Ðời xưa, có một vị đại quốc vương tên là Tu Lâu Ðà, thống trị rất nhiều chư hầu nhỏ. Oai đức của nhà vua rất to, nhưng Ngài cũng chưa mãn ý. Một hôm Ngài nghĩ: “Ta có một khuyết điểm lớn. Mặc dù ta dùng đức trị dân, đem tài lực để giúp người, song đó chỉ là nuôi sống phần vật chất không được vĩnh......
Một gia đình luôn luôn hòa thuận vui vầy, một thôn xóm quanh năm an cư lạc nghiệp, một quốc gia đồng tâm nhất trí, một thế giới hòa bình thạnh trị, đó là hoài bảo tha thiết của con người từ khi biết đau khổ và ước mơ. Nhưng khổ thay! Hoài bảo ấy đã mấy lần được thực hiện? Chưa nói đến một phạm vi......
Mặc dù thường được mọi người nói đến hai chữ từ bi, nhưng không ít người đã hiểu một cách sai lệch, chỉ theo quán tính của mình. Có người hiểu từ bi là một tình thương nhỏ nhặt tầm thường nông cạn; có người hiểu từ bi là một tình thương nhạt nhẽo, lãnh đạm, tiêu cực, thua xa "tình yêu" hay "bác ái";...
Tập Ngũ Đình Tâm Quán này gồm có năm bài giảng trong tập Phật học Phổ Thông khóa thứ VI do Ban Hoằng Pháp của Giáo Hội Tăng Già Nam Việt biên soạn và đã được sửa chữa lại rất hoàn bị trong kỳ tái bản năm 1962. Nhận thấy những bài giảng này đã được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng công phu, trình bày một......
Giáo lý đạo Phật thì quá sâu rộng, mà người hiểu đạo Phật một cách tường tận, chính xác lại quá ít ỏi. Do đó, sinh ra cái tình trạng đáng buồn là phần lớn những người công kích cũng như những người bênh vực đạo Phật, đều không dựa trên một căn bản vững chắc nào cả. Họ thảo luận, họ bàn cãi về đạo......
Nhân loại đang chuẩn bị bước sang một thiên niên kỷ mới với nhiều hy vọng nhưng cũng không kém phần âu lo. Hy vọng một thế giới hòa bình thịnh vượng, mọi người có được một cuộc sống khỏe mạnh an vui trong vô vàn tình thương....
Thiền Luận của Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki, bao gồm 3 quyển : Thượng (Trúc Thiên dịch), Trung (Tuệ Sỹ dịch ), Hạ (Tuệ Sỹ dịch )....
Tâm Phật và chúng sanh cũng như thế. Nếu xem Phật là tướng thanh tịnh sáng rỡ, xem chúng sanh là tướng nhơ đục tối tăm. Tâm Phật và chúng sanh cũng giống nhau, nhưng vì chúng sanh mê nên nói là tối, Phật giác nên nói là sáng. Nếu người nào xem Phật là tướng thanh tịnh sáng rỡ,...
Thiền sư Hương Hải là một vị Thiền sư ở đời Lê, trong khoảng thời gian trước sau với Thiền sư Chân Nguyên. Qua quyển Hương Hải Thiền Sư Ngữ Lục này chúng ta có thể biết rõ về cuộc đời, về sự tu hành và về phần giáo lý Ngài hướng dẫn cho Tăng Ni tu, để lấy đó làm hướng tu tập theo....
Gần đây các thiếu niên ở khắp nơi, thường tự bảo có chí tham thiền. Song lúc tương kiến đối đầu, tôi nhận thấy họ đều là những kẻ điên đảo. Họ gìn giữ vọng tưởng làm thệ nguyện, dùng sự làm biếng giải đãi làm công phu khổ nhọc, dùng phô trương ngã mạn làm hạnh cao, dùng môi lưỡi giỡn chơi làm cơ......
“Cư Trần Lạc Đạo Phú” tức là bài phú cư trần lạc đạo. Chữ phú là thi phú. Thi là thơ, phú là những bài thơ dài có tánh cách thi ca, không nhất định số chữ, khi thì bốn chữ, khi tám chữ v.v… Bài “Cư Trần Lạc Đạo Phú” tức là bài phú ở cõi trần vui với đạo. Xét theo mạch văn trong đây chúng ta có thể......
Từ thuở con người là con người, thế hệ này sang thế hệ khác, con người để hết tâm trí, năng lực và thì giờ để tránh đau khổ và xây dựng hạnh phúc.....Tuy nhiên, với bao nhiêu cố gắng và thành công ấy con người ngày nay có hạnh phúc thật sự không?......Chúng ta có luôn luôn thành đạt những điều mong......
Chúng tôi nhờ duyên may, được học Phật từ khi còn để chỏm; đến nay tuy đã ba mươi mấy tuổi đầu rồi mà vẫn còn thấy dốt, và không biết còn phải bơi-lội bao nhiêu năm nữa trong cái biển Phật học mênh mông kia.........
Hôm nay chúng tôi nói “vào cửa Không” tức là đi sâu vào phần nội tâm. Trong nhà Phật, chúng ta thường nghe nói: “Kẻ phàm phu thì chấp thân, đạo sĩ thì chấp tâm.” Người đạo sĩ biết tu có thể sống hết sức đạm bạc và kham khổ, không quan trọng đến thân, nhưng họ lại rất quí cái tâm. Nếu chúng ta không......
Thiền tông nhìn đức Phật khác cái nhìn của Phật tử thường. Mọi người Phật tử đều thừa nhận đức Phật là người Ấn Độ, sanh ra từ cung vua Tịnh Phạn, có đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, đi xuất gia tu thành Phật, hiệu Thích-ca Mâu-ni. Song Thiền tông không thấy như thế....
Thiền tông có một lối chỉ dạy quá độc đáo, khiến độc giả đọc sách thiền phải ngơ ngác, không tìm ra manh mối nghĩ suy, như người vớ tay vào tấm vách sắt không có chỗ để bám. Thật tình chủ yếu Thiền tông không muốn người học mắc kẹt vào ngôn ngữ bên ngoài, cũng không rơi vào tâm suy lự bên trong....
Đọc lịch sử Phật, ai cũng nhớ rõ Thái tử dạo bốn cửa thành, thấy cảnh già, bệnh, chết, phát tâm đi tu. Thấy phớt qua như vậy thật hời hợt quá. Chúng ta phải đặt đây là vấn đề chủ yếu, tối trọng đại trong cuộc đời tu hành của Ngài. Chính Thái tử, sau khi chứng kiến cảnh già, bệnh, chết, Ngài đặt......
Ở đây, ngôn ngữ không ngoài phương tiện, chẳng phải là chỗ của Tổ sư nhắm đến. Ngài Hoàng Bá là cháu đời thứ tư của Lục Tổ, đã dùng tâm ấn tâm. Tâm tâm ấn nhau, mãi mãi tiếp nối cho đến ngày nay. Tác phẩm Truyền Tâm Pháp Yếu chính là một chút dấu vết còn lại của gia phong ấy. Tướng quốc Bùi Hưu cẩn......
Như vậy ngồi thiền có gì thiết yếu, có gì quan trọng mà chúng ta phải bỏ nhiều thời giờ vào đó? Nếu không nắm vững vấn đề này, chúng ta sẽ đâm ra ngờ vực, việc làm của mình dường như quá tiêu cực, ích kỷ. Do đó chúng ta phải hiểu rõ tinh thần ngồi thiền và tinh thần Thiền tông mà Thiền sư Thần Hội......
Thiền sư Oánh Sơn là Tổ khai sơn chùa Tổng Trì núi Chư Nhạc, là cháu nối pháp đời thứ tư của Thiền sư Đạo Nguyên khai Tổ tông Tào Động ở Nhật Bản. Sư tục danh là Thiệu Cẩn, họ Đằng Nguyên, hiệu Oánh Sơn, sanh ngày mùng 8 tháng 10 niên hiệu Văn Vĩnh thứ năm. Thuở nhỏ, Sư có tư cách lạ thường, lớn lên......
LỜI NGỎ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni ! Kính thưa quý Phật tử và quý Thiện hữu tri thức ! Trong cuộc sống hiện đại, con người luôn bị thôi thúc, cuốn hút bởi rất nhiều thông tin từ mọi hướng nhưng không ai trong chúng ta lại không nhìn nhận rằng, công nghệ...