Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Thiền Sư NHƯ HIỆN hiệu NGUYỆT QUANG

Đăng lúc: Thứ bảy - 02/06/2012 08:33 - Người đăng bài viết: Thiền Lâm
Thiền Sư NHƯ HIỆN hiệu NGUYỆT QUANG

Thiền Sư NHƯ HIỆN hiệu NGUYỆT QUANG

(? - 1765)-(Đời pháp thứ 37, tông Lâm Tế)

Sư sinh ở làng Đường Hào, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, Sư xuất gia năm 16 tuổi tại chùa Long Động ở Yên Tử. Trước khi Thiền sư Chân Nguyên tịch, Sư được truyền y bát Trúc Lâm, kế thế chăm sóc các chùa Long Động, Quỳnh Lâm và Nguyệt Quang.

Năm 1730, các chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm dưới sự chăm sóc của Sư được chúa Trịnh Giang trùng tu. Chùa cùng dân ba huyện Đông Triều, Thủy Đường và Chí Linh góp sức vào việc xây dựng lại các chùa này. Gần mười ngàn người làm việc trong suốt một năm mới xây dựng xong hai ngôi chùa lớn này của phái Trúc Lâm. Dân chúng ở ba huyện trên được miễn sưu dịch một năm. Bảy năm sau, chúa Trịnh Giang lại cho đúc một pho tượng Phật rất lớn để thờ tại chùa Quỳnh Lâm.

Năm 1748, Sư được vua Lê Hiến Tông ban chức Tăng Cương, và năm 1757 được sắc phong là Tăng Thống Thuần Giác Hòa Thượng. Đời sống của Sư rất là đạm bạc mà hàng đại thần đến hỏi pháp, Sư ăn mặc rất sơ sài mà các bậc cao tăng thường đến tham vấn. Đồ đệ của Sư hơn sáu mươi vị anh tài, Trụ trì các nơi làm rường cột cho Phật pháp. Thiền sư Tính Tĩnh là vị đệ tử được Sư truyền y bát Trúc Lâm và kế thế chăm sóc các chùa Quỳnh Lâm, Long Động và Nguyệt Quang.

Đến ngày mùng 6 tháng 9 năm Ất Dậu (1765), Sư nhóm chúng từ biệt thị tịch. Môn đồ xây tháp nơi chùa Nguyệt Quang phụng thờ. Hiện nay chùa Nguyệt Quang ở phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.


Nguồn tin: thuongchieu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 393
  • Khách viếng thăm: 349
  • Máy chủ tìm kiếm: 44
  • Hôm nay: 32024
  • Tháng hiện tại: 550629
  • Tổng lượt truy cập: 60556367

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile