tánh xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây thân giới chẳng khá được, vui khổ kia cũng chẳng khá được; xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ kia đều chẳng khá được, vui khổ kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có thân giới thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia.  Nếu người năng tu Bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử!  ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên quán thân giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc ngã hoặc vô ngã.  Vì cớ sao?  Vì thân giới, tự tánh thân giới không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ không.  Tự tánh thân giới đây tức chẳng tự tánh, tự tánh xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây thân giới chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ kia đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có thân giới thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia.  Nếu người năng tu Bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử!  ngươi nên tu Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên quán thân giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc tịnh hoặc bất tịnh.  Vì cớ sao?  Vì thân giới, tự tánh thân giới không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ không.  Tự tánh thân giới đây tức chẳng tự tánh, tự tánh xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh.  Nếu chẳng phải tự tánh tức Bát nhã Ba la mật đa.  Đối Bát nhã Ba la mật đa đây thân giới chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ kia đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được.  Sở vì sao?  Vì trong đây hãy không có thân giới thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia.  Nếu người năng tu Bát nhã như thế là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca!  Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Bát nhã Ba la mật đa.

--- o0o ---

Tác giả bài viết: HT Thích Trí Nghiêm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 624
  • Hôm nay: 37387
  • Tháng hiện tại: 37387
  • Tổng lượt truy cập: 81588366

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile