Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni !
Kính thưa quý Phật tử và quý Thiện hữu tri thức !
Trong cuộc sống hiện đại, con người luôn bị thôi thúc, cuốn hút bởi rất nhiều thông tin từ mọi hướng nhưng không ai trong chúng ta lại không nhìn nhận rằng, công nghệ thông tin là nguồn thông tin nhanh chóng và thuận tiện nhất để liên kết mọi người đến với nhau.
Chính vì lý do đó, trang Thiền Lâm được ra đời, với phương châm kết nối người học Phật đến với nhau qua những bài viết, những câu hỏi và trả lời chia sẽ hiểu biết của riêng mình về Phật học, cũng như giúp đỡ những Phật tử tín tâm có một nơi học hỏi từ những chư Tôn đức Tăng Ni, hoặc các vị Thiền giả, ẩn sĩ đã dày công tu học bấy lâu.
Kính mong, mọi lời chỉ dạy từ quý vị để chúng tôi có thể thực hiện tốt hơn.
Kính chúc quý vị thân tâm an lạc !
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Phật dạy về Pháp Tứ Y như sau: Muốn học hỏi giáo lý có kết quả tốt đẹp chúng ta nên y theo bốn điều này:
1- Y pháp bất y nhân: Nên nương theo sách vở hay lời chỉ dạy, không nên chấp nơi tác giả hay người nói.
2- Y nghĩa bất y ngữ: Nên nương theo nghĩa lý, không nên chấp vào lời nói hay văn tự.
3- Y tánh bất y tướng: Nên nương theo thật tánh của sự vật, không nên chấp vào giả tướng bề ngoài.
4- Y kinh liễu nghĩa, bất y kinh bất liễu nghĩa: Nên nương theo lời nói hay kinh sách chỉ thẳng Chân lý rốt ráo, không nên chấp vào các lời nói hay kinh sách dùng phương tiện để chỉ dạy theo trình độ người nghe.
10 ĐIỀU CHỚ VỘI TIN:
01. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
02. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
03. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
04. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong sách vở hay kinh điển.
05. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó lý luận siêu hình.
06. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
07. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
08. Chớ vội tin điều gì, khi điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
09. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
10. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.
Lời Phật dạy :
” Đừng tin tưởng vào một điều gì vì phong văn. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền.
Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều nói đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân.
Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng.
Đừng tin tưởng điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta.
Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy các người.
Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn”.
Tăng Chi Bộ Kinh (The Anguttara Nikaya/The "Further-factored" Discourses)
BẢY PHÉP CẦN CỦA THIỆN TRI THỨC:
1. Biết rõ cái nhân thiện ác khổ vui.
2. Biết rõ cái qủa khổ vui thiện ác.
3. Biết được địa vị mình để hành cho phù hợp.
4. Biết chuyên nghề lành nuôi sống và có tiết độ ăn uống.
5. Người có thứ tự, có thì giờ nhất định.
6. Người có trí huệ phương tiện lợi ích mỗi lúc.
7. Người biết xem xét kẻ thiện mà gần và tránh xa kẻ ác.
BỐN PHÉP TU CỦA THIỆN TRI THỨC:
1. Phải có đại tinh tấn.
2. Phải có đại trí huệ.
3. Phải có đại nguyện lực, ghi nhớ trong lònh không lầm lạc.
4. Phải có lòng từ bi đến tất cả chúng sanh.
TÁM ĐIỀU SỞ CẦU CỦA THIỆN TRI THỨC:
1. Phải được làm người.
2. Phải làm bậc nam nhân tròn đủ.
3. Phải có duyên lành được A La Hán.
4. Phải gặp mặt đức Thế Tôn.
5. Phải làm bậc xuất gia.
6. Phải đắc pháp cao thượng nhứt là thiều định.
7. Phải bố thí cao thượng nhứt là thí mạng.
8. Phải nhứt tâm cầu nguyện thành bậc chánh giác.
MƯỜI HAI ĐIỀU KHÔNG LÃNG QUÊN CỦA TRÍ GIẢ:
1. Gà gáy sáng nghĩ xét tội lỗi và tìm việc phước đức.
2. Nhớ việc hầu hạ tôn thân.
3. Gặp việc gì phải suy nghĩ dự bị trước.
4. Phải lo nghĩ lánh xa sự nguy hại.
5. Phải nghĩ trước mới nói sau, để khỏi lầm lạc.
6. Phải nghĩ đến kẻ lầm lạc mà khuyên dỗ dạy bảo.
7. Phải nghĩ đến kẻ nghèo khổ, để thương xót cấp hộ.
8. Phải lo làm việc bố thí, nếu mình có của.
9. Phải nghĩ đến sự ăn uống cho có chừng độ.
10. Phải nhớ sự công bình, khi chưa xử.
11. Phải nhớ đến ân từ, ban bố cho dân gian.
12. Phải thường nghĩ đến sự huấn luyện mình.
TÁM NGUYÊN TẮC CỦA NGƯỜI DỊCH KINH ĐIỂN
1. Dịch giả phải thoát mình ra khỏi động cơ tự truy cầu danh lợi.
2. Dịch giả phải tu tâm dưỡng tánh, dứt bỏ đi thói cao ngạo.
3. Dịch giả phải tự chê, không được tự khen rồi chê bai kẻ khác.
4. Dịch giả không được tự cho mình là tiêu chuẩn, là thước đo, rồi hạ thấp kẻ khác bằng cách tìm lỗi lầm nơi tác phẩm của họ.
5. Dịch giả phải lấy tâm Phật làm tâm mình.
6. Dịch giả phải dùng Trạch Pháp Nhãn để phán xét đâu là chân lý.
7. Dịch giả phải cung kính cầu thỉnh Cao Tăng, Ðại Ðức ở mười phương chứng minh cho bản dịch của mình.
8. Dịch giả phải hoan hỷ truyền bá giáo nghĩa nhà Phật bằng cách in Kinh, Luật, Luận một khi phần phiên dịch của mình được chứng minh là đúng đắn
MƯỜI HAI ĐIỀU KHÔNG LÃNG QUÊN CỦA TRÍ GIẢ:
1. Gà gáy sáng nghĩ xét tội lỗi và tìm việc phước đức.
2. Nhớ việc hầu hạ tôn thân.
3. Gặp việc gì phải suy nghĩ dự bị trước.
4. Phải lo nghĩ lánh xa sự nguy hại.
5. Phải nghĩ trước mới nói sau, để khỏi lầm lạc.
6. Phải nghĩ đến kẻ lầm lạc mà khuyên dỗ dạy bảo.
7. Phải nghĩ đến kẻ nghèo khổ, để thương xót cấp hộ.
8. Phải lo làm việc bố thí, nếu mình có của.
9. Phải nghĩ đến sự ăn uống cho có chừng độ.
10. Phải nhớ sự công bình, khi chưa xử.
11. Phải nhớ đến ân từ, ban bố cho dân gian.
12. Phải thường nghĩ đến sự huấn luyện mình.
HIỀN NHÂN - TÁM Ý HIỀN:
1. Thương xót chúng sinh như mẹ thương con.
2. Muốn độ thoát cho thế gian khốn khổ.
3. Dứt trừ được tâm niệm ngu si.
4. Gặp vui không mừng, gặp khổ không lo ngại.
5. Hiểu được ý đạo, tâm thường vui vẻ.
6. Giử gìn không phạm một tội lỗi nào.
7. Dứt trừ đực tham dâm.
8. Dứt trừ được sự giận dữ.
15 ĐIỀU LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI
1. Đáng khâm phục nhất của đời người là ý chí vươn lên
2. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe
3. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung
4. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí
5. Thất bại lớn nhất của đời người là tự cao tự đại
6. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
7. Tội lổi lớn nhất của đời người là lừa mình dối người
8. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen ghet,đố kị
9. Khiến khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
10. Đau thương lớn nhất của đời người là tự ti,mặt cảm
11. Món nợ lớn nhất của đời người là nợ tình cảm
12. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
13. Sai lầm lớn nhất của đời người là tự đánh mất mình
14. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
15. Tội ác lớn nhất của đời người là tội bất hiếu
Mười Điều Tâm Niệm
1. Nghĩ đến thân thể đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì tham dục dễ sanh.
2. Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu xa nổi dậy.
3. Tự xét tâm tính đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
4. Xây dựng đạo hạnh đừng mong không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
5. Việc làm đừng mong dễ thành, vì dễ thành thì lòng khinh thường kiêu ngạo.
6. Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghiã.
7. Với người đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.
8. Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là có ý mưu đồ
9. Thấy lợi đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động.
10. Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả.
Vì vậy, Phật Đà thiết lập Chánh Pháp, lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai gốc làm giải thoát, lấy ma quân làm đạo bạn, lấy khó khăn làm sự tác thành, lấy bạn tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy kẻ chống nghịch làm người giao du, lấy sự thi ân như đôi dép bỏ, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ. Thế nên, ở trong chướng ngại mà vượt qua tất cả.