Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

THIỀN SƯ ĐỊNH HƯƠNG - 定香禪師

Đăng lúc: Thứ tư - 04/01/2012 17:53 - Người đăng bài viết: Tịnh Cường
Định Hương thiền sư - 定香禪師 (?-1051 – có sách nói năm 1950) họ Lữ (Có sách ghi họ Lã), tên thực và năm sinh đều chưa rõ, người hương Chu Minh (Bắc Giang), gia thế dòng tịnh hạnh
THIỀN SƯ ĐỊNH HƯƠNG - 定香禪師

THIỀN SƯ ĐỊNH HƯƠNG - 定香禪師

THIỀN SƯ ĐỊNH HƯƠNG - 定香禪師
Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông
(? - 1051)

Định Hương thiền sư - 定香禪師 (?-1051 – có sách nói năm 1950) họ Lữ (Có sách ghi họ Lã), tên thực và năm sinh đều chưa rõ, người hương Chu Minh (Bắc Giang), gia thế dòng tịnh hạnh, là một vị trưởng lão danh tiếng đương thời, thuộc thế hệ thứ sáu dòng thiền Vô Ngôn Thông, thâm hiểu Thiền chỉ. Bởi vậy rất được người đời xem trọng.

Cơ duyên và hành trạng:

Sư xuất gia từ thuở nhỏ và thọ giáo với Thiền sư Đa Bảo tại chùa Kiến Sơ (Bắc Ninh), thời gian sư tham Thiền học Phật tại chùa Kiến Sơ trải qua hơn 24 năm. Môn đồ của Thiền sư Đa Bảo có hơn trăm người nhưng chỉ có Sư cùng với Quốc sư Bảo Hòa được chọn làm thủ lãnh, nhưng sư thấu rõ nhất tông chỉ của Đa Bảo. Có thể nói trong nhóm môn đồ của Đa Bảo, sư là người xuất sắc nhất.


- Một hôm Sư hỏi Đa Bảo: Làm sao thấy được chân tâm?
- Đa Bảo đáp: Chính ngươi phải tự phát hiện lấy.
- Sư hoát nhiên tỉnh ngộ, thưa: Tất cả đều như vậy, đâu phải riêng con.
- Đa Bảo hỏi: Người hội chưa?
- Sư đáp: Đệ tử hội rồi lại đồng chưa hội.
- Đa Bảo dạy: Cần phải gìn giữ cái ấy.
- Sư bịt tai, đứng xoay lưng lại.
- Đa Bảo liền nạt: Đi!
- Sư sụp xuống lạy.
- Đa Bảo dạy: Về sau ngươi phải giống một kẻ điếc để tiếp người.

Bấy giờ Đô tướng Thành Hoàng Sứ tên Nguyễn Tuân rất quý mến sư, thỉnh sư về trụ trì chùa Cảm Ứng, ở Tiêu Sơn, phủ Thiên Đức. Học chúng các nơi vân tập đông đảo, Sư có công lớn trong việc giáo hóa người.

Đến ngày mồng 3 tháng 3 năm Canh Dần nhằm niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ ba (có sách nói thứ 2) đời Lý Thái Tông (tức ngày 28 tháng 3 năm 1051).  Sư gọi đồ chúng lại từ biệt và để kệ:

真與幻

本來無處所,
處所是真宗。
真宗如是幻,
幻有即空空。
 
Phiên âm:
Chân dữ huyễn
Bản lai vô xứ sở,
Xứ sở thị chân tông.
Chân tông như thị huyễn,
Huyễn hữu tức không không.
 
Dịch nghĩa:
Chân và hư huyễn
[Đạo] xưa nay vốn không có xứ sở,
Xứ sở của nó chính là cái thật sự tinh tuý, chân thật.
[Nếu nói rằng] cái thật sự tinh tuý, chân thật cũng là huyễn,
[Thì coi] cái "hữu" là huyễn và càng tỏ rõ cái "không" cũng là không.

Dịch thơ:
Chân và Huyễn
(Hoà thượng: Thích Thanh Từ)
 Xưa nay không xứ sở
 Xứ sở là chân tông,
 Chân tông như thế huyễn
 Huyễn có là không không.
 
Chân và Huyễn
(
PA)
Xưa nay đâu nguồn cội
Nguồn cội ấy thật tông
Thật tông cũng tức huyễn
Có huyễn cũng không không.
Tuyên kệ xong, sư im lặng mà quy hóa.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

CÁC NGÀY VÍA PHẬT

Tháng GiêngNgày mồng một, vía Đức Phật Di Lặc Tháng HaiNgày mồng tám, vía Đức Phật Thích Ca xuất giaNgày rằm,vía Đức Phật Thích Ca nhập diệtNgày 19,vía Đức Quán Thế Âm Bồ tátNgày 21,vía Đức Phổ Hiền Bồ tát Tháng BaNgày 19,vía Đức Chuẩn Đề Bồ tát Tháng TưNgày mồng bốn,vía Đức Văn Thù Bồ tátNgày...

Thống kê

  • Đang truy cập: 112
  • Hôm nay: 7371
  • Tháng hiện tại: 521123
  • Tổng lượt truy cập: 59961140

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile