Trang chủ Chuyên đề Giai thoại nhà Thiền

Nhất Hưu Phơi Tạng Kinh

Thứ ba - 17/07/2012 20:58

Nhất Hưu Phơi Tạng Kinh

Nhất Hưu Phơi Tạng Kinh
Nhất Hưu Phơi Tạng Kinh
 

Thiền sư Nhất Hưu, lúc ở dưới núi Tỷ Duệ, một hôm thấy dân chúng lên núi, té ra chùa trên núi này đang phơi tạng kinh. Truyền thuyết cho rằng lúc phơi tạng kinh, ai đón được gió này sẽ tiêu trừ được tai ách, tăng trưởng trí tuệ, do đó người ta đua nhau lên núi. Thiền sư Nhất Hưu biết được cũng nói :
- Ta muốn phơi tạng kinh.

Nói xong, Nhất Hưu bèn cởi trần phơi bụng nằm trên đám cỏ phơi nắng. Đám dân chúng lên núi trông thấy rất khó chịu, thật khó coi làm sao. Pháp sư trong tự viện trên núi bèn đến khuyên Nhất Hưu không nên mất oai nghi như thế.
Nhất Hưu thật thà giải thích :
- Tạng kinh các ông phơi là tạng kinh chết, không biết hoạt động, sẽ sanh trùng. Tạng kinh ta phơi là tạng kinh sống. Tạng kinh này biết thuyết pháp, biết làm việc, biết ăn cơm. Người có trí tuệ phải biết tạng kinh như thế mới đáng quý.

Lời bình :

“Nhất Hưu phơi tạng kinh”, Nhất Hưu có tác phong dường như ngạo đời, nhưng thật ra rất có lý, tu hành rất kỵ bỏ gốc theo ngọn. Kinh chỉ là giấy in, chơn tâm mới là pháp, vì sao không nhìn lại tâm mình mà chỉ biết chiếu cố kinh sách ? Cầu phước tăng huệ là muốn biết con đường tắt ? Tham thiền nhập Phật là muốn biết đạo. Cơ yếu, tất cả phải từ dụng tâm hạ thủ.
 

Nguồn tin: thuongchieu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa:Nhất Hưu Phơi Tạng Kinh, giai thoại nhà thiền

Bình luận mới

Gửi bình luận của bạn

Tên của bạn Email Nội dung Mã an toàn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn