Trang chủ Chuyên đề Thiền Sư Việt Nam

Thiền Sư VIÊN HỌC

Thứ hai - 28/05/2012 08:56

Thiền Sư VIÊN HỌC

(1073 - 1136)-(Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Hoàng, quê làng Như Nguyệt, tu ở chùa Đại An Quốc, huyện Tế Giang. Thuở nhỏ, Sư đọc hết các loại sách ngoài đời, đến năm 20 tuổi mới nghiên tầm nội điển.

Nhơn nghe một câu nói của Thiền sư Chân Không mà tâm Sư được mở sáng. Từ đó, thiền học càng cao, luật nghi cũng hoàn bị. Suốt năm, Sư chỉ khoác một áo nạp, hai mùa lạnh nóng cũng thế thôi. Bình bát, tích trượng chẳng rời thân, Sư tùy phương giáo hóa. Cho đến việc sửa cầu, đắp đường... chẳng việc nào Sư không đứng ra làm trước, rồi mới khuyến bảo người.

Về sau, Sư trùng tu ngôi chùa Quốc Thanh ở làng Phù Cầm và đúc một quả chuông. Sư có làm bài kệ hóa duyên:

                    Sáu thức tối tăm khổ đêm dài,
                    Vô minh che đậy mải mê say.
                    Sớm tối nghe chuông lòng tỉnh giác,
                    Thần lười dứt sạch, được thần thông.


                    (Lục thức thường hôn chung dạ khổ,
                    Vô minh bị phú cửu mê dung.
                    Trú dạ văn chung khai giác ngộ,
                    Lãn thần tịnh sát đắc thần thông.)  [Ở đây chữ “sát”, bản khác chữ “khước”.]


Năm Thiên Chương Bảo Tự thứ tư (1136) nhằm năm Bính Thìn ngày 14 tháng 6, Sư thị tịch, thọ 64 tuổi.
Môn đệ là Ngô Thông Thiền, Lưu Vương Nhân, Lữ Pháp Hoa, Châu Diệu Dụng... thu di thể Sư xây tháp thờ.

Nguồn tin: thuongchieu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa:họ hoàng, thiền sư, mùa lạnh, giáo hóa, trùng tu, tối tăm, che đậy, mải mê, sớm tối, thần thông, trú dạ, giác ngộ, thứ tư, môn đệ

Bình luận mới

Gửi bình luận của bạn

Tên của bạn Email Nội dung Mã an toàn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn